Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 4 có đáp án Trường THPT Đông Bắc Ga

TRƯỜNG THPT ĐÔNG BẮC GA

ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC LẦN 4

Thời gian 50 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là.

  A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+ .                                              B. Ag+ , Fe3+, Cu2+, Fe2+.

  C. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.                                               D. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.

Câu 2: Kim loại kiềm nào dưới đây được sử dụng làm tế bào quang điện?

  A. Li.                                     B. Na.                            C. K.                                   D. Cs.

Câu 3: Khí nào sau đây là tác nhân chủ yếu gây mưa axit?

  A. N2.                                    B. NH3.                           C. CH4.                              D. SO2.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?

  A. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là glixerol và xà phòng.

  B. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.

  C. Nhiệt độ sôi của tristearin thấp hơn hẳn so với triolein.

  D. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.

Câu 5: Khí CO có thể khử được oxit kim loại nào dưới đây?

  A. Al2O3.                              B. CaO.                           C. MgO.                            D. CuO.

Câu 6: Tên của hợp chất CH3-CH2-NH-CH3

  A. Etylmetylamin.                B. Metyletanamin.           C. N-metyletylamin.          D. Metyletylamin.

Câu 7: Hiđroxit nào sau đây là hiđroxit lưỡng tính?

  A. NaOH.                             B. Mg(OH)2.                   C. Al(OH)3.                       D. Ba(OH)2.

Câu 8: Hematit đỏ là loại quặng sắt có trong tự nhiên với thành phần chính là

  A.  FeCO3.                            B. Fe3O4.                         C. Fe2O3.                           D. FeS2.

Câu 9: Tơ nilon-6,6 được điều chế từ

  A. caprolaptam.                                                              B. axit terephtalic và etylen glicol.

  C. axit ađipic và hexametylen điamin.                           D. vinyl xianua.

Câu 10: Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng nhiệt nhôm?

  A. Mg.                                  B. Al.                               C. Ca.                                D. Cr.

Câu 11: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2

  A. CH3CHO.                        B. HCOOH.                    C. CH3COOH.                  D. C2H5OH.

Câu 12: Kim cương là một dạng thù hình của nguyên tố

  A. phopho.                            B. silic.                            C. cacbon.                         D. lưu huỳnh.

Câu 13: Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H2 và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

  A. 8,5.                                   B. 2,2.                              C. 6,4.                                D. 2,0.

Câu 14: Cho 1,37 gam Ba vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,015M sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam rắn. Giá trị của m là

  A. 2,205.                               B. 2,409.                          C. 2,259.                            D. 2,565.

Câu 15: Cho các chất sau: axetilen, axit fomic, but-2-in và metyl fomat. Số chất tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa là

  A. 1.                                      B. 2.                                 C. 3.                                   D. 4.

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm glucozơ, metyl fomat và vinyl fomat cần dùng vừa hết 12,32 lít khí O2 (đktc) sản phẩm thu được gồm CO2 và 9,0 gam H2O. Phần trăm khối lượng của vinyl fomat trong X

  A. 23,08.                               B. 32,43.                          C. 23,34.                            D. 32,80.

Câu 17: Cho 15 gam hỗn hợp X gồm  anilin, metylamin và đimetylamin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối thu được là

  A. 16,825 gam.                     B. 20,18 gam.                  C. 21,123 gam.                  D. 15,925 gam.

Câu 18: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế và thử tính chất của hợp chất hữu cơ. Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm A là

  A. C2H5OH  → C2H4 + H2O.           

  B. CaC2 + H2O → Ca(OH)2 + C2H2.

  C. Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4.                

  D. CH3CH2OH + CuO  → CH3CHO + Cu + H2O.

Câu 19: Dung dịch nào sau đây có pH > 7 là

  A. H3PO4.                             B. KCl.                            C. NaHSO4.                      D. Ba(OH)2.

Câu 20: Cho sơ đồ phản ứng: Thuốc súng không khói  ← X → Y → Sobit (sobitol). Tên gọi X, Y lần lượt là

  A. Xenlulozơ, glucozơ.        B. Tinh bột, etanol.         C. Xenlulozơ, etanol.        D. Saccarozơ, etanol.

Câu 21. Tiến hành các thí nghiệm sau:

  (a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.

  (b) Nhúng thanh sắt vào nước.

  (c) Nhúng thanh bạc vào dung dịch H2SO4 loãng.

  (d) Nhúng thanh nhôm vào dung dịch KOH.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là

  A. 2.                                      B. 3.                                 C. 1.                                   D. 4.

Câu 22. X là este đơn chức, mạch hở, phân tử có 4 nguyên tử cacbon và chứa một loại nhóm chức. Hiđro hóa hoàn toàn a mol X cần dùng a mol H2 (Ni, to). Số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn là

  A. 5.                                      B. 4.                                 C. 3.                                   D. 6.

Câu 23. Cho các chất sau: HCl, KI, Al, Cu, AgNO3, HNO3 và NaOH. Số chất tác dụng được với dung dịch FeCl3

  A. 4.                                      B. 6.                                 C. 5.                                   D. 3.

Câu 24. Cho các chất sau: vinyl clorua, isopren, acrilonitrin, caprolactam và metyl metacrylat. Số chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime có tính dẻo là

  A. 2.                                        B. 4.                              C. 5.                                   D. 3.

Câu 25. Cho các phát biểu sau:

  (a) Tinh bột bị thủy phân khi có xúc tác axit hoặc enzim.

  (b) Tơ visco được chế tạo từ xenlulozơ.

  (c) Sự kết tủa của protein bằng nhiệt được gọi là sự đông tụ.

  (d) Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin làm xanh quỳ tím.

  (e) Nhiệt độ sôi của triolein cao hơn nhiệt độ sôi của tristrearin.

  (g) Dung dịch formol dùng để bảo quản thực phẩm (thịt, cá…).

Số phát biểu sai

  A. 2.                                      B. 5.                                 C. 4.                                   D. 3.

Câu 26. Cho 18 gam hỗn hợp X gồm R2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, kết thúc phản ứng thu được 4,48 lít khí khí CO2 (ở đktc). Mặt khác, nung 9 gam X đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

  A. 2,65.                                 B. 7,45.                            C. 6,25.                              D. 3,45.

Câu 27. Đốt cháy hoàn toàn 54,36 gam hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và các chất béo tạo bởi hai axit đó, thu được a mol CO2 và (a - 0,12) mol H2O. Mặt khác, 54,36 gam X tác dụng vừa hết với 0,2 mol KOH trong dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

  A. 57,42.                               B. 60,25.                          C. 59,68.                            D. 64,38.

Câu 28. Este X mạch hở có công thức phân tử C7H10O4. Từ X thực hiện các phản ứng sau:

  (1) X + 2NaOH  X1 + X2 + X3                          (2) X2 + H2  X3

  (3) X1 + H2SO4 ® Y + Na2SO4                                    (4) 2Z + O2  2X2

Biết các phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol. Phát biểu nào sau đây là sai?

  A. X có mạch cacbon không phân nhánh.                   

  B. Đun nóng X3 với H2SO4 đặc (170oC), thu được chất Z.                                   

  C. Trong Y có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử hidro.                               

  D. X3 có nhiệt độ sao cao hơn X2.

Câu 29. Cho các hỗn hợp (tỉ lệ mol các chất tương ứng) và thực hiện các thí nghiệm sau:

  (a) Hỗn hợp gồm Al2O3 và Na (1 : 2) cho vào nước dư.  

  (b) Hỗn hợp gồm Fe2(SO4)3 và Cu (1 : 1) cho vào nước dư.

  (c) Hỗn hợp gồm BaO và Na2SO4 (1 : 1) cho vào nước dư.

  (d) Hỗn hợp gồm Al4C3 và CaC2 (1 : 2) vào nước dư.

  (e) Hỗn hợp gồm BaCl2 và NaHCO3 (1 : 1) cho vào dung dịch NaOH dư.

Số thí nghiệm mà hỗn hợp chất rắn tan hoàn toàn và chỉ tạo thành dung dịch trong suốt là

  A. 4.                                      B. 2.                                 C. 3.                                   D. 5.

Câu 30. Cho các phát biểu sau:

  (a) Quặng boxit có thành phần chính là Al2O3.2H2O.                                            

  (b) Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại kiềm thổ giảm dần từ Be đến Ba.

  (c) CrO là oxit bazơ, tan dễ dàng trong dung dịch axit.

  (d) Có thể dùng dung dịch NaOH làm mềm nước cứng tạm thời.                        

  (e) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, dao cắt thủy tinh.

  (g) Hỗn hợp gồm NaNO3 và Cu (tỉ lệ mol 4: 1) tan hết trong dung dịch HCl loãng, dư    

Số phát biểu đúng là

  A. 3.                                      B. 6.                                 C. 4.                                   D. 5.

Câu 31: Cho từ từ x mol khí CO2 vào 500 gam dung dịch hỗn hợp KOH và Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Tổng nồng độ phần trăm khối lượng của các chất tan trong dung dịch sau phản ứng là

  A. 51,08%.                        B. 42,17%.                          C. 45,11%.                        D. 55,45%.

Câu 32: Cho các phát biểu sau:

  (a) Đốt cháy hoàn toàn một hidrocabon bất kì, nếu thu được số mol CO2 bằng số mol H2O thì X là anken.

  (b) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α- amino axit được gọi là liên kết peptit.

  (c) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau.

  (d) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sorbitol.

  (e) Các aminoaxit là những chất rắn ở dạng tinh thể, ít tan trong nước.

  (g) Trong dạ dày của động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê… xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ nhờ xenlulaza.

Số phát biểu đúng là

  A. 2.                                      B. 5.                                 C. 3.                                   D. 4.

Câu 33: Tiến hành các thí nghiệm sau với dung dịch X chứa lòng trắng trứng:

  - Thí nghiệm 1: Đun sôi dung dịch X.

  - Thí nghiệm 2: Cho dung dịch HCl vào dung dịch X, đun nóng.

  - Thí nghiệm 3: Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch X, sau đó nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào.

  - Thí nghiệm 4: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch X, đun nóng.

  - Thí nghiệm 5: Cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào dung dịch X, đun nóng.

Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng hóa học là

  A. 3.                                      B. 5.                                 C. 2.                                   D. 4.

Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 3,04 gam một chất hữu cơ X bằng O2 dư, thu được 3,584 lít khí CO2 (đktc) và 1,44 gam H2O. Mặc khác 3,04 gam X tác dụng vừa đủ với 60 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y chứa hai muối. Biết X có khối lượng phân tử nhỏ hơn 160 đvC. Khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong Y có thể là

  A. 1,64 gam.                         B. 3,08 gam.                    C. 1,36 gam.                      D. 3,64 gam.

Câu 35: Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau.

- Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).

- Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc).

Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là

  A. 0,78; 0,54; 1,12.               B. 0,39; 0,54; 1,40.          C. 0,39; 0,54; 0,56.            D. 0,78; 1,08; 0,56.

Câu 36: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí X như hình vẽ bên. Nhận xét nào sau đây sai?

  A. Đá bọt giúp chất lỏng sôi ổn định và không gây vỡ ống nghiệm. 

  B. Bông tẩm NaOH đặc có tác dụng hấp thụ các khí CO2 và SO2 sinh ra trong quá trình thí nghiệm.

  C. Khí X sinh ra làm nhạt màu dung dịch Br2.

  D. Để thu được khí X ta phải đun hỗn hợp chất lỏng tới nhiệt độ 140oC.

Câu 37: Điện phân 200 ml dung dịch X có chứa Cu(NO3)2 x mol/l và NaCl 0,06 mol/l với cường độ dòng điện 2A. Nếu điện phân trong thời gian t giây ở anot thu được 0,448 lít khí. Nếu điện phân trong thời gian 2t giây thì thể tích thu được ở 2 điện cực là 1,232 lít. Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn và giả sử khí sinh ra không hoà tan trong nước. Giá trị của x là

  A. 0,20.                                 B. 0,15.                            C. 0,10.                              D. 0,25.

Câu 38: Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO. Cho 29,2 gam X phản ứng với CO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 9,85 gam kết tủa. Hòa tan hết Y trong 150 gam dung dịch HNO3 63% đun nóng thu được dung dịch T và 4,48 lít NO2 (đktc) (sản phẩm khử duy nhất). Cho V (lít) dung dịch NaOH 1M vào dung dịch T, phản ứng hoàn toàn tạo ra kết tủa với khối lượng lớn nhất. Phần trăm khối lượng Fe3O4 và giá trị V là

  A. 79,45% và 0,525 lít.                                                 B. 20,54% và 1,300 lít.

  C. 79,45% và 1,300 lít.                                                 D. 20,54% và 0,525 lít.

Câu 39: X, Y là 2 axit cacboxylic đều mạch hở; Z là ancol no; T là este hai chức, mạch hở được tảo bởi X, Y, Z. Đun nóng 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 19,24 gam; đồng thời thu được 5,824 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,7 mol O2, thu được CO2, Na2CO3 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong hỗn hợp E

  A. 8,88%.                              B. 26,40%.                      C. 13,90%.                        D. 50,82%.

Câu 40: Hòa tan hết hỗn hợp gồm Na, Ba và oxit của nó vào nước dư, thu được 3,36 lít H2 và dung dịch X. Sục 0,32 mol CO2 vào X thu được dung dịch Y chỉ chứa hai muối của natri và kết tủa. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Cho từ từ phần một vào 200 ml dung dịch HCl 0,6M thu được 1,68 lít CO2. Mặt khác, cho từ từ 200 ml HCl 0,6M vào phần hai thu được 1,344 lít CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và các khí đều đo ở đktc. Nếu cho dung dịch X tác dụng với 150 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M thì lượng kết tủa thu được là

  A. 25,88.                             B. 27,96.                            C. 31,08.                            D. 64,17.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1B

2D

3D

4C

5D

6A

7C

8C

9C

10D

11D

12C

13D

14B

15C

16A

17A

18B

19D

20A

21A

22A

23C

24A

25D

26A

27C

28C

29C

30D

31C

32A

33A

34B

35C

36D

37D

38C

39D

40C

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Hòa tan hết 56,72 gam hỗn hợp gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 trong lượng nước dư, thu được V lít

khí H2 (đktc) và dung dịch X chỉ chứa một chất tan duy nhất. Sục khí CO2 đến dư vào X, thu được 37,44 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 6,272 lít.                          B. 7,168 lít.                      C. 6,720 lít.                     D. 4,928 lít

Câu 2: Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp Al2(SO4)3 và AlCl3. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị sau. Giá trị của m là

A. 10,68.                              B. 6,84.                            C. 12,18.                          D. 9,18.

Câu 3: Chất nào sau đây làm mềm nước cứng toàn phần?

A.  NaCl.                              B.  NaNO3.                      C.  HCl.                           D.  Na2CO3.

Câu 4: Nguyên tố crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây ?

A. NaCrO2.                          B. Na2CrO4.                     C. Cr2O3.                         D. Cr(OH)3.

Câu 5: Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất ?

A. Cr.                                   B. Fe.                               C. Al.                               D. Ag.

Câu 6: Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí X. Biết khí X tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa trắng. Công thức của khí X là

A. C2H4.                               B. HCl.                            C. CO2.                            D. CH4.

Câu 7: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Ala-Gly và Gly-Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là

A. 4.                                     B. 2.                                 C. 3.                                 D. 5.

Câu 8: Cho  các  dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH và

H2NCH2COOH. Số dung dịch làm đổi màu phenolphtalein là

A. 4.                                     B. 1.                                 C. 2.                                 D. 3.

Câu 9: Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính ?

A. Cr(OH)3.                         B. KOH.                          C. NaOH.                        D. CrCl3 .

Câu 10: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho bột Mg dư vào dung dịchFeCl.

(b) Đốt dây Fe trong khí Cldư.

(c) Cho bột FeOvào dung dịch HSOđặc, nóng,dư.

(d) Cho bột Fe vào dung dịch AgNOdư.

(e) Cho bột Fe dư vào dung dịch HNOloãng.

(g) Cho bột FeO vào dung dịch KHSO.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được muối sắt(II) là

A. 4.                                     B. 2.                                 C. 5.                                 D. 3.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

D

B

A

B

A

C

A

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

A

C

A

A

C

D

D

B

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

B

B

C

C

C

C

D

D

C

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

D

D

B

D

B

A

B

D

B

A

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện:

  A. Dung dịch đường.                                                 C. Dung dịch rượu.

  B. Dung dịch muối ăn.                                               D. Dung dịch benzen trong ancol.

Câu 2: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư) sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất , ở đktc). Khí X là

  A. NO                              B. NO2.                              C. N2.                                D. N2O

Câu 3: Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp: (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là:

Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai:

  A. Liên kết hoá học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị.

  B. Những chất có tính chất hoá học tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau.

  C. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.

  D. Liên kết ba gồm hai liên kết p và một liên kết s.

Câu 5: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 16, nguyên tố X thuộc:

  A. Chu kì 3, nhóm IVA                                             B. Chu kì 3, nhóm VIA   

  C. Chu kì 4, nhóm IVA                                             D. Chu kì 4, nhóm IIIA 

Câu 6: Phân tử chất nào sau đây chỉ có các liên kết cộng hóa trị phân cực:

  A. H2O                             B. C2H6                              C. N2                                 D. MgCl2

Câu 7: Cho phản ứng sau :  H2S  +  4Cl2  +  4H2O  →  H2SO4  +  8HCl

Cl2 thể hiện tính :

  A. Oxi hóa                       B. Khử.                              C. Oxi hóa và khử             D. Axit

Câu 8: Hệ số của phản ứng: FeS + H2SO4 đặc, nóng  " Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O     là:

  A. 5,8,3,2,4                      B. 4,8,2,3,4                        C. 2,10,1,5,5                      D. Cả A,B,C đều sai

Câu 9.  Sục khíX vào lượng dư dung dịch AgNO3trong NH3, kết thúc phảnứng thu được kết tủamàu vàng nhạt. Khí X là

  A.etilen.                           B.anđehit propionic.          C.propin.                           D.metan.

Câu 10. Hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử C3H6O2. Cả X và Y đều tác dụng vớiNa; X tác dụng được với NaHCO3, Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc . Công thức của X và Y lần lượt là

  A. HCOOC2H5và HOCH2COCH3.                           B. C2H5COOH và HCOOC2H5.

  C. C2H5COOH và CH3CH(OH)CHO.                      D. HCOOC2H5và HOCH2CH2CHO.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Kim loại nào sau đây có thể dát thành lá mỏng 0,01 mm và dùng làm giấy gói kẹo, gói thuốc lá?

A. Cu.                                 B. Fe.                             C. Al.                             D. Ag.

Câu 2: Kim loại nào sau đây có cấu hình electron lớp ngoài là 4s2?

A. Na.                                 B. K.                              C. Ca.                             D. Mg.

Câu 3: Chất bột X màu đen, có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong nhiều loại mặt nạ phòng độc. Chất X là

A. đá vôi.                            B. lưu huỳnh.                 C. than hoạt tính.           D. thạch cao.

Câu 4: Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl propionat là

A. HCOOC2H5.                  B. C2H5COOC2H5.        C. C2H5COOCH3.         D. CH3COOCH3.

Câu 5: Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng?

A. Ca(HCO3)2.                   B. H2SO4.                      C. FeCl3.                        D. AlCl3.

Câu 6: Chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?

A. CH2=C(CH3)COOCH3.                                       B. CH3NH2.

C. NaCl.                                                                    D. C2H5OH.

Câu 7: Kim loại nào sau đây là thành phần của hợp kim siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không?

A. Al.                                  B. Ca.                             C. Na.                            D. Mg.

Câu 8: Dung dịch K2CrO4 có màu gì?

A. Màu da cam.                  B. Màu đỏ thẫm.            C. Màu lục thẫm.           D. Màu vàng.

Câu 9: Tên gọi của polime có công thức cho dưới đây là

A. polietilen.                                                              B. polistiren

C. poli(metyl metacrylat).                                         D. poli(vinyl clorua).

Câu 10: Oxit nào sau đây không bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao?

A. Al2O3.                            B. ZnO.                          C. Fe2O3.                        D. FeO.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

 B

 A

 D

 B

 D

 B

 C

 C

 D

 B

 D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

 A

 C

D

C

 C

 C

 A

A

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Thủy phân hoàn toàn 1 mol saccarozơ trong môi trường axit thu được

  A. 1 mol glucozơ và 1 mol fructozơ.                         B. 2 mol glucozơ.             

  C. 2 mol glucozơ và 2 mol fructozơ.                            D. 2 mol fructozơ. 

Câu 2: Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch?

  A. Ca.                                   B. Na.                              C. Ba.                                D. Cu.

Câu 3: Nước có tính cứng tạm thời có chứa anion nào sau đây?

  A. HCO3-.                             B. SO42- và Cl-.                C. Ca2+ và Mg2+.               D. NO3-.

Câu 4: Dung dịch nào sau đây làm cho quỳ tím chuyển sang màu hồng?

  A. Axit glutamic.                  B. Glysin.                        C. Lysin.                            D. Đimetylamin.

Câu 5: Thành phần chính của khoáng vật magiezit là magie cacbonat. Công thức của magie cacbonat là

  A. Mn(NO3)2.                       B. MnCO3.                      C. MgCO3.                        D. Mg3(PO4)2.

Câu 6: Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?

  A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).                   B. Cu(OH)2 (ở nhiệt độ thường).   

  C. Dung dịch NaOH (đun nóng).                                 D. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).

Câu 7: Khí sinh ra trong trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?

  A. Quá trình đun nấu, đốt lò sưởi sinh hoạt.                B. Quá trình quang hợp của cây xanh.

  C. Quá trình đốt nhiên liệu động cơ ô tô.                     D. Quá trình đốt nhiên liệu trong lò cao.

Câu 8: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH? 

   A. Ba(NO3)2.                     B. NaNO3.                       C. KCl.                              D. CO2

Câu 9: Cao su Buna–S được điều chế từ phản ứng đồng trùng hợp buta-1,3- đien với

  A. nitơ.                                 B. stiren.                          C. vinyl xianua.                 D. lưu huỳnh.

Câu 10: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch FeCl3

  A. Al.                                    B. Ag.                              C. Zn.                                D. Mg.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1-A

2-D

3-A

4-A

5-C

6-B

7-B

8-D

9-B

10-B

11-C

12-B

13-C

14-C

15-A

16-B

17-D

18-A

19-C

20-A

21-D

22-C

23-A

24-C

25-A

26-D

27-B

28-A

29-D

30-B

31-D

32-B

33-A

34-D

35-A

36-B

37-D

38-C

39-D

40-A

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 4 có đáp án Trường THPT Đông Bắc Ga. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?