TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 4 | ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC LẦN 4 Thời gian 50 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Cho V ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch CrCl3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,3 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
A. 700. B. 500. C. 350. D. 450.
Câu 2. Oxit nào sau đây là oxit lưỡng tính?
A. CrO. B. CrO3. C. Cr2O3. D. FeO.
Câu 3. X là một loại tơ. Một mắt xích cơ bản của X có khối lượng là 226u (hay đvC). X có thể là
A. xenlulozơ triaxetat. B. tơ nilon-6,6.
C. poli(metyl metacrylat). D. tơ niron (hay olon).
Câu 4. Cho các chất sau: glyxylalanin (Gly-Ala), anilin, metylamoni doma, natri axetat, phenol. Số chất tác dụng được với NaOH trong dung dịch là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 5. Thủy phân hoàn toàn m gam tinh bột, thu lấy toàn bộ lượng glucozơ đem lên men thành ancol etylic với hiệu suất 50%, thu được V lít (đktc) khí CO2. Hấp thụ hết lượng CO2 trên vào nước vôi trong dư thu được 40 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 72,0. B. 32,4. C. 36,0. D. 64,8.
Câu 6. Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là ?
A. Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaHCO3
B. Ba(OH)2 + 2NaHSO4 → BaSO4 + Na2SO4 + 2H2O
C. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
D. Ba(HCO3)2 + 2NaHSO4 → BaSO4 + Na2SO4 + 2H2O + 2CO2
Câu 7. Trong sơ đồ phản ứng sau
Các chất X. Y lần lượt là:
A. Ancol etylic, axit axetic. B. Ancol etylic, cacbon đioxit.
C. Ancol etylic, sobitol. D. Axit gluconic, axit axetic.
Câu 8. Kim loại có độ cứng cao nhất là
A. Ag. B. Fe. C. Cr. D. Cu.
Câu 9. Etyl fomat là một este có mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Công thức của etyl fomat là
A. C2H5COOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOCH3.
Câu 10. Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng nhiệt nhôm?
A. Cr. B. Ca. C. K. D. Al.
Câu 11. Thành phần chính của thạch cao nung là canxi sunfat. Công thức của canxi sunfat là
A. CaCl2. B. CaSO3. C. CaSO4. D. CaCO3.
Câu 12. Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch kiềm?
A. Ba. B. Fe. C. Al. D. Na.
Câu 13. Một số cơ sở sản xuất thuốc bắc thuờng đốt một chất bột rắn màu vàng (là một đơn chất) để tạo ra khí X nhằm mục đích tẩy trắng, chống mốc. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì khí X có ảnh hưởng không tốt đến cơ quan nội tạng và khí X cũng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mưa axit. Khí X là
A. CO2. B. NO3. C. SO2. D. H2S.
Câu 14. Dung dịch anbumin của lòng trắng trứng dễ bị thủy phân trong dung dịch nào sau đây?
A. HCl. B. NaCl. C. NaNO3. D. KNO3.
Câu 15. Cho dung dịch NaOH vào lượng dư dung dịch chất X, thu được kết tủa màu lục thâm. Chất X là
A. FeCl3. B. CrCl3. C. MgCl2. D. FeCl2.
Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn amin X bậc II (no, đơn chức, mạch hở), thu được 0,45 mol H2O và 0,05 mol N2. Công thức phân tử của X là
A. C2H9N. B. C4H9N. C. C3H9N. D. C3H7N.
Câu 17. Chất nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
A. Amino axit. B. Saccarozơ. C. Chất béo. D. Tinh bột.
Câu 18. Kim loại Fe không tan được trong dung dịch
A. HCl (đặc, nguội). B. HNO3 (loãng). C. ZnCl2. D. FeCl3.
Câu 19. Cho 6 gam Fe vào 100 ml dung dịch H2SO4 1M (loãng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 1,12. B. 2,24. C. 3,36. D. 2,40.
Câu 20. Poli(vinyl doma) (PVC) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A. CH2 = CH2. B. CH2 = CHCl. C. CHCl = CHCl. D. C2H5Cl.
Câu 21. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nung nóng KNO3.
(b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(c) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch FeCl2.
(e) Cho Si vào dung dịch NaOH.
Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 22. Cho các phương trình phản ứng hóa học sau:
X + Y + 2H2O → Z + T T + NaOH → X + 2H2O
Y + 2NaOH → E + H2O Y + E + H2O → 2Z
2AlCl3 + 3E + 3H2O → 2T + 3Y + 6NaCl
Các chất Z, T, E lần lượt là:
A. NaAlO2, Al(OH)3, NaHCO3. B. NaAlO2, CO2, Na2CO3.
C. CO2, Al(OH)3, NaHCO3. D. NaHCO3, Al(OH)3, Na2CO3.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khi đốt cháy hoàn toàn x mol triolein thu được y mol CO2 và z mol H2O thì y – z = 5x.
