Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT Phố Mới

TRƯỜNG THPT PHỐ MỚI

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian: 50p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Trong máy tăng áp, tỉ số giữa số vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp

A. nhỏ hơn 1.                   

B. bằng 1.              

C. lớn hơn 2.          

D. lớn hơn 1.

Câu 2: Một sóng cơ có tốc độ truyền sóng là v, tần số f. Bước sóng là

A.\(\lambda =\frac{v}{f}.\)                     

B.\(\lambda =\frac{2v}{f}.~~~~~~~~~\)          

C.\(\lambda =\frac{2f}{v}.~~~~~~~~~~~~~~~~~~~\)

D. \(\lambda =\frac{f}{v}.\)

Câu 3: Đặt điện áp xoay chiều có dạng \(u=220\sqrt{2}\text{ }cos\left( 1000\pi t-\frac{\pi }{3} \right)V\) vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua đoạn mạch là \(i=2\sqrt{2}\text{ }cos\left( 100\text{ }\pi t \right)A.\) Công suất tiêu thụ của đoạn mạch bằng 

  1. 110√2W                   B. 440W.                 C.440√2W                          D. 220W.

Câu 4: Điện áp xoay chiều có dạng \(u={{U}_{0}}\cos \left( \omega t \right)\) . Điện áp hiệu dụng bằng

A.U0/2                         B.U0√2                    C.U0/√2                              D. U0

Câu 5: Đặt điện áp xoay chiều \(u={{U}_{0}}\cos \left( \omega t \right)\) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần R. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng

A. 1.                            B. 0.                        C.1/2                                 D. 1/√2

Câu 6: Đối với đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì điện áp hai đầu đoạn mạch

A. ngược pha với cường độ dòng điện.                                    

B. trễ pha hơn cường độ dòng điện π/2

C. sớm pha hơn cường độ dòng điện π/2                      

D. cùng pha với cường độ dòng điện.

Câu 7: Một trong những đặc trưng vật lí của âm là

A. độ to.                 

B. độ cao.              

C. âm sắc              

D. tần số.

Câu 8: Hai điện tích điểm q1 , q2 trái dấu đặt cách nhau một khoảng r trong chân không. Độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích đó bằng

A. \({{9.10}^{9}}\frac{{{q}_{1}}{{q}_{2}}}{r}.\)                 

B.\({{9.10}^{9}}\frac{\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{{{r}^{2}}}~.~~~~~~\)       

C.\(-{{9.10}^{9}}\frac{\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{{{r}^{2}}}.\)  

D. \({{9.10}^{9}}\frac{{{q}_{1}}{{q}_{2}}}{{{r}^{2}}}.\)

Câu 9: Đặt điện áp xoay chiều \(u={{U}_{0}}\cos \left( \omega t \right)\)  vào hai đầu đoạn mạch chứa R, C. Tổng trở của đoạn mạch là 

A. \(Z=\sqrt{\frac{1}{{{R}^{2}}}+\frac{1}{{{\omega }^{2}}{{C}^{2}}}}.\)           

B.\(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{\omega }^{2}}{{C}^{2}}}.~~~~\)

C.\(Z=\sqrt{\frac{1}{{{R}^{2}}}+{{\omega }^{2}}{{C}^{2}}}.\)          

D. \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+\frac{1}{{{\omega }^{2}}{{C}^{2}}}}.\)

Câu 10: Một con lắc đơn treo tại nơi có gia tốc trọng trường g, chiều dài dây treo là l. Chu kì dao động điều hòa của con lắc là 

A. \(T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}.\text{   }\)            

B.\(T=~2\pi \frac{l}{g}.\text{   }~~~\)   

C.\(T=2\pi \frac{g}{l}.\text{  }~~~~\)          

D. \(T=2\pi \sqrt{\frac{g}{l}}.\text{   }\)

ĐÁP ÁN

1.A

2.A

3.D

4.C

5.A

6.B

7.D

8.B

9.D

10.A

 

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, phần tử thuộc vân giao thoa cực đại thì hai sóng tới tại đó

A. cùng pha.                    

B. vuông pha.        

C. ngược pha.          

D. lệch pha \(\frac{\pi }{3}.\)

Câu 2: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox với phương trình\(x=8cosx\left( 2\pi t \right)cm\). Chiều dài quỹ đạo dao động của chất điểm bằng

A.8cm.                              B.16cm.                  C.4cm.                    D. 32 cm.

