Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Chưởng Binh Lễ

TRƯỜNG THPT CHƯỞNG BINH LỄ

ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC LẦN 4

Thời gian 50 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Chất X có công thức cấu tạo CH3COOC2H5. Tên gọi của X là

   A. propyl axetat.     B. metyl propionat.                   C. metyl axetat.               D. etyl axetat.

Câu 2: Hai chất đồng phân của nhau là

   A. glucozơ và mantozơ.   B. fructozơ và glucozơ.  C. fructozơ và mantozơ.        D. saccarozơ và glucozơ.

Câu 3: Kim loại dẫn điện tốt nhất là

   A. Cu.                             B. Ag.                                C. Al.                                     D. Fe.

Câu 4: Tơ nilon-6,6 thuộc loại

   A. tơ nhân tạo.               B. tơ thiên nhiên.               C. tơ tổng hợp.                      D. tơ bán tổng hợp.

Câu 5: Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là

   A. tính bazơ.                    B. tính khử.                      C. tính oxi hoá.                       D. tính axit.

Câu 6: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion

   A. Cu2+, Fe3+.                  B. Ca2+, Mg2+.                C. Al3+, Fe3+.                  D. Na+, K+.

Câu 7: Cấu hình electron của Fe2+(Z=26) là

   A. 1s22s22p63s23p64s23d3.                                                     B. 1s22s22p63s23p63d5.   

   C. 1s22s22p63s23p63d6.                                             D. 1s22s22p63s23p63d64s2.

Câu 8: Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí X trong phòng thí nghiệm. X là khí nào trong các khí sau:

   A. NH3.                             B. H2.                               C. HCl.                            D. N2.

Câu 9: Chất X có công thức phân tử C3H6O2 là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

   A. CH3COOCH3.                B. C2H5COOH.                      C. HO-C2H4-CHO.                 D. HCOOC2H5.

Câu 10: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là

   A. protein.                            B. saccarozơ.                           C. tinh bột.                  D. xenlulozơ.

Câu 11: Trong các chất dưới đây, chất có tính bazơ mạnh nhất là

   A. (CH3)2NH.                 B. NH3.                              C. C6H5NH2.                   D. C2H5NH2.

Câu 12: Poli(metyl metacrylat) và tơ nilon-6 được tổng hợp từ các monome tương ứng là

   A. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.   B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.

   C. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH.        D. CH2CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.

Câu 13: Dãy gồm các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:

   A. Ba, Ag, Au.                B. Fe, Cu, Ag.               C. Al, Fe, Cr.                 D. Mg, Zn, Cu.

Câu 14: Cho dãy các chất: Na, Ca, Al2O3 , BaO, Be. Số chất trong dãy tác dụng với H2O tạo dung dịch kiềm là

   A. 1.                                  B. 4.                                 C. 3.                                D. 2.

Câu 15: Cho Bari vào nước được dung dịch A. Cho lượng dư dung dịch Na2CO3 và dung dịch A rồi dẫn tiếp luồng khí CO2 vào đến dư. Hiện tượng xảy ra là

   A. Sủi bọt khí, xuất hiện kết tủa trắng rồi tan.       

   B. Bari tan, xuất hiện kết tủa trắng, rồi tan.

   C. Bari tan, sủi bọt khí hiđro, đồng thời xuất hiện kết tủa trắng.

   D. Bari tan, sủi bọt khí hiđro, xuất hiện kết tủa trắng, rồi tan.

Câu 16: Trong các dung dịch sau : Ca(OH)2, BaCl2, Br2, H2S. Số dung dịch có thể dùng để phân biệt được 2 khí CO2 và SO2

   A. 1                                      B. 4                             C. 2                             D. 3

Câu 17: Dãy gồm các kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là :

   A. Fe, Al, Cr.                       B. Fe, Al, Ag.             C. Fe, Al, Cu.             D. Fe, Zn, Cr.

Câu 18: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính ?

   A. Cr(OH)2.                         B. Cr2O3.                                C. Cr(OH)3.             D. Al2O3.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hoá học của Al và Cr ?

   A. Al và Cr đều thụ động hoá trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.

   B. Al và Cr đều bền trong không khí và trong nước.

   C. Al và Cr đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỷ lệ mol.

   D. Al có tính khử mạnh hơn Cr.

Câu 20: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:

   A. I, II và III.                  B. I, II và IV.                C. I, III và IV.               D. II, III và IV.

Câu 21: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2.             (2) Sục khí NH3 dư vào dung dịch AlCl3.

(3) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.              (4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.

(5) Cho dung dịch HCl vào dung dịch K2SiO3.

Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là

   A. 4.                                B. 3.                              C. 6.                              D. 5.

Câu 22: Cho phản ứng

         aFeSO4 + bK2Cr2O7 + cH2SO4 → dFe2(SO4)3 + eK2SO4 + fCr2(SO4)3 + gH2O.

Tỉ lệ a : b là  

   A. 3 : 2.                                B. 6 : 1.                       C. 1 : 6.                                   D. 2 : 3.

Câu 23: Cho a mol chất béo (C17H35COO)3C3H5 tác dụng hết với NaOH thu được 46 gam glixerol. Giá trị của a là  

   A. 0,3.                                 B. 0,4 .                        C. 0,5.                                      D. 0,6 .

Câu 24: Đun nóng 250 gam dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO3 /NH3 (dư), thu được 16,2 gam Ag. Nồng độ của dung dịch glucozơ là

   A. 5,4%.                               B. 10,8%.                    C. 15,0%.                                D. 30,3%.       

Câu 25: Cho 10,8 gam hỗn hợp gồm Cr và Fe tác dụng với dung dịch HCl nóng (dư) thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Tổng khối lượng muối thu được là

   A. 18,7 gam.                        B. 25,0 gam.                C. 12,5 gam.                           D. 16,7 gam.

Câu 26: Cho 3,6 gam một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 18 gam muối sunfat. Kim loại đó là 

   A. Mg.                                  B. Fe.                          C. Ca.                                      D. Al.

Câu 27: Tiến hành điện phân (với điện cực trơ , hiệu suất 100%) dung dịch muối sunfat của kim loại M có hoá trị II với dòng điện có cường độ 6A. Sau 29 phút điện phân thấy khối lượng catot tăng lên 3,46 gam. M là kim loại

   A. Zn.                                   B. Cu.                          C. Ni.                                      D. Sn.

Câu 28: X, Y, Z là các hợp chất vô cơ của một kim loại, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu tím. X tác dụng với Y thành Z. Nung nóng Y ở nhiệt độ cao thu được Z, hơi nước và khí E. Biết E là hợp chất của cacbon, E tác dụng với X cho Y hoặc Z. X, Y, Z, E lần lượt là

   A. KOH, K2CO3, KHCO3, CO2.                             B. KOH, KHCO3, K2CO3, CO2.

   C. KOH, KHCO3, CO2, K2CO3.                             D. KOH, K2CO3, CO2, KHCO3.

Câu 29: Cho hỗn hợp gồm BaO, FeO, Al2O3 vào nước (dư), thu được dung dịch A và phần không tan B. B tan một phần trong dung dịch NaOH. Dung dịch A có chứa :

   A. Ba(AlO2)2, Ba(OH)2.                  B. Ba(OH)2.                C. Ba(AlO2)2, FeAlO2.            D. Ba(AlO2)2.

Câu 30: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm và 1 kim loại kiềm thổ tan hết trong nước tạo ra dung dịch Y và 0,12 mol khí H2. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần để trung hòa hết dung dịch Y là

   A. 240 ml.                            B. 1,20 lít.                               C. 120 ml.                               D. 60 ml.

Câu 31: Cho 15 gam hỗn hợp X gồm anilin, metylamin, đimetylamin, đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

   A. 16,825.                            B. 20,18.                     C. 21,123.                               D. 15,925.

Câu 32: Hỗn hợp X gồm C4H8, CH3OH, C3H7OH, C3H7COOH và CH3COOC2H5. Đốt cháy hoàn toàn 18,4 gam X cần dùng vừa đủ x mol O2, thu được y mol CO2 và 1,2 mol H2O. Mặt khác để tác dụng hết với 18,4 gam X trên cần dùng 50 ml dung dịch NaOH 0,5M. Tỉ lệ x : y là

   A. 24 : 35                          B. 40 : 59                         C. 35 : 24                        D. 59 : 40

Câu 33: Đun nóng m gam hỗn hợp hai chất hữu cơ X và Y là đồng phân cấu tạo của nhau với 200 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 15 gam hỗn hợp 2 muối của 2 axit no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một ancol. Giá trị của m và CTCT của X, Y lần lượt là :

   A. 12,0; CH3COOH và HCOOCH3.                                   B. 14,8; HCOOC2H5 và CH3COOCH3.

   C. 14,8; CH3COOCH3 và CH3CH2COOH.                        D. 9,0; CH3COOH và HCOOCH3.

Câu 34: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng khí CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 0,5M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là

   A. 48,6.                          B. 64,8.                         C. 59,4.                         D. 75,6.

Câu 35: Cho hỗn hợp bột gồm 9,6 gam Cu và 2,8 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

   A. 54,0.                    B. 48,6.                                   C. 32,4.                       D. 59,4.

Câu 36: X và Y lần lượt là các tripeptit và tetrapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit no mạch hở, có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 47,8 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần bao nhiêu mol O2 ?

   A. 2,8 mol.                           B. 2,025 mol.                          C. 3,375 mol.                          D. 1,875 mol.

Câu 37: Dung dịch X chứa 0,6 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3. Thêm rất từ từ dung dịch chứa 0,8 mol HCl vào dung dịch X, thu được dung dịch Y và V lít khí CO (đktc). Thêm vào dung dịch Y nước vôi trong dư thấy có m gam kết tủa tạo thành. Giá trị của V và m lần lượt là

   A. 11,2 và 90.                      B. 16,8 và 60.              C. 11,2 và 60.                                     D. 11,2 và 40.

Câu 38: Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 dư, kết thúc thí nghiệm thu được 6,72 lít (ở đktc) hỗn hợp khí B gồm NO và NO2 là sản phẩm khử duy nhất có khối lượng 12,2 gam. Khối lượng muối nitrat sinh ra là   

   A. 43 gam.                      B. 34 gam.                         C. 3,4 gam.                      D. 4,3 gam.

Câu 39: Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau :

- Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).

- Cho phần 2 vào một lượng H2O dư , thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc).

Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần của hỗn hợp X lần lượt là :

   A. 0,39 ; 0,54 ; 1,40.            B. 0,78 ; 0,54 ; 1,12.       C. 0,39 ; 0,54 ; 0,56.               D. 0,78 ; 1,08 ; 0,56.

Câu 40: Hòa tan hết 3,264 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Fe, CuS và Cu trong 600ml dung dịch HNO3 1M đung nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 1,8816 lít (đktc) một chất khí thoát ra.  Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 5,592 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Fe. Biết trong quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị của m là

   A. 9,760                               B. 9,120                           C. 11,712                            D. 11,256

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Cacbonhidrat nào có nhiều trong cây mía và củ cải đường ?

A. Glucozơ                          B. Mantozơ                     C. Fructozơ                       D. Saccarozơ

Câu 2: Kim loại được dùng phổ biến để tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khỏe là

A. Đồng                               B. Bạc                              C. Sắt                                D. Sắt tây

Câu 3: Trong điều kiện thường, chất ở trạng thái khí là:

A. etanol                              B. glyxin                          C. Metylamin                    D. anilin

Câu 4: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng

A. Este hóa                          B. Xà phòng hóa             C. Tráng gương                D. Trùng ngưng 

Câu 5: Công thức hóa học của sắt (III) hidroxit là:

A. Fe2O3                               B. Fe(OH)3                      C. Fe3O4                            D. Fe2(SO4)3

Câu 6: Protetin tham gia phản ứng màu biure tạo sản phẩm có màu ?

A. trắng                                B. đỏ                                C. tím                                D. vàng

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Dùng nước đá khô để bảo quản thực phẩm là phương pháp an toàn nhất

B. Dùng nước xử lý các ion kim loại nặng gây ô nhiễm nguồn nước

C. Để mắt tránh bị khô do thiếu vitamin A nên ăn cà rốt, gấc, cà chua.

D. Các amin đều không độc, được sử dụng để chế biến thực phẩm.

Câu 8: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là 

A. CH3COOC2H5.               B. CH3COOH.                C. C2H5OH.                    D. CH3NH2.

Câu 9: Nguyên tố dinh dưỡng trong phân đạm là

A. P.                                   B. N.                                 C. K.                                    D. Cl.

Câu 10: Cho các kim loại sau: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm trong dãy là:

A. 1                                      B. 3                                  C. 2                                   D. 4

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong ?

A. Saccarozơ                      B. Fructozơ                       C. Glucozơ                          D. Amilopectin

Câu 2: Đồng phân của glucozơ là

A. Xenlulozơ                     B. Fructozơ                       C. Saccarozơ                        D. Sobitol

Câu 3: Chất nào dưới đây là etylaxetat?

A.CH3COOCH2CH3           B. CH3COOH                   C. CH3COOCH3                 D. CH3CH2COOCH3

Câu 4: Polime có cấu trúc mạng lưới không gian là:

A. Polietilen                         B. Poli(vinyl clorua)          C. Amilopectin                    D.Nhựa bakelit

Câu 5: Cacbohidrat nào sau đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất tơ visco ?

A. Saccarozơ                      B. Tinh bột                        C. Glucozơ                          D. Xenlulozơ

Câu 6: Để tạo thành thủy tinh hữu cơ (plexiglat), người ta tiến hành trùng hợp:

A. CH3-COO-C(CH3)=CH2                                        B. CH2=CH-CH=CH2        

C. CH3-COO-CH=CH2                                                 D.CH2=C(CH3)-COOCH3

Câu 7: Công thức của triolein là

A. (C17H33COO)3C3H5.                                                  B. (HCOO)3C3H5.            B. (C2H5COO)3C3H5.                                                     D. (CH3COO)3C3H5.

Câu 8: Quặng boxit dùng để sản xuất kim loại

A. Na.                                   B. Cu.                              C. Al.                               D. Mg.

Câu 9: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion

A. Na+, K+.                 B. Ca2+, Mg2+.                C. HCO3-, Cl-.              D. SO42-, Cl-.

Câu 10: Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai ?

A. H2N(CH2)6NH2     B. CH3NHCH3                         C. C6H5NH2                         D. CH3CH(CH3)NH2

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây?

A. Muối ăn.                          B. Vôi sống.                    C. Thạch cao.                  D. Phèn chua.

Câu 2: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch Br2?

A. Propen.                            B. Stiren.                         C. Benzen.                       D. Iso-pren.

Câu 3: Chất X có cấu tạo CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là

A. metyl axetat.                    B. metyl propionat.          C. propyl axetat.              D. etyl axetat.

Câu 4: Gluxit (cacbohiđrat) là những hợp chất hữu cơ tạp chức có công thức chung là

A. Cn(H2O)n.                        B. CxHyOz.                       C. Cn(H2O)m.                   D. R(OH)x(CHO)y.

Câu 5: Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím chuyển màu?

A. Etylamin.                         B. Anilin.                         C. Metylamin.                 D. Đimetylamin.

Câu 6: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?

A. Polisaccarit.                B. Polibutađien.             C. Poli(etylen terephatalat).         D. Nilon-6,6.

Câu 7: Trong công nghiệp, để điều chế K người ta điện phân nóng chảy chất X. Chất X là

A. K2SO4.                             B. KNO3.                         C. K2CO3.                       D. KCl.

Câu 8: Trong thực tế người ta thường dùng những kim loại nào sau đây để làm dây dẫn điện ?

A. Zn và Fe.                         B. Ag và Au.                   C. Al và Cu.                    D. Ag và Cu.

Câu 9: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là

A. Al3+, PO43–, Cl, Ba2+.   B. Na+, K+, OH, HCO3.     C. K+, Ba2+, OH, Cl.       D. Ca2+, Cl, Na+, CO32–.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Protein đơn giản là những chất có tối đa 10 liên kết peptit.

B. Protein phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo màu xanh tím.

C. Protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit, bazơ hoặc enzim.

D. Protein đơn giản bị thủy phân (xúc tác) cuối cùng thành các -amino axit.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử Fe?
   A. [Ar] 4s23d6.                     B. [Ar]3d64s2.             C. [Ar]3d8.                  D. [Ar]3d74s1.

Câu 2: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe2+?
   A. [Ar]3d6.               B. [Ar]3d5.                  C. [Ar]3d4.                  D. [Ar]3d3.

Câu 3: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+?
   A. [Ar]3d6.               B. [Ar]3d5.                  C. [Ar]3d4.                  D. [Ar]3d3.

Câu 4: Cho phương trình hoá học: aAl + bFe3O4 → cFe + dAl2O3 (a, b, c, d là các số nguyên, tối giản). Tổng các hệ số a, b, c, d là

A. 25.                          B. 24.                          C. 27.                          D. 26.

Câu 5: Cho phản ứng: a Fe + b HNO3 → c Fe(NO3)3 + d NO + e H2O

Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Thì tổng (a+b) bằng

A. 3.                            B. 6.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 6: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là

A. hematit nâu.           B. manhetit.                C. xiđerit.                    D. hematit đỏ.

Câu 7: Hợp chất sắt (II) sunfat có công thức là

A. FeSO4.                    B. Fe(OH)3.                 C. Fe2O3.                     D. Fe2(SO4)3.

Câu 8: Sắt có thể tan trong dung dịch nào sau đây?

A. FeCl2 .                    B. FeCl3.                     C. MgCl2.                    D. AlCl3.

Câu 9: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là

A. CuSO4 và ZnCl2.    B. CuSO4 và HCl.       C. ZnCl2 và FeCl3.      D. HCl và AlCl3.

Câu 10: Cho sắt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ. Chất khí đó là

A. NO2.                       B. N2O.                       C. NH3.                       D. N2.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Chưởng Binh Lễ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?