Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT Thiên Đức

TRƯỜNG THPT THIÊN ĐỨC

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian: 50p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Một sóng hình sin truyền trên một sợi dây dài. Ở thời điểm t, hình dạng của một đoạn dây như hình vẽ. Các vị trí cân bằng của các phần tử trên dây cùng nằm trên trục Ox. Bước sóng của sóng này bằng

    A. 48 cm.                      B. 18 cm.

    C. 36 cm.                      D. 24 cm.

Câu 2:  Đối với dao động tuần hoàn, khoảng thời gian ngắn nhất mà sau đó trạng thái dao động của vật được lặp lại như cũ gọi là….của dao động.

A.  chu kì.                   

B. tần số.                     

C.  pha.     

D. tần số góc.

Câu 3:Tiến hành thí nghiệm đo gia tốc trọng trường bằng con lắc đơn, một học sinh đo được chiều dài của con lắc là 99 ± 1 (cm), chu kì dao động nhỏ của nó là 2,00 ± 0,01 (s). Lấy π2 = 9,87 và bỏ qua sai số của π. Gia tốc trọng trường tại nơi làm thí nghiệm là

A. g = 9,7 ± 0,1 (m/s2).     

B. g = 9,8 ± 0,2 (m/s2).                        

C. g = 9,7 ± 0,2 (m/s2).     

D. g = 9,8 ± 0,1 (m/s2).

Câu 4: Hai dao động điều hòa có phương trình dao động lần lượt là \({{x}_{1}}=15\cos \left( 2\pi t+\frac{\pi }{2} \right)\) và \({{x}_{1}}=15\cos \left( 2\pi t-\frac{\pi }{3} \right)\). Độ lệch pha của hai dao động này có độ lớn là

    A. π/4.                      B. 5π/6.                    C. π/6.                      D. π/3.

Câu 5: Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng với hai đầu cố định thì bước sóng của sóng tới và sóng phản xạ bằng

          A. khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng liên tiếp.              

          B. độ dài của dây.

          C. hai lần khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng liên tiếp.   

          D. một nửa độ dài của dây.

Câu 6: Sóng cơ học không truyền được trong

A. chất lỏng.       

B. Chất rắn.               

C. chân không.         

D. Chất khí.

Câu 7:    Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với chu kì là

A. \(2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}\).    

B. \(2\pi \sqrt{\frac{k}{m}}\).       

C. \(\sqrt{\frac{k}{m}}\).   

D.  \(\sqrt{\frac{m}{k}}\).

Câu 8: Sóng dọc là sóng có phương dao động của các phần tử vật chất môi trường nơi sóng truyền qua

A. là phương thẳng đứng.     

B. vuông góc với phương truyền sóng.

C. trùng với phương truyền sóng.               

D. là phương ngang.

Câu 9:   Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos100πt vào tụ điện có điện dung \(C=\frac{{{10}^{-3}}}{\pi }H\). Dung kháng của tụ là

    A. 100Ω                    B. 200Ω                    C. 10Ω                       D. 1000Ω

Câu 10:  :   Đặt một điện áp xoay chiều  u = U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch có điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Tổng trở của mạch là

A. \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+\frac{1}{{{(\omega C)}^{2}}}}\)    

B. \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}-\frac{1}{{{(\omega C)}^{2}}}}\)

C. \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{(\omega C)}^{2}}}\)

D. \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+\frac{1}{\omega {{C}^{2}}}}\)

ĐÁP ÁN

1A 2A 3B 4B 5C 6C 7A 8C 9C 10A

...

---(Nội dung đề và đáp án tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1 : Công thức tính tổng trở là

A. \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{({{Z}_{L}}+{{Z}_{C}})}^{2}}}\) .                         

B. \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}-{{({{Z}_{L}}+{{Z}_{C}})}^{2}}}\).

C. \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{({{Z}_{L}}-{{Z}_{C}})}^{2}}}\).                           

D. \(Z=R+{{Z}_{L}}+{{Z}_{C}}\).

Câu 2: Máy biến áp là thiết bị

          A. biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều.    

          B. có khả năng biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.

          C. làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều.

          D.  biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.

Câu 3: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch xoay chiều có dạng u = 141cos(100πt)V. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch là

A. U = 141V.         

B. U = 50Hz.              

C. U = 100V.  

D. U = 200V.

Câu 4:   Người ta gọi động cơ không đồng bộ ba pha vì

          A. pha của ba dòng điện ở các pha là khác nhau.

          B. dòng điện trong ba cuộn dây không đạt cực đại cùng lúc.

          C. ba cuộn dây trong động cơ không giống nhau.

          D. tốc độ quay của rôto không bằng tốc độ quay của từ trường quay.

Câu 5: Chu kỳ dao động điện từ tự do trong mạch dao động L, C được xác định bởi hệ thức nào dưới đây?

A. \(T=2\pi \sqrt{\frac{L}{C}}\).           

B. \(T=2\pi \sqrt{\frac{C}{L}}\).  

C. \(T=\frac{2\pi }{\sqrt{LC}}\).    

D. \(T=2\pi \sqrt{LC}\).

Câu 6: Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Khi mạch hoạt động, cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0, hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là U0. Hệ thức đúng là:

A. \({{U}_{0}}={{I}_{0}}\sqrt{\frac{C}{L}}\)           

B. \({{I}_{0}}={{U}_{0}}\sqrt{LC}\)           

C. \({{I}_{0}}={{U}_{0}}\sqrt{\frac{C}{L}}\)  

D. \({{U}_{0}}={{I}_{0}}\sqrt{LC}\)

Câu 7: Chông thức tính khoảng vân trong giao thoa ánh sáng với hai khe I-ang:

A.  \(i=\frac{D}{a}\lambda \).                

B. \(i=\frac{D}{2a}\lambda \).             

C. \(i=\frac{D}{\lambda a}\).              

D. \(i=\frac{a}{D}\lambda \).

Câu 8: Cho ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì

A. tần số thay đổi, vận tốc không đổi.               

B. tần số thay đổi, vận tốc thay đổi.

C. tần số không đổi, vận tốc thay đổi.               

D. tần số không đổi, vận tốc không đổi.

Câu 9: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc với khoảng vân là i, khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân sáng bậc 10 là

A. 3i.                          B. 4i.                         C. 5i.                                     D.  6i.

Câu 10:  Máy quang phổ càng tốt, nếu chiết suất của chất làm lăng kính

    A. càng lớn.             

    B. biến thiên càng nhanh theo bước sóng ánh sáng.

    C. càng nhỏ.

    D. biến thiên càng chậm theo bước sóng ánh sáng.

ĐÁP ÁN

1C 2B 3C 4D 5C 6C 7A 8C 9C 10B

...

---(Nội dung đề và đáp án tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn.

B. Năng lượng phôtôn càng nhỏ khi cường độ chùm ánh sáng càng nhỏ.

C. Phôtôn có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên.

D. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi tần số của ánh sáng ứng với phôtôn đó càng nhỏ.

Câu 2:  Công thoát êlectron của một kim loại là 7,64.10−19 J. Chiếu lần lượt vào bề mặt tấm kim loại này các bức xạ có bước sóng là λ1 = 0,18 μm, λ2 = 0,21 μm và λ3 = 0,35 μm. Lấy h = 6,625.10-34 J.s, c = 3.108 m/s. Bức xạ nào gây được hiện tượng quang điện đối với kim loại đó?

A. Cả ba bức xạ (λ1, λ2 và λ3).            

B. Không có bức xạ nào trong ba bức xạ trên.

C. Hai bức xạ (λ1 và λ2).                    

D. Chỉ có bức xạ λ1.

Câu 3: Theo mẫu nguyên tử Bo, một nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản, êlectron của nguyên tử chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính r0. Khi nguyên tử này hấp thụ một phôtôn có năng lượng thích hợp thì êlectron có thể chuyển lên quỹ đạo dừng có bán kính bằng

     A. \(11{{r}_{0}}\)            B. \(10{{r}_{0}}\)            C. \(12{{r}_{0}}\)                     D. \(9{{r}_{0}}\)

Câu 4: Trong chân không, năng lượng của mỗi phôtôn ứng với ánh sáng có bước sóng 0,75μm là

A. 2,65 MeV                

B. 1,66 eV                   

C. 2,65 MeV    

D. 1,66 MeV

Câu 5:   Tia nào sau đây không bị lệch trong điện trường và từ trường

A. Tia β và tia α.     

B. Tia α và γ.          

C. Tia γ và tia β.      

D. Tia γ.

Câu 6: Các đồng vị là các hạt nhân của cùng một nguyên tố có cùng

A. số khối.              

B. số prôtôn.   

C. số nơtrôn.                 

D. khối lượng nghỉ.

Câu 7:   Hạt nhân \({}_{92}^{238}\)U cấu tạo gồm có

A. 238 prôtôn và 92 nơtrôn.              

B. 92 prôtôn và 238 nơtrôn.

C. 238 prôtôn và 146 nơtrôn.            

D. 92 prôtôn và 146 nơtrôn.

Câu 8: Từ thông qua một mạch kín được xác định bằng công thức nào sau đây?

A. Φ = B.S.sinα            

B. Φ = B.S.cosα           

C. Φ = B.S.tanα      

D. Φ = B.S

Câu 9:   Cho 2 điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng  không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong

A. chân không.               

B. nước nguyên chất.

C. dầu hỏa.                    

D. không khí ở điều kiện tiêu chuẩn.

Câu 10:   Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng

A. ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi  trường trong suốt.

B. ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

C. ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

D. ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

ĐÁP ÁN

1A 2C 3D 4D 5D 6B 7D 8B 9A 10A

...

---(Nội dung đề và đáp án tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Đơn vị không phải là đơn vị của khối lượng là

    A. kg.                            B. MeV/C.                       C. MeV/c2.                       D. u.

Câu 2: Một sóng cơ có tần số f, truyền trên một sợi dây đàn hồi với tốc độ v và có bước sóng λ. Hệ thức đúng là?

  A.v=λ/f.                           B. v = λf.                           C. v = 2πλf.                     D.λ=f/v.

Câu 3: Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi

A. prôtôn, nơtron.     

B. nơtron và êlectron.

C. prôtôn, nơtron và êlectron.   

D. prôtôn và êlectron.

Câu 4: Đặt điện áp u = U0cos(ωt + 0,25π) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì cường độ dòng điện trong mạch là i = I0cos(ωt + φi) . Giá trị của \({{\varphi }_{i}}\)bằng

  A. 0,75π.                         B. 0,5π.                             C. – 0,5π.                       D. – 0,75π.

Câu 5: Chọn phát biểu sai. Tia X

  A. có năng lượng lớn vì bước sóng lớn.

  B. có bản chất là sóng điện từ.

  C. không bị lệch phương trong điện trường và từ trường.

  D. có bước sóng ngắn hơn bước sóng của tia tử ngoại.

Câu 6: Chọn câu đúng nhất. Điều kiện để có dòng điện   

A. có hiệu điện thế.        

B. có điện tích tự do.     

C. có hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn.    

D. có nguồn điện.

Câu 7: Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là

A. tác dụng nhiệt.           

B. tác dụng quang      

C. tác dụng quang điện

D. tác dụng hóa học

Câu 8: Chọn phương án đúng. Quang phổ liên tục của một vật nóng sáng

A. chỉ phụ thuộc vào bản chất của vật.              

B. phụ thuộc cả nhiệt độ và bản chất của vật.

C. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.               

D. không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật.

Câu 9: Mạch dao động điện từ gồm cuộn cảm L và tụ điện C. Khi tăng độ tự cảm lên 8 lần và giảm điện dung 2 lần thì tần số dao động của mạch sẽ

A. giảm 2 lần.              

B. tăng 2 lần.               

C. tăng 4 lần.  

D. giảm 4 lần

Câu 10: Lực tương tác nào sau đây không phải là lực từ ?

A. giữa một nam châm và một dòng điện.       

B. giữa hai nam châm.

C. giữa hai dòng điện.      

D. giữa hai điện tích đứng yên.

ĐÁP ÁN

1.A

2.B

3.A

4.A

5.A

6.C

7.A

8.C

9.A

10.D

...

---(Nội dung đề và đáp án tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Một con lắc lò xo nằm ngang dao động theo phương trình \(x=5\cos \left( 2\pi t-\frac{\pi }{3} \right)\)  (x tính bằng cm; t tính bằng s). Kể từ t = 0, lò xo không biến dạng lần đầu tại thời điểm

A. \(\frac{5}{12}\)s.    

B.\(\frac{1}{6}\)s.     

C.\(\frac{2}{3}\)s.    

D. \(\frac{11}{12}\)s.

Câu 2: Tại một phòng thí nghiệm, học sinh A sử dụng con lắc đơn để đo gia tốc rơi tự do g bằng phép đo gián tiếp. Kết quả đo chu kì và chiều dài của con lắc đơn là T = 1,919 ± 0,001s và l = 0,900 ± 0,002 m. Bỏ qua sai số của số π. Cách viết kết quả đo nào sau đây là đúng?

A. g = 9,648 ± 0,003 m/s2.       

B. g = 9,648 ± 0,031 m/s2.

C. g = 9,544 ± 0,003 m/s2.         

D. g = 9,544 ± 0,035 m/s2.

Câu 3: Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động cùng pha, cùng tần số, cách nhau AB = 8 cm tạo ra hai sóng kết hợp có bước sóng λ = 2 cm. Một đường thẳng (∆) song song với AB và cách AB một khoảng là 2 cm, cắt đường trung trực của AB tại điểm C. Khoảng cách ngắn nhất từ C đến điểm dao động với biên độ cực tiểu trên (∆) là

  A. 0,56 cm.                     B. 0,64 cm.                        C. 0,43 cm.                     D. 0,5 cm.

Câu 4: Một sợi dây AB = 120 cm, hai đầu cố định, khi có sóng dừng ổn định trên sợi dây xuất hiện 5 nút sóng. O là trung điểm dây, M, N là hai điểm trên dây nằm về hai phía của O, với OM = 5 cm, ON = 10 cm, tại thời điểm t vận tốc dao động của M là 60 cm/s thì vận tốc dao động của N là:

A. \(30\sqrt{3}\)cm/s.                

B.\(-60\sqrt{3}\)cm/s.          

C.\(60\sqrt{3}\) cm/s.                

D. 60 cm/s.

Câu 5: Một mạch điện không phân nhánh gồm điện trở R = 100 Ω, cuộn thuần cảm có L thay đổi được và tụ có điện dung C. Mắc mạch vào nguồn có điện áp \(u=100\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)\) V. Thay đổi L để điện áp hai đầu điện trở có giá trị hiệu dụng UR = 100 V. Cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức là

A.\(i=\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)\)A.   

B.\(i=\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{4} \right)\)A.

C. \(i=\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)\)A.     

D. \(i=\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t \right)\)A.

Câu 6: Một khung dây dẫn hình chữ nhật có 100 vòng, diện tích mỗi vòng 600 cm2, quay đều quanh trục đối xứng của khung với vận tốc góc 120 vòng/phút trong một từ trường đều có cảm ứng từ bằng 0,2 T. Trục quay vuông góc với các đường cảm ứng từ. Chọn gốc thời gian lúc vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây ngược hướng với vectơ cảm ứng từ. Biểu thức suất điện động cảm ứng trong khung là

A. e = 48πsin(4πt + π) V.                              

B.e = 48πsin(4πt + 0,5π) V.

C. e = 4,8πsin(4πt + π) V.                             

D. e = 48πsin(4πt – 0,5π) V.

Câu 7: Thí nghiệm giao thoa Yang với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng cách giữa hai khe a = 1 mm. Ban đầu, tại M cách vân trung tâm 5,25 mm người ta quan sát được vân sáng bậc 5. Giữ cố định màn chứa hai khe, di chuyển từ từ màn quan sát ra xa và dọc theo đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe một đoạn 0,75 m thì thấy tại M chuyển thành vân tối lần thứ hai. Bước sóng λ có giá trị là

A. 0,64 μm           

B. 0,70 μm                       

C. 0,60 μm                        

D. 0,50 μm

Câu 8: Một cái bể sâu 2 m chứa đầy nước. Một tia sáng Mặt Trời rọi vào mặt nước bể dưới góc tới i = 300. Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là nđ = 1,328 và nt = 1,361. Bề rộng của quang phổ do tia sáng tạo ra ở đáy bể nằm ngang bằng:

A. 17,99 mm.                  

B. 22,83 mm.                              

C. 21,16 mm.                        

D. 19,64 mm.

Câu 9: Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hiđrô là r0. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo O về quỹ đạo M thì bán kính quỹ đạo giảm bớt

  A. 12r0.                            B. 16r0.                              C. 25r0.                               D. 9r0.

Câu 10: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 6cosπt (x tính bằng cm, t tính bằng s). Tốc độ lớn nhất của chất điểm trong quá trình dao động là

A. 3π cm/s.          

B. 6π cm/s.                      

C. 2π cm/s.                       

D. π cm/s.

ĐÁP ÁN

1.A

2.B

3.A

4.B

5.C

6.C

7.C

8.B

9.B

10.A

...

---(Nội dung đề và đáp án tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT Thiên Đức. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?