Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Giồng Ông Tố

TRƯỜNG THCS GIỒNG ÔNG TỐ

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1(5đ):

a) (2đ) Tại sao nói trong giảm phân thì giảm phân I mới thực sự là phân bào giảm nhiễm, còn lần phân bào II là phân bào nguyên nhiễm?

b) (2đ) Điểm khác nhau cơ bản giữa cơ chế tổng hợp ARN với ADN là gì?

c) (2đ)  Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ sau:

Gen (1 đoạn ADN ) à m ARN à Prôtêin à tính trạng

 

Câu 2(2,5đ) :Thường biến là gì?  Phân biệt thường biến với đột biến?

 

Câu 3(4,5đ): Cơ chế và hậu quả những đột biến xảy ra ở cặp NST số 21 ở người? cách phát hiện?

 

Câu 4 (4 điểm)

         Ở lúa, thân cao và hạt mẩy là 2 tính trạng trội hoàn toàn so với thân thấp và hạt lép. Hai cặp tính trạng chiều dài thân và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau. Trong 1 phép lai phân tích của các cây F1  người ta thu được 4 kiểu hình có tỉ lệ ngang nhau là thân cao, hạt mẩy; thân cao, hạt lép; thân thấp, hạt mẩy; thân thấp, hạt lép.

a) Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai phân tích của F1 nói trên.

b) Cây F1 nói trên có thể được tạo ra từ phép lai giữa 2 cây bố mẹ có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?

 

Câu 5 (4 điểm)

         Trong 1 đoạn phân tử ADN, hiệu số nuclêôtit loại A với một loại khác bằng 10% tổng số nuclêôtit của đoạn ADN. Cho biết loại T bằng 750 nuclêôtit .

a) Tính chiều dài, khối lượng của đoạn ADN nói trên.

b) Gen trên tự nhân đôi 4 lần, tính số lượng nuclêôtit từng loại môi trường nội bào cung cấp.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a

(1đ)

- Ta nói GP 1 mới thực sự là phân bào giảm nhiễm vì : khi kết thúc GP 1 bộ NST trong TB giảm đi một nửa  về nguồn gốc NST so với TB ban đầu.

- GP 2 là phân bào nguyên nhiễm vì :ở lần phân bào này chỉ xảy ra sự phân chia các cromatit trong các NST đơn bội kép đi về 2 cực TB. Nguồn gốc NST trong các TB con không thay đổi vẫn giống như khi kết thúc GP 1 -> GP 2 là phân bào nguyên nhiễm.

b

(2đ)

Điểm khác nhau giữa cơ chế tổng hợp ADN và ARN:

Cơ chế tổng hợp ADN

Tổng hợp ARN

- Xảy ra trên cả 2 mạch đơn của phân tử ADN.

- Nguyên liệu tổng hợp là 4 loại nu: A,T, G, X.

- NTBS : A-T, G- X

- Enzim xúc tác chủ yếu là ADN pôlimeraza

- Từ 1 ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống hệt ADN mẹ. Trong mỗi ADN con có 1 mạch mới được tổng hợp mới.

- Xảy ra trên từng mạch riêng rẽ tại 1 mạch đơn của gen.

- Nguyên liệu tổng hợp là 4 loại nu : A, U, G, X.

- NTBS : A- U, G – X.

- Enzim xúc tác chủ yếu là ARN pôlimeraza.

- Mỗi lần tổng hợp tạo ra 1 ARN có số lượng, thành phần và trật tự các đơn phân giống mạch bổ sung của gen(chỉ thay T bằng U)

 

c

(2đ)

*Bản chất, mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ: Genà

m ARN àPrôtein àtính trạng :ADN  là khuôn mẫu tổng hợp ARN , ARN là khuôn mẫu tổng hợp chuỗi axit amin cấu thành nên protein của cơ thể. Prôtêin trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

- Trong đó trình tự các nu trên ADN quy định trình tự các nu trên ARN, thông qua đó ADN quy định trình tự các axit amin  trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin, prôtêin  tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào và biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

 

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1

Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta phải dùng phương pháp nghiên cứu phả hệ để nghiên cứu sự di truyền của một số tính trạng ở người?

 

Câu 2

a) Nêu khái niệm về ưu thế lai? Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai?

b) Nêu phương pháp củng cố và duy trì ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi?

 

Câu 3

a. Thể dị bội là gì ? Trình bày cơ chế phát sinh, hậu quả của thể một nhiễm dạng XO ở người.

b. Ở một loài thực vật, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, có thể tạo ra tối đa bao nhiêu dạng thể ba nhiễm khác nhau?

 

Câu 4

1. Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào quy định? Nêu chức năng cơ bản của ADN.

2. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?

 

Câu 5

Một đoạn ADN có 120 chu kỳ xoắn. Trên mạch đơn thứ nhất có 300 nuclêôtit loại ađênin, trên mạch đơn thứ 2 có 240 nuclêôtit loại ađênin và 260 nuclêôtit loại xitôzin.

1. Tính chiều dài của đoạn ADN nói trên.

2. Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 và của cả đoạn ADN  trên.

 

ĐÁP ÁN

Câu

 

1

- Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó (trội, lặn, do một hay nhiều gen kiểm soát).

- Lí do:

+ Người sinh sản chậm và đẻ ít con.

+ Vì lí do xã hội, không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến.

+ Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, cho hiệu quả cao.

2

a. Khái niệm ưu thế lai : Là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ

- Nguyên nhân: Về mặt di truyền các tính trạng số lượng (như hình thái, năng suất….) do nhiều gen trội quy định. Ở hai dạng bố mẹ thuần chủng , nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu lộ một số đặc điểm xấu. Khi lai giữa chúng với nhau chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện ở đời con lai F1.

b. Phương pháp củng cố và duy trì ưu thế lai:

- Ở cây trồng : Sử dụng nhân giống vô tính

- Ở vật nuôi : Lai trở lại ( Lai giữa F1 với con đực thuần chủng nhập nội)


----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

Phân biệt thụ phấn và thụ tinh, tại sao thụ phấn là điều kiện cần nhưng chưa đủ của thụ tinh?

 

Câu 2:

Giải thích tại sao tảo không được xem là cây xanh thực sự? Lợi ích của tảo trong tự nhiên?

 

Câu 3:

a) Thế hệ bố mẹ có các kiểu gen AABB và aabb, mỗi gen quy định 1 tính trạng, các gen trội - lặn hoàn toàn. Em hãy trình bày phương pháp tạo cơ thể có kiểu gen AAbb.        

b) Cho 2 cơ thể có kiểu gen AaBbDDEe lai với nhau, mỗi gen quy định một tính trạng, các gen có quan hệ trội - lặn hoàn toàn và phân ly độc lập. Hãy xác định tỷ lệ kiểu gen AabbDDee và tỷ lệ kiểu hình A-bbD-E- ở thế hệ con lai F1?

 

Câu 4:

a) Nếu các alen của cùng một gen có quan hệ trội - lặn không hoàn toàn thì quy luật phân li của Men đen có còn đúng hay không? Tại sao?

b) Cho hai dòng đậu Hà Lan thuần chủng: dòng 1 có kiểu hình hạt vàng, vỏ trơn và dòng 2 có kiểu hình hạt xanh, vỏ nhăn. Hạt vàng, vỏ trơn là trội hoàn toàn so với hạt xanh, vỏ nhăn. Hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng trên thuộc hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau.

Hãy tiến hành thí nghiệm để xác định các cặp gen quy định các cặp tính trạng trên di truyền theo quy luật phân li độc lập.

 

Câu 5:

Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là gì ? Trình bày cơ chế phát sinh các thể dị bội (2n + 1) và (2n –1)?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Thụ phấn : Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ (0,5 điểm)

- Thụ tinh: Là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) tạo thành một tế bào mới là hợp tử. Hiện tượng thụ tinh sảy ra tại noãn.(0,5 điểm)

- Hiện tượng thụ phấn là điều kiện cần nhưng chưa đủ của thụ tinh vì: (0,5đ điểm)

+ Có thụ phấn mới có thụ tinh, nhưng sau đó hạt phấn phải nảy mầm (hình thành các ống phấn mang tế bào sinh dục đực xuyên qua vòi nhụy đến bầu nhụy gặp noãn) thì hiện tượng thụ tinh mới thực hiện được.

+ Có một số trường hợp ( phấn của các cây không cùng loại) tuy có hiện tượng thụ phấn nhưng không thụ tinh vì hạt phấn không nảy mầm được.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Giải thích đặc điểm tiêu hoá và đặc điểm hô hấp của của chim thích nghi với sự bay?

 

Câu 2: Hãy giải thích những đặc điểm của hệ cơ ở người thích ứng với chức năng co rút và vận động?

 

Câu 3:          Sau đây là khả năng chịu nhiệt của một số loài sinh vật:

Loài sinh vật

Giới hạn dưới

Điểm cực thuận

Giới hạn trên

Một loài chuột cát

-50oC

10oC

30oC

Một loài cá

-2oC

0oC

2oC

 

a) Vẽ trên cùng một sơ đồ các đường biểu diễn giới hạn nhiệt độ của các sinh vật trên.

b) Theo em, loài nào có vùng phân bố rộng hơn? Giải thích.

 

Câu 4:

a) Một tế bào sinh trứng có kiểu gen AaXBXb khi giảm phân bình thường cho mấy loại trứng? Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaXbY khi giảm phân bình thường cho mấy loại tinh trùng?

b) Tại vùng sinh sản trong cơ quan sinh dục của cá thể đực có 4 tế bào A, B, C, D phân chia liên tiếp nhiều đợt để hình thành các tế bào sinh dục sơ khai, sau đó tất cả đều qua vùng sinh trưởng và tới vùng chín để hình thành giao tử. Số giao tử có nguồn gốc từ tế bào A sinh ra bằng tích các tế bào sinh dục sơ khai do tế bào A và tế bào B sinh ra. Số giao tử có nguồn gốc từ tế bào C sinh ra gấp đôi số giao tử có nguồn gốc từ tế bào A. Số giao tử có nguồn gốc từ tế bào D sinh ra đúng bằng số tế bào sinh dục sơ khai có nguồn gốc từ tế bào A.  Biết rằng tất cả các giao tử đều tham gia thụ tinh nhưng chỉ có 80% đạt kết quả, số hợp tử thu được là 96 và thời gian phân chia tại vùng sinh sản của các tế bào A, B, C, D bằng nhau. Xác định số lần nguyên phân của các tế bào trên.

 

Câu 5: Một phân tử ADN dài 150 vòng xoắn, có A = 600 nuclêôtit

  1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử ADN?
  2. Phân tử trên dài bao nhiêu? có bao nhiêu liên kết H2?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

Hệ cơ quan

Đặc điểm

Sự thích nghi

Tiêu hoá

1.Hàm thiếu răng.

2.Ruột ngắn.

3.Thiếu ruột thẳng

- Cơ thể nhẹ

- Thải phân nhanh

- Thiếu nơi trữ phân.

Hô hấp

Có 9 túi khí đi vào giữa các nội quan, đi vào các xoang rỗng của xương.

Cơ thể nhẹ, cách nhiệt, giảm ma sát giữa các nội quan. tận dụng được nguồn oxi trong không khí, tăng nhịp hô hấp mà vẫn không bị thiếu không khí khi chim bay.

 

2

Những đặc điểm của hệ cơ thích ứng với chức năng co rút.

- Tế bào cơ có cấu tạo dạng sợi. Trong sợi cơ có rất nhiều tơ cơ. Hai loại (tơ cơ dày và tơ cơ mảnh) có khả năng lồng vào nhau khi cơ co làm cho các sợi cơ co rút lại và tạo ra lực kéo.

- Nhiều tế bào cơ hợp thành bó cơ có màng liên kết bao bọc; nhiều bó cơ hợp thành bắp cơ. Các bắp cơ nối vào xương. Do đó khi sợi cơ co dẫn đến các bắp cơ co rút lại và kéo xương chuyển dịch và vận động.

- Số lượng cơ của cơ thể rất nhiều (khoảng 600 cơ) đủ để liên kết với toàn bộ xương để tạo ra bộ máy vận động cho cơ thể.

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1:

a) Nêu khái niệm về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Lấy ví dụ minh chứng cho từng khái niệm?

b) Vì sao ốc bươu vàng đã nhập vào Việt Nam lại có thể gây tác hại to lớn cho nông nghiệp?

 

Câu 2:

Nguyên tắc kết cặp bổ sung có ‎vai trò gì trong quá trình tự nhân đôi?

 

Câu 3

Một gen cấu trúc có 60 chu kì xoắn, số nucleotit loại Guanin chiếm 20% tổng số nucleotit của gen. Gen đó nhân đôi 5 lần liên tiếp.

a) Tính số nucleotit mỗi loại của gen.

b) Môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu nucleotit mỗi loại cho quá trình nhân đôi?

 

Câu 4

a) Giải thích việc ứng dụng quy luật phân li trong sản xuất kèm theo sơ đồ minh họa?

b) Những bệnh di truyền sau đây ở người thuộc dạng đột biến nào?

         - Bệnh đao.

         - Bệnh bạch tạng.

         - Bệnh câm điếc bẩm sinh.

c) Cơ thể bình thường có kiểu gen Dd. Đột biến làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen Od. Loại đột biến nào có thể xảy ra? Cơ chế phát sinh các dạng đột biến đó?

 

Câu 5:

Cho lưới thức ăn của một hệ sinh thái đồng cỏ:

a) Động vật ăn tạp tham gia vào những chuỗi thức ăn nào?

b) Hãy sắp xếp các sinh vật theo từng thành phần của hệ sinh thái.

c) Nếu quần thể động vật ăn thịt 4 bị con người săn bắt quá mức thì sẽ ảnh hưởng như thế nào tới quần thể động vật ăn cỏ 2 và quần thể động vật ăn tạp?

ĐÁP ÁN

 

Câu

Nội dung

1

a. 

- Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật, mỗi loài là một mắt xích thức ăn. Mỗi loài sinh vật trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

- 1 Ví dụ chuỗi thức ăn: (HS  lấy VD đúