Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Lạc An có đáp án

TRƯỜNG THCS

LẠC AN

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 90 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1( 4 điểm )

1. Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen ?

2. Phân biệt quy luật phân li và quy luật phân li độc lập ?

3. Theo quan niệm của Menđen, F1 có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường cho 4 loại giao tử, đời F2  cho 9 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. Hãy giải thích tại sao ?

Câu 2 ( 3 điểm )

1. Nêu cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể ?

2. Điểm giống và khác nhau ở kì đầu của nguyên phân và kì đầu I của giảm phân ?

Câu 3 ( 4 điểm )

1. Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN? Hệ quả của nguyên tắc bổ sung  được biểu hiện ở những điểm nào?

2. Giải thích vì sao 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ. Có trường hợp nào qua nhân đôi ADN con lại khác ADN mẹ không ?

3. Vì sao nói Prôtêin có tính đa dạng hơn so với tính đa dạng của AND? Khi bị đun sôi thì  Prôtêin còn thực hiện được vai trò của mình không ? Vì sao ?

Câu 4 (3 điểm )

1. Phát biểu khái niệm các loại biến dị đã học ?

2. Bộ nhiễm sắc thể của một loài thực vật có hoa gồm 5 cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là I, II, III, IV, V. Khi khảo sát một nhóm cá thể của loài này, người ta phát hiện 3 thể đột biến kí hiệu là a, b, c. Phân tích bộ nhiễm sắc thể của 3 thể đột biến đó thu được kết quả như sau:

Thể đột biến

Số nhiễm sắc thể đếm được ở từng cặp

I

II

III

IV

V

a

2

3

2

2

2

b

3

3

3

3

3

c

2

1

2

2

2

 

a. Xác định tên gọi của các thể đột biến này? Cách nhận biết thể đột biến b ?

b. Nêu cơ chế hình thành thể đột biến c ?

Câu 5 ( 6 điểm )

1. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội hoàn toàn. Hãy tìm số loại kiểu gen, số loại kiểu hình, tỉ lệ phân li kiểu gen, tỉ lệ phân li kiểu hình được tạo ra ở thế hệ F1  trong phép lai bố và mẹ dị hợp n cặp gen.

2. Ở đậu Hà Lan, thân cao, hạt vàng là hai tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, hạt xanh. Các tính trạng di truyền độc lập với nhau.

a. Xác định kiểu gen của bố, mẹ  và viết các phép lai có thể xảy ra ( không cần viết sơ đồ lai) trong trường hợp bố có thân cao, hạt xanh; mẹ có thân thấp, hạt vàng.

b. Tính tỉ lệ kiểu gen aabb và tỉ lệ kiểu hình có kiểu gen A- bb ở F1  trong phép lai P: AaBb x Aabb

c. Tìm kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ để đời lai F1  có sự phân tính theo

tỉ lệ 3: 3:1:1

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

Câu 1

4 điểm

1. Thí nghiệm lai một cặp tính trạng của  Menđen

- Menđen đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng, tương phản.

- Trước hết, ông cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây chọn làm mẹ để ngăn ngừa sự tự thụ phấn. Khi nhị đã chín, ông lấy phấn của các hoa trên cây chọn làm bố rắc vào đầu nhụy của các hoa đã được cắt nhị trên cây chọn làm mẹ. F1 tạo thành tiếp tục tự thụ phấn để cho ra F2 .

- Kết quả một số thí nghiệm của Menđen như sau:

P

F1

F2

Hoa đỏ x Hoa trắng

Hoa đỏ

705 Hoa đỏ: 224 Hoa trắng

Thân cao x Thân lùn

Thân cao

787 Thân cao : 277 Thân lùn

Qủa lục x Qủa vàng

Qủa lục

428 Qủa lục: 152 Qủa vàng

 

- Dù thay đổi vị trí của các giống làm cây bố và cây mẹ trong phép lai, thì kết quả thu được của 2 phép lai đều như nhau.

 - Kết luận: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1  đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2  có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.

2. Phân biệt quy luật phân li và quy luật phân li độc lập

Quy luật phân li

Quy luật phân li độc lập

- Phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng

- Phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng

- F1 dị hợp một cặp gen, tạo ra 2 loại giao tử.

- F1 dị hợp hai cặp gen, tạo ra 4 loại giao tử.

