TRƯỜNG THCS TÂY SƠN | ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 9 Thời gian: 120 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
Ở đậu Hà Lan, người ta xét sự di truyền của tính trạng màu sắc và hình dạng hạt. Mỗi cặp tính trạng được qui định bởi một cặp gen, tính trạng trội là trội hoàn toàn.
Trong một phép lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng thu được F1 có kiểu hình 100% hạt màu vàng, vỏ trơn. Cho F1 tiếp tục thụ phấn với nhau được F2 có tỉ lệ như sau: 315 hạt màu vàng, vỏ trơn : 101 hạt màu vàng, vỏ nhăn : 108 hạt màu xanh, vỏ trơn : 32 hạt màu xanh, vỏ nhăn.
Giải thích như thế nào để xác định qui luật di truyền của các tính trạng trên?
Xác định kiểu gen, kiểu hình của P và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Nếu F3 phân li theo tỉ lệ 1 hạt màu vàng, vỏ trơn : 1 hạt màu vàng, vỏ nhăn : 1 hạt màu xanh, vỏ trơn : 1 hạt màu xanh, vỏ nhăn thì 2 cá thể bố mẹ ở F2 có kiểu gen, kiểu hình như thế nào?
Câu 2:
Tế bào ở một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội được kí hiệu là AaBbDdXX. Từ 5 tế bào sinh dục sơ khai của cá thể này đều trải qua số lần nguyên phân như nhau đã lấy từ môi trường nội bào 2520 NST đơn. Có 6,25% trong số tế bào tạo ra trải qua giảm phân và tất cả các tế bào đều được thụ tinh. Biết các quá trình phân bào diễn ra bình thường.
Xác định tên loài và giới tính của loài này.
Tính số lần nguyên phân của 5 tế bào trên. Số hợp tử được tạo thành là bao nhiêu?
Các kiểu giao tử có thể có được sinh ra từ tế bào của loài trên được viết như thế nào?
Câu 3:
So sánh sự khác nhau trong cấu trúc của ADN và Prôtêin?
b.Protêin liên quan đến những hoạt động sống nào của cơ thể
Trong điều kiện bình thường, cấu trúc đặc thù của Prôtêin ở các thế hệ tế bào con có bị thay đổi không? Vì sao?
Câu 4:
Một cặp gen Bb tồn tại trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Gen B có chiều dài 5100 A0 và có hiệu số A - G = 20%. Gen b có 150 chu kì xoắn và có hiệu số T - G = 300 nuclêôtit.
Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại của cặp gen Bb
Tế bào chứa cặp gen Bb nguyên phân 3 đợt liên tiếp đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp số lượng nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu?
Câu 5:
a)Hãy cho biết những điểm khác nhau căn bản giữa đột biến và thường biến.
b) Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen?./.
ĐÁP ÁN
Câu 1.
a/ - Xét riêng từng cặp tính trạng ở F2: (Tỉ lệ phân li từng loại tính trạng ở F2)
Xét chung kết quả ở F2: (Tỉ lệ phân li các tính trạng ở F2)
Tỉ lệ ở F2: 315 hạt màu vàng, vỏ trơn : 101 hạt màu vàng, vỏ nhăn : 108 hạt màu xanh, vỏ trơn : 32 hạt màu xanh, vỏ nhăn 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, (trơn : 1 xanh, nhăn = (3 : 1) (3 : 1==> Các cặp tính trạng trên di truyền độc lập với nhau.
Tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền theo qui luật phân li độc lập.
b/ - Từ (1) và (2)à Các tính trạng trội là vàng và trơn.
Các tính trạng lặn là xanh và nhăn.
- Qui ước gen: Gen A: vàng Gen a: xanh
Gen B: trơn Gen b: nhăn
F2 có 16 hợp tử. Vậy mỗi cá thể F1 phải cho ra 4 loại giao tử nghĩa là phải dị hợp tử 2 cặp gen (AaBb).
P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản nên kiểu gen của
P: AABB (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn)
hoặc P: AAbb (vàng, nhăn) x aaBB (xanh, trơn)
(Xác định chỉ có 1 trường hợp đạt 0 điểm và không tính điểm phần sơ đồ lai)
Sơ đồ lai:
+ Trường hợp 1:
P: AABB (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn)
G: AB ab
F1: 100% AaBb (vàng, trơn)
+ Trường hợp 2:
P: AAbb (vàng, nhăn) x aaBB (xanh, trơn)
G: Ab aB
F1: 100% AaBb (vàng, trơn)
Cả 2 trường hợp đều cho F1 như nhau.
F1: AaBb (vàng, trơn) x AaBb (vàng, trơn)
G: AB : Ab : aB : ab AB : Ab : aB : ab
F2:
\(\frac{\begin{array}{l} {\rm{1AA}}BB\\ 2AaBB\\ 2AABb\\ 4AaBb \end{array}}{{9A - B - }};\frac{\begin{array}{l} 1AAbb\\ 2Aabb \end{array}}{{3A - bb}};\frac{\begin{array}{l} 1aaBB\\ {\rm{2aa}}Bb \end{array}}{{3aaB - }};1aabb\)
9 Vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn (0,5đ)
HS có thể lập khung Pennet (không chia nhỏ điểm)
c/ * Tỉ lệ ở F3: 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn =
(1 : 1) (1: 1)==> mỗi cặp tính trạng phân li đúng với kết quả trường hợp 2 của phép lai phân tích.
* Vậy F2 có kiểu gen là AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn)
hoặc Aabb (vàng, nhăn) x aaBb (xanh, trơn)
(Xác định chỉ có 1 trường hợp đạt 0 điểm và không tính điểm phần sơ đồ lai)
Sơ đồ lai kiểm chứng:
Trường hợp 1:
F2: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn)
G: AB : Ab : aB : ab ab
F3: AaBb : Aabb : aaBb : aabb
1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
Trường hợp 2:
F2: Aabb (vàng, nhăn) x aaBb (xanh, trơn)
G: Ab : ab aB : ab
F3: AaBb : Aabb : aaBb : aabb
1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
HS có thể lập luận theo cách khác đúng và phù hợp là đạt điểm.
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1:
Đem giao phối 2 dòng chuột (1) và (2) thu được chuột F1. Sau đó đem giao phối chuột F1 với :
Chuột (3) thu được: 89 chuột lông đen,ngắn ; 92 chuột lông đen ,dài ; 29 chuột lông trắng, ngắn; 28 chuột lông trắng, dài.
Chuột (4) thu được: 121 chuột lông đen, ngắn ; 118 chuột lông trắng, ngắn ;
41 chuột lông đen, dài; 39 chuột lông trắng, dài.
Xác định kiểu gen của chuột (1), (2), (3), (4).
Câu 2:
Sau khi học xong bài “Nguyên phân, giảm phân”, bài “Phát sinh sinh giao tử và thụ tinh”, bạn An trao đổi với bạn Bình một số vấn đề:
2.1 Bạn An cho rằng hai quá trình nguyên phân, giảm phân có nhiều điểm giống nhau. Ngược lại, bạn Bình cho rằng chúng là hai quá trình có nhiều điểm khác nhau. Các điểm khác nhau đó giúp ích rất nhiều vào việc giải các bài tập về “Phát sinh giao tử và thụ tinh”.
Bằng kiến thức của mình, em hãy so sánh hai quá trình nguyên phân và giảm phân để chứng tỏ những điều mà hai bạn An và Bình đã trao đổi.
Giả sử hai bạn An và Bình có bài tập sau:
2.2 Trong tinh hoàn của 1 thỏ đực (2n = 44) có 6 tế bào mầm nguyên phân liên tiếp 1 số lần và tạo ra tổng số tế bào con có chứa 2112 tâm động.
Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào mầm.
Các tế bào con sau nguyên phân đều trở thành các tinh bào bậc I phát triển tạo thành tinh trùng. Các tinh trùng đều tham gia thụ tinh tạo ra 3 hợp tử. Xác định hiệu suất tinh trùng.
Em hãy giúp hai bạn giải bài tập trên.
Câu 3:
Một đoạn phân tử ADN có 150 vòng xoắn và có 20% Ađênin. Hãy xác định:
Tổng số nucleotit và chiều dài của đoạn ADN.
Số lượng từng loại nucleotit của đoạn ADN.
Khi gen tự nhân đôi 4 lần thì môi trường đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại?
Tính số liên kết hiđrô bị phá vỡ trong quá trình này.
Câu 4:
1.Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào quy định?Nêu chức năng cơ bản của ADN
2. Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong cơ chế di truyền? Nếu vi phạm nguyên tắc trên sẽ dẫn tới hậu quả gì?
Câu 5:
1.Phân biệt thường biến với đột biến?
2.Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật ?
ĐÁP ÁN
Câu 1
a. Chuột F1 x chuột (3)
\(\frac{{Den}}{{Trang}} = \frac{{89 + 92}}{{29 + 28}} = \frac{3}{1} \to \)Đen trội hoàn toàn so với trắng
\(\frac{{Ngan}}{{Dai}} = \frac{{89 + 29}}{{92 + 28}} = \frac{1}{1} \to \)
Chuột F1 x chuột (4)
\(\begin{array}{l} \frac{{Den}}{{Trang}} = \frac{{121 + 41}}{{118 + 39}} = \frac{1}{1}\\ \frac{{ngan}}{{Dai}} = \frac{{121 + 118}}{{41 + 39}} = \frac{3}{1} \end{array}\)→ Ngắn trội hoàn toàn so với dài
Quy ước: Đen -> A
Trắng -> a
Ngắn -> B
Dài -> b
Chuột F1 x chuột (3):
F1 = 3 đen : 1trắng = 4 kiểu tổ hợp giao tử = 2 x 2
Muốn có 2 loại giao tử -> Đen ( Aa) x Đen ( Aa)
F1 = 1 ngắn : 1 dài = 2 kiểu tổ hợp giao tử = 2 x 1
Muốn có 2 loại giao tử -> Ngắn ( Bb )
Muốn có 1 loại giao tử -> Dài ( bb )
=> AaBb x Aabb
Chuột F1 x chuột (4):
F1 = 1 đen : 1trắng = 2 kiểu tổ hợp giao tử = 2 x 1
Muốn có 2 loại giao tử -> Đen ( Aa) x Trắng ( aa)
F1 = 3 ngắn : 1 dài = 4 kiểu tổ hợp giao tử = 2 x 2
Muốn có 2 loại giao tử -> Ngắn ( Bb )
=> AaBb x aaBb
=> Chuột F1 : AaBb
Chuột (1) : AABB , Aabb
Chuột (2) : aabb , aaBB
Chuột (3) : Aabb
Chuột (4) : aaBb
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
Câu I:
Cấu trúc điển hình của nhiễm sắc thể được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó?
Phân biệt quá trình nguyên phân và giảm phân?
Câu II:
So sánh quá trình tổng hợp ADN và ARN?
Câu III:
Xét 6 tế bào mầm ở vùng sinh sản đều trải qua nguyên phân liên tiếp 9 đợt. 1,5625% số tế bào con sinh ra phát triển thành tinh nguyên bào, thực hiện quá trình giảm phân. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 12,5% , của trứng là 25%.
a)Xác định số hợp tử được tạo thành
b)Xác định số noãn nguyên bào đã tham gia vào giảm phân tạo trứng.
Câu IV:
Trong một đoạn phân tử ADN, hiệu số giữa nuclêôtit loại A với một loại nuclêôtit khác bằng 10% tổng số nuclêôtit của đoạn ADN. Cho biết loại T = 900.
Tính chiều dài đoạn ADN và số nuclêôtit mỗi loại .
Tính số liên kết hiđrô và số liên kết cộng hoá trị có trong đoạn ADN.
Câu V:
Nêu hai dạng đột biến làm thay đổi cấu trúc của gen khi số liên kết hyđrô của gen
a.Tăng thêm 2 liên kết hyđrô.
b.Giảm đi 2 liên kết hyđrô.
c.Không thay đổi
Nếu một người phụ nữ có bộ nhiễm sắc thể có cặp nhiễm sắc thể giới tính có 1 chiếc
a.Em hãy cho biết gười đó bị mắc bệnh gì?Biểu hiện bệnh như thế nào ?
b.Nêu cơ chế hình thành bệnh đó?
Câu VI:
Người ta lai lúa mì thuần chủng thân cao, hạt màu đỏ với lúa mì thuần chủng thân thấp, hạt màu trắng, ở F1 thu được: 62 thân cao, hạt màu đỏ : 122 thân cao, hạt màu vàng : 60 thân cao, hạt màu trắng : 21 thân thấp, hạt màu đỏ : 40 thân thấp hạt màu vàng : 22 thân thấp hạt màu trắng.
Biết rằng mỗi tính trạng được quy định bởi một cặp gen nằm trên NST thường, các gen phân li độc lập.
Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai.
ĐÁP ÁN
Câu I:
1.
Cấu trúc điển hình của nhiễm sắc thể được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào.
-Cấu trúc của nhiễm sắc thể
+ Hình dạng: hình hạt, hình que, hình chữ V. Dài: 0,5 – 50 micromet, đường kính 0,2 – 2 micromet.
+ Cấu trúc: Gồm 2 cromatit ( nhiễm sắc tử chị em ) gắn với nhau ở tâm động ( eo thứ nhất ) chia nó làm hai cánh.Tâm động là điểm đính nhiễm sắc thể vào sợi tơ trong thoi phân bào. Một số nhiễm sắc thể còn có eo thứ hai. Mỗi cromatit gồm chủ yếu một phân tử ADN và prôtêin loại histôn
2.Phân biệt quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân
-Khác nhau
ĐĐ so sánh | Nguyên phân | Giảm phân |
Xảy ra ở tế bào | Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào mầm sinh dục. | Chỉ xảy ra ở giai đoạn chín của tế bào sinh dục trong quá trình hình thành giao tử. |
Cơ chế | Một lần phân bào | Hai lần phân bào liên tiếp( phân bào I và phân bào II ) . |
Kì đầu | Các NST kép trong cặp NST tương đồng không có xảy ra hiện tượng tiếp hợp theo chiều dọc và trao đổi chéo. | Giảm phân I: các NST kép trong cặp NST tương đồng có xảy ra hiện tượng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể trao đổi chéo. |
Kì giữa | Các NST kép tập chung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. | Giảm phân I: các NST kép tập chung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. |
Kì sau | Các NST kép che dọc thành 2 NST đơn phân li độc lập về 2 cực của tế bào. | Giảm phân I: các NST kép trong cặp NST tương đồng phân li độc lập về 2 cực của tế bào. |
Kì cuối | Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được hình thành với số lượng NST là 2n. | Các NST kép nằm gọn trong nhân mới được hình thành với số lượng NST là n kép ở giảm phân I còn ở giảm phân II Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được hình thành với số lượng NST là n đơn. |
Kết quả | Từ 1 tế bào có bộ NST là 2n tạo ra 2 tế bào có bộ NST là 2n. | Từ 1 tế bào có bộ NST là 2n tạo ra 4 tế bào có bộ NST là n. |
Ý nghĩa | Làm tăng số lượng tế bào lưỡng bội giúp cơ thể lớn lên, giúp duy trì và ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể đối với loài sinh sản vô tính. | Tạo ra các giao tử có bộ NST là n khác nhau về nguồn gốc. |
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1:
Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau, kì cuối trong giảm phân có gì khác với trong nguyên phân?
Kết quả của giảm phân I có điểm nào khác căn bản so với kết quả của giảm phân II? Trong hai lần phân bào của giảm phân, lần nào được coi là phân bào nguyên nhiễm, lần nào được coi là phân bào giảm nhiễm?
Câu 2:
Xét 6 tế bào cùng loài đều thực hiện nguyên phân số lần bằng nhau đã hình thành 192 tế bào con. Xác định số đợt nguyên phân của mỗi tế bào?
Nếu quá trình nguyên phân cần được môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 2232 NST đơn bội thì bộ NST lưỡng bội của loài bằng bao nhiêu?
Câu 3:
So sánh sự khác nhau trong cấu trúc của ADN và Prôtêin?
Protêin liên quan đến những hoạt động sống nào của cơ thể?
Trong điều kiện bình thường, cấu trúc đặc thù của Prôtêin ở các thế hệ tế bào con có bị thay đổi không? Vì sao?
Câu 4:
Xét một cặp NST tương đồng chứa một cặp gen dị hợp là: Aa, mỗi gen đều dài 4080 Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết Hiđrô, gen lặn có 3240 liên kết hiđrô.
Số lượng từng loại nucleotit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên bằng bao nhiêu?
Khi có hiện tượng giảm phân lần I, nhiễm sắc thể phân li không bình thường thì số lượng từng loại nucleotit trong mỗi loại giao tử được hình thành là bao nhiêu?
Câu 5:
Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa đột biến gen với đột biến NST?
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Tổng điểm:
Các kì | Giảm phân I | Nguyên phân |
Kì đầu | Có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST trong cặp tương đồng | Không có |
Kì giữa | Các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của th i phân bào | Các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. |
Kì sau | Có sự phân li độc lập của các NST kép trong cặp tương đồng về mỗi cực của tế bào | Mỗi NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về 2 cực của tế bào. |
Kì cuối | Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới với số lượng là n kép NST | Mỗi NST đơn ở mỗi cực chui vào 2 nhân mới vừa hình thành để tạo ra 2 tế bào con có bộ NST là 2n đơn |
-Qua giảm phân I, số lượng NST ở mỗi tế bào con giảm đi một nửa nhưng mỗi NST ở trạng thái kép.
-Qua giảm phân II, từ 1 tế bào chứa n NST kép hình thành 2 tế bào con, mỗi tế bào con chứa n NST đơn)
-Trong 2 lần giảm phân:
+ Lần I là phân bào giảm nhiễm, vì bộ NST giảm đi 1 nửa, chỉ còn n NST kép.
+ Lần II là phân bào nguyên nhiễm, vì bộ NST là n nhưng ở trạng thái đơn.
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1:
Cho lúa thân cao, chín muộn lai với lúa thân thấp, chín sớm F1 thu được 100% lúa thân cao, chín sớm. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có kết quả như thế nào? Biết rằng tính trạng chiều cao và thời gian chín của hạt di truyền độc lập với nhau.
Muốn tìm được lúa thân cao, chín sớm ở F2 thuần chủng ta làm như thế nào?
Câu 2:
Thế nào là cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người? Trình bày cơ chế xác định giới tính ở người? Vì sao trong cấu trúc dân số của mỗi quốc gia, tỉ lệ nam: nữ thường xấp xỉ là 1:1?
Câu 3:
Một TB sinh dục sơ khai của 1 loài thực hiện nguyên phân liên tiếp 1 số đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 504 NST đơn mới. Các TB con sinh ra từ đợt nguyên phân cuối cùng đều giảm phân bình thường tạo ra 128 tinh trùng chứa NST Y.
a). Số đợt nguyên phân của TB sinh dục sơ khai?
b). Xác định bộ NST 2n của loài?
Câu 4:
So sánh sự khác nhau trong cấu trúc của ADN và Prôtêin?
b.Protêin liên quan đến những hoạt động sống nào của cơ thể?
Câu 5:
Một gen có tích của 2 loại nu bổ sung cho nhau bằng 9% tổng số nu của gen.
Tính % từng loại nu của gen
Nếu gen đó có số lượng nu loậi G là 720, hãy xác định: số lượng các loại nu còn lại trong gen và số lượng các loại nu môi trường nội bào cần cung cấp cho gen trên tự nhân đôi 2 lần liên tiếp.
Câu 6:
a)Hãy cho biết những điểm khác nhau căn bản giữa đột biến và thường biến.
Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen?./.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người:
Là cặp số 23.
Đặc điểm:
+ Ở nữ gồm 2 chiếc giống nhau kí hiệu là XX.
+ Ở nam gồm 2 chiếc khác nhau kí hiệu là XY.
Chức năng: mang các tính trạng liên quan và không liên quan đến giới tính
Cơ chế xác định giới tính
Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh.
Sơ đồ cơ chế sinh con trai, con gái ở người:
P. Bố x Mẹ
44ª+XY 44ª+XX
G. 1(22ª+X): 1(22ª+Y) 22ª+X
F1 1(44ª+XX): 1(44ª+XY)
1 con gái: 1 con trai.
Ở người:
+ Sự phân li của cặp NST XY ở nam phát sinh ra 2 loại tinh trùng (X và Y) có số lượng ngang nhau (giới dị giao tử).Trong khi phụ nữ chỉ có 1 loại trứng mang NST X (giới đồng giao tử).
+ Quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.
+ Vì tinh trùng X và Y có số lượng ngang nhau nên khi thụ tinh cho trứng, tạo ra hợp tử XX và XY có tỉ lệ ngang nhau. Vì vậy trong cấu trúc dân số của mỗi quốc gia, dựa trên số lượng lớn, bao giờ tỉ lệ nam, nữ cũng xấp xỉ bằng nhau là 1:1.
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Tây Sơn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: