Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Bắc Yên

TRƯỜNG THPT

BẮC YÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

NĂM 2021

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian: 50 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 41: Cho bảng số liệu:

TỔNG GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á, NĂM 2010 VÀ 2019

 (Đơn vị: tỉ đô la Mỹ)

                  Quốc gia

Năm           

Xin-ga-po

Ma-lai-xi-a

Phi-lip-pin

Thái Lan

2010

236

255

200

341

2019

364

359

         331

505

 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP năm 2019 so với 2010 nhanh nhất là

        A. In-đô-nê-xi-a.               B. Phi-lip-pin.                   C. Ma-lai-xi-a.     D. Thái Lan

Câu 42: Cho biểu đồ:                

CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A, GIAI ĐOẠN 2010 - 2017 (%)

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Căn cứ vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của

In-đô-nê-xi-a, giai đoạn 2010 - 2017?

          A. Xuất khẩu luôn lớn hơn nhập khẩu .                      B. Giai đoạn 2010 - 2017 đều nhập siêu.

          C. Nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu.                       D. Giai đoạn 2015 - 2017, xuất siêu.

Câu 43: Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên có

              A. nền nhiệt độ cao, nhiều ánh nắng.                                    B. vùng biển rộng với nhiều quần đảo.

              C. mùa Đông lạnh, có nhiều tuyết rơi.                                   D. nhiều đồi núi, có cả các dãy núi cao.

Câu 44: Quá trình đô thị hóa của nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?

              A. Trình độ đô thị hóa còn thấp.                                             B. Phân bố các đô thị không đều.

              C. Tỉ lệ dân thành thị tăng lên.                                                D. Có nhiều đô thị có quy mô lớn.

Câu 45: Tỉ lệ lao động ở nông thôn nước ta hiện nay còn cao chủ yếu do

          A. trồng lúa cần nhiều lao động để sản xuất.              B. cơ cấu kinh tế chuyển biến còn chậm.

          C. các ngành nghề truyền thống ít phát triển.             D. ở đồng bằng có mật độ dân số rất lớn.

Câu 46:  Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế của nước ta hiện nay mang lại ý nghĩa nào sau đây?

              A. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp.                                      B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế.

              C. Thúc đẩy xuất khẩu lao động.                                             D. Tăng vai trò kinh tế nhà nước.

Câu 47: Điều kiện nào sau đây thuận lợi cho nước ta sản xuất cây lương thực?

              A. Đồng bằng rộng, đất phù sa màu mỡ.                              B. Khí hậu phân hóa, có mùa đông lạnh.

              C. Nhiều sông, sông ngòi có mùa khô.                                   D. Địa hình đồi núi, phân bậc theo độ cao.

Câu 48: Điều kiện thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở nước ta là có

          A. diện tích mặt nước lớn ở các đồng ruộng.              B. nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ.

          C. nhiều đầm phá và các cửa sông rộng lớn.               D. nhiều bãi triều, ô trũng ngập nước.

Câu 49: Giải pháp nào sau đây góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp của nước ta?

          A. Áp dụng các công nghệ hiện đại.                            B. Đẩy mạnh khai thác tài nguyên.

          C. Tự chủ hoàn toàn về nguyên liệu.                          D. Ưu tiên các ngành truyền thống.

Câu 50: Lợi ích chủ yếu của việc khai thác tổng hợp tài nguyên biển đảo ở nước ta là

          A. tăng cường giao lưu kinh tế giữa các huyện đảo.

          B. giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.

          C. hạn chế các thiên tai phát sinh trên vùng biển.

          D. tạo hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

 

ĐÁP ÁN

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

D

D

A

D

B

B

A

B

A

D

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Hai đô thị đặc biệt hiện nay của nước ta là TP. Hồ Chí Minh và

A. Cån Thơ

B. Hà Nội

C. Đà Nẵng

D. Hải Phòng

Câu 2: Sự phân bố dân cư chưa hợp lí ở nước ta làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động và

A. Cải thiện cuộc sống

B. bảo vệ môi trường

C. khai thác tài nguyên

D. quá trình đô thị hóa

Câu 3: Nhận xét nào sau đây không đúng với đặc điểm của các đồng bằng nước ta?

A. Đồng bằng sông Hồng được bồi phù sa hằng năm

B. Phần lớn các đồng bằng ven biển chia thành 3 dải

C. Đồng bằng Sông Cửu Long có diện tích lớn nhất

D. Đê ven sông chủ yếu có ở đồng bằng sông Hồng

Câu 4: Cho bảng số liệu

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM NƯỚC TA

(Nguồn:SGK Địa lí 12 cơ bản,trang 44,NXB GD năm 2015)

Nhận xét nào sau đây không đúng với nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm nước ta, theo bảng số liệu?

A. Chênh lệch giữa tháng VII với 1 giảm từ bắc vào nam

B. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ bắc vào nam

C. Nhiệt độ trung bình thảng I tăng dần từ bắc vào nam

D. Nhiệt độ trung bình tháng VII đồng nhất trên cả nước

Câu 5: Tự nhiên Đông Nam Á lục địa khác với Đông Nam Á biển đảo là đặc điểm có

A. Các dãy núi

B. Các đồng bằng

C. mùa đông lạnh

D. đảo, quần đảo

Câu 6: Năng suất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động

A. làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước

B. luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong công việc

C. thường xuyên làm tăng ca, tăng cường độ lao động

D. làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết nước ta có sơn nguyên nào sau đây? 
A. Son La

B. Mộc Châu

C. Đồng Văn

D. Lâm Viên

Câu 8: Loại hình du lịch nào sau đây có tiền năng phát triển nhất ở khu vực đồi núi nước ta?

A. Mạo hiểm

B. An dưỡng

C. Tham quan

D. Sinh thái

Câu 9: Khó khăn chủ yếu về tự nhiên đối với phát triển kinh tế của Nhật Bản là

A. Trữ lượng khoáng sản rất ít

B. có nhiều đảo cách xa nhau

C. bờ biển dài,nhiều vùng vịnh

D. có nhiều núi lửa và động đất

Câu 10: Vùng đất là

A. Toàn bộ phần đất liền tiếp giáp biển

B. Toàn bộ phần đất liền và các hải đảo

C. Các quần đảo xa bờ và phần đất liền |

D. giới hạn bởi các đường biên giới

 

ĐÁP ÁN

1

B

2

C

3

A

4

B

5

C

6

D

7

C

8

D

9

A

10

B

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Nguyên nhân làm cho quá trình đô thị hóa ở nước ta phát triển những năm gần đây là do

A.    Nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
B.    Quá trình công nghiệp hóa ở nước ta được đẩy mạnh.
C.    Nước ta thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
D.    Kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế thị trường.

Câu 2. Điểm nào sau đây không đúng với đặc trưng nền nông nghiệp cổ truyền nước ta?

A. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.
B. Sử dụng nhiều sức người.
C. Năng suất lao động thấp.
D. Thâm canh, chuyên môn hóa.

Câu 3. Hai tỉnh có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất ở nước ta hiện nay là

A. Bến Tre và Tiền Giang
B. Ninh Thuận và Bình Thuận.
C. An Giang và Đồng Tháp.
D. Cà Mau và Bạc Liêu.

Câu 4. Cho bảng số liệu:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI (THEO GIÁ HIỆN HÀNH) CỦA LIÊN BANG NGA VÀ NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: USD)

Tống sản phẩm trong nước bình quân đâu người 2013 2014 2015

2013

2014

2015

Liên bang Nga

15552

14052

9093

Nhật Bản

40488

38139

34524

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)

Nhận xét nào sau đây không đúng về tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Liên bang Nga và Nhật Bản giai đoạn 2010 - 2015?

A.    Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Liên bang Nga giảm.
B.    Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Nhật Bản giảm.
C.    Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Liên bang Nga giảm nhanh hơn Nhật Bản.
D.    Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Nhật Bản giảm nhiều hơn Liên bang Nga.

Câu 5. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm của các nước phát triển?

A. Đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều.
B. Nợ nước ngoài nhiều.
C.Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao.
D.Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) cao.

Câu 6. Đô thị hóa ở Mĩ La tinh có đặc điếm nổi bật là

A. Tự phát.
B. Theo quy hoạch của Nhà nước.
C. Gắn liền với quá trình công nghiệp hóa.
D. Gắn liền với công nghiệp hóa, theo quy hoạch của Nhà nước.

Câu 7. Hoa Kì đứng đầu thế giới về khai thác

A. Dầu mỏ, khí tự nhiên.
B. Phốt phát, môlipđen.
C. Vàng, bạc, đồng.
D. Bôxit, than đá, chì.

Câu 8. Đồng bằng Đông Âu có đặc điểm là

A. Chủ yếu là đầm lầy.
B. Tương đối cao, xen lẫn nhiều đồi thấp.
C. Tập trung nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên.
D. Bị chia cắt bởi nhiều dãy núi.

Câu 9. Bạn hàng của Nhật Bản là

A. Các nước phát triển.
B. Các nước đang phát triển.
C. Các nước công nghiệp mới (NICs).
D. Các nước phát triển và đang phát triển.

Câu 10. Các đồng bằng ở các đảo Ca-li-man-ta, Niu Ghi-nê… có đất đai màu mỡ vì

A Được hình thành do phù sa của sông và biển bồi đắp.
B.  Đất ở các đồng bằng này được phong hóa từ các đá mẹ granit.
C. Các đồng bằng này được hình thành do phù sa của các con sông lớn bồi tụ nên.
D. Là đất phù sa có thêm các khoáng chất từ dung nham núi lửa được phong hóa.

 

ĐÁP ÁN

1

B

2

B

3

D

4

D

5

B

6

A

7

B

8

B

9

D

10

D

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, cho biết nguyên nhân nào sau đây làm cho thiên nhiên vùng núi Tây Bắc nước ta có đủ 3 đai cao?

A. Hướng núi là tây bắc - đông nam.

B. Địa hình cao nhất nước ta.

C. Nghiêng theo hướng tây bắc - đông nam.

D. Có nhiều sơn nguyên và cao nguyên.

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất feralit trên đá vôi tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây của nước ta?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đông Nam Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Trung du miền núi Bắc Bộ.

Câu 3: Gió mùa mùa đông từ lục địa Á - Âu thổi đến Nhật Bản trở nên ẩm ướt do đi qua

A. dòng biển Ôiasivô.

B. biển Nhật Bản.

C. biển Hoa Đông.

D. biển Ô-khốt.

Câu 4: Trở ngại lớn nhất cho sự phát triển của EU là sự khác biệt giữa các nước thành viên về

A. ngôn ngữ, tôn giáo.

B. chính trị, xã hội.

C. trình độ phát triển.

D. dân tộc, văn hoá.

Câu 5: Dân số thành thị ở Mĩ La tinh gia tăng nhanh gắn với

A.    cơ cấu xã hội phong kiến được duy trì trong thời gian dài.

B.    quá trình công nghiệp hóa phát triển mạnh mẽ ở các nước.

C.    hiện tượng dân nghèo không có ruộng, kéo ra thành phố tìm việc làm.

D.    các thế lực của tôn giáo cản trở sự phát triển xã hội.

Câu 6: Hậu quả nào sau đây không do quan hệ căng thẳng giữa I-xra-en và Pa-le-xtin gây ra?

A. Sinh mạng của người dân bị thiệt hại.

B. Đời sống của người dân bị xáo trộn.

C. Sử dụng tài nguyên không hợp lí.

D. Môi trường bị tàn phá nghiêm trọng.

Câu 7: Vùng thềm lục địa ở miền Trung nước ta hẹp và sâu do

A. vùng ven biển miền Trung ít bị xâm thực.

B. vùng ven biển miền Trung có lượng mưa lớn.

C. vùng đồng bằng và đồi núi kề bên hẹp ngang.

D. có nhiều sông lớn đổ ra biển.

Câu 8: Cho bảng số liệu:

Giá trị xuất, nhập khẩu của Liên bang Nga giai đoạn 1997 - 2005

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm

1997

2000

2003

2004

2005

Xuất khẩu

88,0

105,6

135,9

183,5

245,0

Nhập khẩu

70,0

49,0

83,7

105,9

125,0

 

Nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất, nhập khẩu của Liên bang Nga giai đoạn 1997 - 2005?

A. Giá trị xuất khẩu tăng mạnh hơn nhập khẩu.

B. Giá trị nhập khẩu luôn nhỏ hơn xuất khẩu.

C. Giá trị xuất khẩu tăng gấp gần 2,8 lần.

D. Giá trị nhập khẩu luôn tăng qua các năm.

Câu 9: Ý nào sau đây không đúng với tác động của Tín phong bán cầu Bắc trong mùa đông ở nước ta?

A.    Gây mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng Bắc Bộ.

B.    Tạo nên những ngày thời tiết nắng nóng ở miền Bắc nước ta.

C.    Gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ.

D.    Tạo nên mùa khô sâu sắc cho Nam Bộ và Tây Nguyên.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng về sự tương phản của thiên nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?

A.    Miền Tây sông ngòi rộng và thoải; miền Đông sông ngòi dốc, nhiều thác ghềnh.

B.    Miền Tây chủ yếu là đồng bằng châu thổ; miền Đông chủ yếu là núi và cao nguyên.

C.    Miền Tây là nơi bắt nguồn của các con sông; miền Đông là hạ lưu của các sông lớn.

D.    Miền Tây có khí hậu lục địa mưa nhiều; miền Đông khí hậu hải dương khắc nghiệt.

 

ĐÁP ÁN

1

B

2

D

3

B

4

C

5

C

6

C

7

C

8

D

9

A

10

C

 

----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Cho biểu đồ và các nhận định sau :

1.    Tốc độ tăng dân số thế giới giai đoạn 1950 – 1975 nhanh hơn giai đoạn 1975 – 2009.

2.    Tỉ trọng dân số của các nước đang phát triển ngày càng giảm, tỉ trọng dân số của các nước phát triển ngày càng tăng.

3.    Năm 2009 dân số các nước đang phát triển cao gấp 4,55 lần so với các nước phát triển.

4.    Năm 2009 tỉ trọng dân số của các nước phát triển và đang phát triển trong tổng dân số thế giới lần lượt là : 18,01% và 81,99%.

Số nhận định đúng so với biểu đồ trên là

A. 4
B. 3
C. 2
D. 1

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết các tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60%?

A.    Quảng Bình, Quảng Trị, Kon Tum, Lâm Đồng.
B. Tuyên Quang, Quảng Bình, Kon Tum, Lâm Đồng.
C. Lâm Đồng, Đắk Lắk, Kon Tum, Quảng Bình.
D. Tuyên Quang, Nghệ An, Đắk Lắk, Lâm Đồng.

Câu 3: Nhận xét không đúng về đặc điểm miền Đông Trung Quốc là

A.    từ bắc xuống nam khí hậu chuyển từ ôn đới gió mùa sang cận nhiệt đới gió mùa.
B. dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú.
C. nghèo khoáng sản, chỉ có than đá là đáng kể.
D. có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.

Câu 4: Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam:

A.    Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.
B. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.
C. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố .
D. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam.

Câu 5: Đường dây 500 KV được xây dựng nhằm mục đích chính là

A.    khắc phục tình trạng mất cân đối về điện năng của các vùng lãnh thổ.
B. tạo ra một mạng lưới điện phủ khắp cả nước.
C. kết hợp giữa nhiệt điện và thuỷ điện thành mạng lưới điện quốc gia.
D. đưa điện về phục vụ cho nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

Câu 6: Biểu hiện nào sau đây là chung nhất chứng tỏ kinh tế của các nước ASEAN còn chênh lệch nhau nhiều?

A.    Quá trình và trình độ đô thị hóa giữa các quốc gia khác nhau.
B. GDP một số nước rất cao, trong khi nhiều nước thấp.
C. Số hộ đói nghèo giữa các quốc gia không giống nhau.
D. Việc sử dụng tài nguyên ở nhiều quốc gia còn chưa hợp lí.

Câu 7: Việt Trì là một trung tâm công nghiệp

A. Có quy mô trung bình, có ý nghĩa địa phương.
B. Có quy mô rất nhỏ, có ý nghĩa địa phương.
C. Có quy mô lớn, có ý nghĩa quốc gia.
D. Có quy mô trung bình, có ý nghĩa vùng.

Câu 8: Một trong những điều kiện kinh tế-xã hội làm cho hoạt động đánh bắt thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện phát triển mạnh là do

A. hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn.
B. có các cơ sở chế biến thủy, hải sản phát triển.
C. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
D. đường bờ biển dài, nhiều bãi tôm, bãi cá.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết 2 vùng chuyên canh cao su lớn ở nước ta?

A. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Câu 10: Quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với rừng phòng hộ là

A.    bảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng rừng.
B. bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia,và các khu bảo tồn thiên nhiên.
C. xây dựng các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học của các vườn quốc gia
D. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc

 

ĐÁP ÁN

1

C

2

B

3

C

4

B

5

A

6

B

7

A

8

B

9

D

10

D

 

----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Bắc Yên. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Thảo luận về Bài viết

Có Thể Bạn Quan Tâm ?