TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG HOAN | ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC LẦN 4 Thời gian 50 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là: 2-clo-3-metylpentan. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3CH2CH(Cl)CH(CH3)2. B. CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3.
C. CH3CH2CH(CH3)CH2CH2Cl. D. CH3CH(Cl)CH3CH(CH3)CH3.
Câu 2: Thành phần chính của khí thiên nhiên là:
A. metan. B. etan. C. propan. D. butan.
Câu 3: Isohexan tác dụng với clo (có chiếu sáng) có thể tạo tối đa bao nhiêu dẫn xuất monoclo?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6
Câu 4: Cho 4 chất: metan, etan, propan và butan. Số lượng chất tạo được một sản phẩm thế monoclo duy nhất là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5: Ankan nào sau đây chỉ cho 1 sản phẩm thế duy nhất khi tác dụng với Cl2 (có điều kiện ánh sáng) theo tỉ lệ mol (1:1): CH3CH2CH3 (a), CH4 (b), CH3C(CH3)2CH3 (c), CH3CH3 (d), CH3CH(CH3)CH3(e)
A. (a), (e), (d). B. (b), (c), (d). C. (c), (d), (e). D. (a), (b), (c), (e), (d)
Câu 6: Khi clo hóa hỗn hợp 2 ankan, người ta chỉ thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Tên gọi của 2 ankan đó là:
A. etan và propan. B. propan và isobutan.
C. isobutan và pentan. D. neopentan và etan.
Câu 7: Khi tiến hành phản ứng thế giữa ankan X với khí clo có chiếu sáng người ta thu được hỗn hợp Y chỉ chứa hai chất sản phẩm. Tỉ khối hơi của Y so với hiđro là 35,75. Tên của X là:
A. 2,2-đimetylpropan. B. 2-metylbutan. C. pentan. D. etan.
Câu 8: Cho hỗn hợp 2 ankan A và B ở thể khí, có tỉ lệ số mol trong hỗn hợp: nA : nB = 1:4. Khối lượng phân tử trung bình là 52,4. Công thức phân tử của hai ankan A và B lần lượt là:
A. C2H6 và C4H10. B. C5H12 và C6H14. C. C2H6 và C3H8. D. C4H10 và C3H8
Câu 9: Khi tiến hành cracking 22,4 lít khí C4H10 (ở đktc) thu được hỗn hợp A gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn A thu được x gam CO2 và y gam H2O. Giá trị của x và y tương ứng là:
A. 176 và 180. B. 44 và 18. C. 44 và 72. D. 176 và 90.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (ở đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là:
A. 70,0 lít. B. 78,4 lít. C. 84,0 lít. D. 56,0 lít.
Câu 11: Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon ta thu được 2,24 lít CO2 (ở đktc) và 2,7 gam H2O. Thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy (ở đktc) là:
A. 5,6 lít. B. 2,8 lít. C. 4,48 lít. D. 3,92 lít.
Câu 12: Hỗn hợp khí A gồm etan và propan. Đốt cháy hỗn hợp A thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích 11:15. Thành phần % theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp A là:
A. 18,52%; 81,48%. B. 45%; 55%.
C. 28,13%; 71,87%. D. 25%; 75%.
Câu 13: Hỗn hợp khí gồm 2 hiđrocacbon no A và B, tỉ khối hơi của hỗn hợp đối với H2 là 12. Khối lượng CO2 và hơi H2O sinh ra khi đốt cháy 15,68 lít hỗn hợp (ở đktc) là:
A. 24,2 gam và 16,2 gam. B. 48,4 gam và 32,4 gam.
C. 40 gam và 30 gam. D. 24,5 gam và 34,6 gam.
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 24,2 gam CO2 và 12,6 gam H2O. Công thức phân tử 2 ankan là:
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12
Câu 15: X là hỗn hợp 2 ankan. Để đốt cháy hết 10,2 gam X cần 25,76 lít O2 (ở đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư được m gam kết tủa. Giá trị m là:
A. 30,8. B. 70. C. 55. D. 15.
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hiđrocacbon đồng đẳng có khối lượng phân tử hơn kém nhau 28 đvC, ta thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon trên là:
A. C2H4 và C4H8. B. C2H2 và C4H6. C. C3H4 và C5H8. D. CH4 và C3H8.
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm CH4, C2H2, C3H4, C4H6 thu được x mol CO2 và 18x gam H2O. Phần trăm thể tích của CH4 trong A là:
A. 30%. B. 40%. C. 50%. D. 60%.
Câu 18: Nạp một hỗn hợp khí có 20% thể tích ankan A và 80% thể tích O2 (dư) vào khí nhiên kế. Sau khi cho nổ rồi cho hơi nước ngưng tụ ở nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong khí nhiên kế giảm đi 2 lần. Công thức phân tử của ankan A là:
A. CH4. B. C2H6. C. C3H8 . D. C4H10.
Câu 19: Crackinh butan thu được 35 mol hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị crackinh. Giả sử chỉ có các phản ứng tạo ra các sản phẩm trên. Cho A qua bình nước brom dư thấy còn lại 20 mol khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn A thì thu được x mol CO2. Giá trị của x là
A. 140. B. 70. C. 80. D. 40.
Câu 20: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là:
A. isohexan. B. 3-metylpent-3-en.
C. 3-metylpent-2-en. D. 2-etylbut-2-en.
Câu 21: Số đồng phân cấu tạo của C4H8 là:
A. 7. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 22: Hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. 2-metylbut-2-en. B. 2-clo-but-1-en.
C. 2,3- điclobut-2-en. D. 2,3- đimetylpent-2-en.
Câu 23: Những hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học (cis-trans)?
CH3CH=CH2 (I); CH3CH=CHCl (II); CH3CH=C(CH3)2 (III); C2H5–C(CH3)=C(CH3)–C2H5 (IV); C2H5–C(CH3)=CCl–CH3 (V).
A. (I), (IV), (V). B. (II), (IV), (V). C. (III), (IV). D. (II), III, (IV), (V).
Câu 24: Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất?
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 25: Có bao nhiêu anken ở thể khí (ở điều kiện thường) mà khi cho mỗi anken đó tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất?
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 26: Ba hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng:
A. ankin. B. ankan. C. ankađien. D. anken.
Câu 27: Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3);
3-metylpent-2-en (4); Những chất nào là đồng phân của nhau?
A. (3) và (4). B. (1), (2) và (3). C. (1) và (2). D. (2), (3) và (4).
Câu 28: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Mac-cop-nhi-cop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính?
A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br. C. CH3-CH2-CHBr-CH3.
B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br . D. CH3-CH2-CH2-CH2Br.
Câu 29: Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol. Hai anken đó là:
A. 2-metylpropen và but-1-en. B. propen và but-2-en.
C. eten và but-2-en. D. eten và but-1-en.
Câu 30: Khối lượng etilen thu được khi đun nóng 230 gam ancol etylic với H2SO4 đậm đặc, ở 1700C, với hiệu suất phản ứng đạt 40% là:
A. 56 gam. B. 84 gam. C. 196 gam. D. 350 gam.
Câu 31: Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (ở đktc) đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng, khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 0,05 và 0,1. B. 0,1 và 0,05. C. 0,12 và 0,03. D. 0,03 và 0,12.
Câu 32: 2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. A có tên là:
A. etilen. B. but - 2-en. C. hex- 2-en. D. 2,3-dimetylbut-2-en.
Câu 33: 0,05 mol hiđrocacbon X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam brom cho ra sản phẩm có hàm lượng brom đạt 69,56%. Công thức phân tử của X là:
A. C3H6. B. C4H8. C. C5H10. D. C5H8.
Câu 34: Một hỗn hợp X có thể tích 11,2 lít (ở đktc), X gồm 2 anken đồng đẳng kế tiếp nhau. Khi cho X qua nước Br2 dư thấy khối lượng bình Br2 tăng 15,4 gam. Công thức phân tử và số mol mỗi anken trong hỗn hợp X là:
A. 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol C3H6.
B. 0,2 mol C3H6 và 0,2 mol C4H8.
C. 0,4 mol C2H4 và 0,1 mol C3H6.
D. 0,3 mol C2H4 và 0,2 mol C3H6.
Câu 35: Đốt cháy một số mol như nhau của 3 hiđrocacbon K, L, M ta thu được lượng CO2 như nhau và tỉ lệ số mol nước và CO2 đối với số mol của K, L, M tương ứng là 0,5; 1; 1,5. Công thức phân tử của K, L, M (viết theo thứ tự tương ứng) là:
A. C2H4, C2H6, C3H4.
B. C3H8, C3H4, C2H4.
C. C3H4, C3H6, C3H8.
D. C2H2, C2H4, C2H6.
Câu 36: Một hỗn hợp X gồm ankan A và anken B, A có nhiều hơn B một nguyên tử cacbon, A và B đều ở thể khí (ở đktc). Khi cho 6,72 lít khí X (ở đktc) đi qua nước brom dư, khối lượng bình brom tăng lên 2,8 gam; thể tích khí còn lại chỉ bằng 2/3 thể tích hỗn hợp X ban đầu. Công thức phân tử của A, B và khối lượng của hỗn hợp X là:
A. C4H10, C3H6; 5,8 gam. B. C3H8, C2H4; 5,8 gam.
C. C4H10, C3H6; 12,8 gam. D. C3H8, C2H4; 11,6 gam.
Câu 37: Một hỗn hợp X gồm ankan A và một anken B có cùng số nguyên tử C và đều ở thể khí (ở đktc). Cho hỗn hợp X đi qua dung dịch Br2 dư thì thể tích khí Y còn lại bằng nửa thể tích X, còn khối lượng Y bằng 15/29 khối lượng X. Công thức phân tử A, B và thành phần % theo thể tích của hỗn hợp X là:
A. 40% C2H6 và 60% C2H4. B. 50% C3H8và 50% C3H6.
C. 50% C4H10 và 50% C4H8. D. 50% C2H6 và 50% C2H4.
Câu 38: Dẫn từ từ 8,4 gam hỗn hợp X gồm but-1-en và but-2-en lội chậm qua bình đựng dung dịch Br2, khi kết thúc phản ứng thấy có m gam brom phản ứng. m có giá trị là:
A. 12 gam. B. 24 gam. C. 36 gam. D. 48 gam.
Câu 39: Dẫn 3,36 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình đựng dung dịch brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Thành phần phần % về thể tích của hai anken là:
A. 25% và 75%. B. 33,33% và 66,67%. C. 40% và 60%. D. 35% và 65%.
Câu 40: Hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng liên tiếp có thể tích 4,48 lít (ở đktc). Nếu cho hỗn hợp X đi qua bình đựng nước brom dư, khối lượng bình tăng lên 9,8 gam. Phần trăm thể tích của một trong 2 anken là:
A. 50%. B. 40%. C. 70%. D. 80%.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Mệnh đề không đúng là:
A. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.
B. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối.
C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2.
D. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime.
Câu 2. Cho các chất sau: metan, etilen, buta-1,3-đien, benzen, toluen, stiren, phenol, metyl acrylat. Số chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là
A. 5. B. 4. C. 6. D. 7.
Câu 3: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 8,56 gam. B. 3,28 gam. C. 10,4 gam. D. 8,2 gam.
Câu 4: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 5: Cho các chất: etyl axetat, ancol etylic, axit acrylic, phenol, ancol benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 6: Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là
A. ancol metylic. B. etyl axetat. C. axit fomic. D. ancol etylic.
Câu 7: Este X có các đặc điểm sau:
- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau;
- Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).
Phát biểu không đúng là:
A. Chất X thuộc loại este no, đơn chức.
B. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O.
C. Chất Y tan vô hạn trong nước.
D. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken.
Câu 8: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 6. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 9: Phát biểu đúng là:
A. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
B. Phản ứng giữa axit và rượu khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.
C. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và ancol.
D. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.
Câu 10: Cho triolein lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Dẫn hỗn hợp khí A gồm propan và xiclopropan đi vào dung dịch brom sẽ quan sát được hiện tượng nào sau đây :
A. Màu của dung dịch nhạt dần, không có khí thoát ra.
B. Màu của dung dịch nhạt dần, và có khí thoát ra.
C. Màu của dung dịch mất hẳn, không còn khí thoát ra.
D. Màu của dung dịch không đổi.
Câu 2: Khi đun nóng dẫn xuất halogen X với dung dịch NaOH tạo thành hợp chất anđehit axetic. Tên của hợp chất X là:
A. 1,2- đibrometan. B. 1,1- đibrometan.
C. etylclorua. D. 1,2- đibrompropan.
Câu 3: (A) là chất nào trong phản ứng sau đây?
A + Br2 → Br-CH2-CH2-CH2-Br
A. propan. B. 1-brompropan. C. xiclopopan. D. xiclobutan.
Câu 4: Hai xicloankan M và N đều có tỉ khối hơi so với metan bằng 5,25. Khi tham gia phản ứng thế clo (có ánh sáng, tỉ lệ mol 1:1) M cho 4 sản phẩm thế còn N cho 1 sản phẩm thế. Tên gọi của các xicloankan N và M là:
A. metyl xiclopentan và đimetyl xiclobutan. B. Xiclohexan và metyl xiclopentan.
C. Xiclohexan và n-propyl xiclopropan. D. xiclobutan và xiclohexan.
Câu 5: Số đồng phân dẫn xuất halogen bậc I có công thức phân tử C4H9Cl là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 6: Cho 5 chất: CH3CH2CH2Cl (1); CH2=CHCH2Cl (2); C6H5Cl (3); CH2=CHCl (4);
C6H5CH2Cl (5). Đun từng chất với dung dịch NaOH loãng, dư, sau đó gạn lấy lớp nước và axit hoá bằng dung dịch HNO3, sau đó nhỏ vào đó dung dịch AgNO3 thì các chất có xuất hiện kết tủa trắng là:
A. (1), (3), (5). B. (2), (3), (5). C. (1), (2), (3), (5). D. (1), (2), (5).
Câu 7: Nhỏ dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm chứa một ít dẫn xuất halogen CH2=CHCH2Cl, lắc nhẹ. Hiện tượng xảy ra là:
A. Thoát ra khí màu vàng lục. B. Xuất hiện kết tủa trắng.
C. Không có hiện tượng. D. Xuất hiện kết tủa vàng.
Câu 8: Sản phẩm chính tạo thành khi cho 2-brombutan tác dụng với dung dịch KOH có ancol, đun nóng là:
A. metylxiclopropan. B. but-2-ol. C. but-1-en. D. but-2-en.
Câu 9: Cho hợp chất thơm: ClC6H4CH2Cl + dung dịch KOH (loãng, dư, to) ta thu được chất nào?
A. HOC6H4CH2OH.
B. ClC6H4CH2OH.
C. HOC6H4CH2Cl.
D. KOC6H4CH2OH.
Câu 10: Đun sôi dẫn xuất halogen X với dung dịch NaOH loãng một thời gian, sau đó thêm dung dịch AgNO3 vào thấy xuất hiện kết tủa. X không thể là:
A. CH2=CHCH2Cl.
B. CH3CH2CH2Cl.
C. C6H5CH2Cl.
D. C6H5Cl.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 41: Dẫn 3,36 lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình đựng dung dịch brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Công thức phân tử của 2 anken là:
A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8. C. C4H8 và C5H10. D. C5H10 và C6H12.
Câu 42: C5H8 có bao nhiêu đồng phân ankađien liên hợp ?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 43: Công thức phân tử của buta-1,3-đien và isopren lần lượt là:
A. C4H6 và C5H10. B. C4H4 và C5H8. C. C4H6 và C5H8. D. C4H8 và C5H10.
Câu 44: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là:
A. CH3CHBrCH=CH2. B. CH3CH=CHCH2Br.
C. CH2BrCH2CH=CH2. D. CH3CH=CBrCH3.
Câu 45: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở 40oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là:
A. CH3CHBrCH=CH2. B. CH3CH=CHCH2Br.
C. CH2BrCH2CH=CH2. D. CH3CH=CBrCH3.
Câu 46: 1 mol buta-1,3-đien có thể phản ứng tối đa với bao nhiêu mol brom?
A. 1 mol. B. 1,5 mol. C. 2 mol. D. 0,5 mol.
Câu 47: Isopren tham gia phản ứng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm?
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 48: Trùng hợp isopren tạo ra cao su isopren có cấu tạo là:
A. (-C2H-C(CH3)-CH-CH2-)n . C. (-CH2-C(CH3)-CH=CH2-)n .
B. (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n. D. (-CH2-CH(CH3)-CH2-CH2-)n .
Câu 49: C4H6 có bao nhiêu đồng phân mạch hở?
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 50: Trong các hiđrocacbon sau: propen, but-1-en, but-2-en, penta-1,4-đien, penta-1,3- đien hiđrocacbon cho được hiện tượng đồng phân cis - trans?
A. propen, but-1-en. B. penta-1,4-đien, but-1-en.
C. propen, but-2-en. D. but-2-en, penta-1,3- đien.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân là
A. NaOH, CO2, H2O. B. Na2O, CO2, H2O. C. Na2CO3, CO2, H2O. D. NaOH, CO2, H2.
Câu 2: Để điều chế kali kim loại người ta có thể dùng các phương pháp sau:
A. Điện phân dung dịch KCl có vách ngăn xốp. B. Dùng CO để khử K ra khỏi K2O
C. Dùng Li để khử K ra khỏi dung dịch KCl D. Điện phân KCl nóng chảy.
Câu 3: Nguyên tử các kim loại kiềm khác nhau về :
A. Cấu hình electron đầy đủ. B. Số electron ở lớp ngoài cùng.
C. Kiểu mạng tinh thể của đơn chất. D. Số oxi hóa trong hợp chất.
Câu 4: Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất) trong tất cả các kim loại ?
A. Natri B. Kali C. Liti D. Rubidi
Câu 5: Phương trình phản ứng nào sau đây chứng minh tính bazơ của natri hydrocacbonat?
A. 2NaHCO3 → Na2CO3 + H2O + CO2 B. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
C. Na2CO3 + H2O+ CO2 → 2NaHCO3 D. NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2
Câu 6: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Các kim loại kiềm đều có tính khử mạnh.
B. Các kim loại kiềm đều có nhiệt độ nóng chảy rất cao.
C. Các nguyên tử kim loại kiềm đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1.
D. Các kim loại kiềm đều mềm và nhẹ.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung cho các kim loại nhóm IA?
A. Số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất B. Cấu tạo mạng tinh thể của đơn chất
C. Bán kính nguyên tử D. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử
Câu 8: Một muối khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm, muối đó là
A. KHSO4. B. Na2CO3. C. NaCl. D. MgCl2.
Câu 9: Phản ứng nhiệt phân không đúng là
A. NH4Cl → NH3 + HCl. B. NH4NO2 → N2 + 2H2O.
C. NaHCO3 → NaOH + CO2. D. 2KNO3 → 2KNO2 + O2.
Câu 10: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí
A. NH3, O2, N2, CH4, H2 B. NH3, SO2, CO, Cl2
C. N2, NO2, CO2, CH4, H2 D. N2, Cl2, O2, CO2, H2
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Nguyễn Công Hoan. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!