Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Võ Thành Trinh

TRƯỜNG THPT VÕ THÀNH TRINH

ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC LẦN 4

Thời gian 50 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1:  Biết Al thuộc ô số 13 trong bảng tuần hoàn. Phát biểu sai là:

A. Al thuộc chu kỳ 3.                                                B. Al thuộc nhóm IIIA.

C. Al có 1 electron ở phân lớp ngoài cùng.              D. Lớp thứ hai của Al có 10 electron.

Câu 2:  Điện phân dung dịch muối CuSO4 dư trong thời gian 1930 giây, thu được 1,92 gam Cu ở catot. Cường độ dòng điện đã dùng trong quá trình điện phân là

A. 6,0A.                              B. 3,0A.                         C. 1,5A.                         D. 4,5A.

Câu 3:  Để sản xuất 10,8 tấn Al cần a tấn Al2O3. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị của a là

A. 25,5.                               B. 20,4.                          C. 51.                             D. 16,32.

Câu 4:  Cho 3 chất rắn chứa trong các lọ riêng biệt: BaO, MgO, Al2O3. Thuốc thử có thể dùng để nhận biết các chất rắn trên là

A. dung dịch HCl.              B. dung dịch HNO3.      C. H2O.                          D. dung dịch NaOH.

Câu 5:  Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Na2O, CaCl2, NaHCO3, NH4Cl (số mol mỗi chất bằng nhau) vào nước, đun nóng nhẹ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X. Chất tan trong dung dịch X là

A. NaOH.                           B. NaHCO3.                  C. CaCl2.                        D. NaCl.

Câu 6:  Cho 24 gam hỗn hợp gồm kim loại kiềm thổ X và oxit của nó tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 55,5 gam muối khan. X là

A. Be.                                 B. Mg.                            C. Ca.                             D. Ba.

Câu 7:  Một loại đá có chứa 10,2% Al2O3; 9,8%Fe2O3; còn lại là CaCO3. Nung đá ở nhiệt độ cao thu được chất rắn có khối lượng bằng 78% khối lượng ban đầu. Hiệu suất của phản ứng là

A. 50,0%.                           B. 97,5%.                       C. 27,5%.                       D. 62,5%.

Câu 8:  Tính chất hóa học chung của kim loại là

A. tính oxi hóa.                   B. dễ nhận electron.       C. tính khử.                    D. dễ bị khử.

Câu 9:  Những kim loại có thể điều chế từ oxit bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO là:

A. Zn, Mg, Fe.                    B. Fe, Al, Cu.                C. Fe, Mn, Ni.                D. Ca, Cu, Ni.

Câu 10:  Hòa tan 9,14 gam hỗn hợp Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí A (đktc); 2,54 gam chất rắn B và dung dịch C. Khối lượng muối clorua có trong dung dịch C là

A. 19,025 gam.                   B. 31,45 gam.                C. 33,99 gam.                D. 21,565 gam.

Câu 11:  Có thể loại trừ độ cứng tạm thời của nước bằng cách đun sôi vì

A. nước sôi ở 100oC.

B. khi đun sôi độ tan của các chất kết tủa tăng.

C. khi đun sôi các khí bay ra.

D. Mg2+ và Ca2+ kết tủa dưới dạng muối cacbonat.

Câu 12:  Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là

A. thủy ngân.                      B. đồng.                         C. liti.                             D. bạc.

Câu 13:  Cho kim loại R tan hoàn toàn vào các dung dịch muối: ZnSO4, AgNO3, CuCl2, FeSO4. Sau phản ứng, ở mỗi trường hợp đều thu được chất rắn là kim loại. R là

A. Na.                                 B. Fe.                             C. Cu.                            D. Mg.

Câu 14:  Dung dịch X chứa NaCl, CuCl2, FeCl2 và ZnCl2. Kim loại cuối cùng thoát ra ở catot trước khi có khí thoát ra ở catot là

A. Na.                                 B. Fe.                             C. Zn.                             D. Cu.

Câu 15:  Trường hợp nào sau đây là ăn mòn điện hóa?

A. Sắt tác dụng với khí clo.                                      B. Gang để lâu trong không khí ẩm.

C. Kẽm tác dụng với dung dịch H2SO4.                  D. Natri cháy trong không khí.

Câu 16:  Hòa tan 1,29 gam hỗn hợp Al và Al2O3 bằng V ml dung dịch NaOH 0,2M (vừa đủ) thì thu được 0,015 mol khí H2. Giá trị của V là

A. 150.                                B. 50.                             C. 75.                             D. 100.

Câu 17:  Phương pháp nào sau đây điều chế được kim loại natri?

A. Điện phân nóng chảy NaCl.                                 B. Điện phân dung dịch NaOH.

C. Dùng CO khử Na2O ở nhiệt độ cao.                    D. Điện phân dung dịch NaCl.

Câu 18:  Ngâm một thanh Zn vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M cho đến khi AgNO3 tác dụng hết. Khối lượng thanh Zn sau phản ứng so với thanh Zn ban đầu sẽ

A. giảm 0,755 gam.            B. tắng 1,08 gam.          C. tăng 0,755 gam.        D. giảm 1,08 gam.

Câu 19:  Trong công nghiệp, nhôm được điều chế chủ yếu từ

A. criolit.                            B. đất sét.                       C. boxit.                         D. mica.

Câu 20:  Cho m gam hỗn hợp Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là

A. 12,67%.                         B. 90,28%.                     C. 85,30%.                     D. 82,20%.

Câu 21:  Để thu được CO2 tinh khiết từ phản ứng CaCO3 với dung dịch HCl người ta cho sản phẩm khí đi qua lần lượt các bình nào sau đây?

A. H2SO4 đặc và Na2CO3.                                        B. H2SO4 đặc và NaOH.

C. NaOH và H2SO4 đặc.                                           D. NaHCO3 và H2SO4 đặc.

Câu 22:  Người ta điều chế NaOH bằng cách điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp. Cực dương của bình điện phân không làm bằng sắt mà bằng than chì. Lý do chình là vì than chì

A. dẫn điện tốt hơn sắt.                                            B. không bị muối ăn phá hủy.

C. không bị khí clo ăn mòn.                                      D. rẻ tiền hơn sắt.

Câu 23:  Trộn 24 gam Fe2O3 với 9,45 gam Al rồi nung ở nhiệt độ cao. Cho hỗn hợp thu được tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 5,376 lít khí (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là

A. 63,3%.                           B. 53,3%.                       C. 80,0%.                       D. 68,6%.

Câu 24:  Hòa tan hỗn hợp Ba và K theo tỉ lệ số mol 2:1 vào nước dư thu được dung dịch X và 2,24 lít khí (đktc). Hấp thụ hết 1,344 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 11,82.                             B. 7,88.                          C. 9,85.                          D. 15,76.

Câu 25:  Cho các hóa chất: Al, FeS, dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch (NH4)2CO3.

Khi cho các hóa chất phản ứng với nhau từng đôi một, số loại chất khí tạo thành là

A. 2.                                    B. 3.                               C. 4.                               D. 5.

Câu 26:  Hấp thụ toàn bộ 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 4 lít dung dịch Ca(OH)­2 0,02M sẽ thu được một lượng kết tủa là

A. 10 gam.                          B. 8 gam.                       C. 6 gam.                       D. 2 gam.

Câu 27:  Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi cho dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch

A. NaNO3.                          B. CaCl2.                        C. KCl.                          D. KOH.

Câu 28:  Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi cho 3,9 gam K tác dụng với 108,2 gam nước là

A. 6%.                                B. 5%.                            C. 4%.                            D. 3%.

Câu 29:  Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là

A. RO.                                B. R2O3.                         C. R2O.                          D. RO2.

Câu 30:  Chất không có tính lưỡng tính là

A. NaHCO3.                       B. Al(OH)3.                   C. Al2O3.                        D. AlCl3.

Câu 31:  Phát biểu không đúng là:

A. Crom cứng nhất trong tất cả các kim loại.

B. Crom dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại.

C. Crom có những tính chất hóa học tương tự nhôm.

D. Crom có những hợp chất giống hợp chất của lưu huỳnh.

Câu 32:  Cho sơ đồ phản ứng:

Cr → CrCl2 → Cr(OH)2 → Cr(OH)3 → KCrO2 → K2CrO4 → K2Cr2O7 → Cr2O3

Số phản ứng oxi hóa khử trong sơ đồ trên là

A. 4.                                    B. 3.                               C. 5.                               D. 2.

Câu 33:  Cho 19 gam hỗn hợp Fe, Cr và Al vào dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc) và chất rắn X. Hòa tan hết X bằng dung dịch HCl dư (không có không khí) thì thu được 5,60 lít khí (đktc). Khối lượng Cr trong hỗn hợp là

A. 0,65 gam.                       B. 12,025 gam.              C. 5,2 gam.                    D. 7,8 gam.

Câu 34:  Thành phần chính của quặng cromit là hợp chất FexCryOz, trong đó Cr có số oxi hóa +3. Công thức phân tử của hợp chất là

A. Fe2Cr2O7.                       B. FeCr2O4.                    C. FeCr2O3.                    D. Fe3Cr2O7.

Câu 35:  Thêm 0,92 gam Na vào 1 lít dung dịch chứa 0,02 mol CrCl2, để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa cuối cùng thu được là

A. 1,03 gam.                       B. 1,72 gam.                  C. 0,86 gam.                  D. 2,06 gam.

Câu 36: Cho lá sắt vào dung dịch HCl loãng, sau đó thêm một lượng nhỏ CuSO4 thấy khí H2 thoát ra nhanh hơn là do

A. lá sắt bị ăn mòn hóa học.                                    B. lá sắt bị ăn mòn điện hóa.

C. Fe khử Cu2+ thành Cu.                                       D. Fe tan trong dung dịch HCl tạo khí H2.

Câu 37: Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4, trong môi trường không có không khí, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). Mặt khác, nếu cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 26,88 lít H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 91,2.                              B. 27,0.                         C. 96,6.                         D. 75,0.

Câu 38: Hòa tan a gam FeSO4.7H2O thu được 300 ml dung dịch X. Thêm dung dịch H2SO4 vào 20 ml dung dịch X, dung dịch này làm mất màu 30 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Giá trị của a là

A. 34,2.                              B.  4,17.                        C. 62,55.                       D. 49,88.

Câu 39: Chia 156,8 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 thành hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 155,4 gam muối khan. Phần thứ hai tác dụng vừa đủ với dung dịch Y gồm HCl và H2SO4 loãng thu được 167,9 gam muối khan. Số mol của HCl trong dung dịch Y là

A. 1,8.                                B. 1,5.                           C. 1,2.                           D. 1,0.

Câu 40: Cho 6 gam Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 18,25%. Nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch sau phản ứng là

A. 22,41%.                        B. 22,51%.                    C. 42,79%.                    D. 42,42%.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

D

11

D

21

D

31

B

2

B

12

A

22

C

32

A

3

A

13

D

23

A

33

C

4

C

14

C

24

A

34

B

5

D

15

B

25

C

35

D

6

C

16

A

26

C

36

B

7

D

17

A

27

B

37

C

8

C

18

C

28

B

38

C

9

C

19

C

29

A

39

A

10

B

20

B

30

D

40

A

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1:  Đốt cháy hoàn toàn m gam bột crom trong oxi dư thu được 33,44 gam một oxit duy nhất. Giá trị của m là

A. 11,44.                                B. 7,90.                              C. 22,88.                            D. 23,71.

Câu 2:  Nung hoàn toàn 10 gam một loại thép trong oxi dư thu được 0,308 gam khí CO2. Thành phần phần trăm về khối lượng của cacbon trong thép là

A. 0,07%.                               B. 0,84%.                           C. 0,26%.                          D. 1,32%.

Câu 3:  Lấy 2,98 gam hỗn hợp X gồm Zn và Fe cho vào 200 ml dung dịch HCl 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn (trong điều kiện không có oxi) thì thu được 6,53 gam chất rắn. Thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là

A. 0,56 lít.                              B. 1,12 lít.                          C. 4,48 lít.                         D. 2,24 lít.

Câu 4:  Cho 0,1 mol K2Cr2O7 tác dụng vừa đủ với FeSO4 trong dung dịch (có H2SO4 làm môi trường). Khối lượng muối khan trong dung dịch sau phản ứng là

A. 137,4 gam.                         B. 176,6 gam.                    C. 296,6 gam.                    D. 215,8 gam.

Câu 5:  Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình

A. thiếc bị ăn mòn điện hóa.                                             B. thiếc bị ăn mòn hóa học.          

C. sắt bị ăn mòn điện hóa.                                                D. sắt bị khử.

Câu 6:  Để tinh chế Fe2O3 có lẫn tạp chất Na2O và Al2O3 người ta chỉ cần dùng hóa chất nào sau đây?

A. H2O.                                  B. Dung dịch KOH.          C. Dung dịch HCl.            D. Dung dịch FeCl3.

Câu 7:  Trộn 0,54 gam Al với 2,4 gam Fe2O3 rồi nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng sắt kim loại trong hỗn hợp sau phản ứng là

A. 38,10%.                             B. 19,05%.                         C. 57,14%.                        D. 9,52%.

Câu 8:  Tính chất vật lý nào sau đây không phải là tính chất của sắt?

A. Tính dẻo.                           B. Dẫn điện kém đồng.      C. Màu vàng nâu.              D. Tính nhiễm từ.

Câu 9:  Cho các phản ứng:   A  +  B → FeCl3 + Fe2(SO4)3  và  D  +  A  → E  +  ZnSO4

Chất B là

A. FeCl2.                                B. Cl2.                                C. FeSO4.                          D. HCl.

Câu 10:  Cho 50,4 gam hỗn hợp bột gồm FeS và FeS2 vào bình kín có không khí dư. Nung nóng bình đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng lượng khí trong bình giảm 0,375 mol. Thể tích dung dịch NaOH 1,0M tối thiểu cần dùng để hấp thụ hết lượng khí SO2 tạo ra là

A. 700 ml.                              B. 300 ml.                          C. 500 ml.                          D. 800 ml.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

C

11

D

21

D

31

C

2

B

12

C

22

A

32

B

3

B

13

A

23

A

33

D

4

B

14

D

24

A

34

B

5

C

15

A

25

B

35

D

6

B

16

D

26

C

36

C

7

A

17

D

27

B

37

A

8

C

18

A

28

B

38

A

9

B

19

C

29

C

39

D

10

A

20

D

30

C

40

C

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M cần dùng để trung hòa 100 ml dung dịch HCl 2M?

A. 500 ml                            B. 200 ml                       C. 400 ml                       D. 250 ml

Câu 2: Dẫn 1 luồng khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong, Hiện tượng gì xảy ra?

A. Dung dịch từ trong hóa đục rồi từ đục hóa trong.

B. Dung dịch  từ đục hóa trong rồi từ trong hóa đục

C. Dung dịch từ trong hóa đục

D. Không có hiện tượng gì.

Câu 3: Trong các kim loại sau, kim loại nào mềm nhất?

A. Fe                                   B. Mg                             C. Cs                              D. Al

Câu 4: Số oxi hoá cao nhất của crom là :

A. +6                                  B. +3                              C. +7                              D. +2

Câu 5: Cho 8,1 gam hỗn hợp X gồm (Al, Fe) vào dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít H2 (đkc) và m gam rắn không tan. Giá trị của m là:

A. 2,7                                  B. 2,8                             C. 5,4                             D. 2,6

Câu 6: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:

A. Fe3O4, CuO, BaO          B. FeO, MgO, CuO       C. FeO, CuO, PbO        D. PbO, K2O, CuO

Câu 7: Khi điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ, ở catot thu được:

A. Cl2                                  B. NaOH                       C. HCl                           D. Na

Câu 8: Có thể dùng chất nào sau đây để làm mềm nước có tính cứng toàn phần ?

A. H2SO4.                           B. NaOH                       C. Na2CO3.                    D. NaCl.

Câu 9: Nguyên liệu để sản xuất nhôm trong công nghiệp là :

A. Phèn chua                      B. Corindon                   C. Đất sét                       D. Quặng boxit

Câu 10: Hòa tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,035 mol N2O và 0,04 mol NO. Giá trị của m là

A. 3,6 g.                              B. 2,34 g.                       C. 2,025 g.                     D. 8,1 g.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Trong các kim loại sau, kim loại nào mềm nhất?

A. Mg                                 B. Al                              C. Cs                              D. Fe

Câu 2: Nguyên liệu để sản xuất nhôm trong công nghiệp là :

A. Quặng boxit                   B. Corindon                   C. Phèn chua                  D. Đất sét

Câu 3: Phát biểu không đúng là :

A. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính

B. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hóa mạnh

C. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH.

D. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat

Câu 4: Để nhận ra 3 chất riêng biệt : Mg, Al, Al2O3 chỉ cần dùng :

A. dung dịch NH3                                                     B. dung dịch HCl

C. dung dịch H2SO4 loãng                                        D. dung dịch KOH

Câu 5: Sản xuất Al từ 8,5 tấn quặng boxit chứa 30% Al2O3 bằng phương pháp điện phân nóng chảy thu được 1,08 tấn Al. Hiệu suất quá trình sản xuất Al là :

A. 37,9%                            B. 20%                           C. 60%                           D. 80%

Câu 6: Phương pháp điều chế kim loại kiềm là:

A. điện phân nóng chảy                                            B. thủy luyện

C. điện phân dung dịch                                             D. nhiệt luyện

Câu 7: Hòa tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,035 mol N2O và 0,04 mol NO. Giá trị của m là

A. 2,34 g.                            B. 3,6 g.                         C. 8,1 g.                         D. 2,025 g.

Câu 8: Crom được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp :

A. điện phân Cr2O3 nóng chảy : 2Cr2O3 → 4Cr + 3O2

B. nhiệt nhôm : Cr2O3 + 2Al → 2Cr + Al2O3

C. điện phân dung dịch CrCl3 : 2CrCl3 → 2Cr + 3Cl2

D. thuỷ luyện : 2CrCl3 + 3Zn → 2Cr + 3ZnCl2

Câu 9: Khi điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ, ở catot thu được:

A. NaOH                            B. HCl                           C. Cl2                             D. Na

Câu 10: Điện phân muối clorua của một kim loại kiềm nóng chảy thu được 0,448 lít khí (đktc) ở anot và 1,56 g kim loại ở catot. Công thức hóa học của muối là

A. KCl.                               B. LiCl.                          C. RbCl.                         D. NaCl.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Trong các hợp chất, nguyên tố crom có các số oxi hoá phổ biến là :

A. +1, +2, +3                      B. +2, +3, +6                 C. +1, +3, +5                 D. +2, +4, +6

Câu 2: Cấu hình electron nguyên tử Cr ở trạng thái cơ bản là:

A. [Ar]3d54s1                      B. [Ne]3d54s1                 C. [Ne]3d44s2                 D. [Ar]3d44s2

Câu 3: Công thức của phèn chua :

A. 2K2SO4. Al2(SO4)3. 24H2O                                  B. Na2SO4. Al2(SO4)3. 24H2O

C. KAl(SO4)2.12H2O                                                D. NaAl(SO4)2.12H2O

Câu 4: Dung dịch có thể làm quỳ tím hóa xanh là

A. KCl                                B. KNO3                       C. K2CO3                     D. K2SO4

Câu 5: Cr có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối, có bán kính nguyên tử bằng 0,13nm. Cạnh của ô mạng tinh thể Cr là:

A. 0,363nm                         B. 0,492nm                    C. 0,300nm                    D. 0,508nm

Câu 6: Cho 36,8 g hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại thuộc nhóm IIA ở hai chu kì liên tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau khi phản ứng thu được 41,2 g muối khan. Hai kim loại đó là

A. Ca và Sr.                        B. Be và Mg.                 C. Sr và Ba.                   D. Mg và Ca.

Câu 7: Trong các kim loại : Mg, Fe, Cr, Na. Kim loại cứng nhất là :

A. Fe                                   B. Mg                             C. Cr                              D. Na

Câu 8: Để bảo quản các kim loại kiềm cần phải làm gì ?

A. Ngâm chìm trong ancol etylic .                            B. Ngâm chìm trong axit .

C. Ngâm chìm trong dầu hỏa .                                  D. Ngâm chìm vào vào nước

Câu 9: Một hỗn hợp gồm Na, Al có tỉ lệ mol 1:4. Cho hỗn hợp này vào nước dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được 8,96 lít H2 (ở đktc) và một chất rắn. Khối lượng chất rắn này là:

A. 5,4g                                B. 16,2g                         C. 2,7g                           D. 8,1g

Câu 10: Sản xuất Al từ 8,5 tấn quặng boxit chứa 30% Al2O3 bằng phương pháp điện phân nóng chảy thu được 1,08 tấn Al. Hiệu suất quá trình sản xuất Al là :

A. 20%                               B. 60%                           C. 37,9%                        D. 80%

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Võ Thành Trinh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?