TRƯỜNG THPT PHI MỖ | ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC LẦN 4 Thời gian 50 phút |
ĐỀ SỐ 1
0001: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong
A. nước. B. rượu etylic. C. dầu hỏa. D. phenol lỏng.
0002: Nhóm gồm tất cả các chất đều tan trong nước ở nhiệt độ thường là
A. K2O, BaO, Al2O3. B. Na2O, Fe2O3 ; BaO. C. Na2O, K2O, BaO. D. Na2O, K2O, MgO.
0003: Trong các muối sau đây, muối nào dễ bị nhiệt phân?
A. LiCl B. NaNO3 C. KHCO3 D. KBr
0004: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là
A. KNO3. B. FeCl3. C. BaCl2. D. K2SO4.
0005: Trường hợp không xảy ra phản ứng với NaHCO3 khi :
A. tác dụng với kiềm. B. tác dụng với CO2. C. đun nóng. D. tác dụng với axit.
0006: Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ, ở catôt thu được
A. Na. B. NaOH. C. Cl2. D. HCl.
0007: Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng 2s22p6. M+ là cation nào sau đây?
A. Na+ B. Cu+ C. K+ D. Ag+
0008: Hoà tan hỗn hợp gồm K và Ba vào nước được dung dịch A và có 6,72 lit khí H2 (đktc) bay ra. Số ml dung dịch HCl 2M cần trung hoà dung dịch A là:
A. 300 ml . B. 30 ml. C. 0,3 ml D. 600 ml.
0009: Sục 2,24 lít CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn trong dung dịch có
A. Na2CO3 và NaHCO3. B. Na2CO3. C. NaHCO3. D. Na2CO3 và NaOH.
0010: Cho 100 gam CaCO3 tác dụng với axit HCl dư. Khí thoát ra hấp thụ bằng 200 gam dung dịch NaOH 30%. Lượng muối Natri trong dung dịch thu được là
A. 10,6 gam Na2CO3 B. 53 gam Na2CO3 và 42 gam NaHCO3
C. 16,8 gam NaHCO3 D. 79,5 gam Na2CO3 và 21 gam NaHCO3
0011: Bằng cách nào sau đây sẽ thu được Ca:
A. Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn. B. Cho K tác dụng dd CaCl2.
C. Địên phân nóng chảy CaCl2. D. Cho CaO tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao.
0012: Dùng hóa chất nào sau đây để làm mềm nước cứng vĩnh cửu:
A. BaCl2, AgNO3 B. Na2CO3, HCl. C. Na3PO4, Na2CO3. D. Na3PO4, Ca(OH)2.
0013: Vật liệu thường được dùng để đúc tượng, sản xuất phấn viết bảng, bó bột khi bị gãy xương là
A. CaCO3 B. CaO C. CaSO4 D. MgSO4
0014: Trong nước cứng tạm thời có chứa muối nào:
A. NaHCO3, KHCO3. B. MgCl2, CaSO4.
C. Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2. D. Ca(HCO3)2, MgCl2.
0015: Nung hỗn hợp gồm MgCO3 và BaCO3 có cùng số mol đến khối lượng không đổi thu được khí A và chất rắn B. Hoà tan B vào nước dư, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch D. Hấp thụ hoàn toàn khí A vào dung dịch D, sản phẩm sau phản ứng là
A. Ba(HCO3)2. B. BaCO3 và Ba(HCO3)2.
C. BaCO3 và Ba(OH)2 dư. D. BaCO3.
0016: Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có
A. bọt khí và kết tủa trắng. B. bọt khí bay ra.
C. kết tủa trắng xuất hiện. D. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.
0017: Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có
A. bọt khí và kết tủa trắng. B. bọt khí bay ra.
C. kết tủa trắng xuất hiện. D. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần.
0018: Ion M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là:
A. Ô 20, chu kì 4, nhóm IIA. B. Ô 20, chu kì 4, nhóm IIB.
C. Ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA. D. Ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIB.
0019: Cho 4,48 lít CO2 vào 150 ml dung dịch Ca(OH)2 1M, cô cạn hỗn hợp các chất sau phản ứng ta thu được chất rắn có khối lượng là :
A. 18,1 gam B. 15,0 gam C. 8,4 gam D. 20,0 gam
0020: Cho 3,6 gam một kim loại R hoá trị II tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,24 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất (đktc) và dung dịch X. Tên R là:
A. Mg B. Cu C. Zn D. Pb
0021: Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch
A. NaOH. B. HCl. C. NaNO3. D. H2SO4.
0022: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng pirit. B. quặng boxit. C. quặng manhetit. D. quặng đôlômit.
0023: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.
Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng
A. 5. B. 4. C. 7. D. 6.
0024: Có 4 mẫu bột kim loại là Na, Al, Ca, Fe. Chỉ dùng nước làm thuốc thử thì số kim loại có thể phân biệt được tối đa là bao nhiêu ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
0025: Một vật bằng hợp kim Zn-Al để trong không khí ẩm ( có chứa khí CO2) xảy ra ăn mòn điện hoá. Quá trình xảy ra ở cực âm của vật là:
A. quá trình oxi hoá Zn. B. quá trình khử ion H+.
C. quá trình oxi hoá Al. D. quá trình oxi hoá ion H+.
0026: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
C. chỉ có kết tủa keo trắng. D. không có kết tủa, có khí bay lên.
0027: Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa nâu đỏ. B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa lại tan.
C. có kết tủa keo trắng. D. dung dịch vẫn trong suốt.
0028: Lấy 200ml dung dịch KOH cho vào 160ml dung dịch AlCl3 1M thu được 10,92g kết tủa. Nồng độ mol dung dịch KOH đã dùng là (biết kết tủa đã tan một phần):
A. 2,5 M B. 2,1M C. 2,1 M hoặc 2,5 M D. 2,4 M hoặc 0,8M
0029: Một hỗn hợp X gồm Na và Al được trộn theo tỉ lệ mol 1: 2. Cho X vào một lượng nước dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được 8,96 lít khí H2 và m gam một chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,7 gam. B. 0,27 gam C. 5,4 gam. D. 0,54 gam.
0030: 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 13,44 lít khí (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu là
A. 21,6 gam Al và 9,6 gam Al2O3 B. 5,4 gam Al và 25,8 gam Al2O3
C. 16,2 gam Al và 15,0 gam Al2O3 D. 10,8 gam Al và 20,4 gam Al2O3
ĐỀ SỐ 2
0001: Cấu hình electron của ion Fe3+ (Z = 26) là
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3 4s2. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d4 4s1.
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5.
0002: Sắt tây là sắt được phủ lên mặt kim loại nào sau đây ?
A. Zn. B. Sn C. Ni. D. Cr
0003: Ion nào sau đây không có cấu hình electron của khí hiếm ?
A. Na+ B. Mg2+ C. Al3+ D. Fe2+
0004: Sắt có thể hòa tan trong dung dịch nào sau đây ?
A. AlCl3 B. FeCl3 C. FeCl2 D. MgCl2
0005: Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng ?
A. Fe và Ag+ B. Fe2+ và Ag+ C. Zn và Fe3+ D. Fe2+ và Cu2+
0006: Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nào dưới đây được biểu diễn không đúng ?
A. Cr (Z = 24) : [Ar] 3d44s2 B. Ni (Z = 28) : [Ar] 3d84s2
C. Fe (Z = 26) : [Ar] 3d64s2 D. Cu (Z = 29) : [Ar] 3d104s1
0007: Trong các kim loại sau : Sn, Ni , Zn, Pb, Cr. Số kim loại phản ứng với dung dịch HNO3 loãng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
0008: Cặp oxi hóa khử nào sau đây có thể tham gia phản ứng với cặp Ni2+/Ni ?
A. Pb2+/Pb B. Sn2+/Sn C. Cu2+/Cu D. Cr3+/Cr
0009: Dãy kim loại nào sau đây đều phản ứng với dung dịch CuCl2?
A. Mg, Pb, Ag. B. Fe, Al, Mg. C. Ni, Pb, Hg. D. Fe, Sn, Ag.
0010: Phương pháp nào sau đây không dùng để điều chế Cu ?
A. Điện phân dung dịch CuSO4. B. Điện phân nóng chảy CuO.
C. Khử CuO bằng khí CO. D. Khử CuO bằng khí H2.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
0001: Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là
A. 1s22s2 2p6 3s2. B. 1s22s2 2p6. C. 1s22s2 2p6 3s1. D. 1s22s2 2p6 3s23p1.
0002: Trường hợp không xảy ra phản ứng với NaHCO3 khi :
A. tác dụng với kiềm. B. tác dụng với CO2. C. đun nóng. D. tác dụng với axit.
0003: Cho sơ đồ: Na X Y NaCl. X, Y lần lượt là:
A. Na2SO4, Na2CO3. B. Na2O, NaOH. C. NaCl, Na2CO3. D. Tất cả đều đúng.
0004: Cho 100 gam CaCO3 tác dụng với axit HCl dư. Khí thoát ra hấp thụ bằng 200 gam dung dịch NaOH 30%. Lượng muối Natri trong dung dịch thu được là
A. 10,6 gam Na2CO3 B. 53 gam Na2CO3 và 42 gam NaHCO3
C. 16,8 gam NaHCO3 D. 79,5 gam Na2CO3 và 21 gam NaHCO3
0005: Dùng hóa chất nào sau đây để làm mềm nước cứng vĩnh cửu:
A. BaCl2, AgNO3 B. Na2CO3, HCl. C. Na3PO4, Na2CO3. D. Na3PO4, Ca(OH)2.
0006: Trong nước cứng tạm thời có chứa muối nào:
A. NaHCO3, KHCO3. B. MgCl2, CaSO4.
C. Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2. D. Ca(HCO3)2, MgCl2.
0007: Ion M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là:
A. Ô 20, chu kì 4, nhóm IIA. B. Ô 20, chu kì 4, nhóm IIB.
C. Ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA. D. Ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIB.
0008: Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có
A. bọt khí và kết tủa trắng. B. bọt khí bay ra.
C. kết tủa trắng xuất hiện. D. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.
0009: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là (cho C = 12, O = 16, Ba = 137)
A. 0,032. B. 0,04. C. 0,048. D. 0,06.
0010: Cho 3,6 gam một kim loại R hoá trị II tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,24 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất (đktc) và dung dịch X. Tên R là:
A. Mg B. Cu C. Zn D. Pb
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH?
A. Ca(OH2 B. Fe C. Al(OH)3 D. MgO
Câu 2: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:
A. Fe2O3, CuO, Ag2O B. CaO, Fe2O3, CuO C. Na2O, CaO, CuO D. MgO, Ag2O, BaO
Câu 3: Để nhận biết các dung dịch riêng biệt: AlCl3, MgCl2, Fe(NO3)2, (NH4)2SO4, NH4Cl có thể dùng thuốc thử là:
A. dung dịch NaOH B. dung dịch BaCl2 C. dung dịch Ba(OH)2 D. dung dịch AgNO3
Câu 4: Chất nào được dùng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu?
A. Na2CO3 và HCl B. NaCl và Ca(OH)2 C. Na2CO3 và Na3PO4 D. Ca(OH)2
Câu 5: Khi điện phân nóng chảy NaCl với điện cực trơ, ở catot thu được:
A. HCl B. NaOH C. Na D. Cl2
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 11,2g Fe bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là:
A. 4,48 lít B. 6,72 lít C. 11,2 lít D. 13,44 lít
Câu 7: Cho phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O
Hệ số của chất oxi hóa và chất khử lần lượt là:
A. 1 và 7 B. 7 và 1 C. 1 và 14 D. 14 và 1
Câu 8: Tính chất vật lí chung của kim loại là:
A. Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim
B. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim, nhiệt độ nóng chảy cao
C. Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, rất cứng
D. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim, khối lượng riêng lớn
Câu 9: Điện phân dung dịch CuCl2 trong 1 giờ với cường độ dòng điện 5A. Khối lượng Cu sinh ra bám vào catot của bình điện phân là:
A. 5,97g B. 11,94g C. 6,40g D. 3,20g
Câu 10: Dãy gồm các kim loại đều bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội và ung dịch HNO3 đặc, nguội là:
A. Cu, Fe, Al B. Al, Fe, Cr C. Al, Cr, Zn D. Ca, Cr, Fe
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 | C | 11 | D | 21 | D | 31 | D |
2 | A | 12 | B | 22 | A | 32 | A |
3 | C | 13 | D | 23 | D | 33 | B |
4 | C | 14 | D | 24 | A | 34 | C |
5 | C | 15 | A | 25 | C | 35 | A |
6 | B | 16 | D | 26 | C | 36 | C |
7 | C | 17 | B | 27 | B | 37 | B |
8 | A | 18 | D | 28 | B | 38 | D |
9 | A | 19 | B | 29 | C | 39 | B |
10 | B | 20 | C | 30 | D | 40 | B |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là
A. [Ar]3d54s1. B. [Ar]3d64s2. C. [Ar]3d64s1. D. [Ar]3d34s2.
Câu 2: Câu trả lời nào sau đây là sai:
A. Khí Clo có khả năng oxi hoá muối Fe2+ thành muối Fe3+
B. Các hợp chất sắt II đều có tính khử.
C. Dung dịch muối FeSO4 không có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4.
D. Sắt là kim loại có tính khử trung bình
Câu 3: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo.
(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).
(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).
(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).
Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt(II) ?
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 4: Kim loại sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra muối sắt(II)?
A. CuSO4. B. HNO3 đặc, nóng, dư. C. MgSO4. D. H2SO4 đặc, nóng, dư.
Câu 5: Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường):
(1) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt (III) clorua.
(2) Cho đinh sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat.
(3) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt (III) clorua.
(4) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 6: Hoà tan 10 g hỗn hợp bột Fe và FeO bằng một lượng dung dịch HCl vừa đủ. Dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa tách ra đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn cân nặng 12g. Thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp là:
A. 22% Fe và 78% FeO B. 56% Fe và 44% FeO C. 28% Fe và 72% FeO D. 64% Fe và 36% FeO
Câu 7: Nhúng một thanh kim loại M hoá trị II trong dung dịch chứa 0,1 mol CuSO4, khi CuSO4 phản ứng hết một nửa thì khối lượng thanh kim loại tăng thêm 0,8 gam. Kim loại M là.
A. Fe B. Mg C. Zn D. Pb.
Câu 8: Cho hỗn hợp gồm 5,6 gam Fe và 4,8 gam Mg vào 500 ml dung dịch CuSO4 0,48M thu được m gam chất rắn.Tìm m ?
A. 15,36 gam B. 17,04 gam C. 18,96 gam D. 18,72 gam
Câu 9: Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là:
A. 4,72. B. 4,08. C. 4,48. D. 3,20.
Câu 10: Cho phương trình phản ứng.
aFeSO4 +bK2Cr2O7 + cH2SO4 → dFe2(SO4)3 + eK2SO4 + fCr2(SO4)3 + gH2O.
Tỉ lệ a: b là
A. 6 : 1. B. 2 : 3. C. 3 : 2. D. 1 : 6.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Phi Mỗ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!