TRƯỜNG THCS ĐỒNG VĂN | ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO 10 CHUYÊN NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC Thời gian: 150 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (3,0 điểm)
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen gồm 2 alen quy định, hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Khi lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thu được F1. Trong tổng số 10000 cây F1 thì thấy xuất hiện một cây hoa trắng. Hãy đưa ra các giả thuyết để giải thích sự xuất hiện cây hoa trắng ở F1.
Câu 2. (3,0 điểm)
a. Thế nào là tính trạng, cặp tính trạng tương phản? Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?
b. Quan sát 4 nhóm tế bào sinh dục của một loài sinh vật có 2n = 8 NST đang tiến hành giảm phân ở các thời điểm phân bào: kì đầu 1, kì sau 1, kì đầu 2 và kì sau 2. Tổng số NST kép và NST đơn trong tất cả các tế bào của 4 nhóm đó là 640, trong đó số NST kép bằng số NST đơn và số NST ở kì đầu 1, kì sau 1, kì đầu 2 tương ứng theo tỉ lệ 1 : 3 : 4. Tính số lượng tế bào của mỗi nhóm tế bào trên. Biết rằng các tế bào trong cùng một nhóm ở cùng một thời điểm phân bào và quá trình giảm phân xảy ra bình thường.
Câu 3. (4,0 điểm)
a. Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào? Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa?
b. Người ta cho một quần thể thực vật lưỡng bội tự thụ phấn liên tiếp qua một số thế hệ đã thu được tỉ lệ kiểu gen như sau:
\(\frac{3}{{16}}{\text{AA:}}\frac{2}{{16}}{\text{Aa:}}\frac{{11}}{{16}}{\text{aa}}\)
Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen của quần thể ở thế hệ ban đầu và số thế hệ tự thụ phấn. Biết rằng không có đột biến xảy ra, số cây con của các phép lai đều bằng nhau.
Câu 4. (3,5 điểm)
a. Ở một loài động vật, có 2 tế bào sinh trứng có kiểu gen AabbDd tiến hành giảm phân bình thường tạo giao tử. Số loại trứng thực tế có thể có là bao nhiêu ? Hãy viết kiểu gen tương ứng với số loại trứng thực tế nói trên?
b. Ở một loài thực vật, cho giao phấn cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa vàng (P) thu được thế hệ F1 100% thân cao, hoa đỏ. Cho F1 lai với cây thân cao, hoa đỏ (cây T) chưa biết kiểu gen, ở F2 thu được hai loại kiểu hình với tỉ lệ 3 : 1. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, không có đột biến xảy ra, các giao tử có sức sống và xác suất thụ tinh ngang nhau, các hợp tử có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2.
Câu 5. (2,5 điểm)
Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ.
Dựa vào sơ đồ phả hệ hãy cho biết:
a. Bệnh trên do gen lặn hay gen trội quy định? Có liên kết với giới tính hay không?
b. Xác định kiểu gen của những người trong phả hệ.
c. Người con gái III13 lấy chồng bình thường về bệnh trên thì xác suất sinh đứa con đầu lòng không bị bệnh chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 6. (4,0 điểm)
a. Nêu sự khác nhau giữa tháp dân số trẻ và tháp dân số già?
b. Các sinh vật khác loài có những mối quan hệ sinh thái nào? Trình bày đặc điểm của các mối quan hệ đó.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Ý | Nội dung |
| - Quy ước: gen A – Hoa đỏ, gen a – Hoa trắng Pt/c: (Hoa đỏ) AA x (Trắng) aa - Bình thường không xuất hiện cây hoa trắng, cây hoa trắng chiếm tỉ lệ rất nhỏ \(\frac{1}{{10000}}\)→sự xuất hiện cây hoa trắng là do đột biến. |
* Trường hợp 1: do đột biến gen + Xảy ra đột biến giao tử: một giao tử A bị đột biến thành giao tử a | |
+ Pt/c: (Hoa đỏ) AA x (Trắng) aa GP A, A → a a F1: aa – cây hoa trắng | |
+ Xảy ra trong 1 hợp tử Aa (A→a) tạo thành hợp tử aa phát triển thành cây hoa màu trắng. | |
*Trường hợp 2: do đột biến mất đoạn NST mang gen A - Cơ thể AA tạo ra một giao tử mất đoạn NST mang gen A. - Giao tử mất đoạn NST mang gen A thụ tinh với giao tử bình thường mang gen a tạo ra hợp tử đột biến có kiểu gen a - hoa trắng. | |
* Trường hợp 3: do đột biến lệch bội (dị bội) - Cơ thể AA tạo ra một giao tử mất NST chứa gen A (n-1). - Giao tử (n-1) thụ tinh với giao tử bình thường mang gen a (n) tạo thành hợp tử Oa (2n-1) phát triển thành cây hoa màu trắng. | |
- Hoặc cơ thể aa tạo ra 1 giao tử aa (n+1). Giao tử này kết hợp với giao tử mất NST chứa gen A (n-1) tạo thành hợp tử aa (2n) phát triển thành cây hoa màu trắng. (Nếu HS trình bày theo dạng sơ đồ mà đúng vẫn cho điểm tối đa) |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1. (1,5 điểm)
a) Tại sao Grêgo Menđen được xem là người đặt nền móng cho di truyền học?
b) Ở một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội (2n) sinh sản hữu tính, gen A nằm trên NST thường quy định tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng thân thấp. Em hãy trình bày các phương pháp để xác định kiểu gen của cây có kiểu hình thân cao.
Câu 2. (1,0 điểm)
a) Thế nào là hiện tượng di truyền liên kết? Hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen như thế nào?
b) Ở gà có bộ NST lưỡng bội 2n = 78, hãy xác định số nhóm gen liên kết và số nhóm tính trạng liên kết.
Câu 3. (1,0 điểm)
Trên mạch 1 của gen, tổng số nuclêôtit loại A và G bằng 50% tổng số nuclêôtit của mạch. Trên mạch 2 của gen này, tổng số nuclêôtit loại A và X bằng 60% và tổng số nuclêôtit loại X và G bằng 70% tổng số nuclêôtit của mạch. Hãy xác định:
a) Tỉ lệ % số nuclêôtit loại G trên mạch 2 của gen.
b) Tỉ lệ \(\frac{{A + T}}{{G + X}}\) của gen.
c) Tổng số liên kết hiđrô của gen. Biết rằng trên mạch 1 có 240 nuclêôtit loại X.
Câu 4. (1,5 điểm)
Ở cà độc dược có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Người ta nghiên cứu sự phân bào nguyên phân của 2 hợp tử (ký hiệu là I và II) thu được kết quả như sau:
- Hợp tử I nguyên phân liên tiếp 4 đợt, môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 375 NST đơn.
- Hợp tử II nguyên phân liên tiếp 3 đợt, các tế bào con được tạo ra ở lần nguyên phân cuối cùng chứa 288 NST ở trạng thái chưa nhân đôi.
Xác định số lượng NST trong mỗi loại hợp tử. Giải thích cơ chế hình thành mỗi loại hợp tử trên.
Câu 5. (1,5 điểm)
a) Có ý kiến cho rằng: Tự thụ phấn ở thực vật, giao phối gần ở động vật chỉ gây hậu quả xấu chứ không có vai trò gì trong sản xuất và chọn giống. Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Giải thích.
b) Một người nông dân trồng giống lúa DT10 đảm bảo quy trình kỹ thuật chăm sóc tốt nhất thì năng suất cũng chỉ đạt 60 - 65 tạ/ha. Người nông dân này không hiểu vì sao với kỹ thuật chăm sóc như vậy cũng không làm tăng năng suất của giống lúa DT10 hơn nữa. Em hãy giải thích nguyên nhân và đưa ra giải pháp giúp người nông dân có được năng suất lúa cao hơn như mong muốn.
Câu 6. (1,0 điểm)
Trong phong trào xây dựng nông thôn mới hiện nay, đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái kinh tế VAC có ý nghĩa dân sinh ngày càng nổi bật, có tiềm năng lớn về sản xuất tự túc và kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu cho gia đình và cho xã hội, góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu và chống suy thoái đa dạng sinh học.
Vậy theo em kiểu hệ sinh thái kinh tế VAC đó là gì? Hãy giải thích những ưu điểm của hệ sinh thái kinh tế VAC để làm rõ nhận định trên.
Câu 7. (1,5 điểm)
Ở một loài thực vật, khi cho lai giữa hai cây (P) thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản thu được F1 100% cây hoa đỏ, lá nguyên. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 4000 cây với 4 loại kiểu hình, trong đó có 250 cây hoa trắng, lá xẻ thùy. Biết rằng mỗi tính trạng do một cặp gen alen quy định, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, quá trình giảm phân xảy ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo.
a) Biện luận và xác định kiểu gen của P.
b) Cho tất cả các cây hoa đỏ, lá xẻ thùy ở F2 giao phấn ngẫu nhiên. Hãy xác định tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời F3.
Câu 8. (1,0 điểm)
Hãy trình bày các bước tiến hành sơ cứu cầm máu trong trường hợp bị chảy máu động mạch ở cổ tay. Vì sao những vết thương chảy máu động mạch ở tay, chân mới dùng biện pháp buộc dây garô còn ở các vị trí khác thì biện pháp buộc dây garô vừa không có hiệu quả cầm máu vừa có thể gây ra nguy hiểm cho tính mạng?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
Câu 1: 1.5 đ | a) Vì Ông có những đóng góp quan trọng cho di truyền học: - Phương pháp lai và phân tích cơ thể lai, đây là phương pháp độc đáo và có hiệu quả trong nghiên cứu di truyền học. - Người đầu tiên đưa ra quy luật phân li và quy luật phân li độc lập. Là các quy luật cơ bản của các quy luật di truyền khác. |
| b) - Sử dụng phép lai phân tích: cho cây thân cao (A-) x cây thân thấp (aa). Nếu kết quả của phép lai 100% thân cao => cây thân cao đem lai có kiểu gen AA, còn kết quả phép lai là phân tính thì cây thân cao đem lai có kiểu gen Aa. Sơ đồ lai: + TH1: P. AA (thân cao) x aa (thân thấp) G. A a F1. 100% Aa (thân cao) + TH2: P. Aa (thân cao) x aa (thân thấp) G. ½ A , ½ a a F1. ½ Aa (thân cao); ½ aa(thân thấp)
Sơ đồ lai: + TH1: P. AA (thân cao) x AA (thân cao) G. A A F1. AA (100% thân cao) + TH2: P. Aa (thân cao) x Aa (thân thấp) G. ½ A , ½ a ½ A , ½ a F1. ¼ AA : 2/4 Aa : ¼ aa ¾ thân cao : ¼ thân thấp |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1 (3,0 điểm).
1. Trình bày các khâu cơ bản của kỹ thuật gen.
2. Nêu vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống.
3. Trong chọn giống vật nuôi, cây trồng người ta dùng phương pháp gì để tạo ưu thế lai?
Câu 2 ( 4,0 điểm).
1. Bộ nhiễm sắc thể ở ngô 2n = 24. Một tế bào đang ở kỳ đầu của nguyên phân thì số lượng nhiễm sắc thể đơn, số tâm động, số crômatit trong tế bào là bao nhiêu?
2. Trong tế bào sinh dưỡng của một loài lưỡng bội, xét 2 cặp gen ký hiệu A, a và B, b. Các gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Hãy viết các kiểu gen có thể có của tế bào đó.
Câu 3 (2,0 điểm).
Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 2 loài như sau:
- Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến + 90o C, trong đó điểm cực thuận là +55oC.
- Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +56oC, trong đó điểm cực thuận là +32oC.
1. Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của 2 loài nói trên.
2. Nếu nhiệt độ môi trường thấp hơn 0oC hoặc cao hơn +56oC thì mức độ sinh trưởng của loài xương rồng sa mạc trên sẽ như thế nào?
Câu 4 (2,0 điểm).
1. Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào quy định? Nêu chức năng cơ bản của ADN.
2. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?
Câu 5 ( 3,5 điểm).
Khi cho lai 2 cây cà chua bố mẹ (P) với nhau, được F1 có kiểu gen đồng nhất. Cho F1 giao phấn với 3 cây cà chua khác, kết quả thu được:
- Với cây thứ nhất: 125 quả đỏ, tròn; 125 quả đỏ, dẹt; 125 quả vàng, tròn; 125 quả vàng, dẹt.
- Với cây thứ hai: 300 quả đỏ, tròn; 301 quả đỏ, dẹt; 100 quả vàng, tròn; 101 quả vàng, dẹt.
- Với cây thứ ba: 210 quả đỏ, tròn; 211 quả vàng, tròn; 70 quả đỏ, dẹt; 71 quả vàng, dẹt.
Biết rằng 1 gen quy định 1 tính trạng, các cặp gen phân li độc lập và chỉ xét tối đa 2 cặp gen.
1. Em hãy trình bày cách xác định tính trạng trội, lặn, kiểu gen, kiểu hình của P, F1, cây thứ nhất, cây thứ hai, cây thứ ba.
2. Viết sơ đồ lai giữa cây thứ nhất với cây thứ hai.
Câu 6 (2,5 điểm).
Một đoạn ADN có 120 chu kỳ xoắn. Trên mạch đơn thứ nhất có 300 nuclêôtit loại ađênin, trên mạch đơn thứ 2 có 240 nuclêôtit loại ađênin và 260 nuclêôtit loại xitôzin.
- Tính chiều dài của đoạn ADN nói trên.
- Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 và của cả đoạn ADN trên.
Câu 7 ( 3,0 điểm).
Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n = 8. Có bốn tế bào mầm (2n) nguyên phân liên tiếp với số đợt bằng nhau để tạo ra các tinh nguyên bào. Các tinh nguyên bào đều phát triển thành các tinh bào bậc 1 và giảm phân bình thường tạo ra các tế bào con. Các tế bào con đều phát triển thành tinh trùng, trong các tinh trùng mang NST giới tính X có tổng số 1024 NST đơn.
1. Hãy xác định số lần nguyên phân của tế bào mầm ban đầu.
2. Nếu 6,25% số tinh trùng mang NST Y và 3,125% tinh trùng mang NST X tham gia thụ tinh với các trứng thì sẽ tạo được bao nhiêu con đực, con cái?
Biết mỗi tinh trùng chỉ thụ tinh với một trứng để tạo một hợp tử, sự phát triển của hợp tử bình thường, tỷ lệ nở là 100%.
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
Câu 1. (3điểm). | 1. Trình bày các khâu cơ bản của kỹ thuật gen. 2. Nêu vai trò của của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống. 3. Trong chọn giống vật nuôi, cây trồng người ta dùng phương pháp gì để tạo ưu thế lai? |
1 | Gồm 3 khâu:
|
2 | Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện gen xấu để loại bỏ khỏi quần thể. |
3 | - Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng: lai khác dòng, lai khác thứ. - Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi: lai kinh tế. |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Như Menđen đã phát hiện màu hạt xám(A) ở đậu Hà Lan là trội so với hạt trắng(a). Trong các thực nghiệm sau, bố mẹ có kiểu hình đã biết nhưng chưa biết kiểu gen đã sinh ra đời con được thống kê như sau:
Phép lai 1- P: Xám × Trắng → F1: 82 xám: 78 trắng
Phép lai 2- P: Xám × Xám → F1: 117 xám: 38 trắng
Phép lai 3- P: Xám × Trắng → F1: 74 xám
Phép lai 4- P: Xám × Xám → F1: 90 xám
a. Hãy viết kiểu gen có thể có ở mỗi cặp cha mẹ trên.
b. Trong các phép lai 2,3,4 có thể dự đoán bao nhiêu hạt xám mà những cây sinh ra từ chúng sẽ cho hạt xám và hạt trắng.
c. Để kiểm tra kiểu gen hạt xám ở F1 thì phải thực hiện những phép lai nào?
Vẽ sơ đồ lai minh hòa?
d. Thế nào là phép lai phân tich?
Câu 2: Nguyên phân là gì ? Nêu những diễn biến cơ bản trong quá trình nguyên phân.
Câu 3: Hãy viết các loại giao tử của kiểu gen AaBbDdEe và kiểu gen \(\frac{{BVE}}{{bve}}\)
Câu 4: Có 5 tế bào tự nhân đôi liên tiếp một số lần tạo ra 1280 tế bào con. Hãy tính số lần tự nhân đôi của mỗi tế bào. (Biết số lần nhân đôi của mỗi tế bào đều bằng nhau).
Câu 5:
a) Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau trong giảm phân I có gì khác với trong nguyên phân ?
b) Kết quả của giảm phân I có điểm nào khác cơ bản so với kết quả của giảm phân II ? Trong hai lần phân bào của giảm phân, lần nào được coi là phân bào nguyên nhiễm, lần nào được coi là phân bào giảm nhiễm ?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
Câu 1 | a) 1. P: Xám × Trắng → F1: 82 xám: 78 trắng » 1:1 ⇒ P: Aa × aa → F1: 1Aa: 1aa 2. P: Xám × Xám → F1:118 xám: 39 trắng» 3:1 ⇒ P: Aa × Aa → F1: 1AA: 2Aa: 1aa 3. P: Xám × Trắng → F1:74 xám(100%) ⇒P: AA × aa → F1: 100% Aa 4. P: xám × xám → F1:90 xám ⇒ P: AA × AA → F1: 100% AA hoặc ⇒ P: AA × Aa → F1: 1 AA: 1Aa b) Hạt xám mà những cây sinh ra từ chúng sẽ cho hạt xám và hạt trắng có kiểu gen là Aa. Số hạt xám có kiểu gen Aa thu được ở:
c) Người ta có thể cho các cây ở F1 lai phân tích Viết sơ đồ lai:… d) - Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. + Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp. + Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp. |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1: (2,5 điểm)
- Hãy giải thích kết quả các phép lai dưới đây:
Phép lai | Kiểu hình của bố mẹ | Kiểu hình của F1 | Kiểu hình của F2 | |||
Thân đen, cánh thẳng | Thân đen, cánh cong | Thân xám, cánh thẳng | Thân xám, cánh cong | |||
1 | ♂ thân đen, cánh thẳng x ♀ thân xám, cánh cong | 100% thân đen, cánh thẳng |
80 |
|
|
27 |
2 | ♂ thân đen, cánh thẳng x ♀ thân xám, cánh cong | 100% thân đen, cánh thẳng |
314 |
106 |
104 |
35 |
b) Có hai loài cây kí hiệu là A và B cùng có hình thức sinh sản hữu tính; loài A luôn tạo ra nhiều biến dị tổ hợp hơn loài B. Đặc điểm nào về bộ nhiễm sắc thể của hai loài nhiều khả năng là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này? Giải thích?
Câu 2: (4,0 điểm)
a) Quan sát 4 nhóm tế bào sinh dục của một loài sinh vật có 2n = 8 NST đang tiến hành giảm phân ở các thời điểm phân bào: kì đầu 1, kì sau 1, kì đầu 2 và kì sau 2. Tổng số NST kép và NST đơn trong tất cả các tế bào của 4 nhóm đó là 640, trong đó số NST kép bằng số NST đơn và số NST ở kì đầu 1, kì sau 1, kì đầu 2 tương ứng theo tỉ lệ 1 : 3 : 4. Tính số lượng tế bào của mỗi nhóm tế bào trên. Biết rằng các tế bào trong cùng một nhóm ở cùng một thời điểm phân bào và quá trình giảm phân xảy ra bình thường.
b) Khi quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể trong tế bào của một cơ thể động vật có vú (2n) bình thường, thấy các nhiễm sắc thể như hình vẽ bên. Cho biết tế bào trên đang tiến hành hình thức phân bào gì? Vào giai đoạn nào? Bộ nhiễm sắc thể (2n) của loài động vật trên là bao nhiêu? Biết rằng không có đột biến phát sinh trong quá trình phân bào |
c) Quan sát một tế bào lưỡng bội ở một loài động vật đang phân bào bình thường thấy có 40 NST đơn đang phân ly về hai cực của tế bào.
- Xác định bộ NST lưỡng bội của loài động vật trên.
- Khi kết thúc phân bào, các tế bào con sinh ra còn có thể tiếp tục phân bào được nữa hay không? Vì sao?
Câu 3: (4,0 điểm) Một tế bào sinh dục có bộ NST kí hiệu : AaBbDd
a) Nếu đó là tế bào sinh tinh thì thực tế cho bao nhiêu loại tinh trùng( TT) ? Viết tổ hợp NST của các loại TT đó? Số lượng mỗi loại là bao nhiêu?
b) Nếu đó là tế bào sinh trứng thì thực tế cho bao nhiêu loại trứng? Bao nhiêu loại thể định hướng? Viết tổ hợp NST của các loại trứng và thể định hướng đó? Số lượng mỗi loại trứng và thể định hướng là bao nhiêu?
c) Nếu trong giảm phân, mỗi NST đều giữ nguyên cấu trúc thì số lượng loại TT, số loại trứng đạt đến tối đa là bao nhiêu? Để đạt số lượng loại TT, số loại trứng tối đa đó cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh tinh, bao nhiêu tế bào sinh trứng?
Câu 4: (2,0 điểm)
a) Nhiễm sắc thể giới tính có vai trò gì trong di truyền? Trình bày cơ chế xác định giới tính ở người?
b) Theo số liệu thống kê của Tổng cục dân số và kế hoach hóa gia đình Việt Nam, năm 2016, tỉ số giới tính sau sinh là 112,2 bé trai: 100 bé gái. Hiện tượng trên gọi là gì? Hậu quả và các giải pháp khắc phục?
Câu 5: (1,0 điểm) Cho cây ♂ có kiểu gen AaBbCcDdEe thụ phấn với cây ♀ có kiểu gen aaBbccDdee. Hãy tính:
+ Tỉ lệ đời con F1 có kiểu gen giống cây bố.
+ Tỉ lệ đời con F1 có kiểu gen giống cây mẹ.
+ Tỉ lệ đời con F1 có kiểu hình giống cây bố.
+ Tỉ lệ đời con F1 có kiểu hình khác cây mẹ.
Biết: các gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau; trong mỗi cặp alen của gen, alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân tạo giao tử và thụ tinh không xảy ra đột biến.
Câu 6:(1,0 điểm)
a) Thế nào là giống ( hay dòng) thuần chủng?
b) Giả sử một cây có kiểu gen AaBb tự thụ phấn qua nhiều thế hệ, hãy cho biết:
- Hiện tượng di truyền nào xảy ra?giải thích?
-Viết kiểu gen của các dòng thuần chủng có thể được tạo ra về cả 2 cặp gen trên?
Câu 7: (3,0điểm) Ở một loài thực vật, lai bố mẹ thuần chủng: hạt vàng, vỏ trơn với hạt xanh, vỏ nhăn được F1 toàn hạt vàng, vỏ trơn. Tiếp tục lai F1 với nhau được F2 có 75% hạt vàng, vỏ trơn, 25% hạt xanh, vỏ nhăn .
a) Biện luận xác định kiểu gen của cặp bố mẹ trong phép lai trên và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết rằng cấu trúc của các nhiễm sắc thể không thay đổi trong giảm phân.
b) Cho các cây có kiểu hình hạt vàng, vỏ trơn ở F2 tạp giao với nhau. Xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời F3 ?
c) Cho các cây có kiểu hình hạt vàng, vỏ trơn ở F2 tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời F3 ?
Câu 8: (2,5 điểm) Ở một cá thể động vật có 3 tế bào sinh dục sơ khai cùng tiến hành nguyên phân một số đợt bằng nhau, sau đó tất cả các tế bào con do 3 tế bào này sinh ra đều bước vào giảm phân hình thành giao tử. Cả hai quá trình phân bào này đòi hỏi môi trường cung cấp 1512 NST đơn, trong đó số NST đơn cung cấp cho quá trình giảm phân nhiều hơn số NST đơn cung cấp cho quá trình nguyên phân là 24. Hãy xác định:
a. Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào?
b. Số NST kép trong kỳ sau I của giảm phân ở mỗi tế bào?
c. Số NST đơn trong kỳ sau II của giảm phân ở mỗi tế bào?
d. Số giao tử được tạo thành sau giảm phân?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 (2,5) | a) Phép lai thứ nhất Khi cho ♂ thân đen, cánh thẳng x ♀ thân xám, cánh cong thu được F1 100% thân đen, cánh thẳng → P thuần chủng Tính trạng thân đen trội hoàn toàn so với TT thân xám Tính trạng cánh thẳng trội hoàn toàn so với TT cánh cong. Tỷ lệ phân li kiểu hình ở F2: (thân đen, cánh thẳng) : (thân xám, cánh cong ) = 80: 27 tỉ lệ sấp xỉ 3 : 1→ hai cặp gen quy định 2 cặp tính trạng di truyền liên kết. Quy ước gen: A thân đen, a thân xám B cánh thẳng, b cánh cong Kiểu gen của P: ♂ Thân đen, cánh thẳng thuần chủng: \(\frac{{AB}}{{AB}}\) ♀ Thân xám, cánh cong: \(\frac{{ab}}{{Ab}}\) Sơ đồ lai từ P đến F2 : (HS viết sơ đồ) Phép lai thứ hai: Khi cho ♂ thân đen, cánh thẳng x ♀ thân xám, cánh cong thu được F1 100% thân đen, cánh thẳng → P thuần chủng Tính trạng thân đen trội hoàn toàn so với TT thân xám Tính trạng cánh thẳng trội hoàn toàn so với TT cánh cong Tỷ lệ phân li kiểu hình ở F2: Thân đen, cánh thẳng: Thân đen, cánh cong: Thân xám, cánh thẳng: Thân xám, cánh cong = 314: 106 : 104 : 35 tỉ lệ sấp xỉ 9: 3: 3:1→ hai cặp gen quy định 2 cặp tính trạng di truyền độc lập. Quy ước gen: A thân đen, a thân xám B cánh thẳng, b cánh cong Kiểu gen của P: ♂ Thân đen, cánh thẳng thuần chủng: AABB ♀ Thân xám, cánh cong: aabb Sơ đồ lai từ P đến F2: (HS viết sơ đồ) |
b)- Nguyên nhân: Sự khác biệt về số lượng NST là nguyên nhân chính. Số lượng NST 2n của loài A lớn hơn số số NST 2n của loài B - Giải thích: BDTH là do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST trong giảm phân và sự kết hợp của các NST trong quá trình thụ tinh. Vì vậy số NST 2n của loài càng nhiều thì số BDTH có thể được tạo ra càng lớn Học sinh cũng có thể giải thích bằng công thức: “Cơ thể có bộ NST 2n sẽ tạo ra 2n giao tử, qua thụ tinh sẽ tạo ra 2n x 2n = 4n hợp tử khác nhau, trong đó n là số cặp NST của loài” vẫn cho điểm tối đa |
-----
-(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi thử tuyển sinh vào 10 chuyên môn Sinh Học năm 2021 Trường THCS Đồng Văn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: