Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT Hồ Xuân Hương

TRƯỜNG THPT HỒ XUÂN HƯƠNG

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian: 50p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào biểu diễn đúng hướng của đường cảm ứng từ của dòng điện trong ống dây dẫn

   A. Hình (I).                   B. Hình (II)                   C. Hình (III)          D. Hình (IV).

Câu 2. Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hiđro là ro. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo O về quỹ đạo M thì bán kính quỹ đạo giảm bớt

   A. 16ro.                        B. 21ro.                        C. 4ro.                   D. 12ro.

Câu 3. Bắn một proton vào hạt nhân \({}_{3}^{7}Li\) đứng yên sinh ra hai hạt nhân X có động năng như nhau và bằng 9,343MeV. Năng lượng tỏa ra của phản ứng này là 17,2235 MeV. Động năng của hạt proton là

A. 1,4625 MeV.           

B. 3,0072 MeV.           

C. 1,5032 MeV.     

D. 29,0693 MeV.

Câu 4. Một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện tử tự do. Biểu thức điện tích của một bản tụ điện trong mạch là \(q=6\sqrt{2}\cos {{10}^{6}}\pi t\,(\mu C)\)(t tính bằng s). Ở thời điểm \(t=2,{{5.10}^{-7}}s,\) giá trị của q bằng

A. \(6\sqrt{2}(\mu C).\)

B. \(6\mu C.\)              

C. \(-6\sqrt{2}\mu C.\)

D. \(-6\mu C.\)

Câu 6. Trong phản ứng hạt nhân: \({}_{9}^{19}F+p\to {}_{8}^{16}O+X\), hạt X là

A. êlectron.                  

B. pôzitron.                  

C. prôtôn.  

D. hạt \(\alpha .\)

Câu 5. Vật sáng AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh thật cách thấu kính 80cm. Nếu thay thấu kính hội tụ bằng thấu kính phân kì có cùng độ lớn tiêu cự và đặt đúng chỗ thấu kính hội tụ thì ảnh thu được cách thấu kính 20cm. Tiêu cự của thấu kính hội tụ này là

A. f = 22cm.                

B. f = 27cm.                

C. f = 36 cm.  

D. f = 32cm.

Câu 7. Cho một mạch điện gồm một pin có suất điện động \(E=1,5V\)có điện trở trong \(r=0,5\Omega \) nối với mạch ngoài là một điện trở \(R=5,5\Omega \). Cường độ dòng điện trong toàn mạch là

   A. 3 A.                         B. 0,25 A.                     C. 0,5 A.                      D. 2 A.

Câu 8. Một con lắc đơn có vật nặng mang điện tích q. Khi đưa con lắc vào vùng không gian có điện trường đều \(\overrightarrow{E}\) thì chu kì dao động của con lắc sẽ

   A. tăng khi \(q>0\) và \(\overrightarrow{E}\) có phương thẳng đứng xuống dưới.

   B. giảm khi \(q>0\) và \(\overrightarrow{E}\) có phương thẳng đứng hướng lên.

   C. tăng khi \(q>0\) và \(\overrightarrow{E}\) có phương thẳng đứng hướng lên.

   D. tăng khi \(\overrightarrow{E}\) có phương vuông góc với phương của trọng lực \(\overrightarrow{P}\).

Câu 9. Trên mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 68mm, dao động điều hòa cùng pha theo phương vuông góc với mặt nước. Trên đoạn AB, hai phần tử nước dao động với biên độ cực đại có vị trí cân bằng cách nhau một đoạn ngắn nhất là 5mm. Điểm C là trung điểm của AB. Trên đường tròn tâm C bán kính 20mm nằm trên mặt nước có bao nhiêu diểm dao động với biên độ cực đại?

   A. 20.                           B. 16.                           C. 18.                            D. 14.

Câu 10. Cho phản ứng hạt nhân: \({}_{1}^{2}H+{}_{1}^{2}H\to {}_{2}^{4}He\). Đây là

A. Phản ứng phân hạch.                                     

B. Phản ứng thu năng lượng.

C. Phản ứng nhiệt hạch.                                     

D. Hiện tượng phóng xạ hạt nhân.

...

Đáp án

1-C

2-A

3-A

4-B

5-D

6-D

7-C

8-C

9-B

10-C

11-B

12-D

13-B

14-C

15-C

16-D

17-D

18-A

19-B

20-B

21-C

22-B

23-D

24-C

25-A

26-B

27-C

28-B

29-B

30-C

31-C

32-C

33-C

34-D

35-A

36-A

37-B

38-C

39-B

40-B

 

---(Để xem đầy đủ nội dung của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1(NB): Một vật nhỏ khối lượng m dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình \(x=A\cos \omega t\). Động năng của vật tại thời điểm t là

A. \(\frac{1}{2}m{{A}^{2}}{{\omega }^{2}}{{\cos }^{2}}\omega t\)   

B. \(m{{A}^{2}}{{\omega }^{2}}{{\sin }^{2}}\omega t\)   

C. \(\frac{1}{2}m{{A}^{2}}{{\omega }^{2}}{{\sin }^{2}}\omega t\)   

D. \(2m{{A}^{2}}{{\omega }^{2}}{{\sin }^{2}}\omega t\)

Câu 2(NB): Khi chiếu một chùm sáng đỏ xuống bể bơi, người lặn sẽ thấy chùm sáng trong nước có màu gì?

    A. Màu da cam, vì có bước sóng đỏ dưới nước ngắn hơn trong không khí.

    B. Màu thông thường của nước.

    C. Vẫn màu đỏ vì tần số của tia sáng màu đỏ trong nước và không khí là như nhau.

    D. Màu hồng nhạt, vì vận tốc của ánh sáng trong nước nhỏ hơn trong không khí.

Câu 3(NB): Quang phổ vạch phát xạ

    A. của các nguyên tố khác nhau, ở cùng một nhiệt độ thì như nhau về độ sáng tỉ đối của các vạch

    B. do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.

    C. là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

    D. là một hệ thống những vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

Câu 4(TH): Hai tấm kim loại phẳng A và B đặt song song đối diện với nhau và được nối kín bằng một ampe kế. Chiếu chùm bức xạ vào tấm kim loại A, làm bứt các quang electron và chỉ có 25% bay về tấm B. Nếu số chỉ của ampe kế là 1,4\(\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ A}\) electron bứt ra khỏi tấm A trong 1 s là

    A. \(1,{{25.10}^{12}}\)    B. \({{35.10}^{11}}\)       C. \({{35.10}^{12}}\)                D. \({{35.10}^{13}}\)

Câu 5(TH): Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái kích thích mà êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng N. Khi êlectron chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát xạ của đám nguyên tử đó có bao nhiêu vạch?

    A. 3                              B. 1                               C. 6                                         D. 4

Câu 6(TH): Biết số Avôgađrô là 6,02.1023 /mol, khối lượng mol của urani 238U là 238 g/mol. Số nơtrôn trong 119 gam urani 238U là

    A. 8,8.1025                    B. 1,2.1025                    C. 4,4.1025                            D. 2,2.1025

Câu 7(TH): Hai quả cầu nhỏ mang điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 10 cm trong chân không thì tác dụng lên nhau một lực \({{9.10}^{-3}}\text{ }N.\) Xác định độ lớn điện tích của hai quả cầu đó.

A. \(0,1\text{ }\mu C\)   

B. \(0,2\text{ }\mu C\)   

C. 0,15\(\mu C\)     

D. 0,25\(\mu C\)

Câu 8(TH): Một điện trở \(R=4\,\Omega \) được mắc vào nguồn điện có suất điện động 1,5 V để tạo thành mạch điện kín thì công suất tỏa nhiệt ở điện trở này là 0,36 W. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R và điện trở trong của nguồn điện lần lượt là

A. 1,2 V và 3 \(\Omega \).                                 

B. 1,2 V và 1 \(\Omega \).                     

C. 1,2 V và 3 \(\Omega \).   

D. 0,3 V và 1 \(\Omega \).

Câu 9(NB): Câu nào dưới đây nói về các hạt tải điện trong chất bán dẫn là đúng?

    A. Các hạt tải điện trong bán dẫn loại n chỉ là các electron dẫn.

    B. Các hạt tải điện trong bán dẫn loại p chỉ là các lỗ trống.

    C. Các hạt tải điện trong chất bán dẫn luôn bao gồm cả electron dẫn và lỗ trống.

    D. Cả hai loại hạt tải điện gồm electron dẫn và lỗ trống đều mang điện âm.

Câu 10(TH): Một khung dây phẳng giới hạn diện tích S = 5 cm2 gồm 20 vòng dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng tù từ B = 0,1 T sao cho mặt phẳng khung dây hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 60°. Tính từ thông qua diện tích giới hạn bởi khung dây.

A. 8,66.10-4 Wb.          

B. 5.10-4 Wb.               

C. 4,5.10-5 Wb.        

D. 2,5.10-5 Wb.

...

ĐÁP ÁN

1-C

2-C

3-D

4-C

5-C

6-C

7-A

8-B

9-A

10-A

11-C

12-B

13-C

14-B

15-C

16-A

17-C

18-A

19-C

20-C

21-C

22-C

23-C

24-B

25-B

26-B

27-B

28-B

29-C

30-A

31-A

32-D

33-A

34-C

35-C

36-D

37-A

38-C

39-D

40-D

 

---(Để xem đầy đủ nội dung của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Trên một sợi dây đàn hồi có hai đầu cố định đang có sóng dừng với 4 bụng sóng. Biết sóng truyền trên dây có bước sóng 60 cm. Chiều dài của sợi dây là

   A. 180 cm.                   B. 120 cm.                   C. 80 cm.                              D. 160 cm.

Câu 2. Khi chiếu bức xạ có bước sóng nào sau đây vào CdS (giới hạn quang dẫn là 0,9 \(\mu m\)) thì gây ra hiện tượng quang điện trong?

   A. 0,98 \(\mu m\).         B. 0,76 \(\mu m\)          C. 1,1 \(\mu m\).                   D. 1,9 \(\mu m\)

Câu 3. Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Gọi \({{r}_{0}}\) là bán kính Bo. Trong các quỹ đạo dừng của electron có bán kính lần lượt là \({{r}_{0}}\); 4\({{r}_{0}}\); 9\({{r}_{0}}\) và 16\({{r}_{0}}\), quỹ đạo nào có bán lánh ứng với trạng thái dừng có mức năng lượng cao nhất.

   A. \({{r}_{0}}\).             B. 4\({{r}_{0}}\).             C. 9\({{r}_{0}}\).                    D. 16\({{r}_{0}}\).

Câu 4. Hạt nhân \(_{8}^{16}O\) có độ hụt khối 0,129 u. Lấy \(1u=931,5MeV/{{c}^{2}}\). Năng lượng liên kết của hạt nhân này là.

A. 120,2 MeV.               

B. 15 MeV.                  

C. 7,5 MeV.   

D. 192,3 MeV.

Câu 5: Mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với chu kì T. Kí hiệu A, B lần lượt là tên hai bản tụ. Tại thời điểm t1 bản A đang tích điện dương và tụ đang phóng điện, đến thời điểm

t2 = t1 + \(\frac{3T}{4}\) thì bản B đang tích điện

A. dương và dòng điện qua cuộn dây có chiều từ B đến A.

B. âm và dòng điện qua cuộn dây có chiều từ B đến A.

C. dương và dòng điện qua cuộn dây có chiều từ A đến B.

D. âm và dòng điện qua cuộn dây có chiều từ A đến B.

Câu 6. Tiến hành thí nghiệm với con lắc lò xo treo thẳng đứng.

Lần 1. Cung cấp cho vật nặng vận tốc \({{v}_{0}}\) từ vị trí cân bằng thì vật dao động với biên độ \({{A}_{1}}=3,6\,cm\).

Lần 2. Đưa vật đến vị trí cách vị trí cân bằng đoạn \({{x}_{0}}\) rồi buông nhẹ. Lần này vật dao động với biên độ \({{A}_{2}}=4,8\,cm\).

Lần 3. Đưa vật đến vị trí cách vị trí cân bằng đoạn \({{x}_{0}}\) rồi cung cấp cho vật nặng vận tốc \({{v}_{0}}\). Lần này vật dao động với biên độ bằng

   A. 4 cm.                       B. 5 cm.                       C. 6 cm.                       D. 4,2 cm.

Câu 7. Chiếu một chùm sáng song song hẹp gồm bốn thành phần đơn sắc đỏ, vàng, lam và tím từ một môi trường trong suốt tới mặt phẳng phân cách với không khí dưới góc tới 37°. Biết chiết suất của môi trường này đối với ánh sáng đơn sắc đỏ, vàng, lam, tím lần lượt là 1,643; 1,657; 1,674 và 1,695. Góc lớn nhất giữa tia phản xạ và tia khúc xạ là

   A. 61,6°.                       B. 52,6°.                       C. 33,6°.                     D. 11,6°.

Câu 8. Đặt một điện áp \(u=220\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t+\varphi  \right)\) V vào hai đầu đoạn mạch AB chứa các phần tử R, L, C nối tiếp theo đúng thứ tự đó, điện dung C thay đổi sao cho dòng điện qua mạch có biểu thức \(i={{I}_{0}}\cos \left( 100\pi t \right)\))A. Gọi M là điểm nối giữa cuộn cảm L và tụ điện C. Biết biểu thức điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AM, MB lần lượt là \({{u}_{1}}={{U}_{01}}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{3} \right)\)) V, \({{u}_{2}}={{U}_{02}}\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{2} \right)\) V. Tổng \(\left( {{U}_{01}}+{{U}_{02}} \right)\)có giá trị lớn nhất là 

   A. 850 V.                      B. 1202 V.                    C. 1247 V.                   D. 1252 V.

Câu 9: Để xác định tuổi của một mẫu gỗ cổ, người ta sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ \({}_{6}^{14}C\) với chu kì bán rã 5700 năm. Khi còn sống thực vật thực hiện quá trình trao đổi chất với môi trường nên hàm lượng \({}_{6}^{14}C\) có trong nó luôn không thay đổi. Khi chết đi, quá trình trao đổi chất dừng lại nên hàm lượng \({}_{6}^{14}C\) giảm dần trong quá trình phóng xạ. Người ta thấy trong cùng 1 phút, mẫu gỗ cổ đó và mẫu gỗ cùng khối lượng, cùng loại từ cây gỗ mới chặt có số phân rã lần lượt là 800 và 1600. Tuổi của mẫu gỗ cổ đó là

A. 11400 năm.             

B. 5700 năm.               

C. 17100 năm.  

D. 10000 năm.

Câu 10: Hai quả cầu nhỏ giống hệt nhau bằng kim loại, có khối lượng 90 g, được treo vào cùng một điểm O bằng hai sợi chỉ không dãn, có cùng độ dài 10 cm, biết một quả được giữ cố định ở vị trí cân bằng. Hai quả cầu tiếp xúc với nhau. Tích điện cho một quả cầu thì thấy hai quả cầu đẩy nhau cho đến khi hai dây treo hợp với nhau một góc 60°. Lấy g = 10 m/s2. Xác định độ lớn lượng điện tích đã truyền cho các quả cầu.

   A. 10-6 C.                      B. 2.10-6 C.                   C. 3.10-6 C.                 D. 4.10-6 C.

...

Đáp án

1-B

2-B

3-D

4-A

5-B

6-C

7-A

8-B

9-B

`0-B

11-A

12-A

13-D

14-A

15-C

16-C

17-C

18-B

19-C

20-

21-C

22-D

23-A

24-C

25-B

26-A

27-C

28-A

29-C

30-C

31-B

32-C

33-C

34-C

35-C

36-C

37-D

38-A

39-A

40-A

 

---(Để xem đầy đủ nội dung của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Cho các chất sau: không khí ở 00C, không khi ở 250C, nước và sắt. Sóng âm truyền nhanh nhất trong: 

A. Nước

B. Sắt

C. Không khí ở 00C

D. Không khí ở 250C

Câu 2: Đoạn mạch RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Tăng dần tần số của dòng điện một lượng nhỏ và giữ nguyên các thông số khác của mạch, kết luận nào dưới đây không đúng? 

A. Điện áp ở hai đầu điện trở giảm.

B. Điện áp ở hai đầu tụ giảm.

C. Cảm kháng của cuộn dây tăng, điện áp ở hai đầu cuộn dây thay đổi. 

D. Cường độ dòng điện giảm, cảm kháng của cuộn dây tăng, điện áp ở hai đầu cuộn dây không đổi.

Câu 3: Trên mặt một chất lỏng có hai nguồn kết hợp S1 và S2, dao động cùng pha với tần số f = 25Hz. Giữa S1, S2 có 10 hypebol là quỹ tích của các điểm đứng yên. Khoảng cách giữa đỉnh của hai hypebol ngoài cùng là 13,5cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 

A. 0,375m/s 

B. 0,8m/s

C. 1,5m/s 

D. 0,75m/s

Câu 4: Cường độ dòng điện tức thời chạy qua một đoạn mạch điện xoay chiều là \(i=4\cos 20\pi t(A),\)t đo bằng giây. Tại thời điểm t1 nào đó, dòng điện đang giảm và có cường độ bằng \({{i}_{1}}=-2A.\) Hỏi đến thời điểm t = t + 0,025s cường độ dòng điện bằng bao nhiêu? 

A. \(2\sqrt{3}A\)                       B. \(-2A\)                                 C. \(2A\)                                  D. \(-2\sqrt{3}A\)

Câu 5: Một vật dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình \(x=3\cos (4\pi t)cm.\) Pha dao động của vật tại thời điểm t bằng: 

A. 4π (rad) 

B. 3 (rad) 

C. 4πt (rad)

D. 0 (rad)

Câu 6: Con lắc lò xo dao động điều hòa có A là biên độ. Li độ của vật khi thế năng bằng động năng là 

A. \(x=\pm \frac{A\sqrt{2}}{2}\)

B. \(x=\pm \frac{A}{2}\)

C. \(x=\pm \frac{A\sqrt{2}}{4}\)

D. \(x=\pm \frac{A}{4}\)

Câu 7: Một điện tích điểm dương Q trong chân không, gây ra tại điểm M cách điện tích một khoảng r = 30cm , một điện trường có cường độ E = 3000V/m. Độ lớn điện tích Q là 

A. \(Q={{3.10}^{-8}}(C)\)

B. \(Q={{3.10}^{-5}}(C)\)

C. \(Q={{3.10}^{-7}}(C)\)

D. \(Q={{3.10}^{-6}}(C)\)

Câu 8: Một người cận thị phải đeo kính cận số 2. Nếu xem tivi mà không muốn đeo kính, người đó phải ngồi cách màn hình xa nhất là 

A. 2,0m 

B. 1,0m 

C. 1,5m 

D. 0,5m 

Câu 9: Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu cuộn dây chỉ có độ tự cảm \(L=\frac{0,2}{\pi }H\) thì cường độ dòng điện qua cuộn dây có biểu thức \(i=4\sqrt{2}.\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{6} \right)A.\) Biểu thức nào sau đây là điện áp ở hai đầu đoạn mạch? 

A. \(u=80\sqrt{2}.\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{3} \right)V\)

B. \(u=80.\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{3} \right)V\)

C. \(u=80\sqrt{2}.\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{3} \right)V\)

D. \(u=80.\cos \left( 100\pi t+\frac{2\pi }{3} \right)V\)

Câu 10: Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm một tụ điện có dung kháng \({{Z}_{C}}=50\Omega \) và một cuộn dây mắc nối tiếp. Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch trên một điện áp xoay chiều có biểu thức \(u=80\sqrt{2}.\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{3} \right)V\)thì thấy điện áp giữa hai đầu cuộn dây có giá trị hiệu dụng là 60V và sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp đặt vào mạch. Công suất tiêu thụ của cuộn dây là: 

A. 96W 

B. 120W 

C. 240W 

D. 48W

...

ĐÁP ÁN

1.B

2.D

3.D

4.D

5.D

6.B

7.A

8.D

9.C

10.A

11.D

12.D

13.A

14.B

15.B

16.C

17.B

18.A

19.C

20.D

21.C

22.A

23.B

24.D

25.B

26.A

27.A

28.B

29.D

30.A

31.C

32.D

33.A

34.B

35.A

36.C

37.A

38.B

39.D

40.C

 

---(Để xem đầy đủ nội dung của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1 (TH). Đặt điện áp u = U\(\sqrt{2}\)cos ωt  vào hai đầu một tụ điện thì cường độ dòng điện qua nó có giá trị hiệu dụng là I. Tại thời điểm t, điện áp ở hai đầu tụ điện là u và cường độ dòng điện qua nó là i. Hệ thức liên hệ giữa các đại lượng là

A. \(\frac{{{u}^{2}}}{{{U}^{2}}}+\frac{{{i}^{2}}}{{{I}^{2}}}=\frac{1}{4}\)       

B. \(\frac{{{u}^{2}}}{{{U}^{2}}}+\frac{{{i}^{2}}}{{{I}^{2}}}=1\)       

C. \(\frac{{{u}^{2}}}{{{U}^{2}}}+\frac{{{i}^{2}}}{{{I}^{2}}}=2\)       

D. \(\frac{{{u}^{2}}}{{{U}^{2}}}+\frac{{{i}^{2}}}{{{I}^{2}}}=\frac{1}{2}\)

Câu 2 (NB). Cho đồng vị hạt nhân \(_{27}^{60}Co\). Gọi e là điện tích nguyên tố. Điện tích của hạt nhân \(_{27}^{60}Co\) là

        A. 60e                          B. -60e                         C. 27e                             D. -27e

Câu 3 (TH). Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f  được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có

        A. màu tím và tần số f.                                      B. màu cam và tần số 1,5f.

        C. màu cam và tần số f.                                    D. màu tím và tần số 1,5f.

Câu 4 (TH). Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox, gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng. Khi vật chuyển động nhanh dần theo chiều dương thì giá trị của li độ x và vận tốc v là:

A. x > 0 và v > 0          

B. x < 0 và v > 0          

C. x < 0 và v < 0

D. x > 0 và v < 0

Câu 5 (VDT). Sóng điện từ có tần số 10MHz truyền trong chân không với bước sóng là:

        A. 3m                           B. 6m                           C. 60m                               D. 30m

Câu 6 (VDT). Đặt điện áp xoay chiều u = U\(\sqrt{2}\)cos ωt  vào hai đầu một điện trở thuần R = 110V thì cường độ dòng điện qua điện trở có giá trị hiệu dụng bằng 2A. Giá trị của U bằng:

        A.220\(\sqrt{2}\) V         B. 220V                        C. 110V                             D. 110\(\sqrt{2}\) V

Câu 7 (VDT). Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo, quỹ đạo dừng K của êlectron có bán kính là r0 = 5,3.10-11 m. Quỹ đạo dừng N có bán kính là

A. 132,5.10-11 m.          

B. 84,8.10-11 m.           

C. 21,2.10-11 m.                        

D. 47,7.10-11 m.

Câu 8 (VDT). Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 µm, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5 m. Trên màn, gọi M và N là hai điểm ở hai phía so với vân sáng trung tâm và cách vân sáng trung tâm lần lượt là 6,84 mm và 4,64 mm. Số vân sáng trong khoảng MN là

        A. 6.                              B. 3.                              C. 8.                                D. 2.

Câu 9 (VDT). Con lắc đơn đặt tại nơi gia tốc trọng trường g = 10 = p2 (m/s2), chiều dài dây treo là 64 cm. Kích thích cho con lắc dao động nhỏ. Chu kỳ dao động là

A. 16 s                         

B. 8 s                          

C. 1,6 s       

D. 0,8 s

Câu 10 (VDT). Hạt nhân \(_{92}^{235}U\) có năng lượng liên kết là 1784 MeV. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân này là

A. 5,45 MeV/nuclôn      

B. 12,47 MeV/nuclôn                          

C. 7,59 MeV/nuclôn      

D. 19,39 MeV/nuclôn

...

ĐÁP ÁN

1-C

2-C

3-C

4-B

5-D

6-B

7-B

8-A

9-C

10-C

11-C

12-A

13-D

14-D

15-A

16-A

17-A

18-A

19-B

20-A

21-A

22-B

23-C

24-B

25-A

26-C

27-B

28-B

29-D

30-B

31-D

32-C

33-B

34-D

35-A

36-B

37-B

38-B

39-C

40-D

 

---(Để xem đầy đủ nội dung của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT Hồ Xuân Hương. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?