TRƯỜNG THPT NGHI SƠN | ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC LẦN 4 Thời gian 50 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 41. Phản ứng giữa dung dịch muối AlCl3 và dung dịch NH3 có phương trình ion rút gọn
A. Al3+ + 3NH3 + 3Cl- + 3OH- → Al(OH)3 + 3NH4Cl.
B. AlCl3 + 3NH3 + 3H+ → Al3+ + 3NH4Cl.
C. Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4+.
D. Al3+ + NH3 + 3OH- → Al(OH)3 + NH3+.
Câu 42. Biện pháp nào sau đây có thể hạn chế ô nhiễm môi trường không khí?
A. Sử dụng khẩu trang khi phun thuốc trừ sâu. B. Trồng cây xanh.
C. Dùng chất đốt là nhiên liệu hóa thạch. D. Dùng xăng pha chì làm nhiên liệu cho xe gắn máy.
Câu 43. Cho các dung dịch sau: NH4Cl, NaNO2, BaCl2, Na2SO3, HCOONa, KH2PO4, K2S. Số dung dịch có khả năng làm đổi màu phenolphtalein là:
A. 5. B. 6. C. 4. D. 3.
Câu 44. Tổng số chất hữu cơ mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 45. Alanin có công thức là
A. H2N-CH2-COOH. B. H2N-CH2-CH2-COOH.
C. C6H5-NH2. D. CH3-CH(NH2)-COOH.
Câu 46. Cặp chất nào sau đây khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng và H2SO4 đặc, nóng cho ra hai muối khác nhau?
A. Cu, CuO. B. Fe, FeO. C. Al, Al2O3. D. Mg, MgO.
Câu 47. Cho các ion kim loại sau: Fe3+, Sn2+, Cu2+, Fe2+, Pb2+, Ag+, Ba2+. Chiều giảm dần tính oxi hóa của các ion là:
A. Cu2+, Fe3+, Ag+, Ba2+, Pb2+, Fe2+, Sn2+. B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Sn2+, Pb2+, Fe2+, Ba2+.
C. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+, Sn2+, Pb2+, Ba2+. D. Ag+, Fe3+, Cu2+, Pb2+, Sn2+, Fe2+, Ba2+.
Câu 48. Trong công nghiệp tráng gương, người ta tráng gương soi, tráng phích…như sau:
Đầu tiên là làm sạch bề mặt thủy tinh, sau đó người ta cho muối thiếc tráng qua bề mặt thủy tinh, rồi cho AgNO3/NH3 dư vào bề mặt kính, sau đó cho tiếp 1 hóa chất X vào rồi bắt đầu gia nhiệt. Hóa chất X là chất nào sau đây?
A. Andehit axetic. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Andehit fomic.
Câu 49. Làm thí nghiệm với hình vẽ:
Hiện tượng xảy ra trong bình nón (1) là
A. có bọt khí. B. có kết tủa.
C. không có hiện tượng gì. D. có bọt khí và kết tủa màu vàng.
Câu 50. Dung dịch muối kali đicromat K2Cr2O7 có màu
A. xanh lam. B. vàng. C. da cam. D. vàng lục.
Câu 51. Có những phát biểu sau về các kim loại kiềm
(1) Trong tự nhiên, các kim loại kiềm tồn tại chủ yếu ở dạng đơn chất
(2) Dùng để chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp
(3) Kim loại Na và K dùng để điều chế các dung dịch bazo
(4) Để bảo quản, người ta ngâm chìm các kim loại kiềm trong nước
(5) Các kim loại kiềm có màu trắng bạc, độ cứng thấp
Số câu đúng là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 52. Một dung dịch chứa chất tan Z, khi tiến hành thí nghiệm thu được kết quả như sau:
- Z đều có phản ứng với 3 dung dịch: Na2SiO3, (NH4)2CO3, Na3PO4
- Z không phản ứng với 2 dung dịch: Ba(NO3)2, NH3
Vậy dung dịch Z là
A. Ca(OH)2. B. CuSO4. C. MgCl2. D. FeCl3.
Câu 53. Trong thế chiến thứ II người ta phải điều chế cao su buna từ tinh bột theo sơ đồ sau:
Tinh bột → Glucozơ → Ancol etylic → Buta-1,3-đien → Caosu → buna
Từ 10 tấn khoai chứa 70% tinh bột điều chế được bao nhiêu tấn caosu buna? (Biết hiệu suất của cả quá trình là 75%)
A. 1,75 tấn. B. 2,3 tấn. C. 3,1 tấn. D. 2,0 tấn.
Câu 54. Ngâm thanh Zn vào dung dịch H2SO4 loãng, sau đó thêm vào vài giọt dung dịch FeSO4. Quan sát hiện tượng thấy
A. khí bay ra không đổi. B. khí ngừng thoát ra.
C. khí thoát ra ít hơn. D. khí bay ra nhiều hơn.
Câu 55. Hợp chất X có CTĐGN là CH3O. CTPT nào sau đây ứng với X ?
A. C2H6O2. B. CH3O. C. C3H9O3. D. C2H6O.
Câu 56. Giữa tinh bột, saccarozơ, glucozơ có điểm chung là
A. đều bị thuỷ phân bởi dung dịch axit.
B. đều thuộc loại cacbohiđrat.
C. đều tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam.
D. đều không có phản ứng tráng bạc.
Câu 57. Một loại polime rất bền với axit, với nhiệt được tráng lên "chảo chống dính" là polime có tên gọi nào sau đây?
A. Poli(phenol fomanđehit) - PPF. B. Poli(tetrafloetilen) - Teflon.
C. Poli (vinylclorua) - PVC. D. Poli(metyl metacrylat) - Plexiglas.
Câu 58. Vào mùa mưa khí hậu ẩm ướt, đặc biệt ở các vùng mưa lũ dễ phát sinh bệnh nhiễm nấm kẽ chân, tay. Người bị bệnh khi đó được khuyên nên bôi vào các vị trí ghẻ lở một loại thuốc thông dụng là DEP. Thuốc DEP có thành phần hoá học quan trọng là đietyl phtalat có cấu tạo như hình. Công thức phân tử của đietyl phtalat là
A. C6H4(COOCH3)2. B. C6H5(COOC2H5)2. C. C6H4(COOC2H5)2. D. C6H5(COOC2H3)2.
Câu 59. Nung 57,24g hỗn hợp gồm K2CO3 và NaHCO3 đến khối lượng không đổi, thu được 47,32g chất rắn. Phần trăm về khối lượng của K2CO3 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 53,04%. B. 46,96% . C. 35,82%. D. 64,18% .
Câu 60. Ion Cu2+ oxi hóa được kim loại nào sau đây
A. Au. B. Ni. C. Fe3+. D. Ag.
Câu 61. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm, đun nóng được gọi là phản ứng?
A. Tráng gương. B. Xà phòng hóa. C. Este hóa. D. Hiđro hóa.
Câu 62. Cho 0,816g một kim loại M nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư, tạo ra 761,6ml khí H2 ở (đktc). Kim loại M là
A. Ca. B. Mg. C. Zn. D. Ba.
Câu 63. Nung nóng hoàn toàn 10,736 g FeS và 1,8 g FeS2, khí thu được cho phản ứng vừa đủ với V ml dd NaOH 7,6% (d = 1,28g/ml) tạo muối trung hòa. Giá trị của V là
A. 62,5. B. 115. C. 140. D. 125.
Câu 64. Cho hỗn hợp gồm 1,12g Fe và 0,72 gam Mg vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,75M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị m là
A. 15,75. B. 17,83. C. 10,52. D. 12,96.
Câu 65. Cho các phát biểu sau đây:
(1) Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử cacbon, mạch cacbon dài (khoảng từ 12C đến 24C) không phân nhánh.
(2) Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit…
(3) Chất béo là các chất lỏng
(4) Chất béo chứa chủ yếu gốc không no của axit béo thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu.
(5) Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch
(6) Chất béo là thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật.
(7) Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(8) Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
Số phát biểu sai là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 66. Cho kim loại Cu vào cốc đựng dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được dung dịch A. Cho tiếp Fe dư vào dung dịch A thu được dung dịch X, sau đó thêm dung dịch KOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Nung kết tủa Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được rắn Z. Xác định các chất có trong X,Y. Z ?
A. X là FeSO4, CuSO4 ; Y là Fe(OH)2, Cu(OH)2 ; Z là Fe2O3, CuO.
B. X là Fe2(SO4)3, CuSO4 ; Y là Fe(OH)3, Cu(OH)2 ; Z là Fe2O3, CuO.
C. X là FeSO4, CuSO4 ; Y là Fe(OH)2, Cu(OH)2 ; Z là FeO, CuO.
D. X là FeSO4 ; Y là Fe(OH)2 ; Z là Fe2O3.
Câu 67. Xà phòng hóa hoàn toàn 6,1 gam HCOOC6H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 9,2. B. 10,1. C. 3,4. D. 5,8.
Câu 68. Cho 0,1 mol lysin vào 150 ml dung dịch NaOH 1,2 M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch H2SO4 loãng dư vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol H2SO4 tham gia phản ứng là
A. 0,38. B. 0,28. C. 0,14. D. 0,19.
Câu 69. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng
(2) Cho khí NO2 vào dung dịch KOH dư
(3) Cho dung dịch H2S vào dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 2 : 3
(4) Cho khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 dư
(5) Cho khí Cl2 vào dung dich KOH ở nhiệt độ cao
(6) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn
Số thí nghiệm tạo ra hai muối là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 70. Hỗn hợp X gồm Mg và Al. Hòa tan hoàn toàn 0,78 gam hỗn hợp X bằng lượng vừa đủ V (ml) dung dịch HNO3 1M, thu được 67,2 ml khí N2O ở đktc (là khí duy nhất thoát ra) và dung dịch chứa 6,3 gam muối. Giá trị của V là
A. 80. B. 24. C. 30. D. 100.
Câu 71. Cho 0,1 mol một anđehit đơn chức, mạch hở X phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch chứa AgNO3 1M trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 42,4 g kết tủa. Tổng số nguyên tử trong 1 phân tử X là
A. 9. B. 8. C. 12. D. 10.
Câu 72. Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 3,6. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom ; tỉ khối của Y so với H2 bằng 4,5. Công thức cấu tạo của anken là
A. (CH3)2C=C(CH3)2. B. CH3CH=CHCH3. C. CH2=C(CH3)2. D. CH2=CH2.
Câu 73. Cho 11,52 gam hỗn hợp A gồm CuS, FeS2, Fe(NO3)2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc, nóng. Sau khi phản ứng xong thấy thoát ra khí B gồm SO2, NO2 và dung dịch D có chứa ion SO42-. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào D thu được 17,7 gam kết tủa E. Lọc tách kết tủa rồi nung tới khối lượng không đổi thu được 15,72 gam rắn G. Trong G oxi chiếm 27,481% về khối lượng. Phần trăm khối lượng của FeS2 trong A gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 40. B. 45. C. 20. D. 35.
Câu 74. Hỗn hợp X gồm Al, FexOy. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 672 ml khí H2 ở (đktc) và 3,36 gam rắn không tan. Phần 2 có khối lượng 19,86 gam, cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 5,376 lít khí NO ở (đktc) là sản phảm khử duy nhất.Giá trị của m và công thức oxit sắt là:
A. 39,72g và Fe3O4. B. 39,72g và FeO. C. 26,48g và Fe3O4. D. 26,48g và FeO.
Câu 75. Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 40,3 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 20,7 gam H2O. Nhỏ từ từ V lít dung dịch HCl xM vào Y, được biểu diễn theo hình vẽ:
Giá trị của x gần nhất với
A. 1,8. B. 2,2. C. 2,4. D. 1,6.
Câu 76. Cho từ từ khí CO qua ống đựng 9,6 gam CuO nung nóng, khí bay ra khỏi ống được hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy tạo thành 17,73 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ cho vào cốc đựng 250 ml dung dịch HNO3 0,64M thu được V1 lít khí NO và còn một phần kim loại chưa tan hết. Thêm tiếp vào cốc 400 ml dung dịch HCl 3,35M, sau khi phản ứng xong thu thêm V2 lít khí NO. Sau đó thêm tiếp 20,88 gam Mg vào cốc, sau khi phản ứng xong thu được V3 lít khí N2 và H2 (không có sản phẩm khử nào khác của N+5). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tổng giá trị V1, V2, V3 là
A. 9,184 lít. B. 6,473 lít. C. 7,249 lít. D. 10,248 lít.
Câu 77. Một hỗn hợp X chứa hai hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở A, B; cả hai đều tác dụng được với dung dịch NaOH. Khi đốt cháy A hay đốt cháy B thì thể tích khí CO2 và hơi nước thu được đều bằng nhau (đo ở cùng điều kiện). Lấy 16,2 gam X cho tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 2M sau đó cô cạn dung dịch ta thu được 19,2 gam chất rắn khan. Biết A nhiều hơn B một nguyên tử cacbon trong phân tử. Phát biểu nào sai trong số các phát biểu sau ?
A. Có 2 công thức cấu tạo chất B thõa mãn điều kiện trong đề bài.
B. Có 2 công thức cấu tạo chất A thõa mãn điều kiện trong đề bài.
C. Phần trăm khối lượng chất B trong X là 45,68.
D. Số mol của A trong hỗn hợp X là 0,1mol.
Câu 78. Cho 0,1 mol chất X ( C2H9O6N3) tác dụng với dung dịch chứa 0,4 mol NaOH đun nóng thu được hợp chất amin làm xanh giấy quỳ và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Chọn giá trị đúng của m là
A. 28,5. B. 19,1. C. 23,1. D. 24,9.
Câu 79. Hỗn hợp X chứa ba peptit mạch hở Glu-Ala-Val, Ala-Val và Glu-Ala-Val-Glu. Trong hỗn hợp X nguyên tố oxi chiếm 30,555% về khối lượng. Cho 0,1 mol X tác dụng với dung dịch NaOH dư sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp gồm ba muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 47 B. 46 C. 49 D. 48
Câu 80. Cho hỗn hợp X gồm metanol, etylen glicol, glyxerol, etyl metacrylat, metyl propionat, etyl axetat trong đó số mol metanol và glyxerol bằng nhau. Biết 23,76 gam X có thể cộng tối đa 0,11 mol Br2 trong dung dịch. Mặt khác 23,76 gam X tác dụng với kim loại Na dư thu được 2,464 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn 23,76 gam X cần dùng V lít khí O2 (đktc) sinh ra V' lít khí CO2 (đktc) và m gam nước. Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Giá trị của V' là 23,52.
B. Giá trị của V là 30,912.
C. Tổng giá trị của (V+V') là 54,432.
D. Giá trị của m là 18,9.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
41. C; 42. B; 43. C; 44. B; 45. D; 46. B; 47. D; 48. C; 49. A; 50. C
51. A; 52. A; 53. A; 54. D; 55. A; 56. B; 57. B; 58. C; 59. A; 60. B
61. B; 62. B; 63. D; 64. D; 65. C; 66. D; 67. A; 68. A; 69. A; 70. D;
71. A; 72. D; 73. C; 74. C; 75. C; 76. A; 77. B; 78. C; 79. B; 80. C;
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Ca2+ . | B. Ag+ . | C. Cu2+ . | D. Zn2+ . |
Câu 2: Thành phần chính của quặng photphorit là
A. CaHPO4. | B. NH4H2PO4. | C. Ca3(PO4)2. | D. Ca(H2PO4)2 |
Câu 3: Cho 9,8 gam một hiđroxit của kim loại M tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 2M. Kim loại M là
A. Cu. | B. Fe. | C. Ca | D. K. |
Câu 4: Thuốc thử để phân bịêt: phenol, axit acrylic, axit axetic là:
A. CaCO3 | B. Dung dịch Na2CO3 |
C. Dung dịch AgNO3/NH3 | D. Dung dịch Brom |
Câu 5: Dung dịch natri cromat ( Na2CrO4) có màu
A. Vàng | B. da cam. | C. xanh lam. | D. tím. |
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất béo là trieste của glixerol với axit hữu cơ. |
B. Metyl axetat có phản ứng tráng bạc. |
C. Trong phân tử vinyl axetat (CH3COOCH = CH2) có hai liên kết π. |
D. Tristearin có tác dụng với nước brom. |
Câu 7: Để khử hoàn toàn 34 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO cần dùng ít nhất 10,08 lít khí CO (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau các phản ứng là
A. 28,0 gam. | B. 24,4 gam. | C. 26,8 gam. | D. 19,6 gam. |
Câu 8: Chất nào chỉ có tính khử
A. S | B. H2SO4 | C. SO2 | D. H2S |
Câu 9: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Cs. | B. Be | C. Sr. | D. Ca. |
Câu 10: Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là
A. Glucozơ. | B. Fructozơ. | C. Mantozơ. | D. Saccarozơ. |
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 41: Kim loại nào sau đây không phản ứng được trong H2SO4 loãng?
A. Cu. B. Al. C. Mg. D. Fe.
Câu 42: Một kim loại phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 tạo ra Cu. Kim loại đó là
A. Ca. B. Ag. C. Fe. D. Cu.
Câu 43: Ở nhiệt độ cao, CO có thể khử được oxit nào sau đây?
A. CaO. B. MgO. C. Fe2O3. D. Na2O.
Câu 44: Chât không phải este là
A. CH3COOCH3.
B. C2H5OH.
B. C2H5COOC3H5.
D. HCOOCH3.
Câu 45: Thành phần chính của nước giấm là
A. CH3COOCH3. B. HCOOH. C. CH3COOH. D. CH5OH.
Câu 46: Dung dịch làm quỳ tính chuyển màu đỏ là
A. CH3NH2. B. H2NCH2COOH. C. CH3COOH. D. HCl.
Câu 47: Chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là
A. Ca(OH)2. B. NaCl. C. MgCl2. D. HCl.
Câu 48: Kim loại nào đều tác dụng với dung dịch HCl, NaOH?
A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Cu.
Câu 49: Công thức hóa học của sắt(III) hiđroxit là
A. Fe2O3. B. Fe(OH)3. C. FeO. D. Fe(OH)2.
Câu 50: Chất có xảy ra phản ứng tráng bạc là
A. Glucozơ. B. Tinh bột.
C. xenlulozơ. D. Saccarozơ.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
41 | 42 | 43 | 44 | 45 | 46 | 47 | 48 | 49 | 50 |
A | C | C | B | C | C | A | C | B | A |
51 | 52 | 53 | 54 | 55 | 56 | 57 | 58 | 59 | 60 |
B | A | A | B | A | D | C | A | C | D |
61 | 62 | 63 | 64 | 65 | 66 | 67 | 68 | 69 | 70 |
D | D | D | B | B | A | B | A | C | C |
71 | 72 | 73 | 74 | 75 | 76 | 77 | 78 | 79 | 80 |
A | C | A | B | A | C | D | D | B | B |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1.Trong các dung dịch sau, dung dịch nào dẫn điện tốt nhất
A. NaCl 0,02M.
B. NaCl 0,01M.
C. NaCl 0,001M.
D. NaCl 0,002M.
Câu 2. Muối nào sau đây không tan trong nước
A. (NH4)3PO4.
B. K3PO4 .
C. CaHPO4 .
D. Ba(H2PO4)2.
Câu 3.Công thức tổng quát nào sau đây là của ankan:
A. CnH2n+2 (n 1).
B. CnH2n (n 2).
C. CnH2n-2 (n 2).
D CnH2n-6 (n 6).
Câu 4. Triolein không tác dụng với chất( hoặc dung dịch) nào sau đây:
A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).
B. Cu(OH)2 ( ở điều kiện thường).
C. Dung dịch NaOH (đun nóng).
D. H2( xt Ni, đun nóng).
Câu 5. Glucozơ không thuộc loại:
A.Hợp chất hữu cơ tạp chức.
B. Cacbohiđrat.
C. monosaccarit.
D. polisaccarit.
Câu 6. Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể tham gia:
A. Phản ứng tráng gương .
B. Phản ứng với Cu(OH)2 .
C. Phản ứng thủy phân.
D. phản ứng đổi màu iot.
Câu 7. Chất nào sau đây thành phần có chứa nguyên tố nitơ:
A. Metyl amin. B. Glucozơ. C. xenlulozơ. D. Saccarozơ.
Câu 8. Tơ nào sau đây là tơ bán tổng hợp( tơ nhân tạo)
A. Bông. B. tơ visco. C. tơ nilon-6,6. D. tơ tằm.
Câu 9. Cho 4 kim loại: Al, Mg, Fe, Ag. Kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Ag. B. Al. C. Fe. D. Mg.
Câu 10. Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất là?
A. Au. B. Ag. C..Al. D. Cu.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Trong máu người luôn có nồng độ chất X không đổi là 0,1%. Nếu lượng X trong máu giảm đi thì người đó mắc bệnh suy nhược. Ngược lại nếu lượng X trong máu tăng lên thì đó là người mắc bệnh tiểu đường hay đường huyết. Chất X là:
A. Amilozơ. B. Saccarozơ. C. Fructozơ. D. Glucozơ.
Câu 2: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:
Mẫu | Thí nghiệm | Hiện tượng |
X | - Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. | Có màu xanh lam. |
| - Đun nóng với dd H2SO4 loãng. Thêm tiếp dd AgNO3/NH3 đun nóng. | Tạo kết tủa Ag. |
Y | - Đun nóng với dd NaOH ( loãng, dư), để nguội. Thêm tiếp vài giọt dd CuSO4. | Tạo dung dịch màu xanh lam. |
Z | -Tác dụng với quỳ tím. | Quỳ tím hóa xanh. |
T | -Tác dụng với nước brom. | Có kết tủa trắng. |
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là :
A. saccarozơ, triolein, lysin, anilin. B. hồ tinh bột, triolein, metylamin, phenol.
C. xenlulozơ, vinyl axetat, natri axetat, glucozơ. D. saccarozơ, etyl axetat, glixin, anilin.
Câu 3: Cho m gam hỗn hợp M (có tổng số mol 0,03 mol) gồm đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala, và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 6,0 gam B. 6,9 gam C. 7,0 gam D. 6,08 gam
Câu 4: Cho các phát biểu sau:
(1) Đipeptit Gly-Ala có phản ứng màu biure.
(2) Dung dịch axit glutamic đổi màu quỳ tím thành xanh.
(3) Metyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất.
(4) Metylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac.
(5) Saccarozơ tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
(6) Metyl metacrylat có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
Số phát biểu đúng là :
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 5: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. Cu + dung dịch Fe(NO3)3. B. K + H2O.
C. Fe + H2SO4 đặc, nguội. D. Fe + dung dịch CuSO4.
Câu 6: Hợp chất chứa một liên kết p trong phân tử thuộc loại hợp chất
A. không no. B. no hoặc không no. C. mạch hở. D. thơm.
Câu 7: Xà phòng hóa hoàn toàn este X mạch hở trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ gồm: (COONa)2, CH3CHO và C2H5OH. Công thức phân tử của X là:
A. C6H10O4. B. C6H8O4 C. C6H8O2. D. C6H10O2.
Câu 8: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là:
A. Fe, Cu, Ag. B. Ca, Zn, Cu. C. Li, Ag, Sn. D. Al, Fe, Cr.
Câu 9: Nhôm oxit (Al2O3) không phản ứng được với dung dịch
A. H2SO4. B. NaOH. C. NaCl. D. HNO3.
Câu 10: Người hút thuốc lá nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Chất gây hại chủ yếu có trong thuốc lá là:
A. Cafein. B. Heroin. C. Nicotin. D. Moocphin.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1 | D | 11 | D | 21 | B | 31 | D |
2 | A | 12 | B | 22 | B | 32 | B |
3 | D | 13 | D | 23 | A | 33 | B |
4 | C | 14 | C | 24 | C | 34 | D |
5 | C | 15 | C | 25 | A | 35 | B |
6 | A | 16 | A | 26 | C | 36 | D |
7 | B | 17 | D | 27 | A | 37 | B |
8 | A | 18 | A | 28 | A | 38 | C |
9 | C | 19 | C | 29 | D | 39 | D |
10 | C | 20 | A | 30 | D | 40 | B |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 4 có đáp án Trường THPT Nghi Sơn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!