Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 4 có đáp án Trường THPT Nguyễn Quán Nho

TRƯỜNG THPT NGUYỄN QUÁN NHO

ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC LẦN 4

Thời gian 50 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Bột đá vôi (CaCO3) tan được trong:

A. Dung dịch NH3.                                                   B. Nước vôi trong.

C. Nước hòa tan CO2 bão hòa (dư).                         D. Nước.

Câu 2. Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch HCl?

A. Ag.                                 B. Au.                            C. Al.                             D. Cu.

Câu 3. Hấp thụ hết 0,672 lít khí CO2 (đktc) vào bình chứa 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M. Thêm tiếp 0,4 gam NaOH vào bình này. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là:

A. 3,0 gam.                         B. 2,0 gam.                  C. 1,5 gam.                    D. 2,5 gam.

Câu 4.  Đốt cháy hoàn toàn 16,8 gam Fe trong khí O2 cần vừa đủ 4,48 lít O2 (đktc) tạo thành một ôxit sắt. Công thức phân tử của oxit đó là công thức nào sau đây?

A. FeO                               B. Fe2O3                      C. FeO4                         D. Không xác định được

Câu 5. Các số oxi hoá đặc trưng của crom là:

A. +2; +4, +6.                    B. +2, +3, +6.                C. +1, +2, +4, +6.                D. +3, +4, +6.

Câu 6.  Hòa tàn 10 gam hỗn hợp bột Fe và Fe2O3 bằng dd HCl thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với NaOH dư, thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng là:

A. 11,2 gam.                       B. 12,4 gam.                C. 15,2 gam.                     D. 10,9 gam.

Câu 7.  Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây?

A. Zn, Al2O3, Al.               B. Mg, K, Na.                  C. Mg, Al2O3, Al.              D. Fe, Al2O3, Mg.

Câu 8.  Có 5 dd riêng lẻ, mỗi dd chứa 1 cation: NH4+, Mg2+, Fe3+, Al3+, Fe 2+, nồng độ khoảng 0,1M. Bằng cách dùng dd NaOH cho lần lượt vào từng dd, có thể nhận biết được tối đa      

A. dd chứa ion NH4+.                                    

B. hai dd chứa ion NH4+ và Al3+.      

C. ba dd chứa ion NH4+, Fe3+và Al3+.              

D. năm dd chứa ion NH4+,Mg2+, Fe3+, Al3+ ,  Fe 2+.

Câu 9.  Không thể nhận biết các khí CO2, SO2 và O2 đựng trong các bình riêng biệt nếu chỉ dùng

A. nước brom và tàn đóm cháy dở.               

B. nước brom và dung dịch Ba(OH)2.           

C. nước vôi trong và nước brom.                             

D. tàn đóm cháy dở và nước vôi trong.

Câu 10. Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

A. 9,52.                                     B. 10,27.                              C. 8,98.                           D. 7,25.

Câu 11.  Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, Zn, K2CO3, K2SO4. Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH ?

A. 5.                                        B. 2.                                      C. 3.                              D. 4.

Câu 12. Hoà tan hỗn hợp gồm: K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4  vào nước (dư), thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2  đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là:

A. K2CO3.                              B. BaCO3.                            C. Fe(OH)3.                    D. Al(OH)3.

Câu 13. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 vào nước dư, thu được dung dịch Y và 5,6 lít H2 (ở đktc). Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa Al(OH)3 theo thể tích dung dịch HCl 1M như sau:

Giá trị của m là:

A. 99,00.                             B. 49,55.                           C. 47,15.                                D. 56,75.

Câu 14.  Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là :

A. Na.                                   B. K.                                C. Os.                              D. Li

Câu 15.  Cho 13,7 gam Ba vào 300 ml dung dịch CuSO4 1M. Phản ứng xong thu được m gam kết tủa. Tính m?

A. 6,4 gam.                          B. 19,2 gam.                C. 33,1 gam.               D. 9,8 gam.

Câu 16. Cho 3,36 gam muối cacbonat của một kim loại A (hóa trị II) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 896 ml khí CO2 (đktc). Kim loại A là:

A. Cu.                                 B. Mg.                            C. Zn.                             D. Fe

Câu 17. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.

B. Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.

C. Các kim loại đều chỉ có một số oxi hóa duy nhất trong các hợp chất.

D. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn.

Câu 18. Ở gần các lò nung vôi, không khí bị ô nhiễm bởi khí CO2 với nồng độ cao, làm cây cối, hoa màu thường không phát triển được. Nếu một tuần lò nung vôi sản xuất được 4,2 tấn vôi sống thì thể tích CO2 (đktc) đã tạo ra ở phản ứng nhiệt phân CaCO3 (giả sử hiệu suất nung là 100%) là giá trị nào?

A. 1792m3.                             B. 1120m3.                         C. 1344m3.                          D. 1680m3.

Câu 19. Este được tạo bởi axit no đơn chức mạch hở và ancol no đơn chức mạch hở có công thức tổng quát là:

A. CnH2nO2(n ).                     B. CnH2n+2O2(n ).              C. CnH2n+2O4(n ).                 D. CnHmO2(n ).

Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam este X , thu được 11,44 gam CO2 và 4,68 gam H2O. Công thức phân tử của este X là:

A. C4H8O4.                            B. C4H8O2.                         C. C2H4O2.                        D. C3H6O2.

Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm hai este no đơn chức X , Y(kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) , thu được 1344 ml khí CO2 (đkc) và m gam H2O. Giá trị của m là:

A. 3,6gam.                             B. 1,08 gam.                      C. 2,7 gam.                        D. 5,4 gam.

Câu 22. Este X được điều chế từ ancol etylic, có tỉ khối hơi so với oxi là 2,3125.Công thức cấu tạo của X là:

A. C2H5COOC2H5.                  B. CH3COOCH3.                    C. C2H5COOCH3.                    D. HCOOC2H5.

Câu 23. Hỗn hợp Z gồm hai este X và Y tạo bởi cùng một ancol và hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY).Đốt cháy hoàn toàn m gam Z thì cần dùng 6,16 lít O2 (đktc), thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O.Công thức cấu tạo của este X và giá trị m tương ứng là :

A. CH3COOCH3 và 6,7.                                   

B. HCOOC2H5 và 9,5.      

C. HCOOCH3 và 6,7.                         

D. (HCOO)2C2H4 và 6,6.

Câu 24. Phản ứng nào sau đây có thể chuyển glucozơ, fructozơ thành những sản phẩm giống nhau?

A. Phản ứng với H2 /Ni, t0.                                 

C. Phản ứng với Cu(OH)2.    

B. Phản ứng với AgNO3 / dd NH3 , t0.                  

D. Phản ứng với Na.

Câu 25. Công thức cấu tạo của  sobitol là: 

A. CH2OH[CHOH]4 CHO.                          

C. CH2OH[CHOH]4 CH2OH.                                             

B. CH2OH[CHOH]3 COCH2OH.                 

D. CH2OH CHOH CH2OH.

Câu 26. Glucozơ không thuộc loại :

A. Hợp chất tạp chức.            B. Cacbohiđrat.             C. Monosaccarit.               D. Đisaccarit.

Câu 27. Glucozơ và fructozơ là:

A. Đisaccarit.                           B. Đồng phân.              C. Đồng đẳng.           D. Anđehit và xeton.             

Câu 28. Cho 10,8 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 /NH3(dư) thì lượng Ag thu được là:

A. 2,16 gam.                       B.12,96 gam.                  C. 3,24 gam.                D. 6,48 gam.

Câu 29. Ứng với công thức phân tử C3H9N có bao nhiêu đồng phân amin ?

A. 3.                                    B. 2.                               C. 5.                             D. 4.

Câu 30. Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 3 ?

A. H2N- (CH2)2 - NH2.                        

B. CH3- N(CH3) – CH2 – CH3.    

C. CH3 – N(CH3) – CH3.                     

D. Cả B và C.

Câu 31. Cho các phản ứng:

H2N-CH2 - COOH + HCl → Cl-H3N+ - CH2 – COOH.

H2N-CH2-COOH + NaOH  →H2N - CH2 - COONa + H2O.

Hai phản ứng trên chứng tỏ axit amino axetic:

A. Có tính axit.                                  B. Có tính bazơ.                  

C. Có tính chất lưỡng tính.               D. Có tính oxi hóa và tính khử.                  

Câu 32. Để phân biệt 3 dung dịch C2H5NH2, H2NCH2COOH và CH3COOH chỉ cần dùng một thuốc thử là :

A. Dung dịch NaOH.       B. Dung dịch HCl.               C. Kim loại Natri. .       D. Giấy quỳ tím.

Câu 33. Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C4H9O2N ?

A. 3.                B. 5             C. 4.                     D. 6.

Câu 34. Cho 0,01 mol amino axit X phản ứng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 0,25M thì thu được 1,825gam muối khan . Công thức cấu tạo của amino axit X là :

A. H2N – (CH2 )4CH(NH2) – COOH.                                   

B. H2N – (CH2)2 – COOH.       

C. CH3COONH4.                                                         

D. H2N – (CH2)3 –COOH.

Câu 35. Polime nào sau đây có dạng phân nhánh?

A. Amilo pectin.             B. Poli(vinyl clorua).                  C. Polietilen.             D. Poli(metyl metacrylat).

Câu 36. Có thể điều chế PVC bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây ?

A. CH3CHCH2.                B. CH2 = CHCl.              C. CH3CH2Cl.            D. CH2CHCH2Cl.

Câu 37. X, Y, Z là ba hiđrocacbon mạch hở (MX < MY < MZ < 62) có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Cho 15,6 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z (có cùng số mol) tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là:

A. 1,2.                                 B. 0,6.                            C. 0,8.                            D. 0,9.

Câu 38. Khi đốt cháy hoàn toàn 7,84 lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 16,8 lít khí CO2 (đktc) và x gam H2O. Giá trị của x là :

A. 6,3.                         B. 13,5.                       C. 18,0.                       D. 19,8.

Câu 39. Trong một cốc nước chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl, và d mol HCO3. Biểu thức nào sau đây đúng?

A. 2a + 2b = c + d.                                                                  B. a + b = c + d.                     

C. 40a + 24b = 35,5c + 61d.                                                   D. 2a + 2b = - c – d.

Câu 40. Quá trình thổi khí CO2 vào dung dịch NaOH, muối tạo ra theo thứ tự là:

A. NaHCO3, Na2CO3.                                               

B. Na2CO3, NaHCO3.

C. Na2CO3.                                                                

D. Không đủ dữ liệu xác định.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

2

3

4

5

C

C

B

C

B

6

7

8

9

10

A

C

D

D

C

11

12

13

14

15

A

D

B

D

C

16

17

18

19

20

B

A

D

A

C

21

22

23

24

25

B

D

C

A

C

26

27

28

29

30

D

B

B

D

D

31

32

33

34

35

C

D

B

A

A

36

37

38

39

40

B

D

D

A

B


ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Tính chất nào không phải là tính chất vật lý chung của kim loại ?

  A. Tính cứng.                        B. Tính dẫn điện.              C. Ánh kim.                         D. Tính dẻo.

Câu 2: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

  A. Na.                                   B. Ca.                              C. Al.                                 D. Fe.

Câu 3: Chất bột X màu đen, có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong trong các máy lọc nước, khẩu trang y tế, mặt nạ phòng độc. Chất X

  A. cacbon oxit.                     B. lưu huỳnh.                  C. than hoạt tính.              D. thạch cao.

Câu 4: Metyl propionat có công thức cấu tạo là

  A. HCOOC2H5.                    B. C2H5COOC2H5.         C. C2H5COOCH3.             D. CH3COOCH3.

Câu 5: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu xanh lam. Chất X

  A. FeCl3.                               B. MgCl2.                        C. CuCl2.                           D. FeCl2.

Câu 6: Dung dịch Ala-Gly không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

  A. HCl.                                 B. H2SO4.                        C. NaCl.                            D. KOH.

Câu 7: Al2O3 không tan được trong dung dịch nào sau đây?

  A. NaOH.                             B. BaCl2.                         C. HCl.                              D. Ba(OH)2.

Câu 8: Crom (VI) oxit có công thức hoá học là 

  A. Cr(OH)3.                          B. CrO3.                          C. K2CrO4.                        D. Cr2O3.

Câu 9: Monome nào sau đây không có phản ứng trùng hợp?

  A. CH2=CH2.                        B. CH2=CH-CH3.           C. CH2=CHCl.                  D. CH3-CH3.

Câu 10: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?

  A. Na.                                   B. Al.                               C. Ca.                                D. Fe.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1A

2B

3C

4C

5C

6C

7B

8B

9D

10D

11A

12C

13D

14B

15B

16A

17A

18A

19B

20D

21A

22D

23D

24A

25D

26D

27C

28C

29A

30B

31B

32D

33D

34B

35B

36A

37D

38D

39B

40A

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A. Ba                            B. K                      C. Al                         D. Fe

Câu 2: Công thức của etyl axetat là

A. HCOOC2H5.            B. CH3COOCH3.             C. CH3COOC2H5.             D. C2H5COOCH3.

Câu 3: Chất béo là trieste của axit béo và
A. glixerol.                  B. glixin.                          C. glicozen.                      D. glucozơ.

Câu 4: Cho biết chất nào sau đây thuộc monosacarit?

A. Glucozơ.               B. Saccarozơ.               C. Tinh bột.                      D. Xenlulozơ.

Câu 5: Chất nào sau đây là metyl amin?

A. CH3OH.               B. CH3NH2.                          C. C2H5OH.                    D. C2H5NH2

Câu 6 : Chất nào sau đây có thể oxi hóa Zn thành ion Zn2+?

A. Fe                      B. Ag+                                 C. Al3+                              D. Ca2+

Câu 7:  Chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là

A. Na2CO3  và HCl.                            B. Na2CO3  và Na3PO4.   

C. Na2CO3  và Ca(OH)2.                     D. NaCl và Ca(OH)2.

Câu 8:Oxit CrO3 là một  

A. oxit bazơ.               B. oxit axit.                C. oxit trung tính.          D. oxit lưỡng tính.

Câu 9 : Cho Fe (Z=26) cấu hình electron ion Fe2+

A. 3d64s2.                     B. 3d5.                     C. 3d44s2.                      D. 3d6.         

Câu 10: Trong các kim loại sau, kim loại nào có tính dẫn điện tốt nhất?

A. sắt.                          B. đồng.                   C. nhôm.                        D. bạc.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1.Trong các dung dịch sau, dung dịch nào dẫn điện tốt nhất

A. NaCl 0,02M.           

B. NaCl 0,01M.         

C. NaCl 0,001M.       

D. NaCl 0,002M.

Câu 2. Muối nào sau đây không tan trong nước

A. (NH4)3PO4.

B. K3PO4 .

C. CaHPO4 .

D. Ba(H2PO4)2.

Câu 3.Công thức tổng quát nào sau đây là của ankan:

A. CnH2n+2 (n 1). 

B. CnH2n (n 2).         

C. CnH2n-2 (n 2).       

D CnH2n-6 (n 6).

Câu 4. Triolein không tác dụng với chất( hoặc dung dịch) nào sau đây:

A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).                            

B. Cu(OH)2 ( ở điều kiện thường).

C. Dung dịch NaOH (đun nóng).               

D. H2( xt Ni, đun nóng).

Câu 5. Glucozơ không thuộc loại:

A.Hợp chất hữu cơ tạp chức.                     

B. Cacbohiđrat.                                           

C. monosaccarit.                                                                                                                                

D. polisaccarit.

Câu 6. Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể tham gia:

A. Phản ứng tráng gương.

B. Phản ứng với Cu(OH)2 .

 C. Phản ứng thủy phân.                 

D. phản ứng đổi màu iot.

Câu 7. Chất nào sau đây thành phần có chứa nguyên tố nitơ:

A. Metyl amin.                       B. Glucozơ.                 C. xenlulozơ.               D. Saccarozơ.

Câu 8. Tơ nào sau đây là tơ bán tổng hợp( tơ nhân tạo)

A. Bông.

B. tơ visco.

C. tơ nilon-6,6.

D. tơ tằm.

Câu 9. Cho 4 kim loại: Al, Mg, Fe, Ag. Kim loại có tính khử mạnh nhất là

  A. Ag.                                    B. Al.                                C. Fe.                                D. Mg.

Câu 10. Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất là?

A. Au.                                     B. Ag.                               C..Al.                                D. Cu.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 41: Trong thành phần phân tử chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố

A. cacbon và hiđro.               B. cacbon.       C. cacbon, hiđro và oxi.          D. cacbon và nitơ.

Câu 42: Phenol có công thức cấu tạo là

A. C2H5OH.              B. C6H5OH.                C. C6H5CH2OH.         D. CH3OH.

Câu 43: Cặp chất không xảy ra phản ứng là

A. Fe + Cu(NO3)2.      B. Cu + AgNO3. C. Zn + Pb(NO3)2D. Ag + Cu(NO3)2.

Câu 44: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?

A. K.                           B. Na.                          C. Cu.                                     D. Ca.

Câu 45: Kim loại nào sau đây tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường?

A. Cu.                         B. Na.                          C. Be.                          D. Fe.

Câu 46: Công thức của thạch cao sống là

A. 2CaSO4. H2O.      B.CaSO4.2H2O.          C. CaSO4.4H2O.         D. CaSO4.      

Câu 47: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch nào sau đây?

A. Na2SO4, KOH.                 B.NaOH, HCl.            C. KCl, NaNO3.         D. NaCl, H2SO4.

Câu 48:  Khi cho Fe tác dụng với khí clo dư ở điều kiện không có không khí, đun nóng thì thu được sản phẩm là

A. FeCl3.                                B. FeCl2.                     C. Hỗn hợp FeCl2, FeCl3.       D. Fe3O4.

Câu 49: Thêm vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu của dung dịch biến đổi như thế nào?

A. Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.

B. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang da cam.

C. Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu xanh.

D. Màu da cam của dung dịch đậm lên.

Câu 50: Este X có công thức CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là

A. etyl axetat.                        B. metyl propionat.                 C. metyl axetat.                      D. propyl axetat.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

  1.  

B

  1.  

C

  1.  

B

  1.  

A

  1.  

D

  1.  

B

  1.  

C

  1.  

B

  1.  

B

  1.  

D

  1.  

B

  1.  

B

  1.  

B

  1.  

D

  1.  

A

  1.  

A

  1.  

A

  1.  

D

  1.  

B

  1.  

D

  1.  

B

  1.  

C

  1.  

B

  1.  

B

  1.  

D

  1.  

A

  1.  

A

  1.  

C

  1.  

D

  1.  

B

  1.  

D

  1.  

D

  1.  

B

  1.  

C

  1.  

D

  1.  

D

  1.  

D

  1.  

B

  1.  

B

  1.  

A

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 4 có đáp án Trường THPT Nguyễn Quán Nho. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?