Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT Thanh Khê

TRƯỜNG THPT THANH KHÊ

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian: 50p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Tại nơi có gia tốc trọng trường \(g\), một con lắc đơn có chiều dài \(l\) , khối lượng \(m\) dao động điều hòa với biên độ \({{\alpha }_{0}}\). Cơ năng của con lắc này là

A. \(\frac{1}{2}mgl\alpha _{0}^{2}\).                    

B. \(mgl\alpha _{0}^{2}\).       

C. \(mg{{l}^{2}}\alpha _{0}^{2}\).   

D. \(mgl{{\alpha }_{0}}\).

Câu 2: Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở \(R\) mắc nối tiếp với tụ điện thì dung kháng và tổng trở của đoạn mạch lần lượt là \({{Z}_{C}}\) và \(Z.\) Hệ số công suất của đoạn mạch là 

A. \(\cos \varphi =\frac{Z}{R}\).                          

B. \(\cos \varphi =\frac{R}{{{Z}_{C}}}\).                                 

C. \(\cos \varphi =\frac{R}{Z}\).       

D. \(\cos \varphi =\frac{{{Z}_{C}}}{R}\).

Câu 3: Từ thông qua một mạch điện kín biến thiên đều theo thời gian. Trong khoảng thời gian 0,1 s từ thông biến thiên một lượng là 0,25 Wb. Suất điện động cảm ứng trong mạch có độ lớn là 

  A. 0,1 V.                       B. 2,5 V.                       C. 0,4 V.                      D. 0,25 V.

Câu 4: Một con lắc đơn dao động theo phương trình \(s=4\cos \left( 2\pi t-\frac{\pi }{6} \right)\,\)cm (\(t\) tính bằng giây). Quãng đường mà con lắc này đi được trong 0,5 s đầu tiên là

  A. 4 cm.                        B. 8 cm.                        C. 2 cm.                    D. 12 cm.

Câu 5: Một sợi dây đang có sóng dừng ổn định, chiều dài \(l=60\)cm. Sóng truyền trên dây có bước sóng là 12 cm. Số bó sóng trên dây là 

  A. 6.                             B. 3.                             C. 10.                        D. 12.

Câu 6: Điện năng được truyền tải từ trạm phát điện đến nơi tiêu thụ bằng đường dây tải điện một pha. Cường độ dòng điện hiệu dụng trên dây là 8 A. Biế điện trở tổng cộng của đường dây tải điện là 40 Ω, công suất hao phí trên đường dây truyền tải bằng

  A. 64 W.                       B. 1280 W.                   C. 1440 W.               D. 160 W.

Câu 7: Sóng điện từ của kênh VOV giao thông có tần số 91 MHz, lan truyền trong không khí với tốc độ \({{3.10}^{8}}\,\,\text{m/s}.\) Quãng đường mà sóng này lan truyền được trong môt chu kì sóng là 

  A. 3,3 m.                       B. 3,0 m.                      C. 2,7 m.                 D. 9,1 m.

Câu 8: Tia \(X\) không có ứng dụng nào sau đây?

A. chứa bệnh ung thư.                                     

B. tìm bọt khí bên trong các vật bằng kim loại.                      

C. chiếu điện, chụp điện.                                  

D. sấy khô sưởi ấm.

Câu 9: Năng lượng cần thiết để giải phóng một electron liên kết thành electron dẫn (năng lượng kích hoạt) của các chất \(PbS\), \(Ge\), \(Cd\); \(Te\) lần lượt là: 0,30 eV; 0,66 eV; 1,12 eV; 1,51 eV. Khi chiếu bức xạ đơn sắc mà mỗi photon mang năng lượng \(9,{{94.10}^{-20}}\)J vào các chất trên thì số chất mà hiện tượng quang điện không xảy ra là

  A. 3.                             B. 1.                             C. 4.                           D. 2.

Câu 10: Cho phản ứng hạt nhân: \({}_{3}^{7}Li+{}_{1}^{1}H\to {}_{2}^{4}He+X\). Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 1 mol Heli theo phản ứng này là \(5,{{2.10}^{24}}\)MeV. Lấy \({{N}_{A}}=6,{{023.10}^{23}}\) \(mo{{l}^{-1}}\). Năng lượng tỏa ra của một phản ứng hạt nhân trên là

A. 17,3 MeV.                

B. 51,9 MeV.               

C. 34,6 MeV.     

D. 69,2 MeV.

...

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

B

B

C

C

A

D

B

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

C

B

C

B

A

D

B

D

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

A

B

B

B

A

D

C

D

C

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

D

C

D

A

A

D

B

B

C

B

 

---(Nội dung đầy đủ của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch có biểu thức \(i=2\cos 100\pi t(A).\) Cường độ hiệu dụng của dòng điện này là 

A. 1 A                              

B. 2 A.                              

C. \(\sqrt{2}\text{ A}\)                          

D. \(2\sqrt{2}\text{ A}\) 

Câu 2: Đặt điện áp \(u=220\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{3} \right)(V)\)vào hai đầu đoạn mạch thì cường độ dòng điện trong đoạn mạch là \(i=2\sqrt{2}\cos 100\pi t(A).\) Hệ số công suất của đoạn mạch là

A. 0,8

B. 0,7

C. 0,5

D. 0,9

Câu 3: Một nguồn điện một chiều có suất điện động 12 V và điện trở trong 2 Ω được nối với điện trở

\(R=10\Omega \) thành mạch điện kín. Bỏ qua điện trở của dây nối. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R là

A. 20 W

B. 12 W

C. 2 W

D. 10 W

Câu 4: Một sợi dây đàn hồi AB dài 1,8 m căng thẳng nằm ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với cần rung dao động điều hoà với tần số 100 Hz theo phương vuông góc với AB. Trên dây có một sóng dừng ổn định với 6 bụng sóng (coi A, B là hai nút sóng). Tốc độ truyền sóng trên dây AB là

A. 30 m/s

B. 60 m/s

C. 72 m/s

D. 36 m/s

Câu 5: Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn 2 cm thì động năng của vật là 0,48 J. Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn 6 cm thì động năng của vật là 0,32 J. Biên độ dao động của vật bằng 

A. 10 cm

B. 8 cm

C. 14 cm

D. 12 cm

Câu 6: Một mạch dao động lí tưởng gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L không đổi và một tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi điện dung của tụ điện có giá trị C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1. Để tần số dao động riêng của mạch là \(\sqrt{3}{{f}_{1}}\)thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị là 

A. \(\frac{{{C}_{1}}}{3}\)                               

B. \(3{{C}_{1}}\)                             

C. \(\sqrt{3}{{C}_{1}}\)                           

D. \(\frac{{{C}_{1}}}{\sqrt{3}}\)  

Câu 7: Một máy biến áp lí tưởng có cuộn sơ cấp gồm 2000 vòng và cuộn thứ cấp gồm 100 vòng, điện áp hiệu dụng giữa hai cuộn sơ cấp là 220 V. Bỏ qua mọi hao phí. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 

A. 440 V

B. 4400 V

C. 110 V

D. 11 V

Câu 8: Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt chất lỏng với hai nguồn đồng bộ dao động theo phương thẳng đứng có tần số 25 Hz, người ta đo được khoảng cách giữa hai cực đại giao thoa ở kề nhau trên đường thẳng nối hai nguồn là 1,6 cm. Tốc độ sóng trên mặt chất lỏng là 

A. 1,6 m/s

B. 0,6 m/s

C. 0,4 m/s

D. 0,8 m/s

Câu 9: Trong một điện trường đều có cường độ E = 1000 V/m, một điện tích \(q={{4.10}^{-8}}C\)di chuyển trên một đường sức, theo chiều điện trường từ điểm M đến điểm N. Biết MN = 10 cm. Công của lực điện tác dụng lên q là 

A. \({{4.10}^{-6}}J\)

B. \({{5.10}^{-6}}J\)

C. \({{2.10}^{-6}}J\)

D. \({{3.10}^{-6}}J\)

Câu 10: Một dây dẫn uốn thành vòng tròn có bán kính R đặt trong không khí. Cường độ dòng điện chạy trong vòng dây là I. Độ lớn cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại tâm của vòng dây được tính bởi công thức 

A. \(B=2\pi {{.10}^{7}}\frac{R}{I}\)

B. \(B=2\pi {{.10}^{-7}}\frac{R}{I}\)

C. \(B=2\pi {{.10}^{7}}\frac{I}{R}\)

D. \(B=2\pi {{.10}^{-7}}\frac{I}{R}\)

...

ĐÁP ÁN

1.A

2.B

3.A

4.B

5.D

6.B

7.D

8.C

9.C

10.D

11.C

12.B

13.B

14.C

15.D

16.C

17.B

18.D

19.D

20.D

21.C

22.C

23.D

24.B

25.A

26.A

27.D

28.D

29.A

30.B

31.B

32.D

33.C

34.A

35.B

36.C

37.A

38.A

39.D

40.A

 

---(Nội dung đầy đủ của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Một ống phát tia X có công suất 400 W đang hoạt động ổn định ở điện áp 10 kV. Cho hằng số \(e=1,{{6.10}^{-19}}C\) . Tổng số hạt electron chạy qua ống trong mỗi giây xấp xỉ bằng

A. \(2,{{5.10}^{21}}\).    

B. \({{5.10}^{21}}\).       

C. \({{5.10}^{17}}\).              

D. \(2,{{5.10}^{17}}\).

Câu 2. Do sự phát bức xạ nên mỗi ngày (86400 s) khối lượng Mặt Trời giảm một lượng \(3,{{744.10}^{14}}kg\). Biết vận tốc ánh sáng trong chân không là \({{3.10}^{8}}m/s\). Công suất bức xạ (phát xạ) trung bình của Mặt Trời bằng

A. \(6,{{9.10}^{15}}M\text{W}\).                         

B. \(4,{{9.10}^{40}}M\text{W}\).                                

C. \(3,{{9.10}^{20}}M\text{W}\).                                

D. \(5,{{9.10}^{10}}M\text{W}\).

Câu 3. Biết năng lượng ứng với các trạng thái dừng của nguyên tử Hidro được tính theo biểu thức \({{E}_{n}}=-\frac{{{E}_{0}}}{{{n}^{2}}}\) (\({{E}_{0}}\) là hằng số dương, \(n=1,2,3,...\)). Cho một đám khí Hidro loãng đang ở trạng thái cơ bản. Khi chiếu bức xạ có tần số \({{f}_{1}}\) vào đám nguyên tử này thì chúng chỉ phát ra duy nhất 1 bức xạ đơn sắc. Vậy nếu chiếu bức xạ có tần số \({{f}_{2}}=1,25{{f}_{1}}\) vào đám nguyên tử này thì số bức xạ đơn sắc lớn nhất mà đám khí có thể phát ra là

   A. 10.                           B. 6.                             C. 4.                        D. 15.

Câu 4. Trong mạch dao động LC lý tưởng đang có dao động điện từ với biểu thức điện tích trên tụ là \(q=36cos\left( \frac{{{10}^{6}}}{6}t \right)nC\). Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn dây có giá trị là

   A. \(3\sqrt{2}\,mA\).      B. \({{6.10}^{6}}\,A\).     C. 6 mA.                 D. \(3\sqrt{2}\,A\).

Câu 5. Một học sinh thực hiện đo bước sóng của ánh sáng được phát ra từ một nguổn sáng đơn sắc bằng thí nghiệm khe Yâng. Cho số đo khoảng cách giữa hai khe sáng là \(1,00\pm 0,05\) mm và khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là \(2,00\pm 0,01\) m. Trên màn quan sát giao thoa, khoảng cách giữa 10 vân sáng liên tiếp đo được là \(10,80\pm 0,15\) mm. Kết quả biểu diễn bước sóng đo được là

A. \(0,60\pm 0,04\,\mu m\).        

B. \(0,6\pm 0,1\,\mu m\).

C. \(0,6\pm 0,04\,\mu m\).   

D. \(0,600\pm 0,041\,\mu m\).

Câu 6. Đặt điện áp xoay chiều \(u=220\sqrt{2}.cos\left( 100\pi t \right)\) V, với t tính bằng giây, vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở \(R=100\,\Omega \), cuộn cảm thuần \(L=\frac{2}{\pi }H\) và tụ điện \(C=\frac{100}{\pi }\mu F\) mắc nối tiếp. Trong một chu kì của dòng điện, tổng thời gian mà mạch điện sinh công dương là

   A. 30,0 ms.                  B. 17,5 ms.                  C. 7,5 ms.                     D. 5,0 ms.

Câu 7. Hai điện tích điểm \({{q}_{1}}={{2.10}^{-8}}C\) và \({{q}_{2}}=-1,{{8.10}^{-7}}C\) đặt tại hai điểm cố định cách nhau 12 cm trong chân không. Đặt điện tích điểm q3 tại một vị trí sao cho hệ ba điện tích đứng cân bằng. Giá trị của q3

A. \(-4,{{5.10}^{-8}}C\). 

B. \({{45.10}^{-8}}C\).   

C. \(-{{45.10}^{-8}}C\).            

D. \(4,{{5.10}^{-8}}C\).

Câu 8. Hai dòng điện không đổi có cường độ \({{I}_{1}}=6A\) và \({{I}_{2}}=9A\) chạy ngược chiều trong hai dây dẫn thẳng, rất dài, song song với nhau và cách nhau 10 cm trong chân không. Cảm ứng từ do hệ hai dòng điện gây ra tại điểm M cách dây dẫn mang dòng điện I1 một đoạn 6 cm và cách dây dẫn mang dòng điện I2 một đoạn 8 cm có độ lớn bằng

A. \({{3.10}^{-5}}T\).     

B. \(0,{{25.10}^{-5}}T\).

C. \(4,{{25.10}^{-5}}T\).       

D. Tất cả đều sai

Câu 9. Một máy đang phát sóng điện từ ở Hà Nội có phương truyền thẳng đứng hướng lên. Vào một thời điểm, tại điểm M trên phương truyền, véc-tơ cường độ điện trường đang có độ lớn bằng một nửa giá trị cực đại và hướng về phía Nam. Khi đó véc-tơ cảm ứng từ có

   A. độ lớn bằng một nửa giá trị cực đại và hướng về phía Đông.

   B. độ lớn bằng một nửa giá trị cực đại và hướng về phía Tây.

   C. độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc.

   D. độ lớn bằng không.

Câu 10. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, đầu trên của lò xo được giữ cố định, đầu dưới gắn với một vật nặng. Khi vật nặng đứng cân bằng thì lò xo giãn 4 cm. Cho \(g=10m/{{s}^{2}}\) và lấy xấp xỉ \({{\pi }^{2}}=10\). Kích thích cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng thì thấy trong môt chu kì dao động, khoảng thời gian lò xo bị nén là \(\frac{2}{15}s\). Chọn trục tọa độ trùng với phương dao động của vật, chiều dương hướng xuống dưới, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng. Chọn gốc thời gian, \(t=0\), là lúc vật qua vị trí lò xo giãn 8 cm và đang chuyển động chậm dần. Pha ban đầu của dao động là

A. \(\frac{\pi }{3}\).        

B. \(\frac{2\pi }{3}\).    

C. \(-\frac{\pi }{3}\).         

D. \(-\frac{2\pi }{3}\).

...

Đáp án

1-D

2-C

3-B

4-A

5-A

6-D

7-A

8-A

9-A

10-C

11-D

12-D

13-B

14-B

15-D

16-C

17-B

18-A

19-C

20-D

21-B

22-A

23-C

24-C

25-A

26-A

27-A

28-B

29-C

30-D

31-C

32-B

33-A

34-C

35-D

36-D

37-B

38-B

39-B

40-D

 

---(Nội dung đầy đủ của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Đặt điện áp u = U0cos(100πt + φ) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn  cảm thuần L và tụ điện C mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua mạch có tần số bằng 

    A. 50π Hz.                  B. 100π Hz.              C. 100 Hz.                       D. 50 Hz.

Câu 2: Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox. Phương trình dao động của phần tử môi trường  tại một điểm trên phương truyền sóng là u = 4cos(20πt + 0,5π) (mm) (t tính bằng s). Chu kì của sóng cơ này  là 

    A. 0,1 s.                      B. 0,5 s.                    C. 10 s.                           D. 5 s.

Câu 3: Một sợi dây dài 50 cm có hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng với hai bụng  sóng. Sóng truyền trên dây có bước sóng là 

    A. 100 cm.                  B. 75 cm.                  C. 50 cm.                        D. 25 cm.

Câu 4: Một vật dao động điều hoà theo phương trình \(x=2\cos \left( \pi t-\frac{\pi }{6} \right)(\text{cm})\), trong đó t tính bằng s. Tốc độ cực đại của vật là 

    A. 2π cm/s.                 B. π cm/s.                 C. 2 cm/s.                      D. 4π cm/s.

Câu 5: Con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 100 N/m gắn vật nhỏ đang dao động điều hoà.  Khi con lắc có li độ 2 cm thì lực kéo về có giá trị là 

    A. -200 N.                   B. -2N.                      C. 50 N.                         D. 5 N.

Câu 6: Cho dòng điện xoay chiều có cường độ hiệu dụng 2 A chạy qua điện trở thuần 50 Ω.  Công suất tỏa nhiệt trên điện trở bằng 

    A. 200 W.                   B. 400 W.                 C. 50 W.                        D. 100 W.

Câu 7: Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ 3 cm. Lò xo có độ cứng bằng 50  N/m. Động năng cực đại của con lắc là 

A. 22,5.10-3J.             

B. 225,0 J.               

C. 1,5.10-3J.                    

D. 1,5 J.

Câu 8: Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và  B dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Trên đoạn thẳng AB, khoảng cách giữa hai điểm cực tiểu  giao thoa liên tiếp là 2 cm. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng là 

    A. 8 cm.                      B. 2 cm.                    C. 4 cm.                      D. 1 cm.

Câu 9: Cho mạch dao động LC lí tưởng với C = 2 μF và cuộn dây thuần cảm L = 20 mH.  Sau khi kích thích cho mạch dao động thì hiệu điện thế cực đại trên tụ điện đạt giá trị 5 V. Lúc hiệu điện thế  tức thời trên một bản tụ điện là 3 V thì cường độ dòng điện qua cuộn dây có độ lớn 

    A. 0,04 A.                   B. 0,08 A.                 C. 0,4 A                       D. 0,8 A.

Câu 10: Một vật dao động điều hoà với biên độ 2 cm trên quỹ đạo thẳng. Biết trong 2 phút vật  thực hiện được 60 dao động toàn phần. Lấy π2= 10. Gia tốc của vật có giá trị cực đại là 

A. 2π cm/s2.              

B. 20 cm/s2.             

C. 40 cm/s2                 

D. 30 cm/s2.

...

ĐÁP ÁN

1.D 

2.A 

3.C 

4.A 

5.B 

6.A 

7.A 

8.C 

9.A 

10.B

11.B 

12.B 

13.C 

14.C 

15.B 

16.C 

17.B 

18.D 

19.D 

20.B

21.D 

22.B 

23.D 

24.A 

25.A 

26.D 

27.A 

28.C 

29.D 

30.B

31.C 

32.B 

33.A 

34.D 

35.C 

36.A 

37.D 

38.C 

39.C 

40.D

 

---(Nội dung đầy đủ của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Một cần rung dao động với tần số 20Hz tạo ra trên mặt nước những gợn lồi và gợn lõm là những đường tròn đồng tâm. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40 cm/s. Ở cùng một thời điểm, hai gợn lồi liên tiếp (tính từ cần rung) có đường kính chênh lệch nhau

   A. 4 cm.                       B. 6 cm.                       C. 2 cm.                     D. 8 cm.

Câu 2. Thế năng của một electron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là \(-3,{{2.10}^{-19}}J.\)  Điện thế tại điểm M là

   A. 3,2 V.                       B. – 3,2 V.                    C. 2 V.                       D. – 2 V.

Câu 3. Biết số Avogadro là \(6,{{02.10}^{23}}g/mol.\) Tính số phân tử oxy trong một gam khí \(C{{O}_{2}}\) (O =15,999)

A. \({{376.10}^{20}}.\)   

B. \({{188.10}^{20}}.\)   

C. \({{99.10}^{20}}.\)            

D. \({{198.10}^{20}}.\)

Câu 4. Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc không đổi) thì tần số dao động điều hòa của nó sẽ

   A. Tăng vì tần số dao động điều hòa của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường.

   B. Giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao.

   C. Không đổi vì chu kỳ dao động điều hòa của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường.

   D. Tăng vì chu kỳ dao động điều hòa của nó giảm.

Câu 5. Khi electron trong nguyên tử Hidro chuyển từ quỹ đạo dừng có năng lượng \({{E}_{m}}=-0,85eV\)  sang quỹ đạo dừng có năng lượng \({{E}_{n}}=-13,60eV\) thì nguyên tử phát bức xạ điện từ có bước sóng.

A. \(0,4340\mu m.\)     

B. \(0,4860\mu m.\)     

C. \(0,0974\mu m.\)            

D. \(0,6563\mu m.\)

Câu 6. Cường độ dòng điện trong mạch dao động LC có biểu thức \(i=9\cos \omega t\,(mA).\) Vào thời điểm năng lượng điện trường bằng 8 lần năng lượng từ trường thì cường độ dòng điện i bằng

A. \(3mA.\)                  

B. \(1,5\sqrt{2}mA.\)     

C. \(2\sqrt{2}mA.\)               

D. \(1mA.\)

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tia X?

   A. Tia X là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn cả bước sóng của tia tử ngoại.

   B. Tia X là một loại sóng điện từ phát ra từ những vật bị nung nóng đến nhiệt độ khoảng \({{500}^{o}}C.\)

   C. Tia X không có khả năng đâm xuyên.

   D. Tia X được phát ra từ đèn điện.

Câu 8. Dùng kính lúp có độ tụ 50 dp để quan sát vật nhỏ AB. Mắt có điểm cực cận cách mắt 20cm đặt cách kính 5cm và ngắm chừng ở điểm cực cận. Số bội giác của kính là

   A. 16,5.                        B. 8,5.                          C. 11.                      D. 20.

Câu 9. Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình dao động \(x=4\cos \left( 4\pi t \right)\,cm.\) Thời gian chất điểm đi được quãng đường 6cm kể từ lúc bắt đầu dao động là

A. 0,750 s.                  

B. 0,375 s.                  

C. 0,185 s.              

D. 0,167 s.

Câu 10. Hạt A có động năng \({{\text{W}}_{A}}\)  bắn vào một hạt nhân B đứng yên, gây ra phản ứng: \(A+B\to C+D\). Hai hạt sinh ra có cùng độ lớn vận tốc và khối lượng lần lượt là \({{m}_{C}}\)  và \({{m}_{o}}\). Cho biết tổng năng lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng nhiều hơn tổng năng lượng nghỉ của các hạt sau phản ứng là \(\Delta E\) và không sinh ra bức xạ \(\gamma .\)  Tính động năng của hạt nhân C.

A. \({{\text{W}}_{C}}={{m}_{D}}\left( {{\text{W}}_{A}}+\Delta E \right)/\left( {{m}_{C}}+{{m}_{D}} \right).\)

B. \({{\text{W}}_{C}}=\left( {{\text{W}}_{A}}+\Delta E \right).\left( {{m}_{C}}+{{m}_{D}} \right)/{{m}_{C}}.\)

C. \({{\text{W}}_{C}}=\left( {{\text{W}}_{A}}+\Delta E \right).\left( {{m}_{C}}+{{m}_{D}} \right)/{{m}_{D}}.\)

D. \({{\text{W}}_{C}}={{m}_{C}}\left( {{\text{W}}_{A}}+\Delta E \right)/\left( {{m}_{C}}+{{m}_{D}} \right).\)

Đáp án

1-A

2-C

3-B

4-B

5-C

6-A

7-A

8-B

9-D

10-D

11-C

12-C

13-A

14-A

15-D

16-A

17-C

18-B

19-D

20-A

21-A

22-D

23-B

24-B

25-C

26-C

27-C

28-C

29-A

30-A

31-D

32-A

33-C

34-C

35-D

36-C

37-D

38-D

39-A

40-C

 

---(Nội dung đầy đủ của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT Thanh Khê. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?