TRƯỜNG THPT TÂY NINH | ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC LẦN 4 Thời gian 50 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Metyl axetat có công thức hóa học là
A. CH3COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. HCOOCH3. D. HCOOC2H5.
Câu 2: Số este có công thức phân tử C3H6O2 là
A. 4. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 3: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên ?
A. Tơ nitron. B. Tơ tằm. C. Tơ nilon–6,6. D. Tơ nilon–6.
Câu 4: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là
A. W. B. Cr. C. Pb. D. Hg.
Câu 5: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Al. B. Li. C. Ca. D. Na.
Câu 6: Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X (loãng, dư), tạo muối Fe(III). Chất X là
A. HNO3. B. H2SO4. C. HCl. D. CuSO4.
Câu 7: Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. Fe(OH)3. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeO.
Câu 8: Axit fomic có trong nọc kiến. Khi bị kiến cắn, nên chọn chất nào sau đây bôi vào vết thương để giảm sưng tấy ?
A. Vôi tôi. B. Giấm ăn. C. Nước. D. Muối ăn.
Câu 9: Kết luận nào dưới đây là đúng theo thuyết A – rê – ni – ut?
A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ
C. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro và phân li ra H+ trong nước là axit
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử
Câu 10: Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. phenol. B. etanol. C. đimetyl ete. D. metanol
Câu 11: Người ta sản xuất khí nitơ trong công nghiệp bằng cách nào sau đây?
A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
B. Nhiệt phân NH4NO3 bão hòa.
C. Dùng photpho để đốt cháy hết oxi không khí.
D. Cho không khí đi qua bột đồng nung nóng.
Câu 12: Chọn khái niệm đúng nhất về hoá học Hữu cơ. Hoá học Hữu cơ là ngành khoa học nghiên cứu:
A. các hợp chất của cacbon.
B. các hợp chất của cacbon, trừ CO, CO2.
C. các hợp chất của cacbon, trừ CO, CO2, muối cacbonat, các xianua.
D. các hợp chất chỉ có trong cơ thể sống.
Câu 13: Thủy phân este X (C4H6O2) trong môi trường axit, thu được anđehit. Công thức của X là
A. CH3COOCH3. B. CH3COOCH=CH2.
C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH2CH=CH2.
Câu 14: Xà phòng hóa hoàn toàn 3,0 gam HCOOCH3 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 5,2. B. 3,4. C. 3,2. D. 4,8.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.
B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.
C. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
D. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Câu 16: Cho các phát biểu sau:
(a) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(b) Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn.
(c) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
(e) Thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng, thu được α–amino axit.
(f) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 17: Cho các kim loại sau: K, Ba, Cu và Ag. Số kim loại điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch (điện cực trơ) là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 18: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(a) Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2.
(b) Cho CaO vào H2O.
(c) Cho Na2CO3 vào dung dịch CH3COOH.
(d) Sục khí Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 19: Cho sơ đồ phản ứng sau:
Khí X dung dịch X Y X Z T
Công thức của X, Y, Z, T tương ứng là
A. NH3, (NH4)2SO4, N2, NH4NO3. B. NH3, (NH4)2SO4, N2, NH4NO2
C. NH3, (NH4)2SO4, NH4NO3, N2O. D. NH3, N2, NH4NO3, N2O.
Câu 20: Cho các muối nitrat : NaNO3, Cu(NO3)2, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3, KNO3. Có bao nhiêu muối nitrat khi bị nhiệt phân sinh ra oxit kim loại, NO2 và O2?
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 21: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hai muối AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0,1M, sau một thời gian thu được 3,84 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 3,25 gam bột Zn vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,895 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị của m là
A. 0,560. B. 2,240. C. 2,800. D. 1,435.
Câu 22: Thủy phân một triglixerit X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối gồm natri oleat, natri stearat (có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) và glixerol. Có bao nhiêu triglixerit X thỏa mãn tính chất trên ?
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 23: Ancol etylic được điều chế bằng cách lên men tinh bột theo sơ đồ
Để điều chế 3,68 kg ancol etylic cần m kg gạo (chứa 75% tinh bột, còn lại là tạp chất trơ). Biết hiệu suất của cả quá trình là 80%. Giá trị của m là
A. 3,600. B. 6,912. C. 10,800. D. 8,100.
Câu 24: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là
A. 13,8. B. 13,1. C. 12,0. D. 16,0.
Câu 25: Trường hợp nào dưới đây thu được kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ?
A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
B. Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH.
C. Cho CaCO3 vào lượng dư dung dịch HCl.
D. Sục CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2.
Câu 26: Cho 5 chất: NaOH, HCl, AgNO3, HNO3, Cl2. Số chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 27: Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được chứa các chất là:
A. K3PO4, K2HPO4. B. K2HPO4, KH2PO4.
C. K3PO4, KOH. D. H3PO4, KH2PO4.
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 21,6 gam hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) rồi dẫn sản phẩm lần lượt qua các bình đựng CaCl2 khan và dung dịch KOH dư. Kết quả thấy bình đựng CaCl2 tăng 12,96 gam, bình đựng KOH tăng 31,68 gam. Tỉ khối của X so với oxi là p, biết 5,5 < p < 6,25. Số nguyên tử oxi trong phân tử X là
A. 5 B. 6 C. 4 D. 3
Câu 29: Hỗn hợp X chứa ba este đều mạch hở gồm hai este đơn chức và một este đa chức, không no chứa một liên kết đôi C=C; trong mỗi phân tử este chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần dùng 1,37 mol O2, thu được 1,19 mol CO2. Nếu thủy phân 0,3 mol X trên trong dung dịch NaOH (dư), thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp Z chứa 2 muối. Tỉ khối của Y so với He bằng 73/6. Phần trăm khối lượng của este đơn chức có khối lượng phân tử lớn trong X là
A. 10,87%. B. 20,65%. C. 18,12%. D. 12,39%.
Câu 30: Hỗn hợp X chứa metylamin và trimetylamin có tỉ khối so với metan bằng 2,6375. Hỗn hợp Y chứa O2 và O3 có tỉ khối so với hiđro bằng 276/13. Đốt cháy hoàn toàn V1 lít khí X cần dùng V2 lít khí Y. Biết các khí đều đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Tỉ lệ V2 : V1 là
A. 3,2. B. 2,8. C. 2,6. D. 3,0.
Câu 31: Hỗn hợp X chứa ba peptit mạch hở có số mol khác nhau, tổng số nguyên tử oxi bằng 12, trong đó có hai peptit có cùng số nguyên tử cacbon. Đun nóng 44,16 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa hai muối của glyxin và valin. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 1,8 mol O2, thu được Na2CO3 và 3,08 mol hỗn hợp Z gồm CO2, H2O và N2. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong hỗn hợp X là
A. 6,8%. B. 3,4%. C. 3,0%. D. 6,0%.
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai este mạch hở cần dùng 0,595 mol O2, thu được 29,04 gam CO2 và 5,94 gam H2O. Mặt khác đun nóng 0,1 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa hai ancol đều no, hơn kém nhau một nguyên tử cacbon có tổng khối lượng 7,1 gam và hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit đều đơn chức; trong đó có a gam muối A và b gam muối B. Tỉ lệ gần nhất của a : b là
A. 1,2. B. 0,8. C. 0,6. D. 1,0.
Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 3,92 gam hỗn hợp X gồm Al, Na và Al2O3 vào nước (dư), thu được dung dịch Y và khí H2. Cho 0,06 mol HCl vào Y thì thu được m gam kết tủa. Nếu cho 0,13 mol HCl vào Y thì thu được (m - 0,78) gam kết tủa. Thành phần phần trăm về khối lượng của Na trong X là
A. 46,94% B. 41,07% C. 44,01% D. 35,20%
Câu 34: Hòa tan 24,8 gam muối MSO4 vào 400 ml dung dịch NaCl 0,4M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian t giây, được m gam kim loại M duy nhất ở catot và 2,464 lít khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 6,832 lít. Biết thể tích các khí ở đktc. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Nếu thời gian điện phân là 6176 giây thì nước bắt đầu điện phân ở hai cực.
B. Giá trị của m là 8,96 gam.
C. Giá trị của m là 8,26 gam.
D. Nếu thời gian điện phân là 5790 giây thì khối lượng dung dịch giảm 15,65 gam.
Câu 35: Nung nóng hỗn hợp gồm Al, Al2O3 và FeO trong khí trơ, thu được rắn X gồm Al, Fe, Al2O3 và FeO (Al2O3 và FeO có tỉ lệ mol 1 : 1). Chia X làm hai phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH loãng, thấy thoát ra 0,06 mol khí H2 và còn lại 10,08 gam rắn không tan. Nếu cho phần 2 vào dung dịch HCl loãng dư, thu được 0,15 mol khí H2 và dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5); đồng thời thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 144,24 gam. B. 146,40 gam. C. 145,69 gam. D. 143,53 gam.
Câu 36: X là dung dịch HCl nồng độ x mol/l. Y là dung dịch Na2CO3 nồng độ y mol/l. Nhỏ từ từ 100 ml X vào 100 ml Y, sau các phản ứng thu được V1 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ 100 ml Y vào 100 ml X, sau phản ứng thu được V2 lít CO2 (đktc). Biết tỉ lệ V1 : V2 = 4 : 7. Tỉ lệ x : y bằng
A. 11 : 4. B. 11 : 7. C. 7 : 5. D. 7 : 3.
Câu 37: Nung 48,64 gam hỗn hợp gồm Al, Fe3O4 và CuO trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Chia X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch HCl loãng dư, thấy thoát ra 0,4 mol khí H2 và còn lại x gam rắn không tan. Phần 2 cho vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và 0,2 mol hỗn hợp khí Z gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu. Tỉ khối của Z so với He bằng 8,9. Cô cạn Y thu được 112,24 gam muối Giá trị của x là
A. 3,84 gam. B. 5,12 gam. C. 1,92 gam. D. 2,56 gam.
Câu 38: Cho 7,65 gam hỗn hợp Al và Mg tan hoàn toàn trong 500 ml dung dịch gồm HCl 1,04M và H2SO4 0,28M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho 850 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 16,5 gam kết tủa gồm 2 chất. Mặt khác, cho từ từ dung dịch hỗn hợp KOH 0,8M và Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 27,4. B. 46,3. C. 38,6. D. 32,3.
Câu 39: Cho 46,8 gam hỗn hợp CuO và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ, thu được dung dịch A. Cho m gam Mg vào A, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Thêm dung dịch KOH dư vào B được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 45,0 gam chất rắn E. Giá trị gần nhất của m là
A. 6,6. B. 11,0. C. 13,2. D. 8,8.
Câu 40: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 (x mol), Fe(NO3)2 (y mol) trong dung dịch chứa 0,06 mol NaNO3 và 0,48 mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 0,08 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cho 600 ml dung dịch NaOH 1M vào Y, lọc bỏ kết tủa, cô cạn phần dung dịch nước lọc, sau đó đem nung đến khối lượng không đổi, thu được 40,9 gam rắn khan. Tỉ lệ x : y là
A. 1 : 1. B. 1 : 2. C. 2 : 3. D. 2 : 1.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Trong một cốc nước có chứa 0,01mol Na+, 0,02mol Ca2+, 0,01mol Mg2+, 0,05mol HCO3-, 0,02mol Cl-. Nước trong cốc thuộc loại
A. nước cứng tạm thời. B. nước cứng toàn phần.
C. nước cứng vĩnh cửu. D. nước mềm.
Câu 2: Dung dịch (A) chứa a mol Ba(OH)2 và m gam NaOH. Sục từ từ CO2 đến dư vào dung dịch (A) thấy lượng kết tủa biến đổi theo đồ thị dưới đây:
Giá trị của a và m lần lượt là
A. 0,4 và 40,0. B. 0,4 và 20,0. C. 0,5 và 24,0. D. 0,5 và 20,0.
Câu 3: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong
A. rượu etylic. B. nước. C. dầu hỏa. D. phenol lỏng.
Câu 4: Nung m gam hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 trong bình kín không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dd HNO3 loãng dư thu được 0,11mol NO( sản phẩm khử duy nhất). Cho phần 2 tác dụng với NaOH dư thu được 0,03 mol H2. Giá trị của m là
A. 19,32. B. 9,93. C. 19,59. D. 9,66.
Câu 5: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 este đơn chức X , Y là đồng phân cấu tạo của nhau cần 200ml dd NaOH 1M, thu được 15,7gam hỗn hợp 2 muối của 2 axit là đồng đẳng kế tiếp và 9,9 gam 2 ancol bậc 1. Phần trăm khối lượng và công thức cấu tạo của 2 este là
A. 55% HCOOC2H5, 45% CH3COOCH3. B. 25%HCOOCH2CH2CH3, 75% CH3COOC2H5.
C. 45% HCOOC2H5, 55% CH3COOCH3. D. 75%HCOOCH2CH2CH3, 25% CH3COOC2H5.
Câu 6: Khí nào sau đây là thành phần chủ yếu gây nên ’’Hiệu ứng nhà kính’’ ?
A. SO2. B. CO2. C. O2. D. CH3NH2.
Câu 7: Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO. Cho 25,4 gam X phản ứng với CO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 9,85 gam kết tủa. Hòa tan hết Y trong 120 gam dung dịch HNO3 63% đun nóng thu được dung dịch T và 3,92 lít (đktc) khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cho V (lít) dung dịch NaOH 1M vào dung dịch T, phản ứng hoàn toàn tạo ra kết tủa với khối lượng lớn nhất. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X và giá trị V nhỏ nhất là:
A. 68,5% và 1,025. B. 68,5% và 0,525. C. 20,54% và 1,025. D. 20,54% và 0,525.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,24 gam H2O. Hai hiđrocacbon trong X là
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C2H2 và C3H4. D. C2H4 và C3H6.
Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào dd KOH dư thu được a mol hỗn hợp khí và dd X. Sục khí CO2 dư vào dd X, lượng kết tủa thu được là 46,8gam. Giá trị của a là
A. 0,40. B. 0,45. C. 0,60. D. 0,55.
Câu 10: Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 10 lít rượu (ancol) etylic 46º là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)
A. 10,0 kg. B. 10,8 kg. C. 12,0 kg. D. 9,0 kg.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 | B | 11 | A | 21 | C | 31 | A |
2 | B | 12 | D | 22 | D | 32 | C |
3 | C | 13 | C | 23 | A | 33 | B |
4 | A | 14 | B | 24 | B | 34 | C |
5 | B | 15 | D | 25 | D | 35 | B |
6 | B | 16 | A | 26 | C | 36 | A |
7 | A | 17 | D | 27 | C | 37 | D |
8 | A | 18 | B | 28 | D | 38 | D |
9 | C | 19 | A | 29 | A | 39 | D |
10 | D | 20 | B | 30 | C | 40 | D |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Phân supephotphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ ứng với 40% P2O5. Hàm lượng phần trăm của canxiđihiđrophotphat trong phân bón này là
A. 71,3. B. 65,9. C. 69. D. 75,5.
Câu 2: Thủy phân hoàn toàn 8,8gam este đơn chức, mạch hở X với 100ml dd KOH 1M (vừa đủ) thu được 4,6gam 1 ancol Y. Tên gọi của X là
A. propyl axetat. B. etylfomat. C. etyl axetat. D. etyl propionat.
Câu 3: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong
A. dầu hỏa. B. nước. C. rượu etylic. D. phenol lỏng.
Câu 4: Khi đun nóng hỗn hợp gồm C2H5OH và CH3OH với H2SO4 đặc ở 140oC có thể thu được số ete tối đa là
A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.
Câu 5: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vàng. B. Nhôm. C. Đồng. D. Bạc.
Câu 6: Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO. Cho 25,4 gam X phản ứng với CO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 9,85 gam kết tủa. Hòa tan hết Y trong 120 gam dung dịch HNO3 63% đun nóng thu được dung dịch T và 3,92 lít (đktc) khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cho V (lít) dung dịch NaOH 1M vào dung dịch T, phản ứng hoàn toàn tạo ra kết tủa với khối lượng lớn nhất. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X và giá trị V nhỏ nhất là:
A. 68,5% và 1,025. B. 68,5% và 0,525. C. 20,54% và 1,025. D. 20,54% và 0,525.
Câu 7: Dung dịch (A) chứa a mol Ba(OH)2 và m gam NaOH. Sục từ từ CO2 đến dư vào dung dịch (A) thấy lượng kết tủa biến đổi theo đồ thị dưới đây:
Giá trị của a và m lần lượt là
A. 0,5 và 20,0. B. 0,4 và 40,0. C. 0,5 và 24,0. D. 0,4 và 20,0.
Câu 8: Hoà tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào dd KOH dư thu được a mol hỗn hợp khí và dd X. Sục khí CO2 dư vào dd X, lượng kết tủa thu được là 46,8gam. Giá trị của a là
A. 0,40. B. 0,45. C. 0,60. D. 0,55.
Câu 9: Hình vẽ dưới đây mô tả hiện tượng của thí nghiệm thử tính tan của khí A trong nước:
Khí A có thể là
A. cacbon monooxit. B. amoniac. C. cacbon đioxit. D. hiđro clorua.
Câu 10: Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là
A. 11,966%. B. 10,526%. C. 9,524%. D. 10,687%.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 | B | 11 | C | 21 | C | 31 | B |
2 | C | 12 | C | 22 | B | 32 | B |
3 | A | 13 | B | 23 | A | 33 | C |
4 | D | 14 | B | 24 | B | 34 | D |
5 | D | 15 | A | 25 | B | 35 | D |
6 | A | 16 | C | 26 | C | 36 | D |
7 | D | 17 | D | 27 | A | 37 | B |
8 | C | 18 | A | 28 | A | 38 | D |
9 | D | 19 | C | 29 | A | 39 | A |
10 | B | 20 | D | 30 | A | 40 | D |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Trong một cốc nước có chứa 0,01mol Na+, 0,02mol Ca2+, 0,01mol Mg2+, 0,05mol HCO3-, 0,02mol Cl-. Nước trong cốc thuộc loại
A. nước cứng vĩnh cửu. B. nước cứng toàn phần.
C. nước mềm. D. nước cứng tạm thời.
Câu 2: Phản ứng Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O. Hệ số cân bằng ( tỉ lệ các số nguyên tối giản) của HNO3 và H2O là:
A. 30 và 9. B. 24 và 6. C. 24 và 12. D. 30 và 15.
Câu 3: Cho các phát biểu sau:
(a) Các kim loại Na, K, và Ca đều phản ứng mạnh với nước;
(b) Dung dịch muối Fe(NO3)2 tác dụng được với dung dịch HCl;
(c) P cháy trong Cl2 có thể tạo thành PCl3 và PCl5;
(d) Than chì được dùng làm điện cực, chế tạo chất bôi trơn, làm bút chì đen;
(e) Hỗn hợp Al và NaOH (tỉ lệ số mol tương ứng 1 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư;
(g) Người ta không dùng CO2 để dập tắt đám cháy magie hoặc nhôm.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 4: Hình vẽ dưới đây mô tả hiện tượng của thí nghiệm thử tính tan của khí A trong nước:
Khí A có thể là
A. cacbon đioxit. B. cacbon monooxit. C. amoniac. D. hiđro clorua.
Câu 5: Polime có cấu trúc mạng không gian là
A. poli( vinyl clorua). B. cao su lưu hóa. C. amilopectin. D. polietilen.
Câu 6: Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là
A. 11,966%. B. 10,526%. C. 9,524%. D. 10,687%.
Câu 7: Hoà tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào dd KOH dư thu được a mol hỗn hợp khí và dd X. Sục khí CO2 dư vào dd X, lượng kết tủa thu được là 46,8gam. Giá trị của a là
A. 0,55. B. 0,45. C. 0,40. D. 0,60.
Câu 8: Thủy phân một lượng tetrapeptit X (mạch hở) chỉ thu được 29,2 gam Ala-Gly; 14,6 gam Gly-Ala; 12,25 gam Gly-Ala-Val; 3,75 gam Gly; 17,55 gam Val; m gam hỗn hợp gồm Ala-Val và Ala. Giá trị của m là
A. 77,35. B. 59,85. C. 58,012. D. 68,75.
Câu 9: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là
A. metyl propionat. B. propyl axetat. C. etyl axetat. D. metyl axetat.
Câu 10: Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm hai este đơn chức tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2M, thu được chất hữu cơ Y (no, đơn chức, mạch hở, có tham gia phản ứng tráng bạc) và 53 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ Y cần vừa đủ 5,6 lít khí O2 (đktc). Khối lượng của 0,3 mol X là
A. 31,0gam. B. 29,4 gam. C. 33,0gam. D. 41,0gam.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 | B | 11 | A | 21 | D | 31 | C |
2 | A | 12 | A | 22 | B | 32 | C |
3 | D | 13 | C | 23 | B | 33 | D |
4 | D | 14 | D | 24 | A | 34 | D |
5 | B | 15 | D | 25 | C | 35 | B |
6 | B | 16 | A | 26 | A | 36 | B |
7 | D | 17 | D | 27 | A | 37 | D |
8 | B | 18 | C | 28 | C | 38 | C |
9 | A | 19 | C | 29 | A | 39 | B |
10 | C | 20 | D | 30 | B | 40 | A |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 10 lít rượu (ancol) etylic 46º là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)
A. 10,8 kg. B. 10,0 kg. C. 9,0 kg. D. 12,0 kg.
Câu 2: Khi cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được chất rắn X và dung dịch Y. Dãy nào dưới đây gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Y?
A. Br2, NaNO3, KMnO4. B. KI, NH3, NH4Cl.
C. NaOH, Na2SO4,Cl2. D. BaCl2, HCl, Cl2.
Câu 3: Polime có cấu trúc mạng không gian là
A. poli( vinyl clorua). B. cao su lưu hóa. C. amilopectin. D. polietilen.
Câu 4: Chất nào sau đây không dẫn điện được ?
A. CaCl2 nóng chảy. B. NaOH nóng chảy.
C. HBr hòa tan trong nước. D. KCl rắn, khan.
Câu 5: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong
A. rượu etylic. B. dầu hỏa. C. phenol lỏng. D. nước.
Câu 6: Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm hai este đơn chức tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2M, thu được chất hữu cơ Y (no, đơn chức, mạch hở, có tham gia phản ứng tráng bạc) và 53 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ Y cần vừa đủ 5,6 lít khí O2 (đktc). Khối lượng của 0,3 mol X là
A. 41,0gam. B. 31,0gam. C. 33,0gam. D. 29,4 gam.
Câu 7: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 este đơn chức X , Y là đồng phân cấu tạo của nhau cần 200ml dd NaOH 1M, thu được 15,7 gam hỗn hợp 2 muối của 2 axit là đồng đẳng kế tiếp và 9,9 gam 2 ancol bậc 1. Phần trăm khối lượng và công thức cấu tạo của 2 este là
A. 75%HCOOCH2CH2CH3, 25% CH3COOC2H5.
B. 55% HCOOC2H5, 45% CH3COOCH3.
C. 45% HCOOC2H5, 55% CH3COOCH3.
D. 25%HCOOCH2CH2CH3, 75% CH3COOC2H5.
Câu 8: Đốt cháy 3,2 gam một este E đơn chức, mạch hở được 3,584 lít CO2 (đktc) và 2,304 gam H2O. Nếu cho 15 gam E tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 18,2 gam chất rắn khan. Công thức phân tử của ancol tạo nên este trên là
A. C3H6O. B. CH4O. C. C2H6O. D. C3H8O.
Câu 9: Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Cu, Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,4 mol HCl thu được dung dịch Y và khí NO. Cho từ từ dung dịch AgNO3 vào Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy đã dùng hết 0,58 mol AgNO3, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa và 0,448 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m gần nhất với
A. 84. B. 82. C. 86. D. 80.
Câu 10: Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là
A. 11,966%. B. 10,526%. C. 10,687%. D. 9,524%.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1 | C | 11 | A | 21 | A | 31 | C |
2 | A | 12 | A | 22 | B | 32 | C |
3 | B | 13 | B | 23 | D | 33 | D |
4 | D | 14 | C | 24 | D | 34 | A |
5 | B | 15 | A | 25 | C | 35 | B |
6 | C | 16 | D | 26 | C | 36 | D |
7 | D | 17 | A | 27 | A | 37 | A |
8 | B | 18 | D | 28 | A | 38 | A |
9 | B | 19 | D | 29 | D | 39 | C |
10 | B | 20 | B | 30 | C | 40 | C |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Tây Ninh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!