Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 4 có đáp án Trường THPT Lang Chánh

TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH

ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC LẦN 4

Thời gian 50 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Vật liệu nào sau đây có thành phần chính là hợp chất của nhôm?

A. Thạch cao.                     B. Đá phấn.                    C. Đá vôi.                      D. Đá saphia.

Câu 2: Cho 16,8 gam sắt tác dụng với khí clo dư, khối lượng muối thu được là

A. 38,10.                             B. 32,50.                        C. 16,25.                        D. 48,75.

Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng: Fe2O3 + X → Fe + Al2O3. X là

A. Mg.                                B. CO.                           C. H2.                             D. Al.

Câu 4: Thành phần hóa học chính của quặng xiđerit là

A. FeS2.                              B. Fe3O4.                        C. Fe2O3.                        D. FeCO3.

Câu 5: Công thức hóa học của axit cromic là

A. H2CrO4.                         B. H2SO4.                      C. H2Cr2O7.                   D. HClO4.

Câu 6: RxOy là một oxit có tính oxi hóa rất mạnh, khi tan trong nước tạo ra hai axit kém bền, khi tan trong kiềm tạo ion có màu vàng. RxOy

A. Al2O3.                            B. CrO3.                         C. Cr2O3.                        D. SO3.

Câu 7: Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí X không màu. Khí X là

A. H2S.                               B. NO.                           C. H2.                             D. SO2.

Câu 8: Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch FeCl3

A. Có kết tủa nâu đỏ.                                                B. Có sủi bọt khí và kết tủa keo trắng.

C. Có kết tủa keo trắng, sau đó tan.                         D. Có kết tủa keo trắng.

Câu 9: Nguyên tố nào sau đây là kim loại kiềm?      

A. Na.                                     B. Be.                          C. Ca.                          D. Mg.

Câu 10: Trong số các chất: Na2SO4, Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3, có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch Ba(OH)2?                   

A. 5.                                        B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nhôm dễ dàng khử ion H+ trong dung dịch HCl tạo thành H2.

B. Người ta điện phân dung dịch NaCl để điều chế kim loại natri.

C. Ở nhiệt độ thường, CaCO3 tan dần trong nước có hòa tan CO2.

D. Nhôm tác dụng mạnh với dung dịch HNO3 loãng khi đun nóng.

Câu 12: Trung hòa 50 ml dung dịch NaOH 0,02 M cần V ml dung dịch H2SO4 0,01 M. Giá trị của V là

A. 100.                                B. 50.                             C. 200.                           D. 25.

Câu 13: Nhiệt phân hoàn toàn 400 gam CaCO3, thu được m gam CaO. Giá trị của m là

A. 224.                                B. 176.                           C. 200.                           D. 112.

Câu 14: Các kim loại kiềm thổ ở nhóm mấy trong bảng hệ thống tuần hoàn?

A. IIIA.                              B. IIA.                           C. VIIA.                        D. IA.

Câu 15: Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch

A. Na2SO4.                         B. AlCl3.                        C. HCl.                          D. KCl.

Câu 16: Cho Fe tác dụng với lượng dư các dung dịch: HNO3 (loãng), H2SO4 (loãng), AgNO3, HCl, CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu trường hợp thu được muối sắt (II)?

A. 2.                                    B. 4.                               C. 3.                               D. 1.

Câu 17: Phản ứng nào sau đây sai?

A. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.                                B. CaCO3 + Na2SO4 → CaSO4 + Na2CO3.

C. Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3 + 2H2O.                     D. 2NaHCO3  → Na2CO3 + CO2 + H2O.

Câu 18: Để phân biệt các dung dịch: AlCl3, FeCl3, FeCl2, MgCl2, có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. HCl.                               B. H2SO4.                      C. Na2SO4.                     D. Ba(OH)2.

Câu 19: Đặc điểm nào sau đây đúng đối với kim loại kiềm?

A. Nhiệt độ nóng chảy cao.    B. Màu nâu sáng.      C. Khối lượng riêng lớn.     D. Độ cứng thấp.

Câu 20: Tính chất vật lý nào dưới đây không phải của sắt?

A. Màu trắng hơi xám, dẻo, dễ rèn.                          B. Kim loại nặng, khó nóng chảy.

C. Có tính nhiễm từ.                                                 D. Khối lượng riêng nhỏ.

Câu 21: Để oxi hóa hoàn toàn 0,03 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng cần dùng là

A. 0,045 mol và 0,24 mol.                                         B. 0,015 mol và 0,04 mol.

C. 0,015 mol và 0,08 mol.                                         D. 0,03 mol và 0,16 mol.

Câu 22: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa FeO, Fe2Ovà Fe3O4 cần dùng vừa đủ dung dịch chứa 0,50  mol HCl, thu được dung dịch Y có chứa 8,89 gam FeCl2. Giá trị của m là

A. 15,08.                             B. 18,08.                        C. 14,64.                        D. 12,85.

Câu 23: Cho hỗn hợp gồm Mg, Al, Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3, thu được chất rắn X và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp T chứa 3 chất rắn. Trong dung dịch Y có các cation nào?

A. Mg2+, Al3+, Fe3+, Ag+.                                          B. Mg2+, Al3+, Fe2+, Fe3+.

C. Mg2+, Fe3+, Ag+.                                                   D. Mg2+, Al3+, Fe2+, Fe3+, Ag+.

Câu 24: Hòa tan m gam tinh thể Fe2(SO4)3.9H2O vào nước rồi thêm dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,6 gam oxit. Giá trị của m là

A. 5,56.                               B. 5,62.                          C. 4,00.                          D. 10,20.

Câu 25: Cho 16,8 gam bột Fe phản ứng hoàn toàn với 750 ml dung dịch AgNO3 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là     

A. 72,6.                                   B. 54,0.                       C. 63,3.                       D. 67,5.

Câu 26: Cho các phát biểu sau:

(a) Các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất trong tự nhiên.

(b) Bột nhôm không thể tự bốc cháy trong khí clo.

(c) Nhôm tác dụng mạnh với dung dịch H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội.

(d) Có thể dùng Na2CO3 hoặc NaOH để làm mềm nước có tính cứng tạm thời.

(e) Có thể điều chế Al(OH)3 bằng cách cho lượng dư dung dịch HCl phản ứng với NaAlO2.

Số phát biểu đúng là  

A. 3.                                        B. 2.                            C. 5.                            D. 4.

Câu 27: Hỗn hợp X gồm R2CO3, MCO3. Cho a gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 13,44 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Kết quả của biểu thức “T= m – a” là 

A. 6,6.                                     B. 6,0.                         C. 6,2.                         D. 6,4.

Câu 28: Trộn 60 gam Fe2O3 với 27 gam Al rồi nung ở nhiệt độ cao (không có không khí). Hỗn hợp thu được sau phản ứng đem hòa tan vào dung dịch NaOH dư, thu được 13,44 lít khí (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là           

A. 12,5%.                                B. 90%.                       C. 80%.                       D. 60%.

Câu 29: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 65,7 gam X vào nước, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 61,56 gam Ba(OH)2. Cho toàn bộ Y tác dụng với 300 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 36,51.                                 B. 29,52.                     C. 1,50.                       D. 88,56.

Câu 30: Có các thí nghiệm sau (các phản ứng xảy ra hoàn toàn):

(a) Cho hỗn hợp Na và Al (tỉ lệ mol 2: 1) vào nước dư.

(b) Cho CrO3 vào nước dư.

(c) Cho hỗn hợp BaO và Na2CO3 (tỉ lệ mol 1: 2) vào nước dư.

(d) Cho x mol hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol 1: 1) vào dung dịch chứa 3x mol HCl.

(e) Cho 2x mol khí CO2 vào dung dịch chứa 3x mol NaOH.

(f) Cho x mol Na vào dung dịch chứa x mol CuSO4.

Số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai chất tan là

A. 3.                                    B. 4.                               C. 6.                               D. 5.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

B

11

D

21

B

2

C

12

A

22

B

3

A

13

D

23

D

4

C

14

B

24

A

5

B

15

D

25

C

6

C

16

A

26

D

7

A

17

D

27

C

8

B

18

A

28

C

9

D

19

B

29

B

10

A

20

C

30

B

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Phản ứng nào sau đây sai?

A. 2NaHCO3  → Na2CO3 + CO2 + H2O.            

B. CaCO3 + Na2SO4 → CaSO4 + Na2CO3.

C. Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2  → 2CaCO3 + 2H2O.

D. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.

Câu 2: Thành phần hóa học chính của quặng xiđerit là

A. FeS2.                              B. Fe3O4.                        C. Fe2O3.                        D. FeCO3.

Câu 3: Vật liệu nào sau đây có thành phần chính là hợp chất của nhôm?

A. Đá phấn.                        B. Thạch cao.                 C. Đá vôi.                      D. Đá saphia.

Câu 4: Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch FeCl3

A. Có kết tủa nâu đỏ.                                                B. Có sủi bọt khí và kết tủa keo trắng.

C. Có kết tủa keo trắng, sau đó tan.                         D. Có kết tủa keo trắng.

Câu 5: Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí X không màu. Khí X là

A. H2.                                 B. H2S.                           C. SO2.                           D. NO.

Câu 6: Trong số các chất: Na2SO4, Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3, có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch Ba(OH)2?                   

A. 5.                                  B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 7: Các kim loại kiềm thổ ở nhóm nào trong bảng hệ thống tuần hoàn?

A. IIIA.                              B. IIA.                           C. VIIA.                        D. IA.

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây đúng đối với kim loại kiềm?

A. Màu nâu sáng.                   

B. Khối lượng riêng lớn.        

C. Độ cứng thấp.       

D. Nhiệt độ nóng chảy cao.

Câu 9: RxOy là một oxit có tính oxi hóa rất mạnh, khi tan trong nước tạo ra hai axit kém bền, khi tan trong kiềm tạo ion có màu vàng. RxOy

A. Al2O3.                            B. SO3.                           C. CrO3.                         D. Cr2O3.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nhôm dễ dàng khử ion H+ trong dung dịch HCl tạo thành H2.

B. Nhôm tác dụng mạnh với dung dịch HNO3 loãng khi đun nóng.

C. Ở nhiệt độ thường, CaCO3 tan dần trong nước có hòa tan CO2.

D. Người ta điện phân dung dịch NaCl để điều chế kim loại natri.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

B

11

A

21

D

2

D

12

C

22

D

3

D

13

D

23

A

4

A

14

C

24

B

5

A

15

C

25

C

6

A

16

C

26

B

7

B

17

D

27

C

8

C

18

B

28

A

9

C

19

B

29

C

10

D

20

B

30

A

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Số đồng phân có CTPT C3H6O2 đều tác dụng được với NaOH?

A. 4.                                    B. 5.                               C. 3.                               D. 2.

Câu 2: Đốt hoàn toàn 10,44 gam hỗn hợp X gồm glucozơ, saccarozơ, metyl fomat, cần vừa đủ 8,064 lít O2 (đktc). Khối lượng H2O thu được? (Cho C=12; H=1; O=16)

A. 6,38 gam.                       B. 6,12 gam.                  C. 6,14 gam.                  D. 6,48 gam.

Câu 3: Cho các phát hiểu sau về cacbohiđrat:

 (1) Glucozơ bị khử bằng dung dịch AgNO3/NH3 tạo Ag.

 (2) Tinh bột và xenlulozơ là hai chất đồng phân của nhau.

 (3)  Các dung dịch glucozơ, saccarozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.

 (4) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.

 (5) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

 (6) Xenlulozơ trinitrat dễ gây cháy, nổ, không sinh ra khói.

Số phát biểu đúng

A. 5.                                    B. 4.                               C. 3.                               D. 2.

Câu 4: Hợp chất X có công thức cấu tạo CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X?

A. Metyl propionat.            B. Etyl propionat.          C. Etyl axetat.                D. Metyl axetat.

Câu 5: Cho chất X vào dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng không thấy xảy ra phản ứng tráng gương. Chất X có thể là chất nào trong số các chất sau đây?

A. Etyl fomat.                    B. Fructozơ.                   C. Glucozơ.                   D. Saccarozơ.

Câu 6: Saccarozơ và glucozơ đều có

A. phản ứng với dung dịch NaCl.

B. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.

C. phản ứng với dung dịch AgNO/NH3 đun nóng tạo Ag.

D. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam.

Câu 7: Lên men m gam glucozơ thành ancol etylic với hiệu suất phản ứng là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng dung dịch X giảm đi so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu là 132 gam. Giá trị của m?(Cho C=12; H=1; O=16; Ca=40)

A. 450.                                B. 486.                           C. 405.                           D. 330.

Câu 8: Phản ứng của glucozơ với chất nào sau đây chứng minh nó có tính oxi hóa?

A. H2 (Ni, t0).                                                            B. Dung dịch Br2.         

C. Cu(OH)2, t0.                                                         D. Dung dịch AgNO3/NH3.

Câu 9: Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch) đó là loại đường nào?

A. Fructozơ.                                                              B. Saccarozơ.                

C. Glucozơ.                                                               D. Loại nào cũng được.

Câu 10: Ở nhiệt độ thường, mỡ động vật ở trạng thái rắn vì đây là loại chất béo

A. chứa chủ yếu các gốc axit béo no.

B. chứa chủ yếu các gốc axit béo  không no.

C. chứa chủ yếu các gốc axit béo thơm.

D. dễ nóng chảy, nhẹ hơn nước, không tan trong nước.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

C

11

D

21

B

2

B

12

C

22

B

3

C

13

B

23

C

4

A

14

D

24

B

5

D

15

A

25

B

6

D

16

D

26

A

7

A

17

D

27

B

8

A

18

A

28

C

9

C

19

D

29

C

10

A

20

D

30

A

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Este nào sau đây khi thực hiện phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm tạo ra một muối và một anđehit ?

A. CH3COOCH=CH2.                                                 B. HCOOCH2-CH=CH2 .

C. CH2=CH-COOC2H5.                                              D. HCOOCH3.

Câu 2: Cặp chất đều tham gia phản ứng thủy phân là

A. glucozơ, xenlulozơ.         B. fructozơ, tinh bột.       C. glucozơ , saccarozơ.   D. saccarozơ, tinh bột.

Câu 3: Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với  xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 20%)

A. 80 lít.                               B. 70 lít.                           C. 81 lít.                          D. 55 lít.

Câu 4: Este X có công thức cấu tạo thu gọn CH3OOCCH3. Tên gọi của X là

A. Metyl axetat.                   B. Etyl axetat.                 C. Metyl propionat.         D. Propyl axetat.

Câu 5: Cho dãy các dung dịch : fructozơ, glucozơ, glixerol, saccarozơ. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam là

A. 1.                                     B. 2.                                 C. 3.                                 D. 4.

Câu 6: Cho 5 kg glucozơ lên men thu được V lít ancol etylic 400. Nếu biết trong quá trình lên men ancol bị hao hụt 10% và khối lượng riêng C2H5OH  nguyên chất là 0,8g/ml. Giá trị của V ?

A. 7,187 lít.                          B. 5,462 lít.                      C. 5,570 lít.                     D. 5,645 lít.

Câu 7: Đun nóng một dung dịch chứa 18 gam glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3 (H=100%). Khối  lượng Ag thu được là

A. 16,2 gam.                         B. 21,6 gam.                    C. 10,8 gam.                    D. 5,4 gam.

Câu 8: Trong công nghiệp để sản xuất bạc soi và ruột phích nước, người ta đã sử dụng chất nào để phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3 ?

A. Axetilen.                          B. Anđehit fomic.            C. Glucozơ.                     D. Saccarozơ.

Câu 9: Thủy phân hoàn toàn 403 gam chất béo tripanmitin (C15H31COO)3C3H5 trong dung dịch KOH đủ, sau phản ứng thu được m gam xà phòng. Giá trị m là

A. 483.                                 B. 441.                             C. 439.                             D. 481.

Câu 10: Cho glixerol tác dụng với 2 axit béo là axit stearic và axit panmitic thì tạo ra tối đa bao nhiêu trieste ?   

A. 4.                            B. 6.                                        C. 7.                            D. 8.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

A

11

A

21

B

2

D

12

B

22

D

3

B

13

A

23

B

4

A

14

D

24

A

5

D

15

C

25

C

6

A

16

D

26

B

7

B

17

D

27

C

8

C

18

A

28

C

9

B

19

C

29

C

10

B

20

D

30

A

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1.  Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường

A.Al                            B. Zn                                       C. Mg                                       D. K

Câu 2. Để xử lí chất thải có tính axit, người ta thường dùng

A. giấm ăn.                  B. muối ăn.                              C. Phèn chua.                           D. nước vôi.

Câu 3. Este đơn chức X tác dụng với KOH thu được hai chất hữu cơ lần lượt là : C3H3O2K và C2H6O. Tên gọi của X là

A.Etyl acrylat.             B.Etyl propionat                           C.Vinyl axetat                              D. metyl acrylat.

Câu 4.  Dãy gồm các chất đều có khả năng làm đổi màu dung dịch quì tím ẩm là

A. C6H5NH2, C2H5NH2, HCOOH.                                       

B. CH3NH2, C2H5NH2, H2N-CH2-COOH.

C. CH3NH2, C6H5OH, HCOOH.                                         

D. CH3NH2, C2H5NH2, HCOOH.

Câu 5.Tripanmitin có công thức là

 A. (C17H31COO)3C3H5.                                           

B. (C17H33COO)3C3H5.

C. (C15H31COO)3C3H5.                                            

D. (C15H29COO)3C3H5.

Câu 6: Nung một hỗn hợp X gồm SO2 và O2 có tỉ khối so với O2 là 1,6 với xúc tác V2O5 thu được hỗn hợp Y . Biết tỉ khối của X so với Y là 0,8. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp SO3

A. 50%                                 B. 80%                             C. 66,7%                              D. 75%

Câu 7: Cho các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ xenlulozơ axetat, tơ nilon-6, tơ lapsan. Những tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?

A. tơ visco và tơ nilon-6,6.                                                      B. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat.

C. tơ tằm và tơ lapsan.                                                            D. tơ nilon-6,6 và tơ nilon-6.

Câu 8:Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là

A. CH2=CH-COOCH3  và H2N-[CH2]6-COOH.     

B. CH2=C(CH3)-COOCH3  và H2N-[CH2]5-COOH.

C. CH3-COO-CH=CH2  và H2N-[CH2]5-COOH.   

D. CH2=C(CH3)-COOCH3  và H2N-[CH2]6-COOH.

Câu 9: Khử glucozơ bằng H2 để tạo sobitol. Khối lượng glucozơ dùng để tạo ra 10,92 g sobitol với hiệu suất 80% là bao nhiêu?

A. 13,5 gam                          B. 8,64 gam                     C. 10,8 gam                     D. 14,4 gam

Câu 10: Thuỷ phân C2H5COOCH=CH2 trong môi trường axit tạo thành những sản phẩm  là

A. C2H5COOH ; HCHO                                             B. C2H5COOH ; C2H5OH

C. C2H5COOH ; CH3CHO.                                        D. C2H5COOH ; CH2=CH-OH

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 4 có đáp án Trường THPT Lang Chánh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?