Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT Trần Khánh Dư

TRƯỜNG THPT TRẦN KHÁNH DƯ

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian: 50p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Một nguồn âm phát ra sóng âm hình cầu truyền đi giống nhau theo mọi hướng và năng lượng âm được bảo toàn. Lúc đầu ta đứng cách nguồn âm một khoảng \({{R}_{1}}\), sau đó ta đi lại gần nguồn thêm \(d=10\ m\) thì cường độ âm nghe được tăng lên gấp 4 lần. Khoảng cách \({{R}_{1}}\) là:

          A. 160 m.      B. 80 m.        C. 40 m.        D. 20 m.

Câu 2. Khi hai điện trở giống nhau mắc song song và mắc vào nguồn điện thì công suất tiêu thụ là 40 W. Nếu hai điện trở này mắc nối tiếp vào nguồn thì công suất tiêu thụ là

          A. 10 W.       B. 80 W.       C. 20 W.       D. 160 W.

Câu 3. Chọn phương án sai khi nói về tia Rơnghen?

          A. Có khả năng làm ion hóa.

          B. Dễ dàng đi xuyên qua lớp chì dày vài cm.

          C. Có khả năng đâm xuyên mạnh.

          D. Dùng để dò các lỗ hổng khuyết tật trong sản phẩm đúc.

Câu 4. Máy biến áp lí tưởng có cuộn sơ cấp gồm 2000 vòng, cuộn thứ cấp gồm 100 vòng; điện áp và cường độ dòng điện ở mạch sơ cấp là 120 V và 0,8 A. Điện áp và công suất ở cuộn thứ cấp là

A. 6 V; 96 W.

B. 240 V; 96 W.      

C. 6 V; 4,8 W.        

D. 120 V; 4,8 W.

Câu 5. Một vật nhỏ có khối lượng 100 g dao động theo phương trình \(x=8\cos \left( 10t \right)\) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Động năng cực đại của vật bằng

          A. 32 mJ.                B. 64 mJ.                 C. 16 mJ.                   D. 128 mJ.

Câu 6. Giới hạn quang điện của Kẽm là \(0,35\mu m\)công thoát electron của Natri lớn hơn công thoát của Kẽm 1,4 lần. Giới hạn quang điện của Natri bằng

          A. \(0,45\mu m.\)     B. \(0,49\mu m.\)     C. \(0,5\mu m.\)          D. \(0,75\mu m.\)

Câu 7. Hạt nhân Triti \(_{1}^{3}H\) có

A. 3 nơtrôn và 1 prôtôn.              

B. 3 nuclôn, trong đó có 1 nơtrôn.

C. 3 nuclôn, trong đó có 1 prôtôn.

D. 3 prôtôn và 1 nơtrôn.

Câu 8. Gọi d là khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng, v là vận tốc truyền sóng, T là chu kì của sóng. Nếu \(d=k.v.T;\ \left( k=0,1,2,... \right)\) thì hai điểm đó sẽ

A. dao động cùng pha.      

B. dao động ngược pha.   

C. dao động vuông pha.        

D. không xác định.

Câu 9. Gọi \({{\varepsilon }_{D}},{{\varepsilon }_{L}},{{\varepsilon }_{T}}\) lần lượt là năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ, phôtôn ánh sáng lam và phôtôn ánh sáng tím. Ta có

A. \({{\varepsilon }_{D}}>{{\varepsilon }_{L}}>{{\varepsilon }_{T}}.\)        

B. \({{\varepsilon }_{T}}>{{\varepsilon }_{L}}>{{\varepsilon }_{D}}.\)        

C. \({{\varepsilon }_{T}}>{{\varepsilon }_{D}}>{{\varepsilon }_{L}}.\)         

D. \({{\varepsilon }_{L}}>{{\varepsilon }_{T}}>{{\varepsilon }_{D}}.\)

Câu 10. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về ánh sáng đơn sắc?

          A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc qua lăng kính.

          B. Trong cùng một môi trường truyền (có chiết suất tuyệt đối nhỏ hơn 1), vận tốc ánh sáng tím nhỏ hơn vận tốc ánh sáng đỏ.

          C. Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền đi cùng vận tốc.

          D. Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với ánh sáng đỏ lớn hơn chiết suất của môi trường đó đối với ánh sáng tím.

...

ĐÁP ÁN

1-D

2-A

3-B

4-A

5-A

6-B

7-C

8-A

9-B

10-D

11-C

12-A

13-B

14-D

15-B

16-D

17-B

18-C

19-C

20-B

21-A

22-C

23-B

24-B

25-A

26-B

27-B

28-C

29-C

30-B

31-C

32-A

33-C

34-C

35-B

36-B

37-D

38-D

39-A

40-C

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (NB): Sóng truyền trên một sợi dây. Ở đầu dây cố định pha của sóng tới và của sóng phản xạ chênh lệch nhau một lượng bằng bao nhiêu?

A. \(2k\pi \)               

B. \(\frac{3\pi }{2}+2k\pi \)   

C. \(\left( 2k+1 \right)\pi \)     

D. \(\frac{\pi }{2}+2k\pi \)

Câu 2 (VD): Trong buổi hòa nhạc được tổ chức ở Nhà Hát lớn Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Một người ngồi dưới khán đài nghe được âm do một chiếc đàn giao hưởng phát ra có mức cường độ âm 1,2B. Khi dàn nhạc giao hưởng thực hiện bản hợp xướng người đó cảm nhận được âm là 2,376B. Hỏi dàn nhạc giao hưởng đó có bao nhiêu người?

    A. 8 người                B. 18 người              C. 12 người                    D. 15 người

Câu 3 (TH): Khi xách xô nước, để nước không bắn tung tóe ra ngoài người ta thường bỏ một vài chiếc lá vào trong xô nước nhằm mục đích:

A. Gây ra dao động cưỡng bức.   

B. Thay đổi tần số riêng của nước.

C. Gây ra hiện tượng cộng hưởng.           

D. Gây ra dao động tắt dần.

Câu 4 (NB): Một vật dao động điều hòa với theo phương trình \(x=A\cos \left( \omega t+\varphi  \right)\) với \(A,\omega ,\varphi \) là hằng số thì pha của dao động

A. là hàm bậc nhất với thời gian.              

B. biến thiên điều hòa theo thời gian.

C. là hàm bậc hai của thời gian.               

D. không đổi theo thời gian.

Câu 5 (TH): Một sóng cơ học có bước sóng λ truyền từ A đến \(M\left( AM=d \right)\). M dao động ngược pha với A khi

A. \(d=\left( k+1 \right)\frac{\lambda }{2}\)  

B. \(d=\left( k+1 \right)\lambda \)           

C. \(d=\left( k+0,5 \right)\lambda \)   

D. \(d=\left( 2k+1 \right)\lambda \)

Câu 6 (VD): Một lò xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứng k. Một đầu giữ cố định đầu còn lại gắn với vật nhỏ có khối lượng m, vật dao động điều hòa với biên độ A. Vào thời điểm động năng của vật bằng 3 lần thế năng của lò xo, độ lớn vận tốc của vật được tính theo biểu thức:

A. \(v=A\sqrt{\frac{k}{2m}}\)  

B. \(v=A\sqrt{\frac{k}{4m}}\)      

C. \(v=A\sqrt{\frac{3k}{4m}}\)     

D. \(v=A\sqrt{\frac{k}{8m}}\)

Câu 7 (VD): Truyền cho quả nặng của con lắc đơn chiều dài 1m đang đứng yên ở vị trí cân bằng một vận tốc \({{v}_{0}}=\frac{1}{3}m/s\) theo phương ngang thì nó dao động điều hòa với biên độ góc \({{\alpha }_{0}}={{6}^{0}}\), lấy \(g={{\pi }^{2}}=10m/{{s}^{2}}\).Chu kỳ dao động của con lắc là:

    A. \(2,60s\)               B. \(2,00s\)               C. \(3,00s\)               D. \(2,86s\)

Câu 8 (NB): Trên mặt chất lỏng có hai tâm dao động \({{S}_{1}}\) và \({{S}_{2}}\) cùng phương, cùng phương trình dao động \(u=a\cos 2\pi ft\). Khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp trên đoạn \({{S}_{1}}{{S}_{2}}\) dao động với biên độ cực đại là

A. \(2\lambda \)        

B. \(\frac{\lambda }{2}\)   

C. \(\lambda \)          

D. \(\frac{\lambda }{4}\)

Câu 9 (TH): Một vật dao động cưỡng bức do tác dụng của ngoại lực \(F=0,5\cos 10\pi t(F\) tính bằng \(N,t\) tính bằng s). Vật dao động cưỡng bức với

A. tần số 5Hz.    

B. chu kì 2s.

C. tần số góc \(10rad/s\)    

D. biên độ 0,5m

Câu 10 (VD): Sóng cơ truyền trong một môi trường dọc theo trục \(Ox\) với phương trình \(u=5\cos \left( 40\pi t-4\pi x \right)\)(x tính bằng mét, t tính bằng giây). Chọn đáp án đúng.

    A. Quãng đường sóng truyền được trong 1 giây là 10m.

    B. Vận tốc dao động cực đại tại một điểm trên phương truyền sóng là \(200\pi \left( m/s \right)\).

    C. Vận tốc truyền sóng là \(10\left( cm/s \right)\).

    D. Tần số sóng cơ là 40Hz.

...

Đáp án

1-C

2-D

3-D

4-A

5-C

6-C

7-B

8-B

9-A

10-A

11-A

12-D

13-A

14-D

15-D

16-C

17-B

18-A

19-D

20-A

21-A

22-D

23-C

24-B

25-C

26-D

27-C

28-B

29-D

30-D

31-C

32-D

33-C

34-C

35-D

36-B

37-B

38-B

39-C

40-A

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (NB): Con lắc đơn có cấu tạo gồm

A. một khung dây tròn móc vào một cái đinh.   

B. một vật nặng treo vào một sợi dây nhẹ, không dãn vào một điểm cố định.  

C. một vật nặng gắn với đầu một lò xo có đầu kia cố định.  

D. một vật nặng gắn với một thanh kim loại có khối lượng.

Câu 2 (NB): Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục \(Ox\) theo phương trình \(x=A\cos \left( \omega t+\varphi  \right)\). Gia tốc của vật có biểu thức là:

A. \(a=-\omega A\sin \left( \omega t+\varphi  \right)\)   

B. \(a={{\omega }^{2}}A\cos \left( \omega t+\varphi  \right)\)

C. \(a=-{{\omega }^{2}}A\cos \left( \omega t+\varphi  \right)\)         

D. \(5cm\)

Câu 3 (NB): Dao động của đồng hồ quả lắc là:

A. dao động cưỡng bức.   

B. dao động tự do.

C. dao động duy trì.                    

D. dao động tắt dần.

Câu 4 (NB): Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc lò xo dao động trên mặt phẳng nằm ngang là

A. do trọng lực tác dụng lên vật.  

B. do phản lực cản mặt phẳng ngang.  

C. do ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang.         

D. do lực đàn hồi cản lò xo.

Câu 5 (NB): Tại một nơi trên mặt đất có \(g=9,87m/{{s}^{2}}\), một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kỳ 1s. Chiều dài con lắc là

          A. 50cm.       B. 0,25m.      C. 2,5m.        D. 0,025cm.

Câu 6 (NB): Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 3cm. Chiều dài quỹ đạo của vật là

          A. 9cm.         B. 6cm.         C. 3cm.         D. 12cm.

Câu 7 (VD): Một con lắc đơn dao động theo phương trình \(s=10\cos \left( 2\pi t \right)\left( cm \right)\). Chu kì dao động là

          A. 0,5s.         B. 1s.            C. 4s.          D. 2s.

Câu 8 (VD): Một chất điểm dao động điều hoà với tần số bằng 4Hz và biên độ dao động 10cm. Vận tốc cực đại của chất điểm bằng

A. \(40\pi \) cm/s.    

B. 40 cm/s.  

C. \(80\pi \) cm/s.    

D. \(80\pi \) m/s.

Câu 9 (VD): Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có biên độ lần lượt là 8cm và 5cm. Biên độ dao động tổng hợp có thể nhận giá trị bằng:

          A. 17cm.       B. 14cm.       C. 2cm.         D. 10cm.

Câu 10 (VD): Một con lắc lò xo, độ cứng của lò xo 9N/m, khối lượng của vật 1kg dao động điều hoà. Tại thời điểm vật có toạ độ \(2\sqrt{3}cm\) thì vật có vận tốc 6cm/s. Tính cơ năng dao động.

A. \(7,2mJ\)  

B. \(72mJ\)   

C. \(0,5mJ\)         

D. \(20mJ\)

...

ĐÁP ÁN

1-B

2-A

3-C

4-C

5-B

6-B

7-B

8-C

9-D

10-A

11-D

12-A

13-A

14-D

15-B

16-C

17-D

18-A

19-B

20-D

21-C

22-C

23-C

24-D

25-A

26-D

27-A

28-C

29-B

30-C

31-A

32-D

33-D

34-C

35-A

36-B

37-B

38-C

39-D

40-A

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1(NB). Khi một sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì 

A. chu kì sóng tăng.     

B. bước sóng không đổi.  

C. tần số sóng không đổi.                

D. bước sóng giảm.

Câu 2(TH). Một vật dao động điều hòa có chu kì là T. Tại thời điểm t = 0, vật qua vị trí cân bằng. Thời điểm đầu tiên vận tốc của vật bằng không là 

A. \(t=\frac{T}{2}\)

B. \(t=\frac{T}{8}\)

C. \(t=\frac{T}{4}\)

D. \(t=\frac{T}{6}\)

Câu 3(NB). Một kim loại có công thoát electron là A. Biết hằng số lăng là \(h\) và tốc độ ánh sáng truyền trong chân không là c. Giới hạn quang điện của kim loại là 

A. \({{\lambda }_{0}}=\frac{hc}{A}\)

B. \({{\lambda }_{0}}=\frac{A}{hc}\)

C. \({{\lambda }_{0}}=\frac{c}{hA}\)

D. \({{\lambda }_{0}}=\frac{hA}{c}\)

Câu 4(NB). Tia nào sau đây được dùng để nghiên cứu thành phần và cấu trúc của các vật rắn? 

A. Tia X.      

B. Tia laze.      

C. Tia tử ngoại.      

D. Tia hồng ngoại.

Câu 5(NB). Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các 

A. phân tử.    

B. nơtron.  

C. điện tích.   

D. nguyên tử.

Câu 6(NB). Chiếu một chùm sáng đi qua một máy quang phổ lăng kính, chùm sáng lần lượt đi qua 

A. ống chuẩn trực, buồng tối, hệ tán sắc.               

B. hệ tán sắc, ống chuẩn trực, buồng tối.

C. hệ tán sắc, buồng tối, ống chuẩn trực.               

D. ống chuẩn trực, hệ tán sắc, buồng tối.

Câu 7(NB). Một mạch dao động LC lí tưởng đang thực hiện dao động điện từ tự do. Điện tích cực đại trên một bản tụ là \({{2.10}^{-6}}C,\) cường độ dòng điện cực đại trong mạch là \(0,1\pi \left( A \right).\) Chu kì dao động điện từ tự do của mạch là 

A. \({{4.10}^{-5}}s.\)

B. \(\frac{{{10}^{-3}}}{3}s\)

C. \(\frac{{{10}^{-6}}}{3}s.\)

D. \({{4.10}^{-7}}s\)

Câu 8(TH). Một chất phóng xạ có khối lượng ban đầu là 100g và chu kì bán rã là 7 ngày đêm. Sau 28 ngày đêm khối lượng chất phóng xạ đó còn lại là 

    A. 87,5 g                       B. 12,5 g.                   C. 6,25 g.                    D. 93,75 g. 

Câu 9(NB). Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là 

    A. tốc độ cực tiểu của các phần tử môi trường.

    B. tốc độ cực đại của các phần tử môi trường. 

    C. tốc độ chuyển động của các phần tử môi trường. 

    D. tốc độ lan truyền dao động cơ trong môi trường.

Câu 10(TH). Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Biết sóng truyền trên dây có bước sóng 6 cm. Khoảng cách giữa hai điểm bụng liên tiếp là 

    A. 6 cm.                        B. 3 cm.                       C. 4 cm.                     D. 5 cm.

...

ĐÁP ÁN

1.C

2.C

3.A

4.A

5.C

6.D

7.A

8.C

9.D

10.B

11.B

12.C

13.B

14.D

15.B

16.D

17.B

18.B

19.D

20.A

21.A

22.B

23.D

24.B

25.A

26.C

27.A

28.A

29.A

30.C

31.D

32.B

33.C

34.D

35.C

36.A

37.C

38.A

39.B

40.A

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Khả năng nào sau đây không phải của tia X?

A. Có tác dụng nhiệt.        

B. Làm phát quang một số chất.  

C. Làm ion hóa không khí.       

D. có tác dụng sinh lí.

Câu 2. Máy biến thế có tác dụng thay đổi

A. công suất truyền tải điện xoay chiều.               

B. điện áp của nguồn điện xoay chiều.

C.chu kì của nguồn điện xoay chiều.                   

D. tần số của nguồn điện xoay chiều.

Câu 3. Từ thông riêng gửi qua ống dây hình trụ khi có dòng điện với cường độ 5 A chạy qua nó là 0,080 Wb. Khi cường độ dòng điện chạy trong ống dây có cường độ là 8 A thì từ thông gửi qua ống dây lúc này là

A. 0,05 Wb.                    

B.0,128 Wb.                

C. 0,205 Wb.      

D. 0,031 Wb.

Câu 4. Chọn câu sai ?

A. Hiện tượng xuất hiện đòng điện Fu cô thực chất là hiện tượng tự cảm.

B. Một tấm kim loại dao động cắt các đường sức của một nam châm thì trong tấm kim loại xuất hiện dòng điện Fucô.

C. Khi khối kim loại đặt nằm yên trong từ trường biến thiên thì trong tấm kim loại xuất hiện dòng điện Fu cô.

D. Dòng điện Fu cô trong lõi sắt của máy biến thế là dòng điện có hại.

Câu 5. M là một điểm trong chân không có sóng điện từ truyền qua. Thành phần điện trường tại M có biểu thức: \(e={{E}_{0}}\)cos(2π.105t) (t tính bằng giây). Lấy c = 3.108 m/s. Sóng lan truyền trong chân không với bước sóng

A.3 m.                             B. 3 km.                       C. 6 m.                   D. 6 km.

Câu 6. Năng lượng liên kết của \({}_{10}^{20}Ne\) và 160,64 MeV. Năng lượng liên kết riêng của \({}_{10}^{20}Ne\) là

A. 8,032 MeV/nuclon.    

B. 16,064 MeV/nuclon. 

C. 5,535 MeV/nuclon.     

D. 160,64 MeV/nuclon.

Câu 7. Một con lắc đơn dao động nhỏ với chu kì dao động là 2,0 s. Thời gian ngắn nhất khi vật nhỏ đi từ vị trí có dây treo theo phương thẳng đứng đến vị trí mà dây treo lệch một góc lớn nhất so với phương thẳng đứng là

A. 1,0 s.                          B. 0,5 s.                       C. 2,0 s.                      D. 0,25 s.

Câu 8. Một điện tích điểm q đặt tại điểm O thì sinh ra điện trường tại điểm A với cường độ điện trường có độ lớn 4000 V/m. Cường độ điện trường tại điểm B là trung điểm của OA có độ lớn là

A. 2000 V/m.                   B. 1000 V/m.                C. 8000 V/m.               D. 16000 V/m.

Câu 9. Sóng truyền trên một sợi dây đàn hồi có hai đầu cố định với bước sóng 60 cm.Trên dây có sóng dừng vớikhoảng cách giữa hai điểm nút liên tiếp là

A. 120 cm.                      B. 15 cm.                      C. 30 cm.                      D. 60 cm.

Câu 10. Trong một môi trường đồng nhất không hấp thụ và phản xạ âm, đặt tại O một nguồn âm điểm phát âm đẳng hướng. A là điểm trong môi trường mà có mức cường độ âm là 40 dB. Tại vị trí là trung điểm của OA có mức cường độ âm

A.80 dB.                          B. 46 dB.                      C. 20 dB.                         D. 34 dB.

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT Trần Khánh Dư. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?