Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT Vĩnh Tường

TRƯỜNG THPT VĨNH TƯỜNG

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian: 50p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Thực hiện thí nghiệm về dao động cưỡng bức như hình bên. Năm con lắc đơn: (1), (2), (3), (4) và M (con lắc điều khiển) được treo trên một sợi dây. Ban đầu hệ đang đứng yên ở vị trí cân bằng. Kích thích M dao động nhỏ trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng hình vẽ thì các con lắc còn lại dao động theo. Không kể M, con lắc dao động mạnh nhất là

A.conlắc(2).                     B.con lắc(1).

C.conlắc(3).                     D.con lắc(4).

Câu 2. Công tơ điện được sử dụng để đo điện năng tiêu thụ trong các hộ gia đình hoặc nơi kinh doanh sản xuất có tiêu thụ điện. 1 số điện (1kWh) là lượng điện năng bằng

A. 1000 J.                       B. 3600 J.                     C. 3600000 J.              D. 1 J.

Câu 3. Một con lắc đơn dao động nhỏ với chu kì dao động là 2,0 s. Thời gian ngắn nhất khi vật nhỏ đi từ vị trí có dây treo theo phương thẳng đứng đến vị trí mà dây treo lệch một góc lớn nhất so với phương thẳng đứng là

A. 1,0 s.                          B. 0,5 s.                        C. 2,0 s.                        D. 0,25 s.

Câu 4. Một cây cọc dài được cắm thẳng đứng xuống một bể nước chiết suất n= 4/3. Phần cọc nhô ra ngoài mặt nước là 30cm, bóng của nó trên mặt nước dài 40 cm và dưới đáy bể nước dài 190 cm. Chiều sâu của lớp nước là

A.200cm.                         B.175cm.                      C.180cm.                      D.250cm.

Câu 5. Khi thực hiện thí nghiệm đo bước sóng của ánh sáng bằng phương pháp giao thoa Y – âng. Khi thực hành đo khoảng vận bằng thước cặp, ta thường dùng thước cặp đo khoảng cách giữa

A. vài vân sáng.              

B. hai vân sáng liên tiếp.      

C. hai vân tối liên tiếp.  

D.vân sáng và vân tối gần nhau nhất.

Câu 6. Biết giới hạn quang điện của nhôm là 0,36 µm. Lấy h = 6,625.10-34Js; c= 3.108 m/s và 1e = 1,6.10-19C. Công thoát êlectron khỏi bề mặt của nhôm là

A. 3,45 eV.                       B.3,45.10-19 J.              

C. 5,52.10-19 J.                D. 5,52 J.

Câu 7. Cho mạch điện có hai điện trở nối tiếp với E = 18 V; r = 2 Ω; R1 = 15 Ω; R2 =10 Ω và V là vôn kế có điện trở rất lớn. Bỏ qua điện trở dây nối. Số chỉ của vôn kế là

A. 4,5 V.                           B. 13,5 V.

C. 1,33 V.                         D. 16,7 V.

Câu 8. Dao động của vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương và lệch pha nhau \(\frac{\pi }{2}\) và có biên độ tương ứng là 9 cm và 12 cm. Biên độ dao động tổng hợp của vật là

A. 21 cm.                        B. 15 cm.                      C. 3 cm.                 D. 10,5 cm.

Câu 9. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ 3 cm. Xét chuyển động theo một chiều từ vị trí cân bằng O đến biên. Khi đó, tốc độ trung bình khi bật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí có li độ x0 bằng tốc độ trung bình khi vật đi từ vị trí có li độ x0 đến biên và cùng bằng 60 cm/s. Lấy \(g={{\pi }^{2}}\text{ }\left( \text{m/}{{\text{s}}^{\text{2}}} \right)\). Trong một chu kì, khoảng thời gian lò xo bị dãn xấp xỉ là

A. 0,12 s.                        B. 0,05 s.                      C. 0,15 s.                D. 0,08 s.

Câu 10. Lấy NA = 6,02.1023 mol-1. Số notron có trong 1,5 mol \({}_{92}^{235}U\) là

A.1,29.\({{10}^{26}}\).      

B.8,31.\({{10}^{25}}\).      

C.2,12.\({{10}^{26}}\).   

D.2,95. \({{10}^{26}}\).

...

---(Để xem đầy đủ nội dung của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10-9 (C), tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10 (cm) có độ lớn là:

A. E = 0,450 (V/m).                                              

B. E = 0,225 (V/m).

C. E = 4500 (V/m).                                               

D. E = 2250 (V/m).

Câu 2: Con lắc đơn dao động với chu kỳ 1s tại nơi có gia tốc trọng trường \(g=9,8m/{{s}^{2}}\(, chiều dài con lắc là:

A l = 0,248cm

B.l = 2,48cm

C. l = 369,9cm

D. l = 0,78 m.

Câu 3: Một dây cao su một đầu cố định, một đầu gắn âm thoa dao động với tần số f. Dây dài 2m và vận tốc sóng truyền trên dây là 20m/s. Muốn dây rung thành một bó sóng thì f có giá trị là 

A. 5Hz                    B.20Hz                    C.100Hz                          D.25Hz

Câu 4: Khi dòng điện xoay chiều có cường độ hiệu dụng bằng 2A chạy qua một điện trở R thì công suất tỏa nhiệt trên nó là 60W. Giá trị của R là:

A. 120Ω                  B. 7,5Ω                   C. 15Ω                              D. 30Ω

Câu 5: Đặt điện áp u = U0cos100πt  ( t tính bằng s) vào hai đầu một tụ điện có điện dung C = 10-4/π(F). Dung kháng của tụ điện là

A. 150Ω                            

B.200 Ω                            

C.50 Ω                              

D. 100 Ω

Câu 6: Sóng FM của đài tiếng nói Việt Nam có tần số f = 100 MHz. Bước sóng mà đài thu được có giá trị là

A. λ = 10 m                  B. λ = 3 m           C. λ = 5 m                  D. λ = 2 m

Câu 7: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y-âng:khoảng cách hai khe\({{S}_{1}}{{S}_{2}}\) = 0,248cmlà 2mm, khoảng cách từ\({{S}_{1}}{{S}_{2}}\) = 0,248cmđến màn là 1m, bước sóng ánh sáng bằng \(0,5\mu m\) = 0,248cm. Vị trí vân tối thứ 4 ( tính từ vân sáng trung tâm ) có tọa độ là

A. 1mm                            

B. 1,125mm                      

C.0,875mm                       

D.3,5mm

câu 8: Trong chân không, bức xạ có bước sóng nào sau đây là bức xạ thuộc miền tử ngoại?

A. 450nm                B. 620nm                C. 310nm                D. 1050nm

Câu 9: . Ánh sáng phát quang của một chất có bước sóng 0,5mm .Hỏi nếu chiếu vào chất đó ánh sáng có bước sóng nào dưới đây thì nó sẽ không phát quang ?

A. 0,3mm                B. 0,4mm                  C. 0,5mm              D. 0,6mm 

Câu 10: Một hạt nhân có độ hụt khối là 0,21u. Lấy 1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân này là:

A. 4436 J                B. 4436 MeV           C. 196 MeV             D. 196 J

 

...

---(Để xem đầy đủ nội dung của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Tại nơi có gia tốc trọng trường \(g\), một con lắc đơn có chiều dài \(l\) dao động điều hòa. Chu kì biến đổi của động năng bằng

A. \(T=\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\) = 0,248cm.

B. \(T=2\pi \sqrt{\frac{g}{l}}\) = 0,248cm.         

C. \(T=\sqrt{\frac{g}{l}}\) = 0,248cm.   

D. \(T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\) = 0,248cm.

Câu 2: Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở \(R=40\) mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có cảm kháng \({{Z}_{L}}=30\)Ω. Hệ số công suất của đoạn mạch là 

          A. 1.   B. 0,5. C. 0,8. D. 0,6.

Câu 3 Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai?

          A. Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh.

          B. Tia tử ngoại dễ dàng đi xuyên qua tấm chì dày vài xentimét.

          C. Tia tử ngoại làm ion hóa không khí.

          D. Tia tử ngoại có tác dụng sinh học: diệt vi khuẩn, hủy diệt tế bào da.

Câu 4: Một con lắc đơn dao động theo phương trình \(s=4\cos \left( 2\pi t \right)\,\)cm (\(t\) tính bằng giây). Quãng đường mà con lắc này đi được trong khoản thời gian \(\Delta t=\frac{2}{3}\)s là

          A. 10 cm.      B. 8 cm.        C. 20 cm.      D. 14 cm.

Câu 5: Một sợi dây đang có sóng dừng ổn định. Sóng truyền trên dây có chu kì \(T=0,1\pi \)s, biên độ của bụng là 4 cm. Với hai bụng liên tiếp trên dây, vận tốc tương đối giữa chúng có độ lớn cực đại bằng 

          A. 60 cm/s.   B. 30 cm/s.   C. 40 cm/s.   D. 160 cm/s.

Câu 6: Điện năng được truyền từ trạm phát đến nơi tiêu thụ bằng đường dây tải điện một pha. Nếu tăng điện áp truyền đi từ \(U\) lên \(U+100\)kV thì hao phí trên đường dây giảm 4 lần. Coi công suất điện truyền đi là không đổi và hệ số công suất luôn bằng 1. Nếu tăng điện áp truyền đi từ \(U\) lên \(U+200\) kV thì điện năng hao phí trên đường dây giảm

A. giảm 9 lần.         

B. giảm 16 lần.       

C. giảm 12 lần.         

D. giảm 8 lần.

Câu 7: Sóng điện từ của kênh VOV5 hệ phát thanh đối ngoại có tần số 105,5 MHz, lan truyền trong không khí với tốc độ \({{3.10}^{8}}\)m/s. Chu kì của sóng này là 

A. \({{25.10}^{-9}}\) s.        

B. \(9,{{5.10}^{-9}}\) s.       

C. \(2,{{8.10}^{-9}}\) s. 

D. \(9,{{1.10}^{-9}}\) s.

Câu 8: Khi nói về sóng ánh sáng, phát biểu nào sau đây là đúng?

          A. Ánh sáng trắng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

          B. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

          C. Tia \(X\) có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng nhìn thấy.

          D. Tia tử ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng nhìn thấy.

Câu 9: Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng 0,452 µm và 0,243 µm vào catôt của một tế bào quang điện. Kim loại làm catôt có giới hạn quang điện là 0,5 µm. Lấy \(h=6,{{625.10}^{-34}}\)J.s, \(c={{3.10}^{8}}\)m/s và \({{m}_{e}}=9,{{1.10}^{-31}}\) kg. Vận tốc ban đầu cực đại của các êlectron quang điện bằng

A. \(2,{{29.10}^{4}}\)m/s.    

B. \(9,{{24.10}^{3}}\) m/s.  

C. \(9,{{61.10}^{5}}\)m/s.        

D. \(1,{{34.10}^{6}}\)m/s.

Câu 10: Bắn một proton vào hạt nhân \({}_{3}^{7}Li\) đứng yên. Phản ứng tạo ra hai hạt nhân \(X\) giống nhau bay ra với cùng tốc độ và theo các phương hợp với phương tới của proton các góc bằng nhau là \({{60}^{0}}\). Lấy khối lượng của mỗi hạt nhân tính theo đơn vị \(u\) bằng số khối của nó. Tỉ số giữa tốc độ của proton và tốc độ của hạt nhân \(X\) là

          A. 4.           B. 0,25.         C. 2.             D. 0,5.

...

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

b

A

D

A

B

B

C

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

D

A

B

c

C

C

D

B

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

A

B

D

A

A

C

B

B

A

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

D

A

D

B

A

D

A

A

D

C

 

---(Để xem đầy đủ nội dung của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng thì 

A. vật dao động với tần số lớn hơn tần số dao động riêng. 

B. vật dao động với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng. 

C. biên độ dao động của vật đạt giá trị lớn nhất. 

D. ngoại lực thôi không tác dụng lên vật. 

Câu 2: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 100 N/m, dao động điều hoà với biên độ A = 10 cm. Cơ năng của  con lắc là 

    A. 0,5 J.                        B. 1 J.                      C. 5000 J.                   D. 1000 J. 

Câu 3: Cường độ dòng điện xoay chiều chạy qua mạch có phương trình \(i=2\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{3} \right)A\) với \(t\)  được  tính bằng giây. Dòng điện có giá trị \(i\) = −2 A lần đầu tiên vào thời điểm 

A. \(\frac{1}{150}s\).   

B. \(\frac{1}{120}s.\)     

C. \(\frac{1}{300}s.\)     

D. \(\frac{1}{75}s.\)

Câu 4: Trong không khí, khi hai điện tích điểm đặt cách nhau lần lượt là d (cm) và (d + 10 )(cm) thì lực  tương tác điện giữa chúng có độ lớn tương ứng là 20.10−7 N và 5.10−7 N. Giá trị của d là

    A. 5 cm.                        B. 20 cm.                  C. 2,5 cm.                D. 10 cm. 

Câu 5: Một sóng cơ lan truyền trên mặt chất lỏng với tần số 10 Hz. Trên cùng một phương truyền sóng có hai  điểm M, N cách nhau 60 cm dao động cùng pha với nhau. Giữa M và N có 3 điểm khác dao động ngược pha  với M. Tốc độ truyền sóng bằng 

    A. 6 m/s.                       B. 4 m/s.                   C. 8 m/s.                  D. 2 m/s. 

Câu 6: Khi mắc lần lượt điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C vào  hiệu điện thế xoay chiều ổn định thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua chúng lần lượt là 2 A, 1 A, 3 A. Khi  mắc mạch gồm R, L, C nối tiếp vào hiệu điện thế trên thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch bằng

    A. 1,25 A.                     B. 1,2 A.                   C. \(3\sqrt{2}A\).         D. 6 A.

Câu 7: Máy biến áp lý tưởng làm việc bình thường có tỉ số của số vòng dây cuộn thứ cấp và sơ cấp là \(\frac{{{\text{N}}_{2}}}{~{{\text{N}}_{1}}}=3\). Gọi điện áp giữa hai đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp là U1, U2, cường độ dòng điện trong cuộn sơ cấp và thứ cấp là  I1, I2, khi (U1, I1) = (360 V, 6 A) thì (U2, I2) bằng bao nhiêu? 

A. 1080 V, 18 A.           B. 120 V, 2 A.           C. 1080 V, 2 A.               D. 120 V, 18 A.

Câu 8: Đặt điện áp xoay chiều  \(\text{u}=100\sqrt{2}\cos \omega \text{t}(\text{V})\) vào hai đầu một cuộn cảm thuần. Tại thời điểm dòng  điện chạy qua cuộn cảm bằng một nửa giá trị hiệu dụng của nó thì điện áp giữa hai đầu cuộn cảm có độ lớn là

A. 50 V.                       

B. \(50\sqrt{2}\text{ }V\) .    

C. \(50\sqrt{3}\text{ }V\) .     

D. \(50\sqrt{7}V\). 

Câu 9: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình lần lượt  là \({{x}_{1}}=4\cos \left( \pi t+\frac{\pi }{6} \right)\text{cm};{{x}_{2}}=4\cos \left( \pi \text{t}+\frac{\pi }{2} \right)\text{cm}\). Xác định tốc độ cực đại của vật trong qua trình dao động.

A.\(4\pi \sqrt{3}~\text{cm}/\text{s}\).           

B. \(8\pi \text{cm}/\text{s}\).           

C. 4π cm/s.              

D. 8π√3 cm/s. 
Câu 10: Chọn phát biểu sai khi nói về sóng âm. 

A. Sóng âm truyền trong chất khí luôn là sóng dọc. 

B. Sóng siêu âm và sóng hạ âm có cùng bản chất với sóng âm mà tai người nghe được.

C. Sóng âm là sóng cơ có tần số từ 16 đến 20 kHz. 

D. Sóng âm không truyền được trong chân không. 

...

ĐÁP ÁN

1-C

2-A

3-A

4-D

5-D

6-B

7-C

8-D

9-A

10-B

11-A

12-D

13-B

14-B

15-B

16-D

17-A

18-A

19-C

20-D

21-A

22-B

23-D

24-A

25-C

26-C

27-A

28-C

29-D

30-B

31-A

32-A

33-D

34-A

35-D

36-C

37-B

38-C

39-A

40-B

 

---(Để xem đầy đủ nội dung của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(4\,\mu H\) và một tụ điện có điện dung biến đổi \(10\,\text{pF}\) đến \(640\,\text{pF}\). Lấy \(\pi^{2}=10\). Chu kì dao động riêng của mạch này có giá trị

A. Từ \(2.10^{-8}\) s đến \(3.10^{-7} \mathrm{~s}\).   

B. Từ \(4.10^{-8} \mathrm{~s}\) đến \(3,2.10^{-7} \mathrm{~s}\).     

C. C. Từ \(2.10^{-8}\) s đến \(3,6.10^{-7} \mathrm{~s}\).      

D. Từ \(4.10^{-8}\) s đến \(2,4.10^{-7} \mathrm{~s}\).

Câu 2. Một mạch dao động gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm xác định và một tụ điện là tụ xoay, có điện dung thay đổi được theo quy luật hàm số bậc nhất của góc xoay \(\alpha\) của bản linh động. Khi \(\alpha =0{}^\circ \), tần số dao động riêng của mạch là 3 MHz. Khi \(\alpha =120{}^\circ \), tần số dao động riêng của mạch là \(1\,\,\text{MHz}\). Đề mạch này có tần số dao động riêng bằng \(1,5\,\text{MHz}\) thì \(\alpha\) bằng

   A. \(90{}^\circ \).           B. \(\text{ B}\text{. }30{}^\circ \).   C. \(45{}^\circ \).           D. \(60{}^\circ \).

Câu 3. Từ không khí người ta chiếu xiên tới mặt nước nằm ngang một chùm tia sáng hẹp song song gồm hai ánh sáng đơn sắc: màu vàng, màu tím. Khi đó chùm tia khúc xạ

   A. vẫn chỉ là một chùm tia sáng hẹp song song.  

   B. gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu tím, trong đó góc khúc xạ của chùm màu vàng nhỏ hơn góc khúc xạ của chùm màu tím.                         

   C. gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu tím, trong đó góc khúc xạ của chùm màu vàng lớn hơn góc khúc xạ của chùm màu tím.                         

   D. chỉ là chùm tia màu vàng còn chùm tia màu tím bị phản xạ toàn phần.

Câu 4. Khi nói về tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và ánh sáng nhìn thấy, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia \(X\( và ánh sáng nhìn thấy đều có cùng bản chất.    

B. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và ánh sáng nhìn thấy đều có thể gây ra hiện tượng quang điện.          

C. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và ánh sáng nhìn thấy đều có tác dụng lên kính ảnh.                  

D. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại và ánh sáng nhìn thấy không bị lệch hướng trong điện trường, còn tia X bị lệch hướng trong điện trường.

Câu 5. Chọn phương án sai khi nói về tia Rơnghen?

   A. Có khả năng làm ion hoá.                            

   B. Dễ dàng đi xuyên qua lớp chì dày vài \(\mathrm{cm} .\)  

   C. Có khả năng đâm xuyên mạnh.                   

   D. Dùng để dò các lỗ hổng khuyết tật trong sản phẩm đúc.

Câu 6. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa 2 khe là \(2 \mathrm{~mm}\); khoảng cách từ 2 khe đến màn là \(2 \mathrm{~m}\). Nguồn phát ánh sáng đơn sắc có bứớc sóng \(0,64\,\mu \text{m}\). Vân sáng bậc 3 và vân tối thứ 3 tính từ vân sáng trung tâm cách vân sáng trung tâm một khoảng lần lượt bằng

A. \(1,6~\,\text{mm};\,1,92~\,\text{mm}\).             

B. \(1,92~\,\text{mm};\,2,24~\,\text{mm}\).        

C. \(1,92~\,\text{mm};\,1,6~\,\text{mm}\).             

D. \(2,24~\text{mm};\,\,1,6~\text{mm}\).

Câu 7. Trong thí nghiệm Y-âng, chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng \({{\lambda }_{1}}=0,4\,\mu m\) và \({{\lambda }_{2}}=0,6\,\mu m\). Trên màn quan sát, gọi \(\mathrm{M}\) và \(\mathrm{N}\) là hai điểm nằm ở hai phía so với vân trung tâm mà M là vị trí của vân sáng bậc 11 của bức xạ \(\lambda_{1} ;\) N là vị trí vân sáng bậc 13 của bức xạ \(\lambda_{2}\). Số vân sáng quan sát được trên đoạn MN là

   A. \(43\) vân.                B. \(40\) vân.                C. \(42\) vân.                       D. \(48\) vân.

Câu 8. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng quang điện?

   A. Electron bứt ra khỏi kim loại bị nung nóng.  

   B. Electron bị bật ra khỏi kim loại khi kim loại có điện thế lớn.  

   C. Electron bật ra khỏi kim loại khi có ion đập vào.  

   D. Electron bật ra khỏi mặt kim loại khi chiếu tia tử ngoại vào kim loại.

Câu 9. Trong chân không, một bức xạ đơn sắc có bước sóng \(\lambda=0,6 \mu \mathrm{m}\). Cho biết giá trị hằng số \(h=6,{{625.10}^{-34}}\text{Js};c={{3.10}^{8}}~\text{m/s}\) và \(e=1,6.10^{-19} \mathrm{C}\). Lượng tử năng lượng của ánh sáng này có giá trị

   A. \(5,3\,\text{eV}\).       B. \(2,07\,\text{eV}\).     C. \(1,2\,\text{eV}\).            D. \(3,71\,\text{eV}\).

Câu 10. Theo mẫu Bo về nguyên tử Hiđrô, nếu lực tương tác tĩnh điện giữa electron và hạt nhân khi electron chuyển động trên quỹ đạo dừng \(L\) là F thì khi electron chuyển động trên quỹ đạo dừng N, lực này sẽ là

   A. \(\text{F/}16\).           B. \(\text{F/}25\).           C. \(\text{F/}9\).                   D. \(\text{F/4}\).

...

Đáp án

1-B

2-C

3-C

4-D

5-B

6-C

7-C

8-D

9-B

10-A

11-C

12-D

13-D

14-B

15-C

16-B

17-B

18-D

19-A

20-C

21-B

22-D

23-B

24-C

25-A

26-A

27-B

28-D

29-A

30-C

31-C

32-A

33-D

34-B

35-B

36-D

37-C

38-C

39-D

40-B

 

---(Để xem đầy đủ nội dung của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT Vĩnh Tường. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?