TRƯỜNG THPT LÊ HOÀN | ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC LẦN 4 Thời gian 50 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 41: Hòa tan hết m gam hỗn hợp Mg, Al và Cu bằng dung dịch chứa x mol HNO3 (vừa đủ) thu được 6,72 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của x là
A. 1,0. B. 1,5. C. 1,8. D. 1,2.
Câu 42: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với kim loại nào sau đây?
A. Au. B. Cu. C. Fe. D. Ag.
Câu 43: Khi đốt cháy hoàn toàn một este X no, đơn chức, mạch hở thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este Xlà
A. metyl fomat. B. metyl axetat. C. propyl axetat. D. etyl axetat.
Câu 44: Cacbohiđrat nào sau đây không cho được phản ứng thủy phân?
A. Glucozơ. B. Xenlulozơ. C. Tinh bột. D. Saccarozơ.
Câu 45: Cho ancol metylic phản ứng với axit propionic có xúc tác H2SO4 đặc, thu được este X. Giá trị MX bằng
A. 74(u). B. 60(u). C. 102(u). D. 88(u).
Câu 46: Cho hỗn hợp gồm 27,0 gam glucozơ và 36,0 gam fructozơ phản ứng với hiđro (Ni, t0) thu được m
gam sobitol (hiệu suất phản ứng với mỗi chất đều bằng 80,0%). Giá trị của m là
A. 50,96. B. 54,70. C. 54,90. D. 63,70.
Câu 47: Chất nào dưới đây không phải là chất điện li?
A. C2H5OH. B. NaHCO3. C. KOH. D. H2SO4.
Câu 48: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch HNO3 đặc nguội?
A. Al. B. Cu. C. Fe. D. Cr.
Câu 49: Muối nào dưới đây là muối axit?
A. CuCl2. B. Na3PO4. C. KHCO3 D. AgNO3.
Câu 50: Công thức phân tử của phenol là
A. C6H14O. B. C6H6O2. C. C6H12O6. D. C6H6O.
Câu 51: Kim loại M có 12 electron. Cấu hình electron của M2+ là
A. 1s22s22p6. B. 1s22s22p63s2.
C. 1s22s22p4. D. 1s22s22p63s23p2.
Câu 52: Cặp dung dịch nào sau đây đều làm quì tím hóa xanh?
A. Alanin, axit glutamic. B. Lysin, metylamin.
C. Glyxin, lysin. D. Anilin, lysin.
Câu 53: Anilin phản ứng với chất nào sau đây tạo kết tủa trắng?
A. nước brom. B. dung dịch HCl. C. O2, t0. D. dung dịch NaOH.
Câu 54: Polietilen là sản phẩm của phản ứng trùng hợp
A. CH2=CH-CH=CH2. B. CH2=CH-CH3. C. CH2=CH2. D. CH2=CH-Cl.
Câu 55: Cho các dung dịch loãng sau đây phản ứng với nhau từng đôi một: H2SO4; Ba(OH)2; NaHCO3; NaCl; KHSO4. Số phản ứng xảy ra là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 56: Từ dung dịch CuSO4 để điều chế Cu, người ta có thể dùng
A. Hg. B. Na. C. Fe. D. Ag.
Câu 57: Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ nilon-6,6. B. Tơ capron. C. Tơ axetat. D. Tơ tằm.
Câu 58: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Ycó thể là
A. Fe, Cu. B. Cu, Fe. C. Mg, Ag. D. Ag, Mg.
Câu 59: Kim loại nào sau đây tan được trong nước tạo dung dịch bazơ?
A. Cu. B. Na. C. Mg. D. Al.
Câu 60: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(x): Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;
(y): Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2;
(z): Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3;
(t): Cho lá Zn vào dung dịch HCl;
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 61: Nung Al và Fe3O4 (không có không khí, phản ứng xảy ra hoàn toàn) thu được hỗn hợp X.
- Nếu cho X phản ứng với dung dịch KOH dư thì thu được 0,672 lít khí (đktc).
- Nếu cho X phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư được 1,428 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc).
Phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp ban đầu là
A. 33,69%. B. 19,88%. C. 38,30%. D. 26,33%.
Câu 62: Nung nóng 30,52 gam hỗn hợp rắn gồm Ba(HCO3)2 và NaHCO3 đến khi khối lượng không đổi thu được 18,84 gam rắn X và hỗn hợp Y chứa khí và hơi. Cho toàn bộ X vào lượng nước dư, thu được dung dịch Z. Hấp thụ ½ hỗn hợp Y vào dung dịch Z, thu được dung dịch T chứa m gam chất tan. Giá trị của m là
A. 14,64. B. 17,45. C. 16,44. D. 15,20.
Câu 63: Cho hai phản ứng sau:
(a): 2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3
(b): 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2.
Phát biểu đúng rút ra từ hai phản ứng trên là
A. Tính khử của Br-mạnh hơn Fe2+. B. Tính oxi hoá của Cl2 mạnh hơncủa Fe3+.
C. Tính khử của Cl-mạnh hơn Br-. D. Tính oxi hoá của Br2 mạnh hơn Cl2.
Câu 64: Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp CO và CO2, ta dẫn hỗn hợp khí qua
A. dung dịch Ca(OH)2. B. dung dịch HCl. C. Dung dịch NaCl. D. dung dịch H2O
Câu 65: Cho kim loại M vào dung dịch HNO3loãng dư, thu được dung dịch X có khối lượng tăng 9,02 gam so với dung dịch ban đầu và giải phóng ra 0,025 mol khí N2. Cô cạn dung dịch X thu được 65,54 gam muối khan. Kim loại M là
A. Ca. B. Zn. C. Al. D. Mg.
Câu 66: Chất hữu cơ X (chứa C, H, O) có phân tử khối bằng 74(u). Số đồng phân cấu tạo mạch hở ứng với công thức phân tử của X có pư tráng gương là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 67: Cho sơ đồ: Na → X → Y → Z → T → Na. Thự đúng của các chất X, Y, Z, T là
A. Na2SO4 ; Na2CO3 ; NaOH ; NaCl B. NaOH ; Na2CO3 ; Na2SO4 ; NaCl
C. NaOH ; Na2SO4 ; Na2CO3 ; NaCl D. Na2CO3 ; NaOH ; Na2SO4 ; NaCl
Câu 68: Cho 0,18 mol hỗn hợp X gồm glyxin và lysin phản ứng vừa đủ với 240 ml dung dịch HCl 1M. Nếu lấy 26,64 gam X trên phản ứng với 300 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 32,58 gam. B. 38,04 gam. C. 38,58 gam. D. 36,90 gam.
Câu 69: Đốt cháy hết 0,2 mol hỗn hợp X gồm amin Y (CnH2n+3N) và amino axit Z (CmH2m+1O2N) cần dùng vừa đủ 0,45 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Số đồng phân cấu tạo của Z là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 70: Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl 1,0M vào 100 ml dung dịch X gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1,0M sinh ra V lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, được m gam kết tủa. Giá trị của m và V là
A. 19,7 và 4,48. B. 19,7 và 2,24. C. 39,4 và 1,12. D. 39,4 và 3,36.
Câu 71: Hỗn hợp X gồm metyl fomat và etyl axetat có cùng số mol. Hỗn hợp Y gồm haxemetylenđiamin và lysin. Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp Z chứa X và Y cần dùng 1,42 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2; trong đó số mol của CO2 ít hơn của H2O là a mol. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua nước vôi trong (lấy dư), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng dung dịch giảm m gam; đồng thời thu được 2,688 lít khí N2(đktc). Giá trị của m là
A. 32,12. B. 32,88. C. 31,36. D. 33,64.
Câu 72: Hỗn hợp chất hữu cơ X mạch hở, phân tử chứa một loại nhóm chức có công thức phân tử C6HyOz. Trong X, oxi chiếm 44,44% theo khối lượng. Cho X tác dụng với NaOH tạo ra muối Y và chất hữu cơ Z. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl tạo ra chất hữu cơ Y1 là đồng phân của Z. Công thức của Z là
A. CH3COOH. B. CH3-CHO. C. HO-CH2-CH2-CHO. D. HO-CH2-CHO
Câu 73: Nung nóng bình kín chứa a mol hỗn hợp NH3 và O2 (có xúc tác Pt) để chuyển toàn bộ NH3 thành NO. Làm nguội và thêm nước vào bình, lắc kĩ bình thu được 1,0 lít dung dịch HNO3 có pH = 1,0 và thấy còn lại 0,25a mol khí O2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 0,2. B. 0,3. C. 0,1. D. 0,4.
Câu 74: Hòa tan hết 8,56 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO trong 400 ml dung dịch HNO3 1M, kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,01 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Điện phân dung dịch Y (điện cực trơ, không màng ngăn, hiệu suất 100%) với I = 5A, trong 1 giờ 20 phút 25 giây. Khối lượng catot tăng lên và tổng thể tích khí thoát ra (đktc) ở hai điện cực khi kết thúc điện phân lần lượt là
A. 1,28 gam và 2,744 lít. B. 2,40 gam và 1,848 lít.
C. 2,40 gam và 1,400 lít. D. 1,28 gam và 1,400 lít.
Câu 75: Cho các phát biểu sau:
(1): Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm luôn thu được glixerol. (2): Triolein làm mất màu nước brom
(3): Chất béo không tan trong nước và nhẹ hơn nước. (4): Benzyl axetat là este có mùi chuối chín.
(5): Đốt cháy etyl axetat thu được số mol nước bằng số mol khí cacbonic. (6): Hiđro hóa hoàn toàn tripanmintin thu được tristearin.
(7): Đốt cháy hoàn toàn 1 mol trilinolein thu được 3258 gam hỗn hợp (CO2 + H2O) (8): Trùng ngưng axit ω-aminocaproic thu được nilon-6.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 7. C. 6. D. 5.
Câu 76: Hỗn hợp E chứa ba peptit mạch hở được tạo bởi từ glyxin, alanin và valin, trong đó có hai peptit có cùng số nguyên tử cacbon; tổng số nguyên tử oxi của ba peptit là 10. Thủy phân hoàn toàn 23,06 gam E bằng 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phần rắn đem đốt cháy cần dùng 0,87 mol O2, thu được Na2CO3và 1,50 mol hỗn hợp T gồm CO2, H2O và N2. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ nhất là
A. 45,79%. B. 57,24%. C. 65,05%. D. 56,98%.
Câu 77: Hỗn hợp X gồm CaC2, Al4C3, Ca, Al. Cho 40,3 gam X vào nước dư chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm ba khí. Đốt cháy Z, thu được 20,16 lít CO2 ở đktc và 20,7 gam H2O. Nhỏ từ từ dung dịch HCl xM vào dung dịch Y, kết quả được biểu diễn theo đồ thị sau
Giá trị của x là
A. 2,0. B. 2,5. C. 1,8. D. 1,5.
Câu 78: X, Y là 2 axit cacboxylic đều hai chức (trong đó X no, Y không no chứa một liên kết C=C); Z là este thuần chức tạo bởi X, Y và ancol no T. Đốt cháy 21,58 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z (số mol của Y gấp 2 lần số mol của Z) cần dùng 0,275 mol O2. Mặt khác đun nóng 21,58 gam E với 440 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ) thu được một ancol T duy nhất và hỗn hợp F gồm a gam muối A và b gam muối B (MA< MB). Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 1,76 gam; đồng thời thu được 0,672 lít khí H2(đktc). Tỉ lệ a : b gần nhất với
A. 3,6. B. 3,9. C. 3,8. D. 3,7.
Câu 79: Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(a) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O
(b) X1 + H2SO4→ X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4→ nilon-6,6 + 2nH2O
(d) 2X2 + X3 → X5 + 2H2O
Phân tử khối của X5 là
A. 174. B. 216. C. 202. D. 198.
Câu 80: Hòa tan hết 15,0 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,16 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 4). Dung dịch Y hòa tan tối đa 8,64 gam bột Cu, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO. Nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 154,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của cả quá trình. Phần trăm khối lượng của Fe đơn chất trong hỗn hợp X là
A. 48,80%. B. 29,87%. C. 33,60%. D. 37,33%.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
41 | D | 51 | A | 61 | C | 71 | B |
42 | C | 52 | B | 62 | C | 72 | D |
43 | A | 53 | A | 63 | B | 73 | D |
44 | A | 54 | C | 64 | A | 74 | A |
45 | D | 55 | B | 65 | D | 75 | A |
46 | A | 56 | C | 66 | D | 76 | B |
47 | A | 57 | C | 67 | B | 77 | B |
48 | B | 58 | A | 68 | D | 78 | C |
49 | C | 59 | B | 69 | C | 79 | C |
50 | D | 60 | B | 70 | C | 80 | D |
ĐỀ SỐ 2
Câu 41: Polime nào sau đây là polime tổng hợp ?
A. Tơ tằm. B. Tơ visco.
C. Tơ nlon 6,6. D. Tinh bột.
Câu 42: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau:
HO-CH2-CH2-OH (X);
HO-CH2-CH2-CH2-OH (Y)
HO-CH2-CH(OH)-CH2-OH (Z);
CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R);
CH3-CH(OH)-CH2-OH (T).
Những chất tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam là
A. Z, R, T B. X, Y, R, T C. X, Y, Z, T D. X, Z, T
Câu 43: Cho 4,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là :
A. 3,425. B. 4,725. C. 2,550. D. 5,825.
Câu 44: Poli(vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. C2H5COOCH=CH2 B. CH2=CHCOOC2H5. C. CH2=CHCOOCH3. D. CH3COOCH=CH2.
Câu 45: Protetin tham gia phản ứng màu biure tạo sản phẩm có màu ?
A. trắng B. đỏ C. tím D. vàng
Câu 46: Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình
A. Sn bị ăn mòn hóa học. B. Sn bị ăn mòn điện hóa.
C. Fe bị ăn mòn điện hóa. D. Fe bị ăn mòn hóa học.
Câu 47: Chất X phản ứng được với HCl và phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 tạo kết tủa .Chất X là:
A. Ca(NO3)2 B. NaHCO3 C. K2SO4 D. NaCl
Câu 48: Kim loại được dùng phổ biến để tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khỏe là:
A. Bạc B. Nhôm. C. Sắt D. Đồng
Câu 49: Các este thường có mùi thơm dễ chịu: isoamyl axetat có mùi chuối chín, etyl butirat có mùi dứa chín, benzylaxetat có mùi hoa nhài,…Este có mùi hoa nhài có công thức cấu tạo thu gọn là:
A. CH3COOCH2CH(CH3)2. B. CH3COOCH(CH3)CH2CH2CH3.
C. CH3COOCH3. D. CH3COOCH2C6H5.
Câu 50: Trong thực tế để làm sạch lớp oxit trên bề mặt kim loại trước khi hàn người ta thường dung 1 chất rắn màu trắng có tính axit yếu. Chất rắn đó là?
A. Ca(OH)2 B. CaCO3 C. NH4Cl D. NaCl
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Hợp chất Y có CTCT CH3OOCC2H5. Tên gọi của Y là
A. metyl propionat. B. etyl axetat. C. metyl axetat. D. propyl axetat.
Câu 2: Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Fe (Z = 26) là
A. 1s22s22p63s23p64s24p6. B. 1s22s22p63s23p64s23d6.
C. 1s22s22p63s23p63d64s2. D. 1s22s22p63s23p63d8.
Câu 3: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng tạo ra glixerol?
A. Glyxin. B. Tristearin. C. Metyl axetat. D. Glucozơ.
Câu 4: Dãy gồm các dd đều tác dụng với Cu(OH)2 là
A. glucozơ, glixerol, mantozơ, axit axetic. B. glucozơ, glixerol, mantozơ, natri axetat.
C. glucozơ, glixerol, mantozơ, ancol etylic. D. glucozơ, glixerol, anđehit fomic, natri axetat.
Câu 5: Cấu hình electron của nguyên tử Cr (Z = 24) là
A. 1s22s22p63s23p64s13d5. B. 1s22s22p63s23p63d44s2.
C. 1s22s22p63s23p63d54s1. D. 1s22s22p63s23p64s23d4.
Câu 6: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 7: Hợp chất sắt (II) sunfat có công thức là
A. Fe(OH)3. B. FeSO4. C. Fe2O3. D. Fe2(SO4)3.
Câu 8: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là
A. CO và CH4. B. CO và CO2. C. SO2 và NO2. D. CH4 và NH3.
Câu 9: Cho sắt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ. Chất khí đó là
A. NH3. B. NO2. C. N2O. D. N2.
Câu 10: Một mẫu khí thải công nghiệp có chứa các khí: SO2, CO2, NO2, H2S. Để loại bỏ các khí đó một cách hiệu quả nhất, có thể dùng dd nào sau đây ?
A. NaCl. B. HCl. C. Ca(OH)2. D. CaCl2.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Cho dãy các kim loại: Mg, Cr, Na, Fe. Kim loại cứng nhất trong dãy là
A. Mg. B. Fe. C. Cr. D. Na.
Câu 2: Nước cứng là nước có chứa nhiều ion
A. Ca2+ và Mg2+. B. Na+ và Mg2+. C. Ba2+ và Ca2+. D. K+ và Ba2+.
Câu 3: Hiện tượng Trái Đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do khí
A. clo. B. cacbonic. C. hiđroclorua. D. cacbon oxit.
Câu 4: Số hợp chất dạng RCOOR’ có CTPT C4H8O2 có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là:
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 5: Công thức của sắt(III) hiđroxit là
A. Fe(OH)3. B. Fe(OH)2. C. FeO. D. Fe2O3.
Câu 6: Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là
A. Nhựa bakelit. B. Amilopectin. C. PVC. D. PE.
Câu 7: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH?
A. AlCl3. B. MgCO3. C. Al2O3. D. CaCO3.
Câu 8: Crom có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây?
A. CrO3. B. K2CrO4. C. K2Cr2O7. D. NaCrO2.
Câu 9: Dung dịch nào sau đây có pH < 7?
A. KCl. B. HNO3. C. NaOH. D. Ba(OH)2.
Câu 10: Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào dưới đây?
A. C + O2→ CO2 B. C + CuO → Cu + CO2
C. 3C + 4Al→ Al4C3 D. C + H2O→CO + H2
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1C | 2A | 3B | 4D | 5A | 6A | 7C | 8D | 9B | 10C |
11B | 12A | 13C | 14D | 15D | 16B | 17C | 18A | 19A | 20D |
21C | 22B | 23D | 24C | 25C | 26B | 27A | 28D | 29B | 30C |
31C | 32B | 33D | 34A | 35A | 36B | 37B | 38C | 39D | 40D |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Chất nào sau đây là điện li yếu ?
A. NaCl B. HCl C. H3PO4 D. KOH
Câu 2. Trong phản ứng nào sau đây, nitơ thể hiện tính khử ?
A. N2 + 3Mg → Mg3N2 B. N2 +3Ca → Ca3N2
C. N2 + 6Li → 2Li3N D. N2 + O2 → 2NO
Câu 3. Trong phản ứng của photpho với (1) Ca, (2) O2, (3) Cl2, (4) KClO3. Những phản ứng trong đó photpho thể hiện tính khử là:
A.(1), (2), (4) B. (1), (3) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (3)
Câu 4. Cặp chất không xảy ra phản ứng là :
A. Fe + Cu(NO3)2. B. Cu + AgNO3. C. Zn + Fe(NO3)2. D. Ag + Cu(NO3)2.
Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 10,08 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng của Al trong X là
A. 39,13%. B. 58,70%. C. 20,24%. D. 76,91%.
Câu 6. Chất có thể làm mềm nước cứng vĩnh cửu là:
A. KHSO4 B. HCl C. Ca(OH)2 D. Na2CO3
Câu 7. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử là C5H12 ?
A. 3 đồng phân. B. 4 đồng phân. C. 5 đồng phân. D. 6 đồng phân.
Câu 8. Công thức tổng quát của este tạo ra từ ancol no, đơn chức, mạch hở và axit cacboxylic không no có một liên kết đôi C=C, đơn chức, mạch hở là?
A. CnH2n+1O2 B. CnH2n-2O2 C. CnH2n+2O2 D. CnH2nO2
Câu 9. Chất nào là monosaccarit?
A. Amilozơ. B. Saccarozơ. C. Xelulozơ. D. Glucozơ.
Câu 10. Poli(vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. C2H5COO-CH=CH2. B. CH2=CH-COO-C2H5.
C. CH3COO-CH=CH2. D. CH2=CH-COO-CH3.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Lê Hoàn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!