Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT Nguyễn Thị Giang

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ GIANG

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian: 50p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Một vật dao động điều hoà, trong thời gian 1 phút vật thực hiện được 30 dao động. Chu kì dao động của vật là

   A. 2 s.                          B. 0,5 s.                       C. 1 s.                          D. 30 s.

Câu 2. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau 1 mm, mặt phang chứa hai khe cách màn quan sát 1,5 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này bằng

A. 0,76 \(\mu m\).        

B. 0,60 \(\mu m\).        

C. 0,40 \(\mu m\).       

D. 0,48 \(\mu m\).

Câu 3. Một bóng đèn nêon được mắc vào nguồn xoay chiều có điện áp \(u=220\sqrt{2}\cos l00\pi t\left( V \right)\). Đèn chỉ bật sáng khi điện áp đặt vào đèn vượt quá giá trị 100 V. Trong 1 giây đèn này bật sáng bao nhiêu lần?

   A. 50.                           B. 120.                         C. 60.                            D. 100.

Câu 4. Lần lượt chiếu vào catốt các bức xạ điện từ gồm bức xạ có bước sóng \({{\lambda }_{1}}=0,54\mu m\) và bức xạ có bước sóng \({{\lambda }_{1}}=0,35\mu m\) thì vận tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện lần lượt là \({{v}_{1}}\) và \({{v}_{2}}\) với \({{v}_{2}}=2{{v}_{1}}\). Công thoát của kim loại làm catốt là

   A. l,88eV                      B. l,6eV                        C. 5eV                          D. 100eV

Câu 5. Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng \(u=220V\) và tần số thay đổi được. Biết điện trở có giá trị \(R=200\Omega \) cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L=\frac{2}{\pi }H\). Thay đổi giá trị của tần số để mạch xảy ra cộng hưởng. Công suất tiêu thụ của mạch lúc này là:

   A. 242W.                      B. 182W.                      C. 121 W.                       D. 363 W.

Câu 6. Một sợi dây AB mảnh, không dãn dài 21 cm treo lơ lửng. Đầu A cố định, đầu B tự do. Tốc độ truyền sóng trên dây là 4 m/s. Trên dây có một sóng dừng với 10 bụng sóng (không kể đầu B). Xem đầu A là nút. Tần số dao động trên dây là:

   A. 10 Hz.                      B. 6.50 Hz.                   C. 100 Hz.                       D. 95 Hz.

Câu 7. Một vật có khối lượng m dao động với phương trình li độ \(x=A\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{2} \right)\). Động năng của vật này tại thời điểm \(t=\frac{\pi }{\omega }\) là:

A. \(\frac{1}{2}m\omega {{A}^{2}}\).              

B. \(\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}\).              

C. \(\frac{1}{4}m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}\).               

D. \(\frac{1}{4}m\omega {{A}^{2}}\).

Câu 8. Trong dao động điều hòa, đồ thị của lực kéo về phụ thuộc vào tọa độ là

A. một đường elip.                                          

B. một đường sin.

C. một đoạn thẳng qua gốc tọa độ.                 

D. một đường thẳng song song với trục hoành.

Câu 9. Một sóng cơ học lan truyền trên một sợi dây với tốc độ 40 cm/s. Phương trình sóng của nguồn O là \({{u}_{O}}=2\cos 2\pi t\left( cm \right)\). Coi biên độ sóng không đổi. Phương trình sóng tại một điểm N nằm cách O một đoạn 10 cm là:

A. \({{u}_{N}}=2\cos \left( 2\pi t+\frac{\pi }{4} \right)\left( cm \right)\).     

B. \({{u}_{N}}=2\cos \left( 2\pi t-\frac{\pi }{2} \right)\left( cm \right)\).

C. \({{u}_{N}}=2\cos \left( 2\pi t-\frac{\pi }{4} \right)\left( cm \right)\).     

D. \({{u}_{N}}=2\cos \left( 2\pi t+\frac{\pi }{2} \right)\left( cm \right)\).

Câu 10. Dùng một sợi dây đồng có đường kính tiết diện \(d=1,2mm\) để quấn thành một ống dây dài. Dây có phủ một lớn sơn cách điện mỏng. Các vòng dây được cuốn sát nhau. Khi cho dòng điện qua ống dây người ta đo được cảm ứng từ trong ống dây là \(B=0,004T\). Cho biết dây dài 60 m, điện trở suất của đồng bằng \(1,{{76.10}^{-8}}\Omega m\). Hiệu điện thế U đặt vào hai đầu ống dây là

   A. 3,5 V.                      B. 4,5 V.                      C. 6,3 V                         D. 12 V.

...

Đáp án

1-A

2-B

3-D

4-A

5-A

6-C

7-B

8-A

9-B

10-A

11-A

12-A

13-C

14-B

15-D

16-C

17-D

18-A

19-A

20-A

21-C

22-A

23-B

24-A

25-C

26-B

27-C

28-D

29-A

30-C

31-D

32-D

33-B

34-D

35-A

36-C

37-C

38-C

39-A

40-C

 

---(Để xem đầy đủ nội dung của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Một lăng kính có góc chiết quang bằng \(8{}^\circ ,\) làm bằng thủy tinh có chiết suất đối với ánh sáng đỏ là 1,50 và đối với ánh sáng tím là 1,54. Chiếu tới lăng kính một chùm sáng trắng, hẹp, theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Góc giữa tia đỏ và tia tím sau khi ra khỏi lăng kính là:

   A. 0,32 rad.                  B. 28,8’.                       C. 19,2’.                                D. \(3,2{}^\circ \).

Câu 2. Tại một điểm O trên mặt thoáng của chất lỏng yên lặng, ta tạo ra một dao động điều hòa vuông góc với mặt thoáng có chu kì \(0,5 \mathrm{~s}\). Từ \(\mathrm{O}\) có các vòng tròn lan truyền ra xa xung quanh, khoảng cách hai vòng liên tiếp là \(0,5 \mathrm{~m}\). Vận tốc truyền sóng nhận giá trị nào trong các giá trị sau:

   A. \(1,5~\text{m/s}\).     B. \(1~\text{m/s}\).        C. \(2,5~\text{m/s}\).            D. \(1,8~\text{m/s}\).

Câu 3. Một vật dao động điều hòa với biên độ \(5 \mathrm{~cm}\). Khi vật có tốc độ \(10~\text{cm/s}\) thì có gia tốc \(40\sqrt{3}~\text{cm/}{{\text{s}}^{2}}.\) Tần số góc của dao động là:

   A. \(1\,\,\text{rad/s}\).    B. \(4\,\,\text{rad/s}\).    C. \(2\,\,\text{rad/s}\).           D. \(8\,\,\text{rad/s}\).

Câu 4. Một ống Rơn-ghen có cường độ dòng điện chạy qua ống là I \(=0,01\) A. Tính số phôtôn Rơn-ghen phát ra trong một giây, biết rằng chỉ có \(0,8 \%\) êlectron đập vào đối catôt làm bức xạ phát ra phôtôn Rơn-ghen.

   A. \(2,3.10^{17}\).         B. \(2,4.10^{17}\).         C. \(5.10^{14}\).                   D. \(625.10^{14}\).

Câu 5. Chất phóng xạ \(\mathrm{X}\) có chu kì bán rã T. Số hạt nhân ban đầu của chất phóng xạ là \(\mathrm{N}_{0} .\) Sau khoảng thời gian \(\mathrm{t}=\mathrm{T}\), số hạt nhân \(\mathrm{X}\) đã bị phân rã là

A. \(0,25 \mathrm{~N}_{0}\).                            

B. \(0,5 \mathrm{~N}_{0}\).         

C. \(0,125 \mathrm{~N}_{0}\).  

D. \(0,875 \mathrm{~N}_{0}\).

Câu 6. Mạch RLC nối tiếp có điện áp đặt vào hai đầu mạch là \(u=100 \sqrt{2} \cos (100 \pi \mathrm{t})(\mathrm{V})\) và cường độ dòng điện qua mạch là \(i=2 \sqrt{2} \cos \left(100 \pi t+\frac{\pi}{6}\right)(\mathrm{A})\). Điện trở của mạch là:

A. \(50 \Omega\).          B. \(25 \sqrt{2} \Omega\). C. \(25 \Omega\).             D. \(25 \sqrt{3} \Omega\).

Câu 7. Khi truyền điện năng có công suất \(\mathrm{P}\) từ nơi phát điện xoay chiều đến nơi tiêu thụ thì công suất hao phí trên đường dây \(16 \mathrm{~kW}\). Để cho công suất hao phí trên đường dây chỉ còn là \(4 \mathrm{~kW}\), ở nơi phát điện người ta sử dụng một máy biến áp (lí tưởng) có tỉ số giữa số vòng dây của cuộn sơ cấp và số vòng dây của cuộn thứ cấp là

   A. \(\frac{1}{4}\).           B. 2.                              C. \(\frac{1}{2}\).                  D. 4.

Câu 8. Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Biết sóng truyền trên dây có bước sóng \(6 \mathrm{~cm}\). Khoảng cách giữa hai điểm bụng liên tiếp là

A. \(6~\,\,\text{cm}\).       B. \(3~\,\,\text{cm}\).       C. \(4~\,\,\text{cm}\).          D. \(5~\,\,\text{cm}\).

Câu 9. Chiếu chùm sáng trắng hẹp vào đỉnh một lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Biết góc chiết quang bằng \(4{}^\circ ,\) chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ và

tím lần lượt là 1,468 và 1,868. Bề rộng quang phổ thu được trên màn quan sát đặt song song với mặt phẳng phân giác và cách mặt phẳng phân giác \(2 \mathrm{~m}\) là bao nhiêu?

A. \(5,6 \mathrm{~cm}\).                                  

B. \(6,5 \mathrm{~cm}\).             

C. \(2,8 \mathrm{~cm}\).  

D. \(1,2 \mathrm{~cm}\).

Câu 10. Vật sáng \(\mathrm{AB}\) đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự \(20 \mathrm{~cm}\). Khi đặt vật sáng cách thấu kính \(10 \mathrm{~cm}\) thì vị trí, tính chất, chiều và độ lớn của ảnh là

   A. cách thấu kính \(20 \mathrm{~cm}\), ảo, cùng chiều và gấp đôi vật.                          

B. cách thấu kính \(20 \mathrm{~cm}\), ảo, ngược chiều và gấp đôi vật.                 

C. cách thấu kính \(20 \mathrm{~cm}\), thật, ngược chiều và gấp đôi vật.                 

D. cách thấu \(\operatorname{kinh} 20 \mathrm{~cm}\), thật, cùng chiều và gấp đôi vật.

...

Đáp án

1-C

2-B

3-B

4-C

5-B

6-D

7-C

8-B

9-A

10-A

11-C

12-A

13-B

14-C

15-B

16-C

17-D

18-C

19-C

20-D

21-C

22-D

23-D

24-C

25-A

26-D

27-B

28-D

29-B

30-B

31-A

32-D

33-C

34-B

35-B

36-C

37-C

38-C

39-B

40-B

 

---(Để xem đầy đủ nội dung của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1(NB). Chùm sắng đơn sắc màu đỏ và tím truyền trong chân không có cùng

    A. chu kỳ.                      B. bước sóng.                   C. tần số.                                     D. tốc độ.

Câu 2(TH). Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe sáng là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trong hệ vấn giao thoa trên màn quan sát, vân sáng bậc 4 cách vân trung tâm 4,8 mm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là

    A. 0,7 \(\mu m.\)            B. 0,5 \(\mu m\)                 C. 0,6 \(\mu m\)                           D. 0,4 \(\mu m\)

Câu 3(NB). Trong dao động điều hòa, lực kéo về

    A. biến thiên điều hòa cùng tần số, cùng pha với li độ.

    B. biến thiên điều hòa cùng tần số, cùng pha với vận tốc.

    C. biến thiên điều hòa cùng tần số, cùng pha với gia tốc.

    D. biến thiên tuần hoàn nhưng không điều hòa.

Câu 4(TH). Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo, gọi bán kính quỹ đạo K của electron là b. Khi electron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo L thì bán kính quỹ đạo giảm bớt

    A. \(4{{r}_{0}}\)              B. \({{r}_{0}}\)                    C. \(5{{r}_{0}}\)                      D. \(8{{r}_{0}}\) 

Câu 5(NB). Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn có sợi dây dài \(l\) đang dao động điều hoà. Chu kì dao động của con lắc là 

A. \(2\pi \sqrt{\frac{g}{l}}\)                                     

B. \(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{l}{g}}\)                               

C. \(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{g}{l}}\)                               

D. \(2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\)

Câu 6(TH). Cho phản ứng hạt nhân: \(_{13}^{27}Al+_{2}^{4}He\to _{15}^{30}P+X.\) Hạt X là

A. nơtron.                     

B. \(_{1}^{2}D\)

C. proton.    

D. \(_{1}^{3}\)T.

Câu 7(TH). Hạt nhân \(_{4}^{10}\)Be có khối lượng 10, 0135u. Khối lượng của nơtrôn mn =1, 0087u, của prôtôn mp = 1,0073u. Biết luc2 = 931,5 MeV. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \(_{4}^{10}\)Be là

A. 63,249 MeV.            

B. 632,49 MeV.                

C. 6,3249 MeV.                     

D. 0,6324 MeV.

Câu 8(TH). Một dải sóng điện từ trong chân không có tần số từ 4,0.1014 Hz đến 7,5.1014 Hz. Biết tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Dải sóng trên thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ? 

A. Vùng tia Rơnghen.       

B. Vùng ánh sáng nhìn thấy.

C. Vùng tia tử ngoại.    

D. Vùng tia hồng ngoại.

Câu 9(NB). Một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r nối với mạch ngoài là điện trở R. Cường độ dòng điện trong mạch kín có độ lớn là 

A. \(I=\frac{R+r}{E}.\)

B. \(I=E\left( R+r \right).\)

C. \(I=\frac{E}{r}\)

D. \(I=\frac{E}{R+r}.\)

Câu 10(TH). Một mạch dao động điện tử lí tưởng gồm một tụ điện có điện dung 0,125 \(\mu F\) và một cuộn cảm có độ tự cảm 50 \(\mu H.\) Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 0,15 A. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là

    A. 3 V.                           B. 5 V                                C. 10 V                            D. 6 V

...

ĐÁP ÁN

1.D

2.C

3.C

4.C

5.D

6.A

7.C

8.B

9.D

10.A

11.C

12.A

13.C

14.C

15.D

16.C

17.B

18.B

19.C

20.A

21.B

22.B

23.B

24.D

25.B

26.C

27.A

28.C

29.A

30.A

31.D

32.D

33.A

34.A

35.D

36.B

37.B

38.B

39.C

40.B

 

---(Để xem đầy đủ nội dung của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Một tụ điện không khí có điện dung 40 pF và khoảng cách giữa hai bản là 1cm. Tính điện tích tối đa có thể tích cho tụ, biết rằng khi cường độ điện trường trong không khí lên đến \({{3.10}^{6}}\frac{V}{m}\) thì không khí sẽ trở thành dẫn điện.

A. l,2 \(\mu C\).           

B. l,5 \(\mu C\).           

C. l,8 \(\mu C\).     

D. 2,4 \(\mu C\).

Câu 2. Một con lắc đơn được treo vào trần của một xe ô tô đang chuyển động theo phương ngang. Tần số dao động của con lắc khi xe chuyển động thẳng đều là \({{f}_{0}}\), khi xe chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a là \({{f}_{1}}\) và khi xe chuyển động chậm dần đều với gia tốc a là \({{f}_{2}}\). Mối quan hệ giữa \({{f}_{0}}\); \({{f}_{1}}\)và \({{f}_{2}}\).

A. \({{f}_{0}}={{f}_{1}}={{f}_{2}}\).                  

B. \({{f}_{0}}<{{f}_{1}}<{{f}_{2}}\).                         

C. \({{f}_{0}}<{{f}_{1}}={{f}_{2}}\).                         

D. \({{f}_{0}}>{{f}_{1}}={{f}_{2}}\).

Câu 3. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính cùng chiều với vật và cao gấp hai lần vật. Vật AB cách thấu kính

   A. 10 cm.                     B. 45 cm.                     C. 15 cm.              D. 90 cm.

Câu 4. Khi cho dòng điện cường độ 10 A chạy qua một vòng dây dẫn đặt trong không khí thì cảm ứng từ tại tâm của vòng dây dẫn có độ lớn là \(2,{{1.10}^{-4}}T\). Bán kính của vòng dây là

   A. 5,0 cm.                    B. 0,3 cm.                    C. 3,0 cm.              D. 2,5 cm.

Câu 5. Tia tử ngoại được ứng dụng để

A. tìm khuyết tật bên trong các vật đúc.           

B. chụp điện, chẩn đoán gãy xương.

C. kiểm tra hành lí của khách đi máy bay.        

D. tìm vết nứt trên bề mặt các vật.

Câu 6. Một mạch điện xoay chiều gồm tụ điện C nối tiếp với cuộn dây. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp \(u=U\sqrt{2}\cos \left( \omega t \right)\left( V \right)\) thì điện áp hai đầu tụ điện C là \({{u}_{C}}=U\sqrt{2}\cos \left( \omega t-\frac{\pi }{3} \right)\left( V \right)\). Tỉ số giữa dung kháng và cảm kháng bằng

   A. 1/3.                          B. 1/2.                           C. 1.                      D. 2.

Câu 7. Một con lắc đơn có chiều dài 1 m dao động điều hòa tại nơi có \(g=9,8m/{{s}^{2}}\). Chu kì dao động con lắc là

   A. 2 s.                          B. 1 s.                           C. 0,5 s.                 D. 9,8 s.

Câu 8. Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa nút sóng và vị trí cân bằng của bụng sóng liên tiếp là

A. một phần tư bước sóng.                              

B. một nửa bước sóng.

C. một bước sóng.                                           

D. hai lần bước sóng.

Câu 9. Biểu thức của cường độ dòng điện là \(i=4\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{4} \right)\left( A \right)\). Tại thời điểm \(t=20,18s\(, cường độ dòng điện có giá trị là

   A. \(i=0\).                      B. \(i=2\sqrt{2}\)A.         C. \(i=2\) A.              D. \(i=4\)A.

Câu 10. Một con lắc đơn có độ dài l, trong khoảng thời gian \(\Delta t\) nó thực hiện được 6 dao động điều hoà. Người ta giảm bớt độ dài của nó đi 16 cm, cũng trong khoảng thời gian \(\Delta t\) như trước nó thực hiện được 10 dao động. Chiều dài của con lắc ban đầu là

   A. 25 cm.                     B. 25 m.                       C. 9 m.                      D. 9 cm.

...

Đáp án

1-A

2-C

3-C

4-C

5-D

6-D

7-A

8-A

9-B

10-A

11-D

12-B

13-C

14-D

15-D

16-D

17-D

18-B

19-B

20-D

21-C

22-C

23-D

24-A

25-A

26-A

27-C

28-A

29-A

30-B

31-C

32-C

33-C

34-D

35-B

36-C

37-A

38-B

39-B

40-D

 

---(Để xem đầy đủ nội dung của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?

   A. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

   B. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.

   C. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.

   D. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.

Câu 2. Hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình lần lượt là \({{x}_{1}}=10\cos \left( 5\pi t \right)\text{cm}\) và \({{x}_{2}}=A\cos \left( 5\pi t+\frac{\pi }{3} \right)\text{cm}\). Khi li độ của dao động thứ nhất \({{x}_{1}}=5\text{cm}\) thì li độ của dao động tổng hợp của hai dao động bằng 2 cm. Dao động tổng hợp của hai dao động có biên độ bằng

   A. 12 cm                      B. 15 cm                      C. 13 cm                          D. 14 cm

Câu 3. Một lò xo nằm ngang treo một vật có khối lượng 100 g dao động điều hòa với biên độ \(A=5\text{cm}\), độ cứng của lò xo \(k=100\text{N/m}\). Cơ năng của vật dao động là

   A. 0,125 J                     B. 1250 J                     C. 12,5 J                          D. 1,25 J

Câu 4. Tia tử ngoại được dùng

   A. trong y tế chụp điện, chiếu điện.

   B. để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm kim loại.

   C. để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh.

   D. để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại.

Câu 5. Hai quả cầu nhỏ có kích thước giống nhau tích các điện tích là \({{q}_{1}}={{8.10}^{-6}}C\) và \({{q}_{2}}=-{{2.10}^{-6}}C\). Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt chúng trong không khí cách nhau 10 cm thì lực tương tác giữa chúng có độ lớn là

   A. 4,5 N                       B. 8,1 N                       C. 0,0045 N                      D. \({{81.10}^{-5}}\text{N}\)

Câu 6. Một mạch dao động điện tử gồm tụ điện có điện dung \(0,0625\mu F\) và một cuộn dây thuần cảm, dao động điện từ có dòng điện cực đại trong mạch 60mA. Tại thời điểm ban đầu điện tích trên tụ điện là \(1,5\mu C\) và cường độ dòng điện trong mạch là \(30\sqrt{3}\text{mA}\). Độ tự cảm của cuộn dây là

   A. 50 mH                      B. 60 mH                      C. 70 mH                         D. 40 mH

Câu 7. Công thoát electron của một kim loại là \({{\text{A}}_{\text{0}}}\), giới hạn quang quang điện là \({{\lambda }_{0}}\). Khi chiếu vào bề mặt kim loại đó chùm bức xạ có bước sóng \(\lambda =0,5{{\lambda }_{0}}\) thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện bằng

A. \({{\text{A}}_{\text{0}}}\)                                

B. \(2{{\text{A}}_{\text{0}}}\) 

C. \(0,75{{\text{A}}_{\text{0}}}\)  

D. \(0,5{{\text{A}}_{\text{0}}}\)

Câu 8. Đặt điện áp \(u=100\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t \right)\left( \text{V} \right)\) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Thay đổi C để điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện đạt cực đại; khi đó điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm là \({{U}_{L}}=97,5V\left( \text{V} \right)\). So với điện áp hai đầu đoạn mạch thì điện áp hai đầu điện trở thuần

A. sớm pha hơn một góc \(0,22\pi \)                

B. sớm pha hơn \(0,25\pi \)                                                   

C. trễ pha hơn một góc \(0,22\pi \)                   

D. trễ pha hơn một góc \(0,25\pi \)

Câu 9. Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,4mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,6m. Nguồn sáng phát ra đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng \({{\lambda }_{1}}=400\text{nm}\)và \({{\lambda }_{2}}=600\text{nm}\). Trên màn quan sát, gọi M và N là hai điểm ở cùng một phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 6mm và 14mm. Số vân sáng quan sát được trên màn trong khoảng M và N là

   A. 8                              B. 6                              C. 7                              D. 9

Câu 10. Cho phản ứng hạt nhân: \(_{1}^{3}T+_{1}^{2}D\to _{2}^{4}He+X\). Lấy độ hụt khối của hạt nhân T, hạt nhân D, hạt nhân He lần lượt là 0,009106u; 0,002491u và 0,030382u và \(1u=931,5MeV/{{c}^{2}}\). Năng lượng tỏa ra của phản ứng xấp xỉ bằng:

A. 21,076 MeV            

B. 200,025 MeV          

C. 17,498 MeV      

D. 15,017 MeV

...

Đáp án

1-A

2-C

3-A

4-D

5-B

6-D

7-A

8-A

9-C

10-C

11-D

12-C

13-A

14-B

15-C

16-C

17-B

18-A

19-C

20-D

21-C

22-B

23-A

24-A

25-B

26-B

27-D

28-A

29-C

30-A

31-C

32-B

33-B

34-B

35-A

36-D

37-B

38-D

39-B

40-A

 

---(Để xem đầy đủ nội dung của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT Nguyễn Thị Giang. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?