TRƯỜNG THPT GIÁP HẢI | ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC LẦN 4 Thời gian 50 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Hóa chất dùng để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm là:
A. dung dịch H2SO4 + NaCl
B. dung dịch HCl + KMnO4
C. dung dịch HCl + Na2SO3
D. dung dịch NaCl + MnO2
Câu 2: Cho 2 phản ứng sau:
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 (1)
Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên?
A. phản ứng (1): Br2 là chất oxi hóa, phản ứng (2): H2S là chất khử
B. phản ứng (1): SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa
C. phản ứng (2): SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa
D. phản ứng (2): SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử
Câu 3: Trong số những tính chất sau, tính chất nào không là tính chất của axit H2SO4 đặc nguội?
A. Hòa tan được kim loại Al và Fe B. Tan trong nước, tỏa nhiệt
C. Làm hóa than vải, giấy, đường D. Háo nước
Câu 4: Cho các chất sau: CuO (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), NaNO3 (5), K2SO4 (6), MgCO3 (7), AgNO3 (8), MnO2 (9), FeS (10). Axit HCl không tác dụng được với các chất:
A. (3), (7), (8). B. (2), (6), (9). C. (1), (10), (4) D. (3), (5), (6).
Câu 5: Tìm câu sai khi nói về axit HCl
A. Dung dịch HCl đặc có tính chất bốc khói trong không khí ẩm
B. Là chất lỏng, màu vàng lục, mùi xốc
C. Tan tốt trong nước
D. Có tính axit và tính khử mạnh
Câu 6: Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì khả năng oxi hóa của các halogen đơn chất.
A. giảm dần. B. tăng dần. C. không thay đổi. D. tăng rồi giảm.
Câu 7: Dãy chất nào sau đây gồm các chất chỉ có tính oxi hoá:
A. O2, Cl2, H2S B. H2SO4, Br2, HCl C. O3, H2SO4, F2 D. HCl, O3, Br2
Câu 8: Cho phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng:
4 NH3 (k) + 3 O2 (k) → 2 N2 (k) + 6 H2O(h) <0. Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi:
A. Tăng áp suất B. Loại bỏ hơi nước C. Tăng nhiệt độ D. Thêm chất xúc tác.
Câu 9: Tìm phản ứng sai:
B. 2S + H2SO4đặc, nóng → H2S + SO2
Câu 10: : Cho cân bằng hóa học sau N2(k) + 3 H2(k) → 2NH3(k) <0 và có chất xúc tác. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt, cân bằng hóa học không bị chuyển dịch khi:
A. Thay đổi áp suất của hệ.
B. Thay đổi nồng độ N2.
C. Thay đổi nhiệt độ.
D. Thêm chất xúc tác.
Câu 11: trong các câu sau, câu nào sai:
A. oxi chiếm 1/5 thể tích không khí
B. oxi tan nhiều trong nước.
C. Oxi là chất khi không màu, không mùi, không vị
D. Oxi nặng hơn không khí
Câu 12: Phản ứng nào sau đây là không đúng.
A. Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2. B. Br2 + 2NaCl → 2NaBr + Cl2.
C. Br2 + 2KI → 2KBr + I2. D. Cl2 + 2KI → 2KCl + I2.
Câu 13: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào H2SO4 không thể hiện tính oxi hóa mạnh?
A. H2SO4 + Fe → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O B. 2H2SO4 + C → 2SO2 + 2H2O + CO2
C. H2SO4 + Fe3O4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O D. H2SO4 + FeO→ Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Câu 14: Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6 . X là nguyên tố nào trong bảng hệ thống tuần hoàn?
A. Oxi B. Clo C. Flo D. Lưu huỳnh
Câu 15: Có mấy yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:
A. 5 B. 4 C. 3 D. 6
Câu 16: Có 3 bình riêng biệt đựng 3 dung dịch HCl, Ba(NO3)2 và H2SO4. Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt các dung dịch trên là:
A. dung dịch NaCl B. dung dịch NaOH C. dung dịch AgNO3 D. quỳ tím
Câu 17: Để xử lí các chất độc hại, bảo vệ môi trường người ta thường dùng hóa chất là:
A. tia phóng xạ B. khí ozon C. clorua vôi D. nước Gia–ven
Câu 18: Cho 3 ống nghiệm: HCl, HNO3, NaCl. Khi nhúng quì tím vào mỗi ống nghiệm rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 ta thấy:
A. 2 ống nghiệm hóa đỏ, 2 ống nghiệm tạo kết tủa trắng
B. 1 ống nghiệm hóa đỏ, 1 ống nghiệm tạo kết tủa trắng
C. 2 ống nghiệm không đổi màu, 2 ống nghiệm tạo kết tủa trắng
D. 1 ống nghiệm không đổi màu, 1 ống nghiệm tạo kết tủa trắng
Câu 19. Axit H2SO4 loãng không tác dụng với kim loại nào sau đây:
A. Fe . B. Cu. C.Zn. D. Mg.
Câu 20. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ
A. HCl. B. NaOH. C. NaNO3. D. NaCl.
Câu 21. Đốt hoàn toàn 2,7g Al trong khí Cl2. Có bao nhiêu gam AlCl3 tạo thành?
A. 15,20 B. 15,05 C. 13,30 D.13,35
Câu 22. Dung dịch X không màu tác dụng với dd AgNO3, sản phẩm có chất kết tủa màu vàng đậm. X là chất nào sau đây?
A. NaI. B. CuSO4. C. Fe(NO3)3. D. PbCl2.
Câu 23. Dãy nào sau đây gồm các axit phản ứng được với Zn tạo ra khí H2?
A. HCl, H2SO4 (đặc, nóng). B. HNO3, H2SO4 (loãng).
C. HCl, H2SO4 (loãng). D. HCl, HNO3.
Câu 24. Để nhận biết muối clorua người ta dùng dung dịch muối
A. NaOH. B. NaNO3. C. HF. D. AgNO3.
Câu 25. Hai nguyên tố Oxi và Lưu huỳnh thuộc nhóm nguyên tố nào trong bảng tuần hoàn
A. VIIIA B. VIIA. C. VIA. D. VA.
Câu 26. Khi cho Fe vào các axit sau, trường hợp nào không xảy ra phản ứng :
A. HCl B. H2SO4 đặc nóng C. H2SO4 loãng D. H2SO4 đặc, nguội
Câu 27. Cho 200ml dung dịch Na2SO4 0,5M vào 300ml dung dịch BaCl2 0,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch A và m gam kết tủa BaSO4. Giá trị m là
A. 23,3 gam. B. 34,95 gam. C. 11,65 gam. D. 46,6 gam.
Câu 28. Khí hiđro clorua có thể được điều chế bằng cách cho muối ăn (NaCl rắn) tác dụng với chất nào sau đây?
A. NaOH. B. H2SO4 đặc. C. HCl. D. H2O.
Câu 29. Clorua vôi có công thức là:
A. CaCl2. B. CaOCl. C. CaOCl2. D. Ca(OCl)2.
Câu 30. Dẫn toàn bộ 2,24 lit khí SO2 (đktc) vào 100ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch A. Dung dịch A chứa:
A. Na2SO3 B. Na2SO3 và NaHSO3 C. NaOH và Na2SO3 D. NaHSO3
Câu 31. Cấu hình electron lớp ngoài cùng nào sau đây là của nguyên tử Clo
A. 4s24p5. B. 2s22p5. C. 3s23p5. D. 2s12p6.
Câu 32. Hòa tan hoàn toàn 6,5 g kẽm (Zn) bằng dung dịch axit H2SO4 loãng, thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 11,2 lít. B. 2,24 lít. C. 1,12 lít. D. 22,4 lít.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Cho phản ứng X2 + 2NaI → 2NaX + I2. Cặp chất nào thỏa mãn sơ đồ trên?
A. N2 B. Br2 C. S D. I2
Câu 2: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố thuộc nhóm halogen là?
A. ns2np4 B. ns2np5 C. ns2np3 D. ns22p6
Câu 3: Axit nào sau đây có đặc tính ăn mòn các đồ vật bằng thủy tinh:
A. HI B. H2SO4 C. HF D. HCl
Câu 4: Cho 12,8 gam Cu cháy trong khí Clo, sau phản ứng hoàn toàn sẽ thu được khối lượng muối là?
A. 54 gam B. 71 gam C. 27 gam D. 13,5 gam
Câu 5: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. F2 + H2O B. Cl2 + H2O C. Br2 + H2O D. I2 + H2O
Câu 6: Cho 200 ml dug dịch HCl 1M tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị V là?
A. 100 ml B. 200 ml C. 2,24 lít D. 4,48 lít
Câu 7: Sắp xếp tính axit từ yếu tới mạnh:
A. HCl, HBr, HF, HI B. HI, HBr, HCl, HF C. HF, HCl, HBr, HI D. HF, HI, HCl, HBr
Câu 8: Để nhận biết ion clorua trong dung dịch, người ta dùng hóa chất nào sau đây:
A. AgNO3 B. H2SO4 C. Quỳ tím D. BaCl2
Câu 9: Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách cho MnO2 tác dụng với chất nào sau đây ?
A. HCl B. KClO3 C. NaCl D. KMnO4
Câu 10: Cho 10g CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư thu được V lít khí CO2(đktc). Giá trị V là?
A. 4,48 lít B. 5,6 lít C. 2,24 lít D. 3,36 lít
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: H2SO4 loãng không tác dụng với kim loại:
A. Cu. B. Fe. C. Zn. D. Mg.
Câu 2: Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì:
A. tạo thành chất rắn màu đỏ. B. không có hiện tượng gì.
C. dung dịch bị vẫn đục màu vàng. D. dung dịch chuyển thành màu nâu đen.
Câu 3: Cho m gam hỗn hợp gồm 2 kim loại tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư thu được 3,36 lít khí SO2 ( đktc); 2,88 gam S và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 52,8 gam muối khan. Mặt khác nếu hoà tan hết m gam hỗn hợp kim loại ban đầu với dung dịch HCl dư thu được 8,064 lít khí H2 ở đktc. Hỗn hợp 2 kim loại đầu là:
A. Be và Mg. B. Mg và Fe. C. Zn và Ba. D. Zn và Fe.
Câu 4: Có 4 lọ đựng dung dịch không màu: NaCl, HCl, Na2SO4, Ba(NO3)2. Hóa chất lần lượt để nhận biết các dung dịch trên là:
A. Quỳ tím, dung dịch NaCl, dung dịch AgNO3. B. Quỳ tím, dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3.
C. quỳ tím, dung dịch BaCl2, dung dịch Br2. D. Quỳ tím, dung dịch H2SO4, Cu.
Câu 5: Cho 21,3 gam hỗn hợp Fe và ZnO tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2688 ml khí (đktc). khối lượng ZnO trong hỗn hợp là:
A. 14,58 gam. B. 22,75 gam. C. 9,72 gam. D. 20,45 gam.
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 6,76 gam oleum H2SO4.nSO3 vào nước. Để trung hòa hoàn toàn dung dịch thu được cần 320 ml dung dịch NaOH 0,5M. Công thức của oleum là:
A. H2SO4.SO3. B. H2SO4.2SO3. C. H2SO4.3SO3. D. H2SO4.4SO3.
Câu 7: Từ 300 tấn quặng pirit sắt chứa 80% FeS2 người ta sản xuất H2SO4 với hiệu suất 90%. Khối lượng H2SO4 thu được là:
A. 352,8 tấn. B. 392 tấn. C. 196 tấn. D. 176,4 tấn.
Câu 8: Tính chất hóa học của lưu huỳnh là:
A. Tính oxi hóa mạnh. B. Tác dụng mạnh với nước.
C. Tính khử. D. Vừa khử vừa oxi hóa.
Câu 9: Tính chất vật lý của khí hidrosunfua là:
A. chất khí, không màu, mùi trứng thối, không độc hại.
B. chất khí, không màu, mùi trứng thối, rất độc.
C. chất khí, không màu, không mùi, rất độc.
D. chất khí, không màu, không mùi, không độc hại.
Câu 10: Hấp thụ hoàn toàn 44,8 gam SO2 vào 900ml dung dịch NaOH 1M. khối lượng muối tạo thành trong hỗn hợp sau phản ứng là:
A. 29,3 gam. B. 60,8 gam. C. 18,9 gam. D. 77,2 gam.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Cho 21,3 gam hỗn hợp Fe và ZnO tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2688 ml khí (đktc). khối lượng ZnO trong hỗn hợp là:
A. 14,58 gam. B. 9,72 gam. C. 22,75 gam. D. 20,45 gam.
Câu 2: Tính chất vật lý của khí hidrosunfua là:
A. chất khí, không màu, không mùi, không độc hại.
B. chất khí, không màu, mùi trứng thối, rất độc.
C. chất khí, không màu, không mùi, rất độc.
D. chất khí, không màu, mùi trứng thối, không độc hại.
Câu 3: Dẫn khí hidrosunfua qua các dung dịch sau: NaCl, KNO3, Pb(NO3)2, CuSO4, FeCl2. Số dung dịch xuất hiện kết tủa là:
A. 5 B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 4: khí góp phần gây nên hiện tượng mưa axit trong tự nhiên là:
A. CO2. B. SO2. C. Cl2. D. O2.
Câu 5: Hãy chọn phát biểu đúng về tính oxi hóa của oxi và lưu huỳnh.
A. Ở nhiệt độ cụ thể mới so sánh được.
B. Oxi và lưu huỳnh đều có tính oxi hoá mạnh như nhau.
C. Oxi có tính oxi hóa mạnh hơn lưu huỳnh.
D. Oxi có tính oxi hóa yếu hơn lưu huỳnh.
Câu 6: Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành theo cách nào dưới đây?
A. cho từ từ axit vào nước và khuấy đều. B. cho từ từ nước vào axit và khuấy đều.
C. cho nhanh nước vào axit và khuấy đều. D. cho nhanh axit vào nước và khuấy đều.
Câu 7: Tính chất hóa học của lưu huỳnh là:
A. Vừa khử vừa oxi hóa. B. Tác dụng mạnh với nước.
C. Tính khử. D. Tính oxi hóa mạnh.
Câu 8: Phản ứng dùng để điều chế SO2 trong công nghiệp là:
A. 3S + 2KClO3 đặc → 3SO2 + 2KCl.
B. 4FeS2 + 11O2 → 8SO2 + 2Fe2O3.
C. Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → SO2 + CuSO4 + 2H2O.
D. C + 2H2SO4 đặc → 2SO2 + CO2 + 2H2O.
Câu 9: Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì:
A. tạo thành chất rắn màu đỏ. B. dung dịch chuyển thành màu nâu đen.
C. dung dịch bị vẫn đục màu vàng. D. không có hiện tượng gì.
Câu 10: H2SO4 loãng không tác dụng với kim loại:
A. Cu. B. Mg. C. Fe. D. Zn.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Dãy các chất đều tác dụng với oxi là:
A. Fe, C, CH4. B. Au, S, C2H5OH. C. Na, Cl2, CO. D. Pt, P, CH4.
Câu 2: Cho 31,84 gam hỗn hợp 2 muối NaX và NaY (X, Y là 2 halogen thuộc 2 chu kì liên tiếp trong HTTH) vào dung dịch AgNO3 dư thu được 57,34 gam kết tủa. Vậy 2 muối đó là:
A. NaF, NaCl hoặc NaBr, NaI. B. NaCl, NaBr.
C. NaF, NaCl. D. NaBr, NaI.
Câu 3: Cho hỗn hợp khí Oxi và Ozon (ở đktc) có tỉ khối so với hidro là 18. Phần trăm thể tích khí oxi trong hỗn hợp là
A. 25%. B. 50%. C. 82,5%. D. 75%.
Câu 4: Cho kim loại M hóa trị III tác dụng hoàn toàn với 2,016 lit khí oxi (đktc) thu được 6,12 gam oxit kim loai. kim loại M là
A. Cu. B. Fe. C. Al. D. Ag.
Câu 5: Chọn câu đúng khi so sánh tính oxi hóa của oxi và ozon:
A. Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi. B. Ozon có tính oxi hóa yếu hơn oxi.
C. Ozon có tính oxi hóa bằng oxi. D. Phụ thuộc vào điều kiện phàn ứng.
Câu 6: Phương trình hóa học thể hiện tính khử của hidropeoxit:
A. H2O2 + KNO2 → H2O + KNO3. B. H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH.
C. Ag2O + H2O2 → 2Ag + H2O + O2. D. 2H2O2 2H2O + O2.
Câu 7: Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khôi so với hidro là a. để đốt cháy hoàn toàn 1 lit hỗn hợp Y gồm CO và H2 cần 0,4 lit hỗn hợp X. Biết tỉ khối của Y so với H2 bằng 7,5 và các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. giá trị của a là
A. 19,2. B. 22,4.
C. 17,6. D. 20.
Câu 8: Chất tạo hợp chất màu xanh với hồ tinh bột, khi nung nóng thăng hoa là
A. Flo. B. Iot. C. Brom. D. Clo.
Câu 9: Dùng muối iot hằng ngày để phòng bệnh bướu cổ. Muối iot có thành phần chính là
A. NaI. B. I2. C. NaCl và KI. D. NaCl và I2.
Câu 10: Người ta có thể điều chế iot bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với hỗn hợp rắn NaI và MnO2. Khối lượng MnO2 cần dùng để điều chế 25,4 gam I2 là
A. 8,7 gam. B. 2,175 gam. C. 4,35 gam. D. 17,4 gam.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Giáp Hải. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!