B. Isoamyl axetat có mùi chuối chín, dễ tan trong nước được dùng làm chất tạo mùi thơm trong công nghiệp thực phẩm.
C. Trong phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic người ta cho H2SO4 đặc vào để vừa là chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
D. Khi hiđro hóa hoàn toàn chất béo lỏng là triolein (xúc tác Ni, t°) rồi để nguội thì thu được chất béo rắn là tristearin.
Câu 24. Cho các phát biểu sau:
(a) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ba(AlO2)2, sau các phản ứng hoàn toàn thu đuợc kết tủa trắng gồm 2 chất.
(b) Nhỏ dung dịch NaAlO2 vào lượng dư dung dịch KHSO4 thu được kết tủa trắng.
(c) Chì và các hợp chất của chì đều rất độc.
(d) Nước có chứa nhiều cation (hoặc ) và gọi là nước có tính cứng tạm thời.
(e) Trong dời sống, người ta thường dùng clo để tiệt trùng nước sinh hoạt.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 25. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng dây sắt nguyên chất vào dung dịch AgNO3.
(b) Cắt miếng tôn (sắt tráng kẽm), để trong không khí ẩm.
(c) Nhúng dây sắt vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào dung dịch AlCl3.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm Fe bị ăn mòn điện hóa học là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 26. Hiđrocacbon mạch hở X (26 < MX < 58). Trộn m gam X với 0,52 gam stiren thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 0,9 gam H2O. Mặt khác, toàn bộ lượng Y trên làm mất màu tối đa a gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 4,8. B. 16,0. C. 56,0. D. 8,0.
Câu 27. Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được H2O và 9,12 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, nung nóng) thu được chất béo Y. Đem toàn bộ Y tác dụng hoàn toàn với NaOH vừa đủ, rồi thu lấy toàn bộ muối sau phản ứng đốt cháy trong oxi dư thì thu được tối đa a gam H2O. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 145. B. 150. C. 155. D. 160.
Câu 28. Cho chất X (CrO3) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được hợp chất Y. Đem chất Y cho vào dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được hợp chất Z. Đem chất Z tác dụng dung dịch HCl dư, thu được khí T. Biết Y, Z là hợp chất của crom. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Chất Z là Na2Cr2O7. B. Khí T có màu vàng lục.
C. Chất X có màu đỏ thẫm. D. Chất Y có màu da cam.
Câu 29. Đốt môi sắt chứa kim loại M cháy ngoài không khí rồi đưa vào bình đựng khí CO2 (như hình bên). Thấy kim loại M tiếp tục cháy trong bình khí đựng CO2. Kim loại M là
A. Cu. B. Ag.
C. Fe. D. Mg.
Câu 30. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, Ba và BaO (trong đó nguyên tố oxi chiếm 10,435% về khối lượng hỗn hợp) vào nước, thu được 500 ml dung dịch Y có pH = 13 và 0,224 lít khí (đktc). Sục từ từ đến hết 1,008 lít (đktc) khí CO2 vào Y thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 0,985 gam. B. 1,970 gam. C. 6,895 gam. D. 0,788 gam.
Câu 31. X và Y là hai este mạch hở có công thức phân tử C5H8O2. Thủy phân X và Y trong dung dịch NaOH đun nóng thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có chứa hai chất hữu cơ tương ứng là Z và T. Đem Z tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được E. Lấy E tác dụng với dung dịch NaOH thu được T. Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y có thể lần lượt là
A. HCOOCH = C(CH3) – CH3 và CH2 = C(CH3)COOCH3.
B. CH3COOCH2 – CH = CH2 và CH3 – COOCH = CH – CH3.
C. CH2 = CH – COOC2H5 và CH3 – COOCH = CH – CH3.
D. CH3 – COOCH = CH – CH3 và C2H5 – COOCH = CH2.
Câu 32. Dung dịch X gồm KHCO3 aM và Na2CO3 1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 0,25M và HCl 1,5M. Nhỏ từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y, thu được 2,688 lít (đktc) khí CO2. Nhỏ từ từ cho đến hết 100 ml dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X thu được dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào E, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a và m lần lượt có thể là
A. 0,5 và 20,600. B. 0,5 và 15,675. C. 1,0 và 20,600. D. 1,0 và 15,675.
Câu 33. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và KCl vào H2O thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X (với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giờ thu được 1,12 lít (đktc) khí ở anot. Nếu điện phân trong thời gian 3,5t giờ thì thu được 2,8 lít (đktc) khí ở anot và thu được dung dịch Y. Cho 20 gam bột Fe vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 16,4 gam hỗn hợp kim loại. Biết hiệu suất điện phân là 100%, các khí không tan trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 58,175. B. 48,775. C. 69,350. D. 31,675.
Câu 34. Lấy m gam hỗn hợp rắn gồm Mg, Zn, FeCO3, FeS2 (trong đó nguyên tố oxi chiếm 16,71% khối lượng hỗn hợp) nung trong bình chứa 0,16 mol O2, sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn X không chứa nguyên tố lưu huỳnh và hỗn hợp khí Y (có tỉ khối so với H2 là 27). Cho X vào dung dịch chứa 0,72 mol HCl và 0,03 mol NaNO3, sau phản ứng hoàn toàn thấy dung dịch thu được chỉ chứa muối clorua và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp hai khí thoát ra có khối lượng là 0,66 gam (trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 23. B. 22. C. 24. D. 25.
Câu 35. X và Y là hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C6H13NO4. Khi X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng thu được amin Z, ancol đơn chức T và dung dịch muối của axit cacboxylic E (Z, T, E đều có cùng số nguyên tử cacbon). Lấy m gam hỗn hợp X, Y tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 13,5 gam Z, 9,2 gam T và dung dịch Q gồm 3 chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon. Cô cạn dung dịch Q thu được a gam chất rắn khan M. Phần trăm khối lượng của chất có phân tử khối bé nhất M là
A. 16,33%. B. 9,15%. C. 18,30%. D. 59,82%.
Câu 36. Cho X là axit cacboxylic đa chức (có MX < 200); Y, Z, T là ba ancol đơn chức có cùng số nguyên tử cacbon và trong phân tử mỗi chất có không quá một liên kết p; E là este đa chức tạo bởi X, Y, Z, T. Lấy m gam hỗn hợp Q gồm X, Y, Z, T, E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 18% thu được hỗn hợp G gồm các ancol có cùng số mol và dung dịch chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 26,86%. Cô cạn dung dịch này, rồi đem toàn bộ muối khan đốt cháy hoàn toàn trong oxi dư, sau phản ứng thu được H2O, 0,09 mol Na2CO3 và 0,15 mol CO2. Cho G vào bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 38,5 gam và có 0,33 mol khí thoát ra. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Phần trăm số mol X trong Q là 6,06%.
B. Số nguyên tử H trong E là 20.
C. Tổng khối lượng các ancol trong m gam Q là 35,6 gam.
D. Giá trị m là 46,12.
Câu 37. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch H2SO4 vào dung dịch chứa đồng thời NaAlO2, Ba(AlO2)2, Ba(OH)2. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol H2SO4 tham gia phản ứng (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Giá trị của m là
A. 77,7. B. 81,65. C. 93,35. D. 89,45.
Câu 38. Hỗn hợp M gồm este no, đơn chức mạch hở G; hai amino axit X, Y và ba peptit mạch hở Z, T, E đều tạo bởi X, Y. Cho 65,4 gam M phản ứng hoàn toàn với lượng vừa đủ 600 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 1,104 gam ancol etylic và dung dịch F chứa a gam hỗn hợp ba muối natri của alanin, lysin và axit cacboxylic Q (trong đó số mol muối của lysin gấp 14 lần số mol muối của axit cacboxylic). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn b gam M bằng lượng oxi vừa đủ thu được 2,36 mol CO2 và 2,41 mol H2O. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Phần trăm khối lượng este trong M là 3,23%.
B. Khối lượng muối natri của alanin trong a gam hỗn hợp là 26,64 gam.
C. Giá tri của a là 85,56.
D. Giá trị của b là 54,50.
Câu 39. Hòa tan hết a mol FeCO3 vào dung dịch HCl (lấy dư 10% so với lượng cần dùng) thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X thu được b gam kết tủa. Biết sản phẩm khử của N+5 là khí NO duy nhất, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Biểu thức về mối quan hệ giữa a và b là
A. b = 423,7a. B. b = 287a. C. b = 315,7a. D. b = 407,5a.
Câu 40. Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.
(b) Kim cưong được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh.
(c) Nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học.
(d) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(e) Trong nọc kiến có axit fomic, để giảm đau nhức khi bị kiến đốt, có thể bôi vôi tôi vào vết đốt.
(g) Xenlulozơ trinitrat được ứng dụng sản xuất tơ sợi.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1-C | 2-C | 3-B | 4-A | 5-D | 6-A | 7-A | 8-C | 9-B | 10-A |
11-C | 12-B | 13-C | 14-A | 15-B | 16-C | 17-D | 18-C | 19-B | 20-B |
21-A | 22-D | 23-B | 24-A | 25-C | 26-D | 27-B | 28-D | 29-D | 30-A |
31-D | 32-B | 33-A | 34-A | 35-C | 36-D | 37-D | 38-C | 39-D | 40-B |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Kim loại nào sau đây có độ cứng lón nhất?
A. W B. Ag C. Au D. Cr
Câu 2. Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. KOH B. CH3COOH C. KNO3 D. NaCl
Câu 3. Thành phần chính của đường mía là
A. fructozơ B. xenlulozơ C. glucozơ D. saccarozơ
Câu 4. Muối nào sau đây bền với nhiệt nhất?
A. Na2CO3 B. NaHCO3 C. MgCO3 D. Ca(HCO3)2
Câu 5. Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit?
A. CH3COOC2H5 B. H2NCH2COOH C. HCOONH4 D. C2H5NH2
Câu 6. Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Al B. Fe(OH)2 C. NaHCO3 D. KOH
Câu 7. Thành phần chính của quặng photphorit là
A. CaHPO4 B. Ca3(PO4)2 C. NH4H2PO4 D. Ca(H2PO4)2
Câu 8. Metyl fomat có công thức là
A. CH3COOCH3 B. HCOOC2H5 C. HCOOCH3 D. CH3COOC2H5
Câu 9. Nước muối sinh lí để sát trùng, rửa vết thương trong y học có nồng độ là
A. 0,9% B. 5,0% C. 1,0% D. 9,0%
Câu 10. Công thức hóa học của sắt(III) hiđroxit là
A. Fe(OH)2 B. Fe2O3 C. FeO D. Fe(OH)3
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ 11 đến 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1-D | 2-B | 3-D | 4-A | 5-B | 6-C | 7-B | 8-C | 9-A | 10-D |
11-C | 12-C | 13-C | 14-D | 15-A | 16-B | 17-C | 18-C | 19-A | 20-C |
21-A | 22-D | 23-D | 24-B | 25-B | 26-B | 27-C | 28-B | 29-A | 30-C |
31-D | 32-B | 33-C | 34-B | 35-A | 36-B | 37-D | 38-D | 39-B | 40-B |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Chất nào dưới đây là chất hữu cơ?
A. CH4. B. CO2. C. Na2CO3. D. CO.
Câu 2. Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Fructozơ. B. Glucozơ. C. Tinh bột. D. Saccarozơ.
Câu 3. Crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây?
A. NaCrO2. B. Cr2O3. C. K2Cr2O7. D. CrSO4.
Câu 4. Nguyên tắc điều chế kim loại là
A. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử.
B. oxi hóa ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
C. khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
D. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hóa.
Câu 5. Số nguyên tử oxi trong một phân tử triglixerit là
A. 8. B. 6. C. 4. D. 2.
Câu 6. Este nào dưới đây khi tác dụng với dung dịch NaOH thu được ancol etylic?
A. CH3COOC2H5. B. CH3COOC3H7. C. C2H5COOCH3. D. HCOOCH3.
Câu 7. Dung dịch nào sau đây không làm chuyển màu quỳ tím?
A. NaOH. B. H2NCH2COOH. C. HCl. D. CH3NH2.
Câu 8. Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 3 – 5 giọt dung dịch X, đun nóng nhẹ hỗn hợp ở khoảng 60 – 70°C trong vài phút, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp bạc sáng. Chất X là
A. axit axetic. B. ancol etylic. C. glucozơ. D. glixerol.
Câu 9. Trong các ion dưới đây, ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Fe2+. B. Zn2+. C. Ag+. D. Ba2+.
Câu 10. Cặp dung dịch khi phản ứng với nhau tạo ra kết tủa là
A. Na2CO3 và Ba(HCO3)2. B. KOH và H2SO4.
C. CuSO4 và HCl. D. NaHCO3 và HCl.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ 11 đến 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1-A | 2-C | 3-C | 4-C | 5-B | 6-A | 7-B | 8-C | 9-C | 10-A |
11-A | 12-C | 13-D | 14-B | 15-D | 16-A | 17-C | 18-B | 19-A | 20-D |
21-B | 22-D | 23-B | 24-C | 25-C | 26-A | 27-B | 28-D | 29-D | 30-C |
31-A | 32-A | 33-C | 34-B | 35-D | 36-B | 37-D | 38-C | 39-D | 40-D |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Glucozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong quả nho chín. Công thức phân tử của glucozơ là
A. C2H4O2. B. (C6H10O5)n. C. C12H22O11. D. C6H12O6.
Câu 2. Ở trạng thái rắn, hợp chất X tạo thành khối trắng gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Chất X là
A. H2O. B. O2. C. N2. D. CO2.
Câu 3. Dung dịch nào dưới đây có pH > 7?
A. NaCl. B. NaOH. C. HNO3. D. H2SO4.
Câu 4. Dãy nào sau đây gồm các chất đều là chất rắn ở điều kiện thường?
A. Triolein; fructozơ; anilin. B. Tristearin; alanin; axit glutamic.
C. Glucozơ; anilin; axit glutamic. D. Saccarozơ; etyl axetat; alanin.
Câu 5. Kim loại nào dưới đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. Thủy ngân. B. Vonfram. C. Xesi. D. Osmi.
Câu 6. Thủy phân hợp chất nào dưới đây trong môi trường axit thu được a - amino axit?
A. Amilopectin. B. Xenlulozơ. C. Polipeptit. D. Saccarozơ.
Câu 7. Axit aminoaxetic (H2N – CH2 – COOH) tác dụng được chất nào sau đây trong dung dịch?
A. NaNO3. B. NaCl. C. HCl. D. Na2SO4.
Câu 8. Cho các phản ứng điều chế kim loại sau:
Số phản ứng thuộc loại phương pháp nhiệt luyện là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 9. Cho dãy các chất: Cu, Fe3O4, NaHCO3, Fe(OH)2, Fe(NO3)2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 10. Thổi luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa 9,6 gam Fe2O3, nung nóng. Kết thúc phản ứng lấy phần chất rắn trong ống cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl loãng, dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 1,344. B. 2,016. C. 2,688. D. 4,032.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ 11 đến 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1-D | 2-D | 3-B | 4-B | 5-B | 6-C | 7-C | 8-B | 9-A | 10-C |
11-A | 12-B | 13-C | 14-D | 15-D | 16-D | 17-C | 18-C | 19-C | 20-D |
21-C | 22-B | 23-D | 24-A | 25-B | 26-B | 27-A | 28-A | 29-C | 30-C |
31-D | 32-A | 33-B | 34-A | 35-C | 36-D | 37-C | 38-C | 39-A | 40-B |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Ở điều kiện thường, crom tác dụng với phi kim nào sau đây?
A. Flo. B. Lưu huỳnh. C. Photpho. D. Nitơ.
Câu 2. Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử dụng chất X (có công thức K2SO4.A12(SO4)3.24H2O) để làm trong nước. Chất X được gọi là
A. phèn chua. B. vôi sống. C. thạch cao. D. muối ăn.
Câu 3. Công thức hóa hoc của sắt(II) sunfat là
A. FeCl. B. Fe(OH)2. C. FeSO4. D. Fe2O3.
Câu 4. Tơ nào sau đâv thuộc loại tơ tổng hợp?
A. Tơ tằm. B. Tơ visco. C. Tơ xenlulozơ axetat. D. Tơ nilon-6,6.
Câu 5. Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chât khử là H2?
A. K. B. Na. C. Fe. D. Ca.
Câu 6. Đun nước cứng lâu ngày trong ấm nước xuất hiện một lớp cặn. Thành phần chính của lớp cặn đó là
A. CaCl2. B. CaCO3. C. Na2CO3. D. CaO.
Câu 7. Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?
A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Glucozơ. D. Tinh bột.
Câu 8. Trong phòng thí nghiệm, kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm trong chất lỏng nào sau đây?
A. Nước. B. Dầu hỏa. C. Giấm ăn. D. Ancol etylic.
Câu 9. Axit aminoaxetic (NH2 – CH2 - COOH) tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaNO3. B. NaCl. C. HC1. D. Na2SO4.
Câu 10. Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Na2CO3. B. Al(OH)3. C. AlCl3. D. NaNO3.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ 11 đến 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1-A | 2-A | 3-C | 4-D | 5-C | 6-B | 7-C | 8-B | 9-C | 10-B |
11-A | 12-C | 13-A | 14-C | 15-B | 16-C | 17-D | 18-B | 19-A | 20-C |
21-A | 22-D | 23-A | 24-D | 25-A | 26-B | 27-B | 28-D | 29-D | 30-B |
31-B | 32-D | 33-B | 34-A | 35-C | 36-C | 37-B | 38-D | 39-A | 40-D |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 4 có đáp án Trường THPT Đô Lương 4. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!