Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử có đáp án Trường THPT Mỹ Quý

TRƯỜNG THPT MỸ QUÝ

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ

(Thời gian làm bài: 50 phút)

Đề 1

Câu 1. Nội dung cơ bản về nông nghiệp của NEP là:

A. tập thể hóa nông nghiệp.

B. tiếp tục trưng thu lương thực thừa.

C. bãi bỏ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực cố định.

D. tịch thu ruộng đất của quý tộc - địa chủ.

Câu 2. FAO là tên viết tắt theo tiếng Anh của tổ chức nào?

A. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc.

B. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc.

C. Tổ chức Thương mại Thế giới.

D. Tổ chức Y tế thế giới,

Câu 3. Năm 1949, đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?

A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

B. Thực hiện được nhiều kế hoạch dài hạn.

C. Đập tan âm mưu thực hiện cuộc "Chiến tranh lạnh" của Mĩ.

D. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

Câu 4. Sau sự kiện nào, nhân dân Campuchia sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ ?

A. Chính phủ Xihanúc bị lật đổ bởi các thế lực tay sai của Mĩ.

B. Nhân dân Campuchia nhận được sự giúp đỡ của bộ đội tình nguyện Việt Nam.

C. Sau cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội mới.

D. Hiệp định Giơnevơ được kí kết.

Câu 5. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hồng Công và Ma Cao vẫn là thuộc địa của nước nào?

A. Anh và Bồ Đào Nha.         B. Hà Lan và Anh.

C. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.       D. Ạnh và Mĩ.

Câu 6. Về sản xuất công nghiệp, vào những năm 80 Ấn Độ đứng hàng thứ mấy trên thế giới?

A. Thứ bẩy.     B. Thứ chín.    C. Thứ mười.  D. Thứ tám.

Câu 7. Kết quả lớn nhất trong phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập và quyền sống của con người.

B. giải phóng dân tộc, thành lập các nhà nước tư bản chủ nghĩa.

C. lật đổ chính quyền độc tài, thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ.

D. đánh đổ chế độ thực dân mới, củng cố nền độc lập dân tộc.

Câu 8. Năm 1968, nền kinh tế Nhật Bản đứng thứ mấy trong thế giới tư bản?

A. Ba.  B. Tư.  C. Nhất.          D. Hai.

Câu 9. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới vào khoảng thời gian nào?

A. 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX.

C. 10 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX.

Câu 10. Sự kiện nào đánh dấu mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô tan vỡ?

A. Sự ra đời của khối quân sự NATO.

B. Sự phân chia phạm vi ảnh hưởng và khu vực đóng quân của Mĩ và Liên Xô tại Hội nghị Ianta.

C. Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava.

D. Sự ra đời của Học thuyết Truman và Chiến tranh lạnh.

Câu 11. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai mưu đồ chung của Mĩ là

A. tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

B. làm bá chủ thế giới.

C. tiêu diệt phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ la-tinh.

D. tiêu diệt phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.

Câu 12. Đặc điểm của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thứ giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là

A. có sự phân tuyến triệt để, mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước tư bản chủ nghĩa.

B. các nước thắng trận xác lập vai trò lãnh đạo thế giới.

C. diến ra sự đối đầu quyết liệt giữa các nước đế quốc lớn.

D. có sự đối đầu căng thẳng, mâu thuẫn sâu sắc giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Câu 13. Chính sách nào của nhà Nguyễn đã hạn chế sự phát triển của sản xuất, thương mại?

A. Chính sách độc quyền công thương.         B. Chính sách "Đóng cửa các thương cảng".

C. Chính sách "Cấm đạo, giết đạo".   D. Chính sách "Mở cửa".

Câu 14. Những nội dung của các bản Hiệp ước được kí kết từ năm 1862 - 1884 đã phản ánh điều gì?

A. Sự nhượng bộ có điều kiện của triều Nguyễn.

B. Các kế sách của triều Nguyễn nhằm cứu vãn tình thế đất nước.

C. Quá trình đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn của triều Nguyễn.

D. Sự nhân nhượng tạm thời của triều Nguyễn nhằm chuẩn bị cho một cuộc phản chiến giành lại độc lập hoàn toàn.

Câu 15. Nhà văn, nhà báo thuộc bộ phận nào trong xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương?

A. Tiểu tư sản. B. Công nhân. C. Nông dân.   D. Tư sản.

Câu 16. Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là

A. lực lượng chính là binh lính.

B. các cuộc khởi nghĩa vũ trang.

C. được một vị vua nhà Nguyễn làm lãnh tụ tinh thần.

D. do văn thân, sĩ phu lãnh đạo.

Câu 17. Tờ báo nào là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ?

A. Báo Tiền Phong.    B. Tạp chí Thư tín quốc tế.

C. Báo An Nam trẻ.    D. Báo Thanh Niên.

Câu 18. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được thành lập vào tháng, năm nào? Ở đâu?

A. Tháng 6/1925 ở Hương Cảng (Trung Quốc).

B. Tháng 5/1925 ở Hương Cảng (Trung Quốc).

C. Tháng 5/1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).

D. Tháng 6/1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).

Câu 19. Trong những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá vào Việt Nam

A. lí luận đấu tranh giai cấp.   B. con đường cách mạng vô sản.

C. lí luận giải phóng dân tộc   D. chủ nghĩa Mác - Lênin.

Câu 20. Phong trào yêu nước của giai cấp tư sản, tiểu tư sản giai đoạn 1919 - 1925 thất bại chứng tỏ điều gì?

A. Độc lập dân tộc của Việt Nam gắn liền với vấn đề dân chủ.

B. Độc lập dân tộc của Việt Nam không gắn liền với chủ nghĩa tư bản.

C. Độc lập dân tộc của Việt Nam không gắn liền với vấn đề giai cấp.

D. Độc lập dân tộc của Việt Nam gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Câu 21. Hãy kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu trong cao trào cách mạng 1936 - 1939.

A. Phong trào đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ và phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.

B. Phong trào đấu tranh nghị trường; phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí

C. Phong trào đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ; phong trào đấu tranh nghị trường; phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.

D. Phong trào đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ.

Câu 22. Đại hội quốc dân được tiến hành ở Tân Trào gồm các đại biểu thuộc các thành phần và các miền nào?

A. Ba miền thuộc đủ các giới, các đoàn thể, các dân tộc tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân.

B. Tiểu tư sản, học sinh, sinh viên, trí thức cả nước.

C. Các đảng phái, đoàn thể, tổ chức trong cả nước.

D. Toàn thể các tầng lớp nhân dân.

Câu 23. Kết quả lớn nhất của phong trào cách mạng dân chủ 1936-1939 là gì?

A. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới nhiều hình thức.

B. Quần chúng được tổ chức và giác ngộ, Đảng được tôi luyện, tích lũy kinh nghiệm xây dựng mặt trận thống nhất, uy tín và ảnh hưởng của Đảng ngày càng sâu rộng trong quần chúng nhân dân.

C. Thành lập Mặt trận dân chủ nhân dân đoàn kết rộng rãi các tầng lớp xã hội.

D. Chính quyền thực dân phải nhượng bộ, cải thiện một phần quyền dân sinh, dân chủ.

Câu 24. Hội nghị nào của Đảng lần đầu tiên đưa ra vấn đề tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất?

A. Hội nghị lần thứ 8 (5-1941).          B. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản.

C. Hội nghị tháng 10-1930.    D. Hội nghị tháng 11-1939.

Câu 25. "Đồng bào rầm rập kéo tới Quảng Trường Nhà hát lớn dự mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Đại biểu Việt Minh đọc tuyên ngôn, chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân giành chính quyền. Bài hát tiến quân ca lần đầu tiên vang lên". Đây là không khí từ cuộc mít tinh chuyển thành khởi nghĩa giành chính quyền ở:

A. Bắc Giang, Hải Dương (18-8-45). B. Sài Gòn (25-8-1945).

C. Hà Nội (19-8-1945).           D. Huế (23-8-1945).

Câu 26. Luận cương Chính trị tháng 10 năm 1930 còn hạn chế về vấn đề gì?

A. Coi trọng sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

B. Xác định mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.

C. Nặng về vấn đề đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.

D. Nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong kiến.

Câu 27. Điều kiện cơ bản nhất để hình thành khối đại đoàn kết nhân dân Đông Dương trong quá trình đấu tranh giành độc lập từ năm 1930 đến năm 1939 là gì ?

A. Cùng nằm trên bán đảo Đông Dương.

B. Có kẻ thù chung là thực dân Pháp và phát xít Nhật.

C. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

D. Có truyền thống gắn bó từ lâu đời.

Câu 28. Kế hoạch quân sự nào của Pháp muốn giành lấy một thắng lợi quyết định để "kết thúc chiến tranh trong danh dự" ?

A. Kế hoạch Rơve      B. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh.

C. Kế hoạch Nava.      D. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi

Câu 29. Trước ngày 6/3/1946, Đảng, Chính phủ ta thực hiện sách lược gì?

A. Hòa với Pháp để đuổi Tưởng.

B. Hòa với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng.

C. Hòa với Tưởng để đánh Pháp.

D. Chống cả Tưởng và Pháp.

Câu 30. Ngày 9 - 11 - 1946 đã diễn ra sự kiện nào trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam?

A. Thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa.

B. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ.

C. Kì họp đầu tiên của Quốc hội.

D. Cuộc bầu cử Quốc hội lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc.

Câu 31. "Vây, lấn, tấn, diệt" là cách đánh được quân đội ta sử dụng trong chiến dịch nào?

A. Điện Biên Phủ năm 1954.  B. Tây Bắc thu - đông 1952.

C. Thượng Lào xuân - hè 1953.          D. Hòa Bình đông - xuân 1951 -1952.

Câu 32. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời vào ngày tháng năm nào?

A. 22/12/1960.            B. 23/9/1960.  C. 12/2/1960.  D. 20/12/1960.

Câu 33. Thắng lợi nào của quân dân miền Nam đã mở ra cao trào "tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam?

A. Núi Thành (Quảng Nam).  B. Ấp Bắc (Mĩ Tho).

C. Bình Giã (Bà Rịa)  D. Vạn Tường (Quảng Ngãi)

Câu 34. Chiến thắng lớn đầu tiên của quân dân ta khi quân Mỹ vừa đến xâm lược Việt Nam là gì?

A. Ấp Bắc.      B. Vạn Tường.            C. Chiến khu D.          D. Củ Chi.

Câu 35. Thắng lợi nào của nhân dân ta đã chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công ?

A. Chiến thắng An Lão (1965).          B. Chiến thắng Bình Giã (1964).

C. Chiến thắng Ấp Bắc (1963).          D. Phong trào "Đồng khởi" (1960).

Câu 36. Sau khi thất bại trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mĩ chuyển sang chiến lược chiến tranh nào ?

A. Chiến tranh cục bộ.            B. Chiến tranh đơn phương.

C. Đông Dương hóa Chiến tranh.       D. Việt Nam hóa Chiến tranh.

Câu 37. "Nhằm thẳng quân thù mà bắn" là câu nói nổi tiếng của ai?

A. Phạm Tuân.            B. Lí Tự Trọng.

C. Võ Thị Sáu.            D. Nguyễn Viết Xuân.

Câu 38. Chính quyền Ngô Đình Diệm nói riêng và những chính quyền ngụy do Mĩ dựng lên ở miền Nam nói chung thực chất là biểu hiện

A. chế độ thực dân kiểu mới.

B. khu vực hóa cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam.

C. chế độ thực dân kiểu cũ.

D. hình thức thống trị trực tiếp của Mĩ.

Câu 39. Bài học kinh nghiệm nào trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) được Đảng tiếp tục vận dụng trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975)?

A. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế.

B. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và dân vận.

C. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của dư luận quốc tế.

D. Tăng cường đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa anh em.

Câu 40. Đến ngày 20/9/1977, nước ta trở thành thành viên thứ mấy của Liên hợp quốc?

A. 149.

B. 110.

C. 160.

D. 150.

ĐÁP ÁN

1. C

2. B

3. D

4. A

5. A

6. C

7. C

8. D

9. A

10. D

11. B

12. D

13. A

14. C

15. A

16. B

17. D

18. D

19. D

20. B

21. C

22. A

23. B

24. D

25. C

26. C

27. C

28. C

29. C

30. A

31. A

32. D

33. D

34. B

35. D

36. A

37. D

38. A

39. A

40. A

Đề 2

Câu 1: Ý nào sau đây là nội dung của chiến luợc công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu của nhóm 5 nước

sáng lập ASEAN?

A. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.

B. Tiến hành "mở cửa" nền kinh tế, thu hút vốn đầu tu và kĩ thuật nước ngoài.

C. Phát triển ngoại thưong.

D. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.

Câu 2: Nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp ở Châu Âu là

A. Pháp.          B. Hà Lan.       C. Đức.           D. Anh.

Câu 3: Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm 1945) là:

A. Tổ chức Y tế thế giới.        B. Tòa án quốc tế.

C. Quỹ Tiền tệ quốc tế.           D. Tổ chức Giáo dục, khoa học, văn hóa.

Câu 4: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ do Đảng Quốc đại

lãnh đạo. Đây là chính đảng của giai cấp nào?

A. Giai cấp địa chủ.    B. Giai cấp nông dân.

C. Giai cấp vô sản.      D. Giai cấp tư sản.

Câu 5: Từ năm 1954 - 1970, Campuchia thực hiện

A. Chống chế độ diệt chủng Khơ-me đỏ.       B. Đường lối hòa bình, trung lập.

C. Kháng chiến chống Pháp.  D. Kháng chiến chống Mĩ.

Câu 6: So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU) có điểm gì khác biệt?

A. Diễn ra quá trình nhất thể hóa trong khuôn khổ khu vực.

B. Hạn chế sự can thiệp và chi phối của các cường quốc.

C. Hợp tác, giúp đỡ các nước trong khu vực phát triển kinh tế.

D. Quá trình hợp tác, mở rộng thành viên diễn ra khá lâu dài.

Câu 7: Đâu là nguyên nhân chủ yếu làm sụp đổ chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu?

A. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí.

B. Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.

C. Sự tha hóa về phẩm chất, đạo đức của những người lãnh đạo Đảng.

D. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến.

Câu 8: Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm

A. Hoàn thành cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa nền kinh tế.

B. Phấn đấu đạt 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

C. Tiếp tục xây dụng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

D. trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.

Câu 9: Điểm giống nhau về tình hình Việt Nam và Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là

A. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đang xuất hiện.

B. Chế độ phong kiến đang phát triển.

C. Bị các nước đế quốc xâu xé, thống trị.

D. Chế độ phong kiến khủng hoảng sâu sắc.

Câu 10: Hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc chủ yếu của các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Đấu tranh vũ trang.

B. Đấu tranh chính trị hợp pháp, thương lượng hòa bình.

C. Đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa.

D. Đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1

D

11

C

21

B

31

C

2

D

12

A

22

A

32

D

3

B

13

B

23

A

33

A

4

D

14

D

24

C

34

C

5

B

15

C

25

A

35

A

6

A

16

B

26

C

36

C

7

A

17

A

27

A

37

D

8

C

18

B

28

C

38

D

9

D

19

C

29

B

39

B

10

D

20

D

30

A

40

B

Đề 3

Câu 1: Phát minh quan trọng nhất giúp cải thiện đời sống của Người tối cổ là gì?

A. Biết chế tác công cụ lao động.       B. Biết sĕn bắn hái lượm.

C. Biết trồng trọt chĕn nuôi.   D. Biết cách tạo ra lửa.

Câu 2: Quốc gia cổ Vĕn Lang - Âu Lạc được hình thành trên cơ sở của nền vĕn hóa cổ nào dưới đây?

A. Sa HuǶnh. B. Đồng Nai.   C. Ốc Eo.        D. Đông Sơn.

Câu 3: Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?

A. Thể chế dân chủ.

B. Thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

C. Thể chế quân chủ chuyên chế.

D. Thể chế cộng hòa.

Câu 4: Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đánh dấu sự chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc đưa nước ta bước vào thời kì độc lập lâu dài?

A. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ NĂM 905.

B. Khúc Hạo cải cách hành chính, xây dựng quyền tự chủ NĂM 907.

C. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền NĂM 938.

D. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô NĂM 939.

Câu 5: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc khi

A. phát xít Italia bị sụp đổ.

B. Nhật Bản đầu hàng không điều kiện.

C. Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật.

D. phát xít Đức bị tiêu diệt.

Câu 6: Chính sách Mĩ đã dùng để khống chế các nước khu vực Mĩ Latinh là

A. “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla”.

B. “Cây gậy” và “Củ cà rốt”.

C. chính sách “Cái gậy lớn”.

D. chính sách “Ngoại giao đồng đôla”.

Câu 7: Cả hai cuộc chiến tranh thế giới đều giải quyết mâu thuẫn về vấn đề gì?

A. Khoa học kỹ thuật. B. Thị trường, thuộc địa.

C. Nhân công. D. Vốn.

Câu 8: Ý nào không đúng khi nhận xét về phong trào Cần vương?

A. Phong trào nổ ra vào cuối thế kỉ XIX và kéo dài đến đầu thế kỉ XX.

B. Phong trào diễn ra với quy mô lớn, nhất là ở Bắc Kì và Trung Ki.

C. Phong trào thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

D. Là phong trào yêu nước chống Pháp hưởng ứng chiếu Cần vương.

Câu 9: Con đường cứu nước của Phan Châu Trinh theo xu hướng nào?

A. Cải cách.    B. Ôn hòa.

C. Bạo lực cách mạng.            D. Bao động

Câu 10: Đặc điểm nổi bật của chế độ phong kiến Việt Nam giữa thế kỉ XIX là

A. chế độ quân chủ chuyên chế đang trong thời kì thịnh trị.

B. có một nền chính trị độc lập.

C. đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, vĕn hóa.

D. có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1-D

2-D

3-B

4-C

5-B

6-A

7-B

8-A

9-A

10-D

11-A

12-D

13-B

14-D

15-B

16-C

17-A

18-A

19-B

20-C

21-A

22-D

23-D

24-B

25-B

26-D

27-C

28-A

29-A

30-D

31-C

32-B

33-A

34-D

35-A

36-B

37-D

38-C

39-B

40-B

Đề 4

Câu 1: Hình thức mặt trận trong phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam có tên gọi là gì?

  A. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.

  B. Mặt trận Việt Minh.

  C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

  D. Mặt trận Liên Việt.

Câu 2: Tờ báo xuất bản năm 1922 tại Pari do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút là:

  A. bao Thanh niên.   B. báo Người cùng khổ.

  C. báo Nhân đạo.      D. báo Đời sống công nhân.

Câu 3: Tổ chức nào sau đây không do Nguyễn Ái Quốc thành lập?

  A. Hội Hưng Nam.

  B. Hội Liên hiệp thuộc địa.

  C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

  D. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam?

  A. Nguyễn Ái Quốc tham gia sang lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921)

  B. Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương vể vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê - nin (1920).

  C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920).

  D. Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vecxai (1919).

Câu 5: Vai trò trọng yếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là

  A. giải quyết thỏa đáng các vấn đề về kinh tế - xã hội.

  B. tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nước.

  C. giải quyết mọi công việc của Đại hội đồng.

  D. chịu trách nhiệm chính về duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

Câu 6: Chỉ ra điểm hạn chế của Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo tháng 10/1930:

  A. Chưa thấy được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

  B. Chưa thấy được mâu thuẫn co bản nhất của xã hội Đông Dương, nặng về đấu tranh giai cấp.

  C. Chưa thấy được vai trò to lớn của giai cấp công nhân và nông dân.

  D. Chưa thấy được mối quan hệ giữa cách mạng Đông Dưong với cách mạng thế giới.

Câu 7: Yếu tố quan trọng nhất đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là:

  A. điều kiện khách quan thuận lợi.

  B. truyền thống yêu nước của nhân dân.

  C. công tác chuẩn bị của Đảng ta chu đáo.

  D. đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng.

Câu 8: Cuộc “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động chủ yếu nhằm mục đích gì?

  A. Khẳng định vị trí siêu cường của Mĩ.

  B. Can thiệp vũ trang vào nhiều nơi trên thế giới.

  C. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

  D. Đưa Mỹ trở thành bá chủ thế giới.

Câu 9: Sự kiện nào đánh đấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Năm 1928: Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên thực hiện phong trào “vô sản hóa”.

B. Năm 1929: ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời.

C. Năm 1925: công nhân xưởng Ba Son (Sài Gòn) bãi công.

D. Năm 1920: thành lập Công hội.

Câu 10: Ý nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa thắng lợỉ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?

  A. Đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc hoàn thành, đưa Trung Quôc bước vào kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên CNXH.

  B. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến.

  C. Kết thúc sự tranh giành quyền lực giữa các lực lượng đối lập trong Quôc dân đảng.

  D. Tăng cường lực lượng cho CNXH, ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách mạng thế giới.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1.A

2.B

3.A

4.B

5.D

6.B

7.D

8.C

9.C

10.C

11.D

12.A

13.C

14.C

15.A

16.C

17.A

18.B

19.D

20.C

21.B

22.D

23.D

24.A

25.A

26.B

27.B

28.B

29.C

30.D

31.C

32.A

33.D

34.B

35 A

36.D

37.B

38.D

39.C

40.B

Đề 5

Câu 1: Ý nào dưới đây giải thích không đúng “Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc cách mạng giành chính quyền bằng bạo lực”?

A. có sự kết hợp của lực lượng chính trị và vũ trang.

B. lực lượng vũ trang góp phần quan trọng làm nên thắng lợi.

C. công tác chuẩn bị lực lượng diễn ra lâu dài và chu đáo.

D. lực lượng vũ trang kết hợp với lực lượng đồng minh.

Câu 2: Lực lượng chính trị có vai trò như thế nào đối với thành công của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Lực lượng xung kích trong Tổng khởi nghĩa.

B. Quyết định thắng lợi của Tổng khởi nghĩa.

C. Lực lượng nòng cốt trong Tổng khởi nghĩa.

D. Hỗ trợ lực lượng vũ trang giành chính quyền.

Câu 3: Đảng Cộng sản Đông Dương không phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp (3-1945), vì

A. mọi sự chuẩn bị chưa sẵn sàng.

B. quân Nhật ở Đông Dương còn mạnh.

C. chưa có cao trào làm tiền đề tổng khởi nghĩa.

D. chưa có đủ điều kiện tổng khởi nghĩa.

Câu 4: Một trong ba phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam những năm 1950-1953 là

A. “đại chúng hóa”.

B. “dân tộc hóa”.

C. “phục vụ dân sinh”.

D. “phục vụ nhân dân”.

Câu 5: Lực lượng xã hội mới xuất hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897-1914) là

A. tư sản, công nhân, tư sản dân tộc.

B. tư sản dân tộc, tư sản, nông nhân.

C. tư sản, công nhân, tiểu tư sản.

D. địa chủ, tư sản, tiểu tư sản.

Câu 6: Ý nào sau đây thể hiện đúng nhất mối quan hệ giữa cách mạng miền Bắc và cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975)?

A. ruột thịt, thúc đẩy và gắn bó với nhau.

B. hợp tác, giúp đỡ, tác động.

C. giúp đỡ, gắn bó, tác động.

D. mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau.

Câu 7: Điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là

A. quân đội nước ngoài rút khỏi Việt Nam từ ngày kí hiệp định.

B. được kí kết trong bối cảnh có sự hòa hoãn của các nước lớn.

C. có sự tham gia đàm phán và cùng ký kết của các cường quốc.

D. quy định việc tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực.

Câu 8. Trong giai đoạn 1950 – 1973, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kì

A. “thực dân hóa” trên phạm vi thế giới.

B. “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới.

C. “khủng hoảng” của chủ nghĩa thực dân.

D. “thức tỉnh” của các dân tộc thuộc địa.

Câu 9: Theo Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia

A. dân chủ.

B. tự trị.

C. tự do.

D. độc lập.

Câu 10: Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX và phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có sự khác nhau về

A. kết quả.

B. khuynh hướng.

C. hình thức.

D. đối tượng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

D

B

D

C

C

6

7

8

9

10

D

B

B

C

B

11

12

13

14

15

D

D

A

A

C

16

17

18

19

20

A

C

A

C

C

21

22

23

24

25

D

C

D

D

B

26

27

28

29

30

C

A

A

A

B

31

32

33

34

35

D

A

B

B

C

36

37

38

39

40

D

B

B

A

A

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử có đáp án Trường THPT Mỹ Quý. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?