Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Nga Sơn

TRƯỜNG THCS NGA SƠN

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 150 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (2,5 điểm)

a) Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích thế hệ lai của Menđen gồm những điểm nào?

b) Biến dị tổ hợp là gì? Biến dị tổ hợp được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? Tại sao?

Câu 2: (2,0 điểm)

      Giải thích tại sao nhiễm sắc thể được xem là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào?    

Câu 3: (3,0 điểm)

      So sánh cấu tạo và chức năng di truyền của ADN và prôtêin.

Câu 4: (2,5 điểm)

Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất, cho ví dụ đối với vật nuôi và cây trồng.

Câu 5: (3,0 điểm)

Ở một loài động vật, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể cái XY. Quá trình thụ tinh tạo ra một số hợp tử có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 720, trong đó \(\frac{1}{{12}}\)là nhiễm sắc thể giới tính, số nhiễm sắc thể X gấp 2 lần nhiễm sắc thể Y.

Xác định số cá thể đực và cá thể cái đ­ược hình thành từ nhóm hợp tử trên, biết tỷ lệ hợp tử  XX phát triển thành cơ thể là \(\frac{7}{{10}}\), tỉ lệ hợp tử XY phát triển thành cơ thể là 40%.

Câu 6: (4,0 điểm)

      Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa một cặp gen dị hợp (Aa), mỗi gen đều dài 4080 Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết hiđrô; gen lặn a có 3240 liên kết hiđrô.

a) Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên bằng bao nhiêu?

  b) Khi có hiện tượng giảm phân I phân li không bình thường thì số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử được hình thành bằng bao nhiêu?

c) Nếu cho các loại giao tử không bình thường đó tái tổ hợp với giao tử bình thường chứa gen lặn nói trên thì số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi loại hợp tử bằng bao nhiêu?

Câu 7: (3,0 điểm)

Ở một loài côn trùng, cho P: Thân xám, cánh dài  X  Thân đen, cánh ngắn; F1: 100% xám, dài

Cho F1 lai với một cơ thể khác (dị hợp tử 1 cặp gen). Giả sử rằng F2 xuất hiện một trong hai trường hợp sau:

+ Trường hợp 1:   F2      →    2 xám, dài : 1 xám, ngắn : 1 đen, ngắn.

+ Trường hợp 2:   F2       →   3 xám, dài : 3 xám, ngắn : 1 đen, dài :  1 đen, ngắn.

       Biện luận và viết sơ đồ lai đối với từng trường hợp? Cho biết một gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, nhiễm sắc thể không thay đổi cấu trúc trong giảm phân

 

ĐÁP ÁN

 

Câu

Hướng dẫn chấm

Câu 1

(2,5 điểm)

a) Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích thế hệ lai của Menden gồm những điểm nào?

- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.

- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng.

b) Biến dị tổ hợp là gì? Biến dị tổ hợp được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? Tại sao?

- Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng đã có ở bố mẹ làm xuất hiện các kiểu hình khác bố mẹ.

- Biến dị tổ hợp xuất hiện ở những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính (giao phối)

- Sinh sản hữu tính được thực hiện bằng con đường giảm phân tạo giao tử và thụ tinh có xảy ra phân li độc lập, tổ hợp tự do và trao đổi đoạn giữa các NST đã tạo ra nhiều loại giao tử, nhiều loại hợp tử khác nhau về nguồn gốc và chất lượng.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (2,5 điểm):

1. Nguyên phân là gì? Vì sao gọi là nguyên phân ?

2. Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kỳ đầu, kỳ giữa và kỳ sau trong giảm phân I có gì khác với trong nguyên phân?

Câu 2 (3,0 điểm):

1. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Hãy xác định các biến dị tổ hợp có thể được tạo ra trong trường hợp sau:

P: AaBbDD   x AaBbDd.

Từ đó hãy nêu khái niệm, cơ chế phát sinh và ý nghĩa của biến dị tổ hợp?

2. Hiện tượng di truyền nào hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp? Vì sao?

Câu 3 (3,5 điểm):

1. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính?

2. Tại sao trong cấu trúc dân số, tỷ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1? Nói người mẹ quyết định giới tính của thai nhi là đúng hay sai? Vì sao?

Câu 4 (3,0 điểm):

1. Bằng các kiến thức đã học hãy giải thích tại sao sự di truyền của một cặp tính trạng lại tuân theo quy luật phân li?

2. Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào.

Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Hãy cho biết mỗi tế bào đang ở kì nào của quá trình phân chia tế bào nào? Nêu dấu hiệu để nhận biết?

Câu 5 (4,0 điểm): Ở một loài thực vật, các tính trạng quả đỏ, lá chẻ là trội hoàn toàn so với các tính trạng quả vàng, lá nguyên. Hai cặp tính trạng này do hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau quy định. Người ta thực hiện các phép lai sau:

- Phép lai 1: Cho cây quả đỏ, lá nguyên giao phấn với cây quả vàng, lá chẻ thu được F1 có 120 cây quả đỏ, lá chẻ; 118 cây quả đỏ, lá nguyên; 122 cây quả vàng, lá chẻ; 120 cây quả vàng, lá nguyên.

- Phép lai 2: Cho cây quả đỏ, lá chẻ giao phấn với cây quả đỏ, lá chẻ thu được F1 gồm 360 cây quả đỏ, lá chẻ và 120 cây quả vàng, lá chẻ.

Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên?

Câu 6 (4,0 điểm): Ở lợn, khi quan sát một tế bào sinh dục đực đang ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân, người ta đếm được 76 crômatit.

a. Tế bào đó nguyên phân 5 lần liên tiếp đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo ra bao nhiêu crômatit mới?

b. Giả thiết, có 1000 tế bào sinh tinh trùng giảm phân bình thường, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 1/1000, còn của trứng là 20%, mỗi tinh trùng chỉ thụ tinh với một trứng. Xác định số noãn bào 1 cần thiết cho quá trình thụ tinh  và số NST bị tiêu hủy trong quá trình sinh trứng?

c. Các hợp tử được tạo thành đã nguyên phân liên tiếp nhiều đợt với số lần bằng nhau, môi trường đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra 1064 nhiễm sắc thể đơn mới. Xác định số tế bào con sinh ra và số lần nguyên phân của mỗi hợp tử?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Yêu cầu đạt được

1

1.

- Nguyên phân là hình thức phân bào có thoi phân bào, xảy ra ở các tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma) và tế bào sinh dục sơ khai.

Qua quá trình nguyên phân, từ một tế bào mẹ tạo ra hai tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống như bộ NST của tế bào mẹ.

- Gọi là nguyên phân vì:

+ Trước khi tế bào phân chia, ở kỳ trung gian, các NST đơn đã tự nhân đôi thành NST kép.

+ Trong quá trình phân chia, ở kỳ sau, mỗi NST kép phân li thành hai NST đơn và được sợi thoi phân bào kéo về hai cực

=> Kết thúc phân bào, mỗi tế bào con sẽ nhận được một bộ NST giống như bộ NST của tế bào mẹ ban đầu.

2.

- Kỳ đầu của giảm phân I có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai NST kép tương đồng dẫn tới hoán vị gen.

Trong nguyên phân hầu như không có hiện tượng này.

- Kỳ giữa giảm phân I các NST tập trung và xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Trong nguyên phân, các NST kép chỉ sắp thành 1 hàng.

- Kỳ sau của giảm phân I, mỗi NST kép trong cặp tương đồng tách nhau ra và phân li về hai cực của tế bào. Khi đó mỗi cực của tế bào có 1 nửa số NST kép trong bộ lưỡng bội 2n.

Còn trong quá trình nguyên phân, mỗi NST kép sẽ phân li thành hai NST đơn và di chuyển về hai cực, cho nên ở mỗi cực có 2n NST đơn.

(HS nêu được bản chất vấn đề nhưng diễn đạt theo cách khác vấn được điểm tối đa)

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (2đ)

a. Quang hợp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt của quá trình quang hợp.

b. Bằng  một chậu cây xanh, cuộn băng giấy đen, cồn 90, nước, dung dịch Iốt loãng và các dụng cụ thí nghiệm cần thiết em hãy bố trí thí nghiệm để xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng.

Câu 2: (2đ)

Sắp xếp các loài cá sau đây theo hướng tiến hóa từ thấp đến cao và nêu đặc điểm cơ bản để phân biệt chúng: cá Cóc Tam Đảo, cá Voi xanh, cá Mập, cá Chép, cá Sấu.

Câu 3: (4đ)

a. Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Bạn Lan nặng 40kg em hãy tính xem cơ thể bạn Lan có khoảng bao nhiêu lít máu?

b. So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện.

Câu 4: ( 4đ)

a. Di truyền, biến dị, biến dị tổ hợp là gì? Biến dị tổ hợp được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào?

b. Trình bày cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và Prôtêin.

Câu 5: (5đ)

1. Ở cà chua, Quả màu đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả màu vàng. Biết rằng mỗi gen qui định một tính trạng, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và không xảy ra hiện tượng đột biến khi:

a. Đem lai hai thứ cà chua thuần chủng quả vàng và quả đỏ với nhau, đời con lai có kiểu hình như thế nào?

b. Trong một thí nghiệm lai hai thứ cà chua quả đỏ với nhau, thế hệ con lai xuất hiện một số cây cà chua quả vàng thì kiểu gen của các cây quả đỏ đem lai như thế nào?

c. Cho thụ phấn ngẫu nhiên giữa các cây đều có quả màu đỏ thì tỉ lệ phân li ở đời con lai sẽ như thế nào?

  1. . Một gen dài 5100A, có 25% A. Trên mạch thứ nhất có 300T, trên mạch thứ hai có 250X. hãy xác định số lượng từng loại nucleotit của mỗi mạch đơn.

Câu 6: (3đ)

Một người đàn ông bị mù màu đỏ - lục (1) kết hôn với một phụ nữ bình thường (2) sinh được một người con gái (4) và một người con trai (5) không bị bệnh mù màu đỏ - lục . Người con gái lấy chồng bình thường (3) sinh được hai người con gái không bị bệnh (6,7) và một con trai bị bệnh mù màu đỏ - lục (8)

a. Dựa vào mô tả đó em hãy lập sơ đồ phả hệ về sự di truyền của bệnh mù màu đỏ - lục gia đình nói trên.

b. Cho biết gen quy định mù màu là gen trội hay lặn, có liên kết với giới tính hay không?

c. Xác định kiểu gen của những người trong phả hệ.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1 (2đ)

  1. .- Quang hợp là quá trình cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí Oxi.

- Sơ đồ quá trình quang hợp ở cây xanh

Khí cacbonic   +  Nước   tinh bột + khí oxi

  1. - Đặt chậu cây xanh vào chỗ tối hai ngày. Sau đó dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt. đem chậu cây đó để ra chỗ có nắng gắt từ 4 – 6 giờ.

+ Ngắt chiếc lá đó, bỏ băng giấy đen, cho vào cồn 90 đun sôi cách thủy  để tẩy hết chất diệp lục của lá, rồi rửa sạch trong cốc nước ấm.

+ Bỏ lá đó vào cốc đựng dung dịch iot loãng .

Kết quả: phần lá không bịt có màu xanh tím, phần lá bị bịt thì không .

Kết luận: Lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.


----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu I: (3,5 điểm)

1. Trong phạm vi kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống.

2. Thành phần nơ ron của một cung phản xạ và chức năng của mỗi thành phần đó.

Câu II: (3,0 điểm)

Gen B có 2400 nuclêôtit, trong đó số nuclêôtit loại A chiếm 15% tổng số nuclêôtit của gen.

1. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen B.

2. Gen B tự nhân đôi liên tiếp 3 lần. Tính số lượng liên kết hiđrô bị cắt đứt trong quá trình nói trên.

3. Gen B bị đột biến thành gen b có số nuclêôtit không đổi nhưng số liên kết hiđrô giảm 1 so với gen B. Hãy tính số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen b.

Câu III: (3,5 điểm)

1. Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non? tại sao nói ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hóa?

2. Vì sao khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa?

3. Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Nêu tính chất của hooc môn.

Câu IV: (3,0 điểm)

Qua một đợt giảm phân của một số noãn bào bậc I của thỏ, toàn bộ số thể cực được tạo ra là 48 đã bị tiêu biến cùng với 1056 NST chứa trong chúng. Hãy xác định:

1. Số NST lưỡng bội của thỏ.

2. Số lượng trứng đã được tạo ra và số NST có trong các trứng.

3. Số NST có trong các noãn bào bậc I.

Câu V: (3,0 điểm)

1. Nêu ba sự kiện cơ bản về hoạt động của nhiễm sắc thể chỉ có trong giảm phân mà không có trong nguyên phân.

2. Các tế bào con được tạo ra qua nguyên phân khác với các tế bào con được tạo ra qua giảm phân như thế nào?

Câu VI: (4,0 điểm)

Ở đậu Hà Lan các tính trạng hạt vàng, trơn, thân cao là trội hoàn toàn so với các tính trạng tương ứng hạt xanh, nhăn, thân thấp. Cho biết các gen di truyền phân li độc lập.

1. Cho 2 cây đậu chưa biết kiểu gen lai với nhau được thế hệ lai phân li theo tỷ lệ 37,5% cây hạt vàng, trơn: 37,5% cây hạt vàng, nhăn: 12,5% cây hạt xanh, trơn: 12,5% cây hạt xanh, nhăn. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai.

2. Không cần lập sơ đồ lai hãy xác định tỷ lệ cây hạt vàng, trơn, thân cao và cây hạt vàng, nhăn, thân thấp được tạo ra khi lai 2 cây đậu không thuần chủng cả 3 cặp tính trạng trên với nhau.

ĐÁP ÁN

Câu I: (3,5 điểm)

1.* Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể:

-Cơ thể được cấu tạo từ nhiều hệ cơ quan, mỗi hệ cơ quan do nhiều cơ quan hợp lại, mỗi cơ quan do tập hợ bởi nhiều mô có chức năng giống nhau, mỗi do nhiều tế bào có hình dạng, cấu tạo và chức năng giống nhau hợp thành.

Ví dụ: Hệ cơ được cấu tạo từ các tế bào cơ.

           Hệ xương xương được cấu tạo từ các tế bào xương.

-Tất cả mọi tế bào trong cơ thể đều có thể thức cấu tạo rất giống nhau bao gồm: Màng sinh chất, chất tế bào, nhân tế bào.

          Vì vậy tế bào được xem là đơn vị cấu trúc của cơ thể.

* Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể:

-Tất cả hoạt động của cơ thể đều xảy ra ở tế bào như:

+ Màng sinh chất giúp thực hiện sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.

+Tế bào chất là nơi xảy ra các hoạt động sống như: Ti thể là nơi tạo ra năng lượng cho hoạt động tế bào và cơ thể. Ribôxôm là nơi tổng hợp Prôtêin. Bộ máy Gôngi thực hiện chức năng bài tiết…

-Tất cả hoạt động nói trên làm cơ sở cho sự sống, sự lớn lên và sinh sản của cơ thể, đồng thời giúp cơ thể phản ứng chính xác các tác động của môi trường sống.

       Vì vậy tế bào được xem là đơn vị chức năng của cơ thể.

2.Thành phần Nơ ron của một cung phản xạ và chức năng của mỗi thành phần:

*Nơ ron hướng tâm: Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh.

*Nơ ron trung gian: Nằm ở trung ương thần kinh, làm nhiệm vụ chuyển giao xung thần kinh từ nơ ron hướng tâm sang nơ ron li tâm.

*Nơ ron li tâm: Dẫn xung thần kinh vận động từ trung ương đến cơ quan phản ứng.

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1 (2 điểm ).

Tại sao nói sự đóng và duỗi xoắn của NST ở những tế bào có khả năng phân chia mang  tính chất chu kỳ ? Sự đóng và duỗi xoắn của NST có ý nghĩa sinh học như thế nào?

Câu 2 (2 điểm ).

Trong tế bào sinh dưỡng của một loài mang các gen A, a, B, b, D, d. Hãy xác định  kiểu gen có thể có của tế bào đó?

Câu 3 (2 điểm ).

a. Phân loại các đột biến. Đột biến có vai trò gì?

b. Loại đột biến gen nào không làm thay đổi số lượng, thành phần nuclêôtit của gen? Đột biến như vậy có thể làm thay đổi tính trạng của sinh vật hay không? Tại sao?

Câu 4 (1 điểm ).

Em hiểu thế nào là thông tin di truyền? Thông tin di truyền được truyền lại cho thế hệ sau bằng cơ chế nào?  

Câu 5(1 điểm ).

Tại sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây nên hiện tượng thái hóa?

Câu 6 (2 điểm ).

Một tế bào của một loài thực vật có 2n = 24  nguyên phân một số lần liên tiếp tạo được nhóm tế bào A chứa 3072 NST đơn. Các tế bào nhóm A tiếp tục nguyên phân ba lần. Trong lần phân chia đầu tiên của các tế bào nhóm A, một số tế bào không hình thành thoi phân bào. Tổng số tế bào con do các tế bào nhóm  A nguyên phân tạo ra là  1012 tế bào.

a. Tính số lần nguyên phân của tế bào ban đầu và số lượng tế bào  nhóm A?

b. Tính số tế bào không hình thành thoi phân bào trong lần phân chia đầu tiên của nhóm A và số NST có trong các tế bào con do các tế bào nhóm A nguyên phân tạo thành?

 

ĐÁP ÁN

Câu 1: 2 điểm 

Ý 1( 1điểm): Vì ở kỳ trung gian NST ở dạng duỗi xoắn, sau đó bắt đầu đóng xoắn ở kỳ đầu và đạt mức đóng xoắn cực đại ở kỳ giữa ; sang kỳ sau NST bắt đầu duỗi xoắn và tiếp tục duỗi xoắn ở kỳ cuối. Khi TB con được tạo thành ở kỳ trung gian NST duỗi xoắn hoàn toàn, sau đó NST lại tiếp tục đóng và duỗi xoắn có tính chất chu kỳ qua các thế hệ TB.

Ý 2( 1điểm): Ý nghĩa sinh học của sự đóng và duỗi xoắn:

- Đóng xoắn (0.5 điểm):

 + Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tập trung NST tại mặt phẳng xích đạo của thoi phận bào sau (0.25 điểm)

 +  Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân ly về hai cực ( 0.25 điểm).

- Duỗi xoắn( 0.5 điểm):

  + Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tổng hợp ARN (0.25 điểm)

  + Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự sao của ADN (0.25 điểm)

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Nga Sơn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?