TRƯỜNG THPT LÊ DOÃN NHÃ | ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC LẦN 4 Thời gian 50 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. X là một kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. X là
A. Cu. B. Ag. C. Fe. D. Al.
Câu 2. Quặng nào sau đây có thành phần chính là A12O3 ?
A. Hematit đỏ. B. Boxit. C. Manhetit. D. Criolit
Câu 3. Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+, Fe3+... Để xử lí sơ bộ nước thải trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào sau đây?
A. HCl. B. KOH. C. NaCl. D. Ca(OH)2.
Câu 4. Thủy phân este X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được natri acrylat và ancol metylic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3COOC2H3. B. C2H3COOC2H5. C. C2H3COOCH3. D. C2H6COOCH3.
Câu 5. Ion nào gây nên tính cứng của nước?
A. Ca2+,Mg2+. B. Mg2+,Na+. C. Ca2+,Na+. D. Ba2+,Ca2+.
Câu 6. Để phân biệt 3 dung dịch alanin, axit axetic, metylamin chỉ cần dùng một thuốc thử là
A. Na. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch NaOH. D. Quỳ tím.
Câu 7. Cho Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng thu được khí không màu, hóa nâu trong không khí. Khí đó là
A. NO. B. N2. C. N2O. D. NO2.
Câu 8. Nguyên tố có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu làm nhiệm vụ vận chuyển oxi, duy trì sự sống là
A. Zn. B. Fe. C. Ca. D. K.
Câu 9. Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang. Số tơ thuộc loại tơ nhân tạo là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 10. Cho các kim loại: Na, K, Al, Fe, Cu, Ag. Số kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 11. Cho dãy các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy không tham gia phản ứng thủy phân là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 12. Dùng chất nào sau đây để phân biệt ancol etylic và glixerol?
A. Na. B. Br2.
C. NaOH. D. Cu(OH)2/NaOH.
Câu 13. Khử hoàn toàn 16 gam bột oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng khối lượng khí tăng thêm 4,8 gam. Công thức của oxit sắt là công thức nào sau đây?
A. FeO. B. FeO2. C. Fe2O3. D. Fe3O4.
Câu 14. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 8 gam NaOH, thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan trong X là
A. 10,6 gam. B. 5,3 gam. C. 21,2 gam. D. 15,9 gam.
Câu 15. Cho quỳ tím vào các dung dịch sau: axit axetic (1); glyxin (2); axit ađipic (3); axit -amino propionic (4); phenol (5). Dãy dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là
A. (1); (3); (4); (5). B. (1); (2); (3); (4). C. (1); (3). D. (1); (3); (4).
Câu 16. Khử glucozơ bằng H2 để tạo sobitol. Khối lượng glucozơ dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol là bao nhiêu?
A. 1,8 gam. B. 1,08 gam. C. 2,25 gam. D. 1,44 gam.
Câu 17. Cho 0,2 mol -aminoaxit X (có dạng H2NRCOOH) phản ứng vừa đủ với NaOH thu được 22,2 gam muối khan. Phân tử khối của X là
A. 89. B. 75. C. 117. D. 146.
Câu 18. Cho hỗn hợp các ankan sau: pentan (sôi ở 36oC), heptan (sôi ở 98oC), octan (sôi ở 126oC), nonan (sôi ở 151oC). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây?
A. Kết tinh. B. Chưng cất. C. Thăng hoa. D. Chiết.
Câu 19. Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là?
Câu 20. Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 21. Chọn nhận xét sai
A. Các nguyên tố kim loại có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng.
B. Tính chất vật lí chung của kim loại là do các electron tự do trong kim loại.
C. Kim loại thể hiện tính oxi hóa trong các phản ứng hóa học.
D. Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc.
Câu 22. Chất làm mất màu dung dịch Br2 là
A. axit stearic. B. tripanmitin. C. triolein. D. tristearin.
Câu 23. Cho các phát biểu sau:
(a) Các chất metylamin, metylamoni cacbonat, glyxin và anilin đều có khả năng phản ứng với HCl.
(b) Phản ứng thế brom vào vòng benzen của anilin dễ hơn của benzene.
(c) Oxi hóa không hoàn toàn etilen là phưong pháp hiện đại để sản xuất anđehit axetic.
(d) Phenol (C6H5OH) tan tốt trong etanol.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 24. Phản ứng trong trường hợp nào sau đây không thể tạo sản phẩm là muối Fe(II)?
A. FeO và dung dịch HCl. B. Fe(OH)2 và dung dịch H2SO4 loãng.
C. FeO và dung dịch HNO3 loãng. D. Fe và dung dịch Fe(NO3)3.
Câu 25. Cho 1,37 gam Ba vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,01M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là
A. 3,31 gam. B. 0,98 gam. C. 2,33 gam. D. 1,71 gam.
Câu 26. Thực hiện phản ứng este hóa giữa 6,6 gam axit axetic và 16,6 gam ancol etylic thu được 7,48 gam etyl axetat. Hiệu suất của phản ứng este hóa là
A. 77,27%. B. 72,73%. C. 68,18%. D. 86,37%.
Câu 27. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 28. Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm như sau:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO.
B. Khí Cl2 thu được trong bình eclen là khí Cl2 khô.
C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3.
D. Không thể thay dung dịch HCl bằng dung dịch NaCl.
Câu 29. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm a mol KNO3 và b mol Fe(NO3)2 trong bình chân không thu được chất rắn Y và hỗn họp khí Z. Cho toàn bộ Z vào nước thì thu được dung dịch HNO3 và không có khí thoát ra. Biểu thức liên hệ giữa a và b là
A. a = 2b. B. a = 3b. C. b = 2a. D. b = 4a.
Câu 30. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X metan, axetilen, buta-1,3-đien và vinylaxetilen thu được 24,2 gam CO2 và 7,2 gam H2O. Biết a mol hỗn họp X làm mất màu tối đa 112 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,3. B. 0,2. C. 0,1. D. 0,4.
Câu 31. Hòa tan hoàn toàn m gam K vào 100 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M, thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 38,55 gam. B. 28,95 gam. C. 29,85 gam. D. 25,98 gam.
Câu 32. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử | Thuốc thử | Hiện tượng |
X | Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. | Có màu tím. |
Y | Đun nóng với dung dịch NaOH dư, sau đó làm nguội, cho tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 | Xuất hiện màu xanh lam. |
Z | Nước Br2. | Kết tủa trắng. |
T | Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. | Kết tủa Ag trắng sáng. |
Dung dịch X, Y, z, T lần lượt là
A. Lòng trắng trứng (anbumin), triolein, anilin, glucozơ.
B. Lòng trắng trứng (anbumin), anilin, triolein, glucozơ.
C. Triolein, lòng trắng trứng (anbumin), glucozơ, anilin.
D. Lòng trắng trứng (anbumin), glucozơ, anilin, triolein.
Câu 33. Điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO4 và KCl bằng dòng điện một chiều có cường độ 5A (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch). Toàn bộ khí sinh ra trong quá trình điện phân (ở cả hai điện cực) theo thời gian được biểu diễn bằng đồ thị dưới.
Giá trị của z là
A. 3860. B. 5790. C. 6755. D. 7720.
Câu 34. Hỗn hợp X gồm hai este đều no, mạch hở có cùng số nhóm chức, trong phân tử mỗi este chỉ chứa một loại nhóm chức. Đun nóng 0,2 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm các ancol và hỗn hợp Z gồm hai muối. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 17,04 gam; đồng thời thoát ra 4,48 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng 0,52 mol O2, thu được Na2CO3 và 0,78 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O . Phần trăm khối lượng của ancol có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp Y là
A. 42,7%. B. 21,3%. C. 52,3%. D. 26,1%.
Câu 35. Nung hỗn hợp gồm m gam Al và 0,04 mol Cr2O3 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl đặc, nóng, vừa đủ thu được 0,1 mol khí H2 và dung dịch Y. Y phản ứng tối đa với 0,56 mol NaOH (biết các phản ứng xảy ra trong điều kiện không có không khí). Giá trị m là
A. 3,24. B. 2,16. C. 2,43. D. 1,62.
Câu 36. Cho các phát biểu sau:
(a) Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
(b) Khi thủy phân hoàn toàn saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại monosaccarit.
(c) Độ ngọt của mật ong chủ yếu do glucozơ gây ra.
(d) Một số polime như polietilen, poli(vinyl clorua), poli(metyl metacrylat) được dùng làm chất dẻo.
(e) Các loại dầu thực vật và dầu bôi trơn đều không tan trong nước nhưng tan trong các dung dịch axit.
(g) Các chất (C17H33COO)3C3H5, (C15H31COO)3C3H5 là chất béo dạng lỏng ở nhiệt độ thường.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 37. Hỗn hợp X gồm Cu, Fe2O3 và Fe3O4 trong đó oxi chiếm 52/305 về khối luợng. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y có tổng khối lượng chất tan là 39,42 gam và còn 5,12 gam chất rắn không tan. Lọc bỏ chất rắn rồi cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thụ được m1 gam hỗn hợp kết tủa và có 0,896 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N) thoát ra. Giá trị của m1 gần nhất với
A. 95. B. 115. C. 108. D. 105.
Câu 38. Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và một triglixerit. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 7,675 mol O2, thu được H2O và 5,35 mol CO2. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối gồm natri panmitat và natri steatat. Giá trị của a là
A. 89. B. 89,2. C. 86,2. D. 86,3.
Câu 39. Cho sơ đồ biến hóa sau:
Trong các phản ứng trên có bao nhiêu phản ứng oxi hóa - khử?
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 40. Cho 48,05 gam hỗn hợp E gồm chất hữu cơ mạch hở X (CnH2n+1O4N) và este hai chức Y (C4H6O4) (có tỉ lệ mol tương ứng là 3:4) tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng. Kết thúc phản ứng, thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và m gam hỗn hợp ba muối khan (đều có cùng số cacbon trong phân tử, trong đó có hai muối của axit cacboxylic). Giá trị của m là
A. 64,18. B. 46,29. C. 55,73. D. 53,65.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1-D | 2-B | 3-D | 4-C | 5-A | 6-D | 7-A | 8-B | 9-A | 10-B |
11-B | 12-D | 13-C | 14-A | 15-C | 16-A | 17-A | 18-B | 19-C | 20-B |
21-C | 22-C | 23-A | 24-C | 25-A | 26-A | 27-A | 28-A | 29-C | 30-D |
31-A | 32-A | 33-B | 34-D | 35-B | 36-B | 37-D | 38-A | 39-B | 40-D |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. X là kim loại cứng nhất, được sử dụng để mạ các dụng cụ kim loại, chế tạo các loại thép chống gỉ,... Kim loại X là
A. Cr B. Al C. Ag D. Au
Câu 2. Cho dãy các kim loại: Li, Na, Ca, Sr, Cs, Ba, Mg. Số kim loại kiềm là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 3. Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin), có thể rửa cá với
A. Giấm. B. Nước. C. Cồn. D. Nước muối.
Câu 4. Công thức phân tử của este etyl propionat là
A. C4H8O2 B. C5H8O2 C. C6H12O2 D. C5H10O2
Câu 5. Dung dịch nào sau đây không tác dụng với Al2O3 ?
A. HCl B. NaCl C. NaOH D. Ba(OH)2
Câu 6. Amin nào sau đây không phải là chất khí ở điều kiện thường?
A. CH3NH2 B. (CH3)2NH C. c2h5nh2 D. C2H5NHCH3
Câu 7. Trong công nghiệp, khí nitơ được điều chế từ
A. không khí. B. axit nitric. C. amoniac. D. muối amoni.
Câu 8. Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe(OH)3. D. Fe(NO3)3.
Câu 9. Nilon-6,6 là loại
A. tơ visco. B. polieste. C. tơ poliamit. D. tơ axetat.
Câu 10. Kim loại phản ứng với HCl và Cl2 thu được cùng một muối là
A. Fe B. Cu C. Al D. Ag
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)—
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1-A | 2-B | 3-A | 4-D | 5-B | 6-D | 7-A | 8-A | 9-C | 10-C |
11-D | 12-C | 13-D | 14-A | 15-B | 16-B | 17-A | 18-D | 19-B | 20-C |
21-A | 22-D | 23-D | 24-C | 25-B | 26-D | 27-D | 28-D | 29-A | 30-B |
31-B | 32-B | 33-C | 34-C | 35-C | 36-D | 37-B | 38-D | 39-A | 40-B |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng của tính khử?
A. Na, Mg, Cu, Ag. B. Mg, Fe, Ag, Cu. C. Cu, Fe, Zn, Na. D. Ag, Fe, Cu, Al.
Câu 2. Mô tả ứng dụng của Mg nào dưới đây không đúng?
A. Dùng chế tạo hợp kim nhẹ cho công nghiệp sản xuất ôtô, máy bay.
B. Dùng chế tạo dây dẫn điện.
C. Dùng trong các quá trình tổng hợp hữu cơ.
D. Dùng để tạo chất chiếu sáng.
Câu 3. Hiện tượng mưa axit là do không khí bị ô nhiễm bởi dãy khí
A. Cl2, CH4, SO2. B. CO, CO2, NO. C. HCl, CO, CH4. D. SO2, NO, NO2.
Câu 4. Dãy nhiệt độ sôi các chất tăng dần là
A. CH3COOH, CH3CH2OH, HCOOCH3. B. HCOOCH3, CH3COOH, CH3CH2OH.
C. CH3COOH, HCOOCH3, CH3CH2OH. D. HCOOCH3, CH3CH2OH, CH3COOH.
Câu 5. Nước cứng vĩnh cửu có chứa các ion
A. Mg2+, Na+, B. Mg2+, Ca2+, .
C. K+, Na+, D. Mg2+, Ca2+,
Câu 6. Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hóa khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin X là
A. anilin. B. metylamin. C. đimetylamin. D. trimetylamin.
Câu 7. X là thành phần chính của một loại phân đạm 2 lá có hàm lượng dinh dưỡng khá cao nhưng là chất dễ gây cháy nổ nên khi lưu trữ cần chú ý an toàn tuyệt đối. X là
A. NH4Cl. B. (NH2)2CO. C. KNO3. D. NH4NO3.
Câu 8. Kim loại đồng không phản ứng với chất nào sau đây?
A. H2SO4 (đặc). B. HNO3 (loãng). C. HCl. D. HNO3 (đặc).
Câu 9. Để phân biệt da thật và da giả làm bằng PVC, người ta thường dùng phương pháp đơn giản là:
A. Thuỷ phân. B. Đốt thử. C. Cắt. D. Ngửi.
Câu 10. Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian khối lượng thanh sắt như thế nào?
A. Tăng. B. Giảm. C. Không đổi. D. Không xác định được.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)—
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1-C | 2-B | 3-D | 4-B | 5-C | 6-A | 7-D | 8-C | 9-B | 10-A |
11-A | 12-A | 13-B | 14-A | 15-B | 16-A | 17-A | 18D- | 19-C | 20-B |
21-C | 22-B | 23-A | 24-D | 25-A | 26-A | 27-C | 28-B | 29-D | 30-C |
31-D | 32-A | 33-A | 34-A | 35-D | 36-D | 37-A | 38-D | 39-B | 40-B |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Trong số các kim loại sau, kim loại nào dẫn điện tốt nhất?
A. Cu. B. Al. C. Ag. D. Au.
Câu 2. Số oxi hóa của kim loại nhóm IA là
A. +1. B. +2 C. +3. D. +5
Câu 3. “Nước đá khô” là chất khí nào ở trạng thái rắn?
A. CO B. N2 C. CO2 D. H2
Câu 4. Chất nào sau đây thuộc loại este no đơn chức mạch hở?
A. CH3COOCH=CH2 B. CH3COOC6H5
C. CH3COOH D. CH3COOC2H5
Câu 5. Để hàn đường ray, người ta thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm và chất nào sau đây?
A. FeO. B. Fe2O3. C. CuO. D. ZnO.
Câu 6. Hợp chất nào sau đây là amin bậc 2?
A. CH3NH2 B. (CH3)2NH C. (CH3)3N D. C2H5NH2
Câu 7. Khí sinh ra khi có sấm chớp là
A. NO B. CO C. SO2 D. CO2
Câu 8. Tính chất hóa học đặc trưng của sắt là
A. tính khử. B. tính oxi hóa. C. tính axit. D. tính bazơ.
Câu 9. Monome được dùng để điều chế thủy tinh hữu cơ (plexiglas) là
A. C6H5CH=CH2 B. CH2=C(CH3)COOCH3
C. CH3COOCH=CH2 D. CH2=CHCOOCH3
Câu 10. Dung dịch FeSO4 bị lẫn CuSO4. Để loại bỏ có thể dùng kim loại nào sau đây?
A. Fe. B. Al C. Zn D. Na
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)—
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 – C | 2 – A | 3 – C | 4 – D | 5 – B | 6 – B | 7 – A | 8 – A | 9 – B | 10 – A |
11 – D | 12 – D | 13 – C | 14 – C | 15 – A | 16 – B | 17 – C | 18 – D | 19 – C | 20 – A |
21 – A | 22 – C | 23 – A | 24 – D | 25 – D | 26 – D | 27 – D | 28 – D | 29 – B | 30 – A |
31 – C | 32 – D | 33 – A | 34 – D | 35 – A | 36 – D | 37 – A | 38 – A | 39 – C | 40 – B |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là
A. Os. B. W. C. . D. Pb.
Câu 2. Quặng boxit được dùng đề sản xuất kim loại nào sau đây?
A. . B. Na. C. Al. D. Cu.
Câu 3. Phích nước sử dụng lâu ngày thường có một lượng cặn đục bám vào ruột phích. Để làm sạch lớp cặn này có thề dùng dung dịch nào?
A. Dung dịch cồn đun nóng. B. Dung dịch giấm đun nóng.
C. Dung dịch nước muối đun nóng. D. Dung dịch nước nho đun nóng.
Câu 4. Công thức phân tử của triolein là
A. C57H104O6. B. C54H102O6.
Câu 5. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
A. Thạch cao sống có công thức .
B. Thạch cao khan được dùng để đúc tượng, bó bột.
C. Thạch cao nung có công thức .
D. Thạch cao khan dùng đề sản xuất xi măng.
Câu 6. Muối mononatri của amino axit nào sau đây được dùng làm bột ngọt (mì chính)?
A. Axit glutamic. B. Lysin. C. Glyxin. D. Alanin.
Câu 7. Nhiệt phân hoàn toàn muối KNO3 thu được
A. KNO2, O2. B. K, NO2, O2. C. K2O, NO2, O2. D. K, NO2
Câu 8. Hợp chất sắt (II) hiđroxit có màu
A. nâu đỏ. B. trắng. C. xanh lam. D. trắng hơi xanh.
Câu 9. Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản xuất cao su buna?
A. But-2-en. B. 2 -metylbuta- 1,3 -đien.
C. Penta-1,3-đien. D. Buta-1,3-đien.
Câu 10. Khí không thể dùng làm chất khử để điều chế kim loại nào sau đây?
A. Fe. B. . C. Ag. D. Al.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)—
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1-A | 2-C | 3-B | 4-A | 5-C | 6-A | 7-A | 8-D | 9-D | 10-D |
11-A | 12-D | 13-C | 14-A | 15-D | 16-C | 17-A | 18-A | 19-C | 20-A |
21-B | 22-C | 23-D | 24-A | 25-C | 26-D | 27-C | 28-D | 29-D | 30-B |
31-D | 32-C | 33-C | 34-A | 35-A | 36-C | 37-C | 38-B | 39-D | 40-C |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 4 có đáp án Trường THPT Lê Doãn Nhã. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!