- F2 có 4 tổ hợp, 3 kiểu gen, 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3:1

- F2 có 16 tổ hợp, 9 kiểu gen, 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 9:3: 3:1

- F2  không xuất hiện biến dị tổ hợp

- F2   xuất hiện biến dị tổ hợp

 

3. Giải thích F1 cho 4 loại giao tử, F2 tạo ra 9 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.

 

- F1 cho 4 loại giao tử vì mỗi cặp gen dị hợp giảm phân cho 2 loại giao tử. Các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do, vì vậy 2 cặp gen dị hợp tạo nên 2 x 2= 4 loại giao tử: (A: a) (B : b ) à AB, Ab, aB, ab

- F2 tạo ra 9 loại kiểu gen vì mỗi cặp gen ở F2  tạo ra 3 kiểu gen. Vậy 2 cặp gen ở F2 tạo nên 3 x 3 = 9 kiểu gen theo tỉ lệ: ( 1AA : 2Aa : 1aa ) ( 1BB : 2Bb : 1bb ) = 1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb : 1Aabb : 2Aabb : 1aaBB: 2aaBb : 1aabb

- F2 tạo ra 4 loại kiểu hình vì ở F2 mỗi tính trạng tạo ra 2 kiểu hình, do đó cả 2 tính trạng tạo nên 2 x2 = 4 kiểu hình theo tỉ lệ: (3 : 1 ) ( 3: 1) = 9 : 3 : 3: 1

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

2. ĐỀ SỐ 2

I. Trắc Nghiệm

Hãy viết vào bài làm chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng nhất.

1. Khi cho cây cà chua quả đỏ không thuần chủng lai phân tích thu được kết quả nào sau đây?

A. Toàn quả đỏ                                                       B. Toàn quả vàng

C. Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng                          D. Tỉ lệ 3 quả đỏ: 1 quả vàng

2. Mục đích nào sau đây không phải là mục đích của việc ứng dụng tự thụ phấn và giao phối gần vào chọn giống và sản xuất:

A. Tạo ra dòng thuần dùng để làm giống tạo ưu thế lai

B. Tập trung các các gen trội quý vào một kiểu gen tạo giống có giá trị

C. Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn

D. Phát hiện và loại bỏ những gen xấu ra khỏi quần thể

3. Có 100 tế bào sinh dục cái nguyên phân 3 lần liên tiếp và tất cả các tế bào sinh ra đều giảm phân để hình thành giao tử thì số trứng được sinh ra là:

A. 800                      B. 1600                       C. 3200                                   D. 6400

4. Tập hợp cá thể nào dưới đây là quần thể sinh vật?

A. Tập hợp các cá thể giun đất, giun tròn, chuột chũi đang sống trên một cánh đồng.

B. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao.

C. Tập hợp các cây có hoa cùng mọc trong một cánh rừng.

D. Tập hợp các cây ngô( bắp) trên một cánh đồng.

5. Quan hệ giữa cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa thuộc dạng quan hệ nào?

    A. Hội sinh             B. Cộng sinh                       C. Kí sinh                      D. Hợp tác                                                                                                       

6. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật như thế nào?

A. Làm thay đổi hình thái bên ngoài của thân, lá và khả năng quang hợp của thực vật.

B. Làm thay đổi các quá trình sinh lí quang hợp, hô hấp.

C. Làm thay đổi những đặc điểm hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật.

D. Làm thay đổi đặc điểm hình thái của thân, lá và khả năng hút nước của rễ.

II. Tự Luận

Câu 1

Hãy nêu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong chu kì tế bào? Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu của nguyên phân và kì đầu của giảm phân I khác nhau như thế nào?

 

Câu 2

a. Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu từ đâu? Vì sao chúng ta phải ngăn chặn ô nhiễm phóng xạ?

b. Thế nào là một hệ sinh thái? Điểm khác biệt cơ bản của lưới thức ăn so với chuỗi thức ăn là gì? Trong một lưới thức ăn hoàn chỉnh có những thành phần chủ yếu nào?

 

Câu 3

 Gen A có 3000 Nuclêôtit và có số Nuclêôtit loại A chiếm 30% tổng số Nuclêôtit của gen. Gen A bị đột biến thay thế 1 cặp A- T bằng một cặp G- X tạo thành gen a. Hãy tính chiều dài và số lượng từng loại Nuclêôtit của mỗi gen.

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

1

2

3

4

5

6

C

B

A

D

A

C

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1

    Phân loại các loại biến dị di truyền và biến dị không di truyền?

Câu 2

     Trình bày cấu trúc hoá học và cấu trúc không gian của ADN? Tại sao nói cấu trúc ADN chỉ có tính ổn định tương đối?

 

Câu 3

 Khi cho lai hai giống cà chua qủa đỏ, dạng bầu dục và quả vàng, dạng tròn với nhau được F1 đều quả đỏ, dạng tròn. Fgiao phấn với nhau được Fcó 901 cây quả đỏ, tròn; 299 cây quả đỏ, bầu dục; 301 cây quả vàng, tròn; 103 cây quả vàng, bầu dục. Hãy biện luận tìm kiểu gen của P, F1.  

Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra.

 

Câu 4

a. Thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ? Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu phả hệ?

b. Hãy nêu những điểm khác nhau giữa người bình thường và người mắc hội chứng Tớcnơ?

 

Câu 5

      Lai hai ruồi dấm thuần chủng thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài, F­1 thu được toàn ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi F1 tạp giao ở F2 thu được 101 ruồi thân xám, cánh ngắn, 199 ruồi thân xám, cánh dài và 100 ruồi thân đen, cánh dài.

  1. Biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F2?
  2. Phải chọn ruồi khác có kiểu gen và kiểu hình thế nào để khi lai với ruồi F1 ở trên thu được thế hệ con có tỷ lệ 3 ruồi thân xám, cánh dài:1 ruồi thân xám, cánh ngắn

 Biết mỗi tính trạng do một gen quy định

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

* Biến dị di truyền:

   a. Biến dị tổ hợp

   b. Đột biến:

        - Đột biến gen: 

              Gồm các dạng: Mất một hoặc một số cặp nuclêôtit.

                                       Thêm một hoặc một số cặp nuclêôtit.

                                        Đảo vị trí một hoặc một số cặp nuclêôtit.

                                        Thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit này bằng một                                                          

                                        hoặc một số cặp nuclêôtit khác.

        - Đột biến nhiễm sắc thể:

              + Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể:

                               Gồm các dạng:  Mất đoạn nhiễm sắc thể.

                                                          Lặp đoạn nhiễm sắc thể.

                                                          Đảo đoạn nhiễm sắc thể.

                                                          Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

              + Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.

                                Gồm các dạng: Đột biến dị bội.

                                                         Đột biến đa bội.

* Biến dị không di truyền:

      Thường biến.

2

* Cấu trúc hóa học của ADN.

 - ADN (axit đêôxiribônuclêic) được cấu tạo từ các nguyên tố chủ yếu là: C, H, O, N, P...

 - ADN là đại phân tử có kích thước và khối lượng phân tử lớn.

 - ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit.

 - Một nuclêôtit gồm 3 thành phần: Axit phôtphoric H3PO4, đường đêôxiribô C5H10O4 và bazơnitric, trong đó bazơnitric là thành phần quan trọng nhất. Có 4 loại bazơnitric là A, T, G, X. Do các nuclêôtit chỉ khác nhau ở thành phần bazơnitric nên người ta dùng tên bazơnitric để gọi tên các nuclêôtit.

  - Thành phần, số lượng trật tự sắp xếp các đơn phân đã tạo ra vô số loại ADN khác nhau từ đó quy định tính đa dạng cho sinh vật.

* Cấu trúc không gian của ADN.

 - Do Oatxơn và Cric công bố năm 1953.

 - ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch đơn song song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải.

 - Trên mỗi mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị bền vững giữa đường của nuclêôtit này với axit của nuclêôtit bên cạnh.

 - Giữa hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung, trong đó một bazơnitric có kích thước lớn phải được bù bằng một bazơnitric có kích thước nhỏ. A đi với T bằng hai liên kết hiđrô, G đi với X bằng ba liên kết hiđrô. Do đó khi biết trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch đơn này có thể suy ra trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch đơn kia.

 - ADN xoắn có tính chất chu kì, mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nu, cao 34A0, đường kính 20A0.

 - Tỉ lệ (A+T)/(G+X) đặc trưng cho loài.

*  Tính ổn định của ADN chỉ có tính chất tương đối:

 - Cấu trúc ADN ổn định nhờ:

  + Trên hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị bền vững.

  + Giữa hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô có số lượng rất lớn.

 - Tính ổn định của ADN chỉ có tính tương đối vì:

  + Liên kết hiđrô có số lượng lớn nhưng là liên kết yếu nên khi khi cần liên kết hiđrô có thể đứt, hai mạch đơn của ADN tách nhau ra để ADN tái sinh và sao mã.

  + ADN có khả năng đột biến (đột biến gen).

  + ở kì đầu giảm phân I có thể xảy ra hiện tượng bắt chéo trao đổi đoạn tạo thông tin di truyền mới.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (3 điểm)

Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan? Những định luật của Menđen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao?

 

Câu 2: ( 5 điểm)

Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của các loại ARN. So sánh cấu tạo của ARN với ADN?

 

Câu 3: ( 4 điểm)

Ở lúa, hạt gạo đục là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt gạo trong.

Giao phấn giữa giống lúa thuần chủng hạt gạo đục với giống lúa có hạt gạo trong; thu được F1 và tiếp tục cho F1 tự thụ phấn;

a. Lập sơ đồ lai từ P đến F2.

b. Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào?

 

Câu 4:(4 điểm)

Bằng kiến thức đã học hãy giải thích một số nguyên nhân cơ bản làm phát sinh các bệnh tật di truyền ở người.

 

Câu 5:( 4 điểm)

Qua sự sinh sản của các lớp động vật có xương sống, hãy cho thấy sự tiến hóa từ thấp đến cao, từ đơn giản đến hoàn thiện dần.

ĐÁP ÁN

Câu 1:

-   Menđen thường tiến hành các thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan vì:

  • Khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt của nó(0,25đ)
  • Đặc điểm này của đậu tạo điều kiện thuận lợi cho Menđen trong quá trình nghiên cứu các thế hệ con lai từ đời F1, F2... (0,25đ) từ một cặp bố mẹ ban đầu0,25đ
  • Đặc điểm gieo trồng của đậu Hà Lan cũng tạo điều kiện dễ dàng cho người nghiên cứu0,25đ
  • Những định luật di truyền của Menđen không chỉ áp dụng cho loại đậu Hà Lan(0,25đ) mà còn ứng dụng đúng cho nhiều loài sinh vật khác0,25đ
  • Vì: Các thí nghiệm thường tiến hành trên đậu Hà Lan(0,25đ) và để khái quát thành định luật(0,25đ), Menđen phải lập lại các thí nghiệm đó trên nhiều đối tượng khác nhau(0,25đ). Khi các thí nghiệm thu được kết quả đều và ổn định(0,25đ) ở nhiều loài khác nhau(0,25đ), Menđen mới dùng thống kê toán học để khái quát thành định luật0,25đs

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

5. ĐỀ SỐ 5

I. Trắc Nghiệm

Câu 1:

Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở sinh sản hữu tính ?

  a. Nguyên phân và giảm phân.       b. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

  c. Giảm phân và thụ tinh.               d. Vật chất di truyền ở thế hệ con không đổi mới.

 

Câu 2:

Sự giảm phân bất thường hình thành loại giao tử (n - 1) NST, giao tử này thụ tinh với 1 giao tử bình thường (n) NST sẽ hình thành thể đột biến:

a. Thể khuyết nhiễm.                     b. Thể 3 nhiễm (tam nhiễm)           

c. Thể 1 nhiễm (đơn nhiễm).         d. Thể đa nhiễm.

 

Câu 3:

Ở thỏ, lông trắng là trội (B) so với lông đen (b), lông dài là trội (C) so với lông ngắn (c). Các cặp gen phân li độc lập. Xác định kiểu gen của bố và mẹ trong các phép lai sau đây:       Phép lai 1:   bbCc x bbCc.           Phép lai 2:  BbCc x BbCc.

                         Phép lai 3:   BbCc x Bbcc.           Phép lai  4:  Bbcc x Bbcc.

  1. Nếu F1 thu được 91 trắng, dài; 30 trắng, ngắn; 31 đen, dài ; 11 đen, ngắn thì nó thuộc: 

a. Phép lai 1;   b. Phép lai 2;   c. Phép lai 3;    d. Phép lai 4.

  1.  Nếu F1 thu được 28 đen, dài; 9 đen, ngắn thì nó thuộc:

 a. Phép lai 1;   b. Phép lai 2 và 3;   c. Phép lai 1 và 2;    d. Phép lai 1 và 3.

  1. Phép lai này có tỉ lệ kiểu hình bằng nhau:

 a. Phép lai 1 và 4;   b. Phép lai 1 và 2;   c. Phép lai 3 và 4;    d. Phép lai 2 và 3.

4- Nếu F1 thu được 32 trắng, ngắn; 10 đen, ngắn thì nó thuộc:

               a. Phép lai 4;   b. Phép lai 2 và 3;   c. Phép lai 2 và 4;    d. Phép lai 3 và 4.

5- Nếu F1 thu được 30 trắng, dài; 31 trắng, ngắn; 10 đen, dài ; 11 đen, ngắn thì nó    

     thuộc:   a. Phép lai 1;   b. Phép lai 2;   c. Phép lai 3;    d. Phép lai 4.

 

II. Tự Luận

Câu 1

Điểm khác nhau cơ bản giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng? Vai trò của trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền học người?

 

Câu 2

      Cấu trúc nào là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào? Cơ chế ổn định vật chất đó qua các thế hệ khác nhau của tế bào và cơ thể?

 

Câu 3

      Xét một nhóm tế bào sinh giao tử, mỗi tế bào xét một cặp  gen dị hợp dài 5100 A0 nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Gen trội A nằm trên nhiễm sắc thể thứ nhất có1200 Ađênin,gen lặn a nằm trên  nhiễm sắc thể thứ hai có1350 Ađênin.

  1. Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen.
  2. Khi tế bào ở vào kì giữa của giảm phân I, số lượng  từng loại nuclêôtit của các gen trong tế bào là bao nhiêu?
  3. Nếu có một số tế bào trong nhóm tế bào sinh giao tử xảy ra đột biến dị bội ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên thì  khi nhóm tế bào kết thúc giảm phân số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử  là bao nhiêu?

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

c

c

1-b

2-a

3-a

4-a

5-c

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Lạc An có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?