Câu 3: Một sóng cơ truyền từ môi trường này sang môi trường khác. Đại lượng không thay đổi là

A. bước sóng.            

B. tốc độ.               

C. tần số.               

D. biên độ.

Câu 4: Trong dao động tắt dần theo thời gian

A. biên độ của vật giảm dần.    

B. động năng của vật giảm dần.

C. thế năng của vật giảm dần.        

D. tốc độ của vật giảm dần.

Câu 5: Cho máy phát điện xoay chiều một pha gồm p cặp cực. Khi roto có tốc độ n vòng/giây thì tần số của dòng điện do máy phát tạo ra là

A. \(f=2\pi np.\text{ }~~~~~\)                

B.\(f=\frac{1}{2\pi np\text{ }}.\text{ }~~\)      

C.\(f=np.~\)            

D. \(f=\frac{1}{np}.\text{ }\)

Câu 6: Dao động của con lắc đồng hồ là dao động

A. cộng hưởng.                

B. tắt dần.              

C. cưỡng bức.          

D. duy trì.

Câu 7: Đặt điện áp xoay chiều ( ) 0 u U cos tω = vào hai đầu đoạn mạch chứa R, L, C mắc nối tiếp. Cảm kháng của cuộn dây là

A. \({{Z}_{L}}=~\frac{\omega }{L}.\text{ }~~~~~\)      

B. \({{Z}_{L}}=~\frac{1}{\omega L}.\text{ }~~~~~\)     

C.\({{Z}_{L}}=~\frac{L}{\omega }.\text{ }~~~~~\)      

D. \({{Z}_{L}}=~\omega L.\text{ }~~~~~\)

Câu 8: Chu kì dao động điều hòa là khoảng thời gian để vật thực hiện được

A. một dao động toàn phần.  

B. ba dao động toàn phần.

C. hai dao động toàn phần.    

D. bốn dao động toàn phần.

Câu 9: Một con lắc lò xo có độ cứng k, khối lượng m. Tần số góc riêng của con lắc là

A.\(\omega =\frac{m}{k}.~~~~~~~~~\)        

B. \(\omega =\sqrt{\frac{m}{k}}.~~~~~~~~~\)     

C. \(\omega =\sqrt{\frac{k}{m}}.~~~~~~~~~\)

D. \(\omega =\frac{k}{m}.~~~~~~~~~\)

Câu 10: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,2m hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Biết sóng truyền trên dây có tần số 100Hz và tốc độ 80m / s. Số bụng sóng trên dây là

A. 4                                       B. 5                         C. 3                         D. 2

ĐÁP ÁN

1.A

2.B

3.C

4.A

5.C

6.D

7.D

8.A

9.C

10.C

 

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động là E, điện trở trong  r = 4Ω. Mạch ngoài là một điện trở  R = 20Ω. Biết cường độ dòng điện trong mạch là I = 0,5A. Suất điện động của nguồn là

A. 12V.                                  B. 10V.                   C. 24V.                      D. 2V.

Câu 2: Dòng điện qua cuộn dây giảm từ 1A xuống 0A trong thời gian 0,05s. Cuộn dây có độ tự cảm 0,2H. Suất điện động tự cảm trung bình xuất hiện trên cuộn dây trong thời gian trên là

A. -2V.                                   B. 1V.                     C. 4V.                         D. 2V.

Câu 3: Trên một sợi dây đang sóng dừng với bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng

A.\(\frac{\lambda }{8}.\text{ }\)      

B.\(\frac{\lambda }{4}.\text{ }\)     

C.\(\frac{\lambda }{2}.\text{ }\)  

D. λ. 

Câu 4: Một con lắc đơn có chu kì dao động nhỏ là  T =1s. Nếu tăng gấp đôi chiều dài dây treo thì chu kì dao động nhỏ của con lắc là T ' bằng

A.\(\frac{1}{\sqrt{2}}s.\text{ }\)    

B.\(\sqrt{2}s.\)                  

C. 2s.                     

D. 0,5s.

Câu 5: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính một khoảng 20cm, qua thấu kính cho ảnh thật rõ nét A’B’ cao gấp 3 lần AB. Tiêu cự của thấu kính là

A.\(\text{ }f=-15cm.\text{ }~~~\)      

B.\(\text{ }f=30cm.\text{ }~~~\)   

C.\(\text{ }f=-30cm.\)        

D. \(\text{ }f=15cm.\text{ }~~~\)

Câu 6: Cho sợi dây hai đầu cố định, sóng trên dây có tốc độ không đổi. Khi sóng trên dây có tần số f thì xảy ra sóng dừng với n nút (kể cả hai đầu dây). Nếu sóng có tần số 3f thì trên dây có sóng dừng với

A. 3n bụng                  

B. (3n -1) bụng       

C. (3n-3) bụng  

D. (3n-2) bụng

Câu 7: Đặt điện áp xoay chiều có tần số góc là ω =200 rad /s vào hai đầu đoạn mạch chứa R, L nối tiếp, trong đó L thay đổi được. Khi \(L={{L}_{1}}=\frac{1}{4}H\text{  }v\grave{a}\text{ }L={{L}_{2}}\text{= }1H\) thì độ lệch pha giữa điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch và dòng điện trong mạch là φ1 và φ2 . Biết \({{\varphi }_{1}}+{{\varphi }_{2}}=\frac{\pi }{2}.\) Giá trị của R là

A.65Ω.                        B.50Ω.                    C.80Ω.                    D. 100Ω.

Câu 8: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, vật nặng có khối lượng  m = 500g. Khi vật ở vị trí cân bằng lò xo giãn 10cm. Đưa vật đến vị trí lò xo giãn 20cm rồi thả nhẹ thì thấy vật dao động điều hòa. Lấy \(g=10m/{{s}^{2}}.\)  Lực đàn hồi cực đại tác dụng lên vật bằng

A. 5N.                         B. 10N.                   C.20N.                     D. 15N.

Câu 9: Điện năng được truyền đi xa bằng đường dây tải 1 pha, độ giảm điện áp trên đường dây tải điện bằng 4% lần điện áp nơi truyền tải. Coi cường độ dòng điện trong mạch luôn cùng pha với điện áp, công suất truyền tải không đổi. Để hiệu suất truyền tải là 99% cần phải tăng điện áp nơi truyền tải lên

A. 5 lần.                      B. 3 lần.                  C. 4 lần.                  D. 2 lần.

Câu 10: Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số với các phương trình lần lượt là \({{x}_{1}}=4cos\left( \omega t+\frac{\pi }{6} \right)cm;{{x}_{2}}=3cos\left( \omega t-\frac{5\pi }{6} \right)cm.\) Biên đọ dao động tổng hợp của vật là

A. 5cm.                       B. 7cm.                   C. 3,5cm.                D. 1cm.

ĐÁP ÁN

1.A

2.C

3.C

4.B

5.D

6.C

7.D

8.B

9.D

10.D

 

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Một vật có khối lượng  m = 400g dao động điều hòa trên trục Ox. Tốc độ của vật tại vị trí cân bằng O là\(5\pi cm/s\). Lấy π2 =10. Chọn mốc tính thế năng tại vị trí cân bằng. Cơ năng của vật bằng

A.25mJ.                     

B.100mJ.   

C.75mJ. 

D. 5mJ.

Câu 2: Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số với các phương trình lần lượt là \({{x}_{1}}=4cos\left( \omega t+\frac{\pi }{6} \right)cm;{{x}_{2}}=3cos\left( \omega t-\frac{5\pi }{6} \right)cm.\) Biên đọ dao động tổng hợp của vật là

A. 5cm.                            

B. 7cm.                  

C. 3,5cm.    

D. 1cm.

Câu 3: Đặt điện áp xoay chiều có dạng \(u=220\sqrt{2}\text{ }cos\left( 1000\pi t-\frac{\pi }{3} \right)V\) vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua đoạn mạch là \(i=2\sqrt{2}\text{ }cos\left( 100\text{ }\pi t \right)A.\) Công suất tiêu thụ của đoạn mạch bằng 

A. 110√2W                  

B. 440W.                

C.440√2W    

D. 220W.

Câu 4: Dòng điện qua cuộn dây giảm từ 1A xuống 0A trong thời gian 0,05s. Cuộn dây có độ tự cảm 0,2H. Suất điện động tự cảm trung bình xuất hiện trên cuộn dây trong thời gian trên là

A. -2V.                               B. 1V.                             C. 4V.                          D. 2V.

Câu 5: Đặt điện áp xoay chiều \(u={{U}_{0}}\cos \left( \omega t \right)\) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần R. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng

A. 1.                                  B. 0.                                C.1/2                           D. 1/√2

Câu 6: Cho hai nguồn sóng A, B dao động kết hợp, cùng pha trên mặt nước theo phương thẳng đứng, tạo sóng với bước sóng 6cm. Biết hai nguồn có vị trí cân bằng cách nhau 32cm. Phần tử sóng tại M trên đoạn AB dao động cực đại gần với nguồn B nhất. Khoảng cách MB là

A. 1cm.                             B. 4cm.                             C. 3cm.                      D. 2cm.

Câu 7: Một trong những đặc trưng vật lí của âm là

A. độ to.                 

B. độ cao.              

C. âm sắc              

D. tần số.

Câu 8: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox với phương trình\(x=8cosx\left( 2\pi t \right)cm\). Chiều dài quỹ đạo dao động của chất điểm bằng

A.8cm.                              B.16cm.                  C.4cm.                    D. 32 cm.

Câu 9: Đặt điện áp xoay chiều ( ) 0 u U cos tω = vào hai đầu đoạn mạch chứa R, L, C mắc nối tiếp. Cảm kháng của cuộn dây là

A. \({{Z}_{L}}=~\frac{\omega }{L}.\text{ }~~~~~\)        

B. \({{Z}_{L}}=~\frac{1}{\omega L}.\text{ }~~~~~\)

C.\({{Z}_{L}}=~\frac{L}{\omega }.\text{ }~~~~~\)      

D. \({{Z}_{L}}=~\omega L.\text{ }~~~~~\)

Câu 10: Đặt điện áp xoay chiều \(u=100\sqrt{6}cos\left( 100\pi t \right)\) vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp, L thay đổi được. Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại bằng \(\text{ }{{U}_{L}}_{_{max}}\)thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện là  UC = 200 V. Giá trị \(\text{ }{{U}_{L}}_{_{max}}\) là

A. 150V.                      B. 300V.                            C. 200V.                      D. 100V.

ĐÁP ÁN

1.D

2.D

3.D

4.C

5.A

6.A

7.B

8.B

9.D

10.A

 

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Một âm thanh truyền trong không khí qua hai điểm M và N với mức cường độ âm lần lượt là L L – 30 (dB) . Cường độ âm tại M gấp cường độ âm tại N

A. 1000 lần.           

B. 30 lần.    

C. 3 lần.   

D. 300 lần.

Câu 2: Hai điện tích điểm q1 , q2 trái dấu đặt cách nhau một khoảng r trong chân không. Độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích đó bằng

A. \({{9.10}^{9}}\frac{{{q}_{1}}{{q}_{2}}}{r}.\)                 

B.\({{9.10}^{9}}\frac{\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{{{r}^{2}}}~.~~~~~~\)       

C.\(-{{9.10}^{9}}\frac{\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{{{r}^{2}}}.\)  

D. \({{9.10}^{9}}\frac{{{q}_{1}}{{q}_{2}}}{{{r}^{2}}}.\)

Câu 3: Một sóng cơ truyền từ môi trường này sang môi trường khác. Đại lượng không thay đổi là

A. bước sóng.            

B. tốc độ.               

C. tần số.       

D. biên độ.

Câu 4: Trong dao động tắt dần theo thời gian

A. biên độ của vật giảm dần.    

B. động năng của vật giảm dần.

C. thế năng của vật giảm dần.

D. tốc độ của vật giảm dần.

Câu 5: Cho máy phát điện xoay chiều một pha gồm p cặp cực. Khi roto có tốc độ n vòng/giây thì tần số của dòng điện do máy phát tạo ra là

A. \(f=2\pi np.\text{ }~~~~~\)                

B.\(f=\frac{1}{2\pi np\text{ }}.\text{ }~~\)      

C.\(f=np.~\)            

D. \(f=\frac{1}{np}.\text{ }\)

Câu 6: Đặt điện áp xoay chiều \(u=120\sqrt{6}cos\left( 100\pi t \right)V\) vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây mắc nối tiếp điện trở thuần R. Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây và hai đầu điện trở thuần bằng nhau bằng 120V. Điện trở thuần của cuộn dây bằng

A. R.                           B. 0,5R.                             C. 2R.                                D. 0.

Câu 7: Đặt điện áp xoay chiều \(u={{U}_{0}}\cos \left( \omega t \right)\)  vào hai đầu đoạn mạch chứa R, C. Tổng trở của đoạn mạch là 

A. \(Z=\sqrt{\frac{1}{{{R}^{2}}}+\frac{1}{{{\omega }^{2}}{{C}^{2}}}}.\)           

B.\(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{\omega }^{2}}{{C}^{2}}}.~~~~\)

C.\(Z=\sqrt{\frac{1}{{{R}^{2}}}+{{\omega }^{2}}{{C}^{2}}}.\)    

D. \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+\frac{1}{{{\omega }^{2}}{{C}^{2}}}}.\)

Câu 8: Hai điểm sáng cùng dao động trên trục Ox với các phương trình li độ lần lượt là\({{x}_{1}}=Acos\left( 2\pi t+\frac{\pi }{6} \right);{{x}_{2}}=Acos\left( 2\pi t+\frac{5\pi }{6} \right)\). Thời điểm mà hai điểm sáng có cùng li độ lần thứ 2020 là

A. 505,75s.                

B. 1010s.       

C. 1009,75s.    

D. 505s.

Câu 9: Một con lắc lò xo có độ cứng k, khối lượng m. Tần số góc riêng của con lắc là

A.\(\omega =\frac{m}{k}.~~~~~~~~~\)   

B. \(\omega =\sqrt{\frac{m}{k}}.~~~~~~~~~\)     

C. \(\omega =\sqrt{\frac{k}{m}}.~~~~~~~~~\)     

D. \(\omega =\frac{k}{m}.~~~~~~~~~\)

Câu 10: Cho hai nguồn sóng dao động kết hợp, cùng pha trên mặt nước theo phương thẳng đứng, tạo sóng có bước sóng λ . Biết khoảng cách giữa hai nguồn bằng 3,8λ . Số vân giao thoa cực đại trên mặt nước là

A. 6.                            B. 4.                                  C. 7.                        D. 8. 

ĐÁP ÁN

1.B

2.D

3.C

4.A

5.C

6.B

7.D

8.C

9.C

10.C

 

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT Phố Mới. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?