TRƯỜNG THCS LÝ THÁI TỔ | ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO 10 CHUYÊN NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC Thời gian: 150 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: ( 3,5 điểm)
a.Hãy cho biết prôtêin được phân giải và hấp thụ như thế nào trong hệ tiêu hóa của người?
b.Huyết áp là gì ? Hãy cho biết huyết áp sẽ thay đổi như thế nào trong các trường hợp nêu ra dưới đây và giải thích rõ lí do: Khi ngủ, khi chạy, khi sợ hãi.
c. Tại sao những người sống ở vùng núi và cao nguyên số lượng hồng cầu trong máu lại thường cao hơn so với người sống ở đồng bằng ?
Câu 2: ( 4,5 điểm )
a.Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ.
b.Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ADN và ARN
c. Biến dị tổ hợp là gì ? Vì sao ở các loài sinh sản hữu tính biến dị lại phong phú hơn so với các loài sinh sản vô tính?
Câu 3: ( 3 điểm)
a.Một NST có trình tự các gen phân bố : ABCDE ∙ FGH
Cho biết A,B,C,D,E,F,G,H: kí hiệu các gen trên NST, (∙) Tâm động
Do đột biến cấu trúc nên các gen phân bố trên NST có trình tự ABCDE ∙ FG
- Xác định dạng đột biến
- Nếu dạng đột biến xảy ra ở cặp NST số 21 ở người thì gây hậu quả gì ?
b.Phân biệt thường biến với đột biến
Câu 4: ( 2,5 điểm )
Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp ; B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng; Hai cặpgen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau.
a.Xác định tỉ lệ kiểu hình và tỉ lệ kiểu gen của phép lai AaBB x aaBb
b.Bố mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để đời con có tỉ lệ kiểu hình là: 37,5% cây cao,hoa đỏ : 37,5% cây cao, hoa trắng : 12,5 % cây thấp, hoa đỏ : 12,5% cây thấp ,hoa trắng.
Câu 5 ( 3,5 điểm )
a.Ở một tế bào của một loài đang giảm phân, các NST đang xếp thành 1 hàng ngang trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, tổng số NST trong tế bào là 22 NST. Tế bào đang ở kì nào của giảm phân và bộ NST lưỡng bôi của loài là bao nhiêu ?
b.Một tế bào xôma của loại trên đang tiến hành nguyên phân. Tính số NST kép, số NST đơn, số tâm động ,số crômatit có trong tế bào ở kì đầu và kì sau của quá trình nguyên phân này. Biết rằng quá trình nguyên phân diễn ra bình thường.
c. Có năm tế bào mầm đực của loài trên nguyên phân liên tiếp 3 lần để trở thành tinh bào bậc I và giảm phân. Các tinh trùng tham gia thụ tinh với hiệu suất bằng 6,25%
- Tính số hợp tử được tạo ra và số NST có trong các hợp tử
- Nếu hiệu xuất thụ tinh của trứng là 50% thì phải cần có bao nhiêu noãn bào bậc I cần cho sự tạo ra số hợp tử nói trên.
Câu 6: ( 3 điểm )
Gen A có hiệu số % giữa nuclêôtit guanin với loại nuclêôtit khác bằng 20% và có 4050 liên kết hiđrô
a.Tính chiều dài của gen
b.Khi gen nhân đôi 4 lần thì môi trường đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại? Tính số liên kết hiđrô bị phá vỡ trong quá trinh này.
c. Tính số lượng từng loại của nuclêôtit của gen có trong tế bào khi tế bào đó đang ở kì giữa của nguyên phân?
ĐÁP ÁN
Câu | NỘI DUNG |
1 ( 3,5 điểm) |
- Tiêu hóa ở miệng là cơ học ( nghiền nhỏ), dịch dạ dày có axit HCl về enzim pepsin giúp phân giải 1 phần protein ( cắt thành đoạn ngắn ) - Dịch tụy, dịch ruột có enzim tripsin phân giải protein thành các axit amin và ruột non chỉ hấp thụ được các axit amin
- Khi ngủ mọi hoạt động của cơ thể ở mức thấp nhất, tim đập chậm lại do vậy huyết áp sẽ thấp hơn so với khi thấp - Khi chạy tim phải đập nhanh để cung cấp máu đến cơ bắp nên huyết áp sẽ tăng - Khi sợ hãi andrenalin tiết ra nhiều làm co mạch máu, tim đạp nhanh dẫn đến tăng huyết áp c. * Những dân tộc ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu cao hơn người ở đồng bằng vì: + Do không khí trên núi cao có áp lực thấp cho nên khả năng kết hợp của oxi với hemoglobin trong hồng cầu giảm. + Số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxi cho hoạt động của con người. |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (4,0 điểm).
a. Tương quan trội - lặn có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất? Trình bày phương pháp xác định tính trạng trội, lặn.
b. Tại sao khi P thuần chủng thì F1 đồng tính? Một học sinh nhận xét: “F1 đồng tính thì P thuần chủng”. Theo em nhận xét này đã chính xác chưa? Giải thích?
Câu 2 (4,0 điểm).
a. Thế nào là giống thuần chủng? Phân biệt giống thuần chủng với giống không thuần chủng?
b. Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng, Menđen đã căn cứ vào cơ sở nào để khẳng định các cặp tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan di truyền độc lập với nhau? Nêu điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân ly độc lập?
c. Trình bày mục đích, nội dung và ý nghĩa của phép lai phân tích?
Câu 3 (2,5 điểm).
a. Xác định các loại giao tử bình thường có thể được tạo ra từ cơ thể có kiểu gen AaBBDdee.
b. Ở một loài động vật sinh sản hữu tính, một cơ thể có kiểu gen aaBbDd được tạo ra từ sự tổ hợp của những loại giao tử bình thường nào?
c. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp; gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Cho cây có kiểu gen AABB thụ phấn với cây có kiểu gen aaBB được F1. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Biết quá trình phát sinh giao tử bình thường, không có đột biến. Xác định tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của F2 trong phép lai trên?
Câu 4 (2,5 điểm).
Cho phép lai P: ♂AabbDdEE x ♀AaBbddEe. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn, giảm phân bình thường, không có đột biến. Theo lý thuyết, hãy xác định:
a.Số loại kiểu gen và kiểu hình tối đa thu được ở F1?
b. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDdEe và tỉ lệ kiểu hình A-B-D-E- thu được ở F1?
c. Tỉ lệ loại kiểu hình mang 2 tính trạng lặn thu được ở F1?
d. Tỷ lệ loại kiểu hình mang 3 tính trạng trội thu được ở F1?
Câu 5 (3,5 điểm).
Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do một cặp gen (B, b) quy định và trội hoàn toàn. Trong một phép lai giữa hai cây thân cao (P) người ta thấy thế hệ F1 xuất hiện cả cây thân cao và cây thân thấp.
a. Hãy xác định kiểu gen của cây P và viết sơ đồ lai từ P à F1?
b. Cho các cây cao F1 giao phấn ngẫu nhiên với cây P thì kết quả phân ly kiểu gen và kiểu hình ở F2 như thế nào?
c. Cho các cây cao F1 tự thụ phấn thì tỷ lệ kiểu hình cây thấp thu được ở F2 là bao nhiêu?
Câu 6 (3,5 điểm).
Ở một loài thực vật, tương phản với các tính trạng hoa đỏ, quả tròn là các tính trạng hoa trắng, quả dài. Trong một phép lai giữa cây hoa đỏ, quả tròn với cây hoa trắng, quả dài thuần chủng người ta thu được F1 đồng loạt kiểu hình hoa đỏ, quả dài. Cho F1 tự thụ phấn thì được F2 gồm 270 cây hoa đỏ, quả dài; 89 cây hoa đỏ, quả tròn; 92 cây hoa trắng, quả dài; 31 cây hoa trắng, quả tròn.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P à F2.
b. Cũng ở loài trên, trong một phép lai giữa cây hoa đỏ, quả dài với một cây khác chưa biết kiểu gen, kiểu hình người ta thu được F1 75% số cây có hoa đỏ, quả dài. Hãy xác định các cặp lai thỏa mãn điều kiện bài toán?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 |
|
a | - Trong thực tế, thường tính trạng trội là tính trạng tốt, tính trạng lặn là tính trạng xấu. à trong sản xuất người ta thường tìm cách tập trung các tính trạng trội về cùng một kiểu hình để tạo giống có giá trị kinh tế cao. à hạn chế sự biểu hiện của các tính trạng lặn gây hại. + Sử dụng ít nhất một cơ thể có kiểu gen đồng hợp trội trong lai tạo. + Không dùng thể dị hợp để làm giống. - Cho P thuần chủng, tương phản lai với nhau được F1. Cho F1 tạp giao với nhau thu F2. Ở F2 tính trạng nào chiếm tỷ lệ xấp xỉ ¾ là tính trạng trội. |
b | - P thuần chủng có kiểu gen đồng hợp nên chỉ phát sinh cho một loại giao tử. Do đó, khi thụ tinh chỉ tạo ra một loại tổ hợp kiểu gen, quy định một loại kiểu hình. - Nói: F1 đồng tính thì P thuần chủng là chưa chính xác. vì trong trường hợp trội hoàn toàn thì cả kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp đều biểu hiện kiểu hình giống nhau, nghĩa là F1 vẫn có khả năng có sự phân ly kiểu gen thì P có cơ thể dị hơp. Ví dụ: P – AA x Aa à F1 đồng tính A-. |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1 (4,0 điểm):
Khi đọc mục “Em có biết” trong trang 7 – SGK Sinh học 9, bạn Hồng thấy có đoạn viết: “Menđen tiến hành thí nghiệm chủ yếu ở đậu Hà Lan từ năm 1856 đến năm 1863 trên mảnh vườn nhỏ trong tu viện. Các kết quả nghiên cứu này đã giúp Menđen phát hiện ra các quy luật di truyền và được công bố chính thức vào năm 1866”. Bằng hiểu biết của mình, em hãy giúp bạn Hồng giải đáp một số thắc mắc sau:
a. Tại sao Menđen lại “tiến hành thí nghiệm chủ yếu trên đậu Hà Lan”? Quy trình thí nghiệm của ông như thế nào?
b. Menđen đã phát hiện ra các quy luật di truyền nào? Phát biểu nội dung các quy luật đó?
Câu 2 (5,5 điểm):
1. Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng như thế nào? Nêu điều kiện cần có để F2 phân ly kiểu hình theo đúng tỷ lệ 3 trội: 1 lặn?
2. Ở đậu Hà lan, khi cho lai hai cây hoa đỏ lưỡng bội với nhau, người ta thấy ở F1 xuất hiện cây hoa trắng. Biết rằng mỗi gen qui định một tính trạng, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và không xảy ra hiện tượng đột biến.
a) Hãy biện luận và viết sơ đồ lai.
b) Nếu cho các cây hoa đỏ F1 tiếp tục tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình sẽ như thế nào?
Câu 3 (3,0 điểm):
1. Biến dị tổ hợp là gì? Nó xuất hiện trong phương thức sinh sản nào? Tại sao ở các loài sinh sản vô tính không tìm thấy biến dị tổ hợp?
2. Tương quan trội lặn có ý nghĩa gì trong sản xuất? Làm thế nào để hạn chế sự biểu hiện của các tính trạng lặn gây hại ở đời lai?
Câu 4 (3,5 điểm):
1. Thực hiện phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và phân li độc lập với nhau, tính trạng trội là trội hoàn toàn, quá trình phát sinh giao tử xảy ra bình thường. Tính theo lý thuyết, hãy xác định :
- Số loại kiểu gen, kiểu hình tối đa thu được ở đời F1.
- Tỉ lệ kiểu gen aaBbDd và tỉ lệ kiểu hình aaB-dd ở F1.
- Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở đời F1.
2. Ở một loài thực vật, kiểu gen AA quy định tính trạng hoa đỏ, kiểu gen Aa quy định tính trạng hoa hồng, kiểu gen aa quy định tính trạng hoa trắng. Gen B quy định tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định tính trạng quả dài. Gen D quy định tính trạng quả chín sớm trội hoàn toàn so với gen d quy định tính trạng quả chín muộn. Các gen nằm trên các NST thường khác nhau, quá trình phát sinh giao tử xảy ra bình thường. Tính theo lý thuyết, phép lai P: AaBbDD x AaBbdd sẽ tạo ra đời con tỉ lệ kiểu hình như thế nào?
Câu 5 (4,0 điểm):
Ở một loài thực vật cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng thân cao, hoa vàng và thân thấp, hoa đỏ thu được F1 đồng loạt thân cao, hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình có tỉ lệ 56,25% thân cao, hoa đỏ : 18,75% thân cao, hoa vàng : 18,75% thân thấp, hoa đỏ: 6,25% thân thấp, hoa vàng.
a. Giải thích và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Trong số cây thân cao, hoa đỏ ở F2 thì tỉ lệ cây không thuần chủng là bao nhiêu?
c. Để ngay F1 phân ly kiểu hình theo tỷ lệ 1 thân cao, hoa đỏ: 1 thân thấp, hoa đỏ thì cây P phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1. |
|
a | * Menđen tiến hành thí nghiệm chủ yếu trên đậu Hà Lan vì: - Đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn khá nghiêm ngặt nên: + Dễ tạo dòng thuần. Tránh được hiện tượng tạp giao. + Hiệu quả sinh sản cao, cho mẫu phân tích lớn. - Đậu Hà Lan có nhiều cặp tính trạng tương phản nên: + Dễ quan sát. + Thuận tiện cho việc theo dõi, thống kê và đánh giá đặc điểm di truyền của từng dòng. - Đậu Hà Lan có thời gian sinh trưởng ngắn, dẽ trồng, dễ chăm sóc nên tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian và công sức khi nghiên cứu. * Quy trình thí nghiệm: - Tạo các dòng thuần chủng về các cặp tính trạng trước khi đem lai bằng cách cho tự thụ phấn liên tục qua nhiều đời kết hợp với việc chọn lọc. - Lai thuận nghịch các dòng thuần tương phản về một hoặc một số cặp tính trạng rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng trên các đời lai. Ở công đoạn này, Menđen phải tiến hành khử nhị của cây mẹ và khử nhụy của cây bố rồi tiến hành thụ phấn nhân tạo. Sau khi thu được các hạt lai F1 thì gieo riêng cho mọc thành cây rồi cho tự thụ phấn để thu F2 ... |
b | - Menđen đã phát hiện được 2 quy luật di truyền là quy luật phân ly và quy luật phân ly độc lập. + Quy luật phân ly: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền đã phân ly về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P. + Quy luật phân ly độc lập: Các cặp nhân tố di truyền đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1:
a/ Trình bày các nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
b/ Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh.
Trường hợp 1: Có 4 hạt đậu, trong đó có 2 hạt đậu màu vàng có kiểu gen khác nhau, 2 hạt đậu màu xanh. Trình bày phương pháp để xác định kiểu gen của 2 hạt đậu màu vàng?
- Trường hợp 2: Nếu chỉ có 2 hạt đậu màu vàng có kiểu gen khác nhau mà không có hạt đậu màu xanh nào. Theo em có thể xác định kiểu gen của từng cây không? Nếu có hãy nêu cách làm.
Câu 2.
a/ Phát biểu nội dung và ý nghĩa của quy luật phân li.
b/ Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao (do gen A quy định) là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp (do gen a quy định). Một bạn nói rằng: “Khi cho thụ phấn giữa 2 cây thân cao đều có kiểu gen dị hợp thì tỉ lệ trung bình ở đời con luôn luôn xấp xỉ 3 cao : 1 thấp”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
Câu 3:
Ở lúa, hạt tròn là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt dài. Hãy viết xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình cho các trường hợp sau đây:
a/ P: Hạt tròn x Hạt tròn
b/ P: Hạt tròn x Hạt dài
Câu 4:
Cho giao phấn giữa 2 giống đậu hạt trơn với nhau, F1 thu được: 270 cây đậu có hạt trơn : 90 cây đậu có hạt nhăn.
a/ Biện luận để xác định tính trội lặn và lập sơ đồ lai cho phép lai trên.
b/ Nếu cho cây đậu hạt trơn F1 lai phân tích, kết quả thu được sẽ như thế nào?
Câu 5:
Một cặp vợ chồng đều có tóc quăn, sinh con ra có đứa tóc quăn, có đứa tóc thẳng.
a/ Hãy xác định tính trội lặn và kiểu gen của những người trong gia đình trên.
b/ Đứa con tóc thẳng trong gia đình trên cần kết hôn với người có kiểu gen như thế nào để sinh con ra 100% đều có tóc quăn? Viết sơ đồ lai minh họa.
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung đáp án |
1 | a. Yêu cầu nêu được 4 nội dung:
|
b. Yêu cầu nêu được cách làm, kết quả, sơ đồ lai minh họa. TH1: Ta thực hiện phép lai phân tích, nghĩa là cho 2 cây đậu hạt vàng gp với 2 cây đậu hạt xanh. + Nếu kết quả phép lai đồng tính hạt vàng thì cây đậu hạt vàng ở P có kiểu gen đồng hợp. P: AA( Hạt vàng ) x aa ( Hạt xanh) G: A a F1: Aa ( 100% Hạt vàng) + Nếu kết quả phép lai là phân tính( có cả đậu hạt vàng lẫn đậu hạt xanh) thì cây đậu hạt vàng ở P có kiểu gen dị hợp. P: Aa( Hạt vàng ) x aa ( Hạt xanh) G: 1A , 1a a F1: KG: 1Aa : 1aa KH: 50% Hạt vàng : 50% Hạt xanh TH2: Nếu chỉ có 2 cây đậu hạt vàng có KG khác nhau thì chúng ta cho 2 cây trên tự thụ phấn: + Nếu kết quả phép lai đồng tính hạt vàng thì cây đậu hạt vàng ở P có kiểu gen đồng hợp. P: AA( Hạt vàng ) x AA ( Hạt vàng) G: A A F1: AA ( 100% Hạt vàng) + Nếu kết quả phép lai là phân tính( có cả đậu hạt vàng lẫn đậu hạt xanh) thì cây đậu hạt vàng ở P có kiểu gen dị hợp. P: Aa( Hạt vàng ) x Aa ( Hạt vàng) G: 1A , 1a 1A , 1a F1: KG: 1AA : 2Aa : 1aa KH: 3 Hạt vàng : 1 Hạt xanh |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Em hãy chọn các phương án trả lời đúng và ghi vào bài làm trên Tờ giấy thi:
Câu 1. Người có nhóm máu AB không truyền được cho người có nhóm máu A, B, O vì:
A. Nhóm máu AB, hồng cầu có cả A và B;
B. Nhóm máu AB, huyết tương không có α và β
C. Nhóm máu AB ít người có;
D. Nhóm máu AB hay bị kết dính.
Câu 2. Sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào liên quan với nhau như thế nào?:
A. Thực chất quá trình trao đổi khí là ở tế bào. Trao đổi khí ở phổi chi là giai đoạn trung gian;
B. Tế bào mới là nơi lấy O2 và thải CO2, đó là nguyên nhân bên trong dẫn đến sự trao đổi khí ở phổi. Trao đổi khí ở phổi là điều kiện cho sự trao đổi khí ở tế bào;
C. Sự trao đổi khí ở tế bào tất yếu dẫn đến sự trao đổi khí ở phổi;
D. Thực chất quá trình trao đổi khí là ở phổi, trao đổi khí ở tế bào chi là giai đoạn trung gian;
Câu 3. Hai loại bạch cầu nào đã tham gia vào quá trình thực bào?
A. Bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô;
B. Bạch cầu ưa axit và bạch cầu ưa kiểm tra;
C. Bạch cầu trung tính và bạch cầu ưa axit;
D. Bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính.
Câu 4. Động tác hít vào là nhờ:
A. Cơ hoành và cơ liên sườn co
B. Cơ hoành dãn và cơ liên sườn co
C. Cơ hoành co và cơ liên sườn giãn
D. Cơ hoành và cơ liên sườn giãn
Câu 5. Ý nghĩa của nguyên phân đối với sự lớn lên của cơ thể là:
A. Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.
B. Phân chia đồng đều nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
C. Sự phân chia đồng đều tế bào chất của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
D.Thay thế các tế bào già của cơ thể thường xuyên bị chết đi.
Câu 6. Phép lai nào tạo ra con lai chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu hình?
A. AaBb x aabb. B. Aabb x AaBB.
C. AABB x aabb. D. AAbb x aaBB.
Câu 7. Một phân tử ADN có chiều dài 5100A0. Phân tử ADN này có tổng số bao nhiêu nucleotit?
A. 3000 B. 3600 C. 2400 D. 4800
Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không phải của AND (dạng B )
A. Một mạch xoắn từ trái sang phải.
B. Hai mạch song song xoắn từ trái sang phải.
C. Mỗi vòng xoắn gồm 10 cặp Nucleotit.
D. Cấu tạo bởi 4 loại đơn phân là A, U, G, X
Câu 9. Protein thực hiện được chức năng của mình ở bậc cấu trúc nào sau đây:
A. Câu trúc bậc 1. B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2.
C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3. D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4.
Câu 10 : Trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài sinh vật thì NST giới tính là:
A. Luôn là một cặp tương đồng.
B. Luôn là một cặp không tương đồng.
C. Là một cặp tương đồng haykhông tương đồng tùy thuộc vào giới tính.
D. Có nhiều cặp đều không tương đồng.
Câu 11. Thời điểm và vị trí diễn ra quá trình tái bản là:
A. Kì trung gian giữa 2 lần phân bào – Ngoài tế bào chất
B. Kì đầu của phân bào – Ngoài tế bào chất
C. Kì trung gian giữa 2 lần phân bào – Trong nhân tế bào
D. Kì đầu của phân bào – Trong nhân tế bào
Câu 12. Một phân tử mARN có chiều dài 5100A0. Phân tử prôtêin tổng hợp từ phân tử mARN này có bao nhiêu axit amin?
A. 498. | B. 499. | C. 999. | D. 998. |
Câu 13. Xét hai cặp gen (Aa,Bb) quy định 2 cặp tính trạng trội, lặn hoàn toàn. P: (Aa,Bb) x (Aa,Bb). FB phân li kiểu hình tỉ lệ nào sau đây cho phép ta kết luận các tính trạng di truyền theo quy luật liên kết gen?
A. 1(A-B-):1(A-bb):1(aaB-):1(aabb). | C. 1(A-B-):1(aabb). |
B. 1(A-bb):2(A-B-):1(aaB-). | D. 1(A-bb):1(aaB-). |
Câu 14. Một tế bào sinh tinh của loài có 2n = 8, kí hiệu AaBbCcXY, trong thực tế có thể cho mấy kiểu tinh trùng?
A. 2. | B. 4. | C. 8. | D. 16. |
Câu 15. Một tế bào ruồi giấm (2n= 8) đang ở kỳ đầu của nguyên phân . Số NST trong tế bào đó bằng:
A. 4 NST đơn C. 8 NST kép
B. 8 NST đơn D. 16 NST kép
Câu 16. Có 5 hợp tử của cùng một loài đều nguyên phân 3 lần bằng nhau và đã tạo ra các tế bào con chứa tất cả 320 tâm động. bộ nhiễm sắc thể (2n) của loài là:
A.8 B.46 C. 78 D. 64
Câu 17. Có 5 tế bào sinh dưỡng cùng loài nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng củ môi trường nguyên liệu tương đương 1330 NST. Tất cả tế bào con dược tạo ra sau nguyên phân chứa tổng số 1520 NST. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào nói trên là:
A. 2 lần B. 3 lần C. 4 lần D. 5 lần
Câu 18. Sự biến đổi hình thái NST qua chu kì tế bào được thể hiện ở đặc điểm:
A. Nhân đôi và phân chia. B. Tách rời và phân li.
C. Mức độ đóng xoắn và mức độ duỗi xoắn. D. Cả a, b, c.
Câu 19: Điểm mấu chốt trong quá trình tự nhân đôi của ADN làm cho 2 ADN con giống với ADN mẹ là:
A. Nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn B. Một bazơ lớn bù cho 1 bazơ bé.
C. Sự lắp ráp tuần tự các nuclêôtit D. Bán bảo toàn
Câu 20: Ở một loài, 2n =18. Thể tam bội của loài tế bào có:
A. 19 NST B. 27 NST C. 54 NST D. 17 NST
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1 (1,5 điểm).
a. Cho cơ thể của một loài có kiểu gen là AaBbDDXY. Khi giảm phân bình thường không có hiện tượng trao đổi đoạn thì cơ thể đó có thể tạo ra nhiều nhất là bao nhiêu loại giao tử? Viết ký hiệu các loại giao tử đó.
b. Tại sao MoocGan lại chọn Ruồi giấm làm đối tượng để nghiên cứu? Hiện tượng di truyền liên kết đó bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Men Den như thế nào?
Câu 2 (2,0 điểm) Một đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau:
… ATA XAT AAX XTA TAG GXA…
a. Viết đoạn mạch bổ sung với đoạn mạch trên?
b. Viết trình tự các nuclêôtit của mARN được tổng hợp từ đoạn mạch trên?
c. Xác định tỉ lệ A/G của đoạn gen trên?
d. Một đột biến xảy ra trên gen không làm thay đổi chiều dài của gen, em hãy xác định đó là loại đột biến gì?
e. Đột biến trên ảnh hưởng đến cấu trúc của prôtêin như thế nào?
Câu 3 (2,0 điểm). Ở ruồi giấm, người ta thấy một số trứng của ruồi cái có chứa NST giới tính XX, X và không chứa chiếc NST giới tính nào (O).
a. Bằng hiểu biết của mình, em hãy giải thích cơ chế hình thành các loại trứng đó.
b. Khi các loại trứng trên kết hợp với giao tử đực bình thường, hợp tử tạo thành có bộ NST như thế nào? Gọi tên các dạng đột biến ở thế hệ con.
Câu 4 (1,5 điểm). Gen A dài 0,408 micromet. Số Nu loại A chiếm 30% tổng số Nucleotit của gen. Gen A bị đột biến trở thành gen a. Gen a ít hơn gen A 7 liên kết Hidro và ngắn hơn gen A 10,2Ao
a. Xác định dạng đột biến đã sảy ra.
b. Tính số lượng từng loại Nu của gen A và gen a.
Câu 5 (1,5 điểm). Như Menđen đã phát hiện màu hạt xám(A) ở đậu Hà Lan là trội so với hạt trắng(a). Trong các thực nghiệm sau, bố mẹ có kiểu hình đã biết nhưng chưa biết kiểu gen đã sinh ra đời con được thống kê như sau:
Phép lai 1- P: Xám × Trắng → F1: 82 xám: 78 trắng
Phép lai 2- P: Xám × Xám → F1: 117 xám: 38 trắng
Phép lai 3- P: Xám × Trắng → F1: 74 xám
Phép lai 4- P: Xám × Xám → F1: 90 xám
a. Hãy viết kiểu gen có thể có ở mỗi cặp cha mẹ trên.
b. Trong các phép lai 2,3,4 có thể dự đoán bao nhiêu hạt xám mà những cây sinh ra từ chúng sẽ cho hạt xám và hạt trắng.
Câu 6 (1,5 điểm). Ở chó màu lông đen (A) là trội so với màu lông trắng (a), lông ngắn (B) là trội so với lông dài (b). Hai tính trạng này di truyền độc lập với nhau. Hãy biện luận (không cần viết sơ đồ lai) để xác định kiểu gen có thể có ở các cặp cha mẹ của mỗi phép lai sau:
Kiểu hình cha mẹ | Đen, ngắn | Đen, dài | Trắng, ngắn | Trắng, dài |
a. Đen, ngắn × Đen, ngắn b. Đen, ngắn × Đen, dài | 89 18 | 31 19 | 29 0 | 11 0 |
-----
-(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi thử tuyển sinh vào 10 chuyên môn Sinh Học năm 2021 Trường THCS Đồng Văn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: