Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Tân Phước Khánh lần 2

TRƯỜNG THPT

TÂN PHƯỚC KHÁNH

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2

NĂM 2021

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian: 50 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Ý nào dưới đây đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Có dân số đông nhất so với các vùng khác trong cả nước.

B. Có diện tích rộng nhất so với các vùng khác trong cả nước.

C. Có kinh tế phát triển nhất.

D. Tiếp giáp với Trung Quốc và Campuchia.

Câu 2. Hiện tại, nước ta đang trong giai đoạn "Cơ cấu dân số vàng", điều đó có nghĩa là

A. số trẻ sơ sinh chiếm hơn 2/3 dân số.

B. số người ở độ tuổi 0-14 chiếm hơn 2/3 dân số.

C. số người ở độ tuổi 15-59 chiếm hơn 2/3 dân số.

D. số người ở độ tuổi 60 trở lên chiếm hơn 2/3 dân số.

Câu 3. Bình quân lương thực theo đầu người của vùng đồng bằng sông Hồng vẫn thấp hơn một số vùng khác là do

A. sản lượng lương thực thấp.

B. sức ép quá lớn của dân số

C. điều kiện sản xuất lương thực khó khăn.

D. Năng suất trồng lương thực thấp.

Câu 4. Tuyến đường được coi là xương sống của hệ thống đường bộ nước ta là

A. quốc lộ 5.

B. quốc lộ 6.

C. quốc lộ 1.

D. quốc lộ 2.

Câu 5. Rừng ven biển ở Bắc Trung Bộ được xếp vào loại

A. rừng đặc dụng.

B. rừng sản xuất

C. rừng phòng hộ.

D. rừng đầu nguồn

Câu 6. Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng lên, chủ yếu do

A. các thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.

B. học hỏi qua quá trình tăng cường xuất khẩu lao động.

C. đời sống vật chất của người lao động tăng.

D. xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế.

Câu 7. Đô thị hoá ở nước ta có đặc điểm là

A. trình độ đô thị hoá thấp.

B. tỉ lệ dân thành thị giảm.

C. phân bố đô thị đều giữa các vùng.

D. quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh.

Câu 8. Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới. Cụ thể là :

A. nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều trên 20oC.

B. nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều trên 20oC (trừ vùng núi Đông Bắc).

C. nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều trên 20oC (trừ vùng núi Tây Bắc).

D. nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều trên 20oC (trừ vùng núi cao).

Câu 9. Mưa vào mùa hạ ở nước ta (trừ Trung Bộ), nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của

A. gió mùa Tây Nam và Tín phong.

B. gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.

C. Tín phong và dải hội tụ nhiệt đới.

D. gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc.

Câu 10. Một trong những thành tựu kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2005 là

A. cơ cấu kinh tế có sự chuyến dịch theo hướng tỉ trọng nông, lâm, thủy sản tăng nhanh.

B. tốc độ tăng trưởng GDP cao, nước ta liên tục là nước xuất siêu.

C. nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều phát triển ở trình độ cao.

D. tốc độ tăng trưởng GDP cao, nông nghiệp và công nghiệp đạt được nhiều thành tựu vững chắc

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

C

B

C

C

A

A

D

B

D

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ

D. Bắc Trung Bộ

Câu 2. Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?

A. Trung du và miền núi Bắc bộ

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Bắc Trung Bộ

D. Tây Nguyên

Câu 3. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lương thực lớn hơn vùng Đồng bằng sông Hồng là do

A. Có năng suất lúa cao hơn

B. Có diện tích trồng cây lương thực lớn hơn

C. Có truyền thống trồng cây lương thực lâu đời hơn

D. Có trình độ thâm canh cao hơn

Câu 4. Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Than

B. Dầu khí

C. Vàng

D. Boxit

Câu 5. Biểu hiện rõ nhất của sức ép dân số lên tài nguyên ở vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. Bình quân đất canh tác trên đầu người giảm

B. Độ màu mỡ của đất giảm

C. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt

D. Thiếu nước sinh hoạt

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, số lượng các khu kinh tế ven biển thuộc vùng kinh tế trong điểm miền Trung (năm 2007) là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 7. Địa phương nào dưới đây có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh lớn nhất?

A. Hưng Yên

B. Kon Tum

C. Bình Dương

D. Vĩnh Phúc

Câu 8. Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ

A. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công

B. Sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp

C. Người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm

D. Phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ

Câu 9. Căn cứ vào biểu đồ cột thuộc bản đồ Thủy sản (2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, trong giai đoạn 2000-2007, sản lượng thủy sản nuôi trồng của nước ta tăng

A. Khoảng 1,6 lần

B. Khoảng 2,6 lần

C. Khoảng 4,6 lần

D. Khoảng 3,6 lần

Câu 10. Điểm cực Bắc phần đất liền nước ta ở vĩ độ 23'023'B tại xã lũng Cú, huyện Đồng Văn, thuộc tỉnh

A. Lào Cai

B. Cao Bằng

C. Hà Giang

D. Lạng Sơn

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

B

A

A

C

B

C

D

C

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Địa phương nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh cao nhất?

A. Quảng Bình.

B. Bình Dương.

C. Thái Bình.

D. Vĩnh Phúc.

Câu 2. Đặc điểm tự nhiên có ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành vùng chuyên canh chè ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. đất feralit giàu dinh dưỡng.

B. khí hậu cận nhiệt đới trên núi có mùa đông lạnh,

C. địa hình đồi thấp.

D. lượng mưa lớn.

Câu 3. Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của nước ta đang chuyển dịch theo hướng:

A. tăng tỉ trọng nông nghiệp - lâm - ngư nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp - xây dựng.

B. tăng tỉ trọng nông nghiệp - lâm - ngư nghiệp, giảm tỉ trọng dịch vụ.

C. giảm tỉ trọng của nông – lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của công nghiệp - xây dựng và tiến tới ổn định dịch vụ.

D. tăng tỉ trọng của nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và tiến tới ổn định dịch vụ.

Câu 4. Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta chuyển dịch không phải do

A. đường lối phát triển công nghiệp của nước ta.

B. sự tác động của thị trường.

C. theo xu hướng chung của toàn thế giới.

D. tác động của thiên tai trong thời gian gần đây.

Câu 5. Đường ống của nước ta hiện nay

A. chỉ phát triển ở Đồng bằng sông Hồng.

B. đã vận chuyển khí từ thềm lục địa vào đất liền.

C. chỉ vận chuyển các loại xăng dầu thành phẩm.

D. chưa gắn với sự phát triển của ngành dầu khí

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long không giáp biển là

A. Bến Tre, Trà Vinh.

B. Hậu Giang, Vĩnh Long,

C. Sóc Trăng, Bạc Liêu.

D. Cà Mau, Kiên Giang.

Câu 7. Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam

Trong sơ đồ trên, các vùng biển được đánh số I, II, III, IV, lần lượt là:

A. lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, nội thuỷ, vùng đặc quyền kinh tế.

B. nội thuỷ, vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.

C. nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.

D. nội thuỷ, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải.

Câu 8. về dân số, nước ta đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, sau

A. Inđônêxia, Thái Lan.

B. Malaixia, Philippin.

C. Inđônêxia, Malaixia.

D. Inđônêxia, Philippin.

Câu 9. Trong tổng diện tích đất rừng ở nước ta, chiếm tỉ lệ lớn nhất là

A. rừng giàu.

B. rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

C. rừng trồng chưa khai thác được.

D. đất trống, đồi núi trọc.

Câu 10. Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hoá ở nước ta là

A. sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.

B. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá.

C. sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp.

D. phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ.

 

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

C

D

B

B

C

D

B

B

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Tình trạng nhập siêu trong cán cân xuất nhập khấu của nước ta giai đoạn 1995 - 2010 chủ yếu là do

A. Nền kinh tế đang trong giai đoạn đầu tư, đổi mới, tăng năng lực sản xuất.

B. Nền kinh tế phát triển chậm, mặt hàng xuất khẩu ít và chất lượng kém, chủ yếu là hàng thô

C. Dân số đông, nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng rất lớn

D. Tài nguyên thiên nhiên hạn chế, thiếu nguồn nguyên nhiên liệu cho sản xuất

Câu 2. Các vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta hiện nay là

A. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 3. Thế mạnh nào dưới đây là của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Khai thác và chế biến lâm sản, trồng lúa.

B. Khai thác và chế biến dầu khí, thuỷ điện.

C. Khai thác và chế biến bô xít, thuỷ sản

D. Khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện.

Câu 4. Các nước xếp theo thứ tự giảm dần về độ dài đường biên giới trên đất liền với nước ta là

A. Trung Quốc, Lào, Campuchia

B. Trung Quốc, Campuchia, Lào.

C. Lào, Trung Quốc, Campuchia

D. Lào, Campuchia, Trung Quốc.

Câu 5. Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Tây Nguyên.

Câu 6. Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp này trong giai đoạn 2000 - 2007 của nước ta tăng gần

A. 1,7 lần.

B. 2,7 lần.

C. 3,7 lần.

D. 4,7 lần.

Câu 7. Ảnh hưởng lớn nhất của đô thị hoá tới sự phát triển kinh tế là

A. mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá.

B. táng tỉ lệ lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật.

C. tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Câu 8. Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hoá ở nước ta là

A. gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.

B. sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.

C. Sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp.

D. phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ.

Câu 9. Nhân tố nào dưới đây không phải là điều kiện thuận lợi để Đồng bằng sông Hồng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

A. Nguồn lao động có trình độ.

B. Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn.

C. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ tốt.

D. Giàu tài nguyên khoáng sản và năng lượng.

Câu 10. Thung lũng sông Hồng là ranh giới của 2 vùng núi

A. Đông Bắc và Trường Sơn Bắc.

B. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.

C. Đông Bắc và Tây Bắc.

D. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

 

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

D

C

C

B

C

A

D

C

 

----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Sự chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) của nước ta là:

A. tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành thủy sản.

B. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi.

C. tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp.

D. tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp tăng liên tục trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về ngành vận tải đường biển của nước ta?

A. Không có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường biển.

B. Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu là theo hướng tây - đông.

C. Có nhiều cảng biển và cụm cảng quan trọng.

D. Tất cả các thành phố trực thuộc Trung ương đều có cảng biển nước sâu.

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là

A. Kon Ka Kinh.

B. Ngọc Linh.

C. Lang Bian.

D. Bà Đen.

Câu 4. Nguồn than khai thác của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu

A. phục vụ cho nhu cầu đời sống của nhân dân trong vùng.

B. làm phụ gia cho công nghiệp hoá chất.

C. phục vụ cho ngành luyện kim

D. làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu.

Câu 5. Điểm cực Tây phần đất liền nước ta ở kinh độ 102o09'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, thuộc tỉnh

A. Lai Châu.

B. Điện Biên,

C. Sơn La.

D. Hoà Bình

Câu 6. Để đảm bảo vai trò của rừng đối với việc bảo vệ môi trường, theo quy hoạch chúng ta phải đảm bảo

A. độ che phủ rừng cả nước là 20 - 30%, vùng núi dốc phải đạt 40 - 50%.

B. độ che phủ rừng cả nước là 30 - 40%, vùng núi dốc phải đạt 50 - 60%.

C. độ che phủ rừng cả nước là 40 - 45%, vùng núi dốc phải đạt 60 - 70%.

D. độ che phủ rừng cả nước là 45 - 50%, vùng nùi dốc phải đạt 70 - 80%.

Câu 7. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến

A. việc sử dụng lao động.

B. mức gia tăng dân số.

C. tốc độ đô thị hoá.

D. quy mô dân số của đất nước.

Câu 8. Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền ở nước ta là

A. gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.

B. sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.

C. sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới.

D. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là

A. đất feralit trên đá badan, đất xám trên phù sa cổ.

B. đất phù sa sông, đất xám trên phù sa cổ.

C. đất phèn, đất feralit trên đá badan.

D. đất xám trên phù sa cồ, đất feralit trên đá vôi.

Câu 10. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân để Đồng bằng sông Hồng cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

A. Cơ cấu kinh tế của vùng không còn phù hợp.

B. Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch.

C. Đòi hỏi của sự phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

D. Các vùng khác đã chuyển dịch xong.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

C

B

D

B

D

A

B

A

D

 

----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Tân Phước Khánh lần 2. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?