TRƯỜNG THCS QUỲNH NGỌC | ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 9 Thời gian: 120 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1 : 2 điểm
Hãy phát biểu nội dung của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập. Qua đó so sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai quy luật này ?
Câu 2 : 2 điểm
Ở một bệnh nhân : Người ta đếm thấy trong bộ nhiễm sắc thể có 45 chiếc, gồm 44 chiếc nhiễm sắc thể thường và 1 chiếc nhiễm sắc thể giới tính X.
a. Bệnh nhân là nam hay nữ? Vì sao?
b. Đây là loại bệnh gì? Biểu hiện bên ngoài và biểu hiện sinh lí ra sao?
c. Giải thích cơ chế sinh ra trẻ bị bệnh trên và lập sơ đồ minh họa?
Câu 3 : 2 điểm
a. Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN . Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được biểu hiện ở những điểm nào?
b. Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN . Nêu các điểm giống nhau và khác nhau giữa Gen với ADN và mối quan hệ giữa hoạt động ADN với hoạt động của Gen ?
Câu 4 : 2 điểm
Giải thích cơ chế sinh con trai và sinh con gái ở người, có vẽ sơ đồ minh họa. Vì sao ở người tỉ lệ Nam : Nữ trong cấu trúc dân số với quy mô lớn luôn xấp xỉ 1 : 1.
Câu 5 : 2 điểm
Ở một loài côn trùng, tính trạng mắt đen trội so với tính trạng mắt nâu. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Khi cho giao phối giữa cá thể có mắt đen với cá thể có mắt nâu thu được F1 đều có mắt xám.
a. Hãy nêu đặc điểm di truyền của tính trạng màu mắt nói trên và lập sơ đồ lai
b. Cho 1 cá thể mắt đen giao phối với một cá thể khác, thu được 50% mắt đen : 50% mắt xám. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai.
c. Cho 1 cá thể mắt nâu giao phối với 1 cá thể khác, thu được 50% mắt nâu : 50% mắt xám. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai.
ĐÁP ÁN
Câu 1 : 2 điểm
•Phát biểu nội dung quy luật phân li và phân li độc lập : 0,5 Đ. Trả lời đúng mỗi quy luật cho 0,25 đ
- Quy luật phân li : Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
- Quy luật phân li độc lập : Các cặp nhân yo61 di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
• So sánh những điểm giống và khác nhau giữa quy luật phân li và phân li độc lập:
- Những điểm giống nhau : 0,5 Đ
- Đều có các điều kiện nghiệm đúng như :
+ Bố mẹ mang lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được theo dõi
+ Tính trội phải là trội hoàn toàn
+ Số lượng con lai phải đủ lớn
- Ở F2 đều có sự phân li tính trạng ( xuất hiện nhiều hơn một kiểu hình)
- Sự di truyền của các cặp tính trạng đều dựa trên sự kết hợp giữa hai cơ chế là : Phân li của các cặp gen trong giảm phân tạo giao tử và tổ hợp của các gen trong thụ tinh tạo hợp tử.
- Những điểm khác nhau :1 Đ. Mỗi ý so sánh đúng cho 0,2 điểm
Quy luật phân li Quy luật phân li độc lập
Phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng Phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng
F1 dị hợp một cặp gen (Aa) tạo ra 2 loại giao tử F1 dị hợp hai cặp gen (AaBb) tạo ra 4 loại giao tử
F2 có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3 : 1 F2 có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1
F2 có 4 tổ hợp với 3 kiểu gen F2 có 16 tổ hợp với 9 kiểu gen
F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp F2 xuất hiện biến dị tổ hợp
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (1.5 điểm)
1. Trong phép lai hai cặp tính trạng, cần có những điều kiện gì để thế hệ lai F2 có tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ (9 : 3 : 3 : 1)?
2. Thực hiện phép lai P : AaBbDdEe x AaBbDdEe. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và phân li độc lập với nhau, tính trạng trội hoàn toàn. Ở thế hệ lai F1, hãy xác định: số loại kiểu gen, số loại kiểu hình, tỉ lệ kiểu hình khác bố mẹ, tỉ lệ kiểu hình mang ba tính trạng trội và một tính trạng lặn.
Câu 2 (1.5 điểm)
1. Đối với những loài sinh sản hữu tính, những quá trình sinh học nào xảy ra ở cấp độ tế bào đảm bảo con cái sinh ra giống bố mẹ? Trình bày ý nghĩa của các quá trình sinh học đó.
2. Một tế bào mầm của một loài động vật đã nguyên phân 3 lần liên tiếp trước khi giảm phân để hình thành tinh trùng. Trong các tinh trùng tạo ra từ tế bào mầm nói trên thấy có 608 NST. Các quá trình phân bào diễn ra bình thường. Xác định bộ NST 2n của loài động vật nói trên.
Câu 3 (2.0 điểm)
1. Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng?
2. Trình bày những nguyên tắc trong quá trình tự nhân đôi của ADN và quá trình tổng hợp ARN.
Câu 4 (1.5 điểm)
1. Làm thế nào để nhận biết một biến dị nào đó là thường biến hay đột biến? Tại sao đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật?
2. Hiện tượng gì xảy ra khi 1 gen bị mất đi 2 liên kết Hiđrô?
3. Giả sử một gen bị đột biến làm gen ngắn bớt đi 6,8 Ǻ (Ăngxtơrông) và mất đi 5 liên kết Hiđrô. Hãy chỉ rõ đây là dạng đột biến gen gì?
Câu 5 (1.0 điểm)
Khi nghiên cứu bộ NST của một thai nhi, người ta thấy NST giới tính gồm 3 NST giống nhau. Hãy xác định giới tính của thai nhi và giải thích cơ chế hình thành bộ NST của thai nhi.
Câu 6 (1.5 điểm)
Trên một thảo nguyên cỏ gấu là thức ăn của bọ rùa, châu chấu, sâu ăn lá; chuột sử dụng cỏ gấu, bọ rùa, châu chấu, sâu ăn lá làm nguồn thức ăn. Một nhà sinh thái học thực hiện các nghiên cứu sau :
1. Khảo sát quần thể cỏ gấu (sinh sản vô tính) đã xác định được mật độ của quần thể là
5 cây/m2. Giả sử mỗi cây cỏ mẹ tạo ra 30 cây con trong một năm. Theo lý thuyết mật độ quần thể cỏ gấu là bao nhiêu cây/m2 sau thời gian 1 năm, 2 năm, 9 năm? Trong thực tế, mật độ quần thể cỏ gấu có tăng lên mãi như vậy không và giải thích?
2. Chọn hai lô đất như nhau, sử dụng lưới ngăn chuột quây kín một lô đất. Sau một thời gian, số lượng cỏ gấu ở hai lô đất sẽ thay đổi như thế nào và giải thích? (Giả sử điều kiện ngoại cảnh tương đối ổn định).
Câu 7 (1.0 điểm)
Ở một quần thể đậu Hà Lan, có các cây mang kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp theo tỉ lệ
(3AA : 2Aa). Nếu cho các cây này tự thụ phấn, sau hai thế hệ tỷ lệ cây có kiểu gen đồng hợp trội là bao nhiêu?
ĐÁP ÁN
Câu | Đáp án |
1 (1,5 điểm) | 1. Điều kiện cần để cho tỉ lệ phân li kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1. Bố mẹ thuần chủng; Hai cặp gen quy định 2 tính trạng phải phân li độc lập; Tính trạng trội hoàn toàn; Số lượng cá thể con lai phải đủ lớn 2. - Số loại kiểu gen là : 34 = 81. - Số loại kiểu hình là : 24 = 16. - Tỉ lệ kiểu hình khác bố mẹ ở F1: 1 - (3/4)4 = 175/256 . - Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn: [(3/4)3x(1/4)]x4 = 27/64. |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1 (2 điểm)
a. Em hãy vẽ sơ đồ truyền máu , nêu các nguyên tắc đảm bảo an toàn khi truyền máu cho bệnh nhân.
b.Ở người bình thường khỏe mạnh nếu đem cho một lượng máu nhất định thì có hại đến sức khỏe không? Vì sao?
Câu 2: ( 2 điểm)
Em hãy nêu đặc điểm của bạch cầu, tiểu cầu thích nghi với chức năng của nó đảm nhận
Câu 3( 4 điểm):
So sánh truờng hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn: Trong hai trường hợp trên thì trường hợp nào phổ biến hơn? Vì sao?
Câu 4: ( 4 điểm):
So sánh NST thường và nhiễm sắc thể giới tính về cấu tạo và chức năng?
Câu 5: (4 điểm):
Nêu ý nghĩa sinh học của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 6: (2 điểm )
Em hãy chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau.
- ở gà 2n=78. Em hãy kẻ bảng duới đây vào bài làm và dùng kiến thức đã học trong quá trình nguyên phân điền vào bảng.
Các kì nguyên phân | Số lượng NST | Số tâm động | Số crômatit | Trạng thái NST |
Đầu kì trung gian |
|
|
|
|
Kì trung gian |
|
|
|
|
Kì giữa |
|
|
|
|
Kì sau |
|
|
|
|
Kì cuối |
|
|
|
|
Câu 7:(2 điểm):
Ở lúa, tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), chín muộn ( B), chín sớm (b), hạt dài (D), hạt tròn (d). Các gen phân li độc lập
Cho 3 thứ lúa dị hợp về cả 3 tính trạng thân cao, chín muộn, hạt dài lai với lúa đồng hợp tử về thân cao, dị hợp tử về tính trạng chín muộn và hạt tròn. Không viết sơ đồ lai ( hoặc lập bảng pennet) hãy xác định.
- Số loại và tỉ lệ phân li về kiểu gen ở F1.
b. Số loại và tỉ lệ phân li về kiểu hình ở F1.
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
Câu 1 ( 2 điểm) | a *Vẽ sơ đồ truyền máu: (hs vẽ đúng như SGK sinh học 8) * - Phải đảm bảo nguyên tắc truyền máu xem hồng cầu của người cho có bị huyết tương của người nhận gây ngưng máu không. - Phải xét nghiệm máu của người nhận và người cho trước khi truyền máu để xác định nhóm máu rồi từ đó lựa chọn nhóm máu thích hợp tránh hiện tượng ngưng máu gây tử vong. - Phải xét nghiệm máu để kiểm tra máu người cho xem có nhiễm HIV/AISD hoặc có chứa mầm bệnh nguy hiểm không. b .Cho máu không có hại đến sức khỏe. Vì: Hoạt động của quá trình trao đổi chất trong máu rất dồi dào , tuổi thọ bình quân của hồng cầu là 120 ngày , của bạch cầu 13 ngày hoặc vài tuần. Còn tiểu cầu khoảng từ 6 đến 9 ngày sẽ bị yếu dần, mất đi sức sống rồi bị phá vỡ , do đó các tiểu cầu mới luôn bổ sung thay thế. Cho nên trong cơ thể con người bình thường hàng ngày đều có một lượng tế bào máu chết đi và lại có một lượng tế bào máu được sản sinh ra . Một người khỏe mạnh , trong một lần lượng máu lấy đi nếu không vượt quá 10% tổng lượng máu cơ thể thì không có gì ảnh hưởng đến sức khoẻ . Bởi ngay sau đó lượng máu mất đi sẽ được bù bằng lượng máu tuần hoàn. Do vậy một người khoẻ mạnh một lần cho máu từ 200- 300 ml không hề có hại gì cho sức khoẻ. |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Chiều cao thân, màu sắc hạt và hình dạng hạt là các tính trạng đã được Menđen nghiên cứu. Mỗi tính trạng được quy định bởi một gen phân ly độc lập và được biểu hiện ở dạng trội, lặn như sau:
Tính trạng | Trội | Lặn |
Chiều cao thân | Cao: quy ước (A) | Thấp: quy ước (a) |
Màu sắc | Vàng: quy ước (B) | Xanh: quy ước (b) |
Hình dạng hạt | Tròn: quy ước (D) | Nhăn: quy ước (d) |
Nếu một cây có kiểu gen dị hợp tử về cả 3 tính trạng nêu trên tự thụ phấn, tỷ lệ đời con sẽ như thế nào trong các trường hợp sau đây:
a) Tỷ lệ cây dị hợp tử về cả ba tính trạng trội.
b) Tỷ lệ cây đồng hợp tử có kiểu hình thân thấp, hạt xanh và nhăn.
c) Tỷ lệ đồng hợp tử về cây thân cao và hạt vàng, dị hợp tử về hình dạng hạt.
d) Nếu cho cây dị hợp tử về cả 3 tính trạng ở đời con tiếp tục tự thụ phấn thì tỷ lệ kiểu gen đồng hợp và dị hợp của cả 3 tính trạng trên sẽ như thế nào? Trong chọn giống cây trồng người ta sử dụng phép lai này nhằm mục đích gì?
Câu 2. Hai cá thể sinh vật, một có kiểu gen AaBb và một có kiểu gen (chỉ xét trong trường hợp liên kết hoàn toàn)
a) Nêu đặc điểm chung và riêng về kiểu gen của hai loài đó.
b) Làm thế nào để nhận biết được hai kiểu gen nói trên?
Câu 3 Cho hai loài: Loài A có kiểu gen AaBb và loài B có kiểu gen .
a. Viết các loại giao tử và tỉ lệ của chúng khi hai loài trên giảm phân trong điều kiện bình thường không có đột biến xảy ra.
b. Nêu quy luật di truyền chi phối loài A và loài B. Sự khác nhau cơ bản giữa 2 quy luật di truyền đó.
Câu 4/ Một người đàn ông được Bác sĩ kết luận là bị bệnh Đao, em hãy:
- Viết kiểu NST của người đàn ông đó.
- Nêu nguyên nhân, cơ chế dẫn đến bệnh Đao ở người đàn ông này.
Câu 5.
- Hãy giải thích vì sao thịt nạc của lợn và thịt nạc của bò đều là prôtein nhưng lại khác nhau?
- Có thể rút ra kết luận gì từ thực tiễn này?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung | ||||||||
Câu 1 | Chiều cao thân, màu sắc hạt và hình dạng hạt là các tính trạng đã được Menđen nghiên cứu. Mỗi tính trạng được quy định bởi một gen phân ly độc lập và được biểu hiện ở dạng trội, lặn như sau:
Nếu một cây có kiểu gen dị hợp tử về cả 3 tính tính trạng nêu trên tự thụ phấn, tỷ lệ đời con sẽ như thế nào trong các trường hợp sau đây: a) Tỷ lệ cây dị hợp tử về cả ba tính trạng trội: AaBbDd = 2/4 x 2/4 x 2/4 = 8/64 b) Tỷ lệ cây đồng hợp tử có kiểu hình thân thấp, hạt xanh, nhăn có kiểu gen aabbdd = 1/4 x 1/4 x 1/4 = 1/64 c) Tỷ lệ cây đồng hợp tử về cây cao và hạt vàng, dị hợp tử về hình dạng hạt có kiểu gen AABBDd = 1/4 x 1/4 x 2/4 = 2/64 d) - Nếu cho cây dị hợp tử về cả 3 tính trạng ở đời con tự thụ phấn thì tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần và dị hợp giảm dần… - Trong chọn giống cây trồng người ta sử dụng phép lai này nhằm mục đích: + Củng cố, duy trì một tính trạng mong muốn nào đó + Tạo dòng thuần để chuẩn bị cho lai khác dòng + Đánh giá kiểu gen từng dòng để loại bỏ các dòng xấu… |
-----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Quỳnh Ngọc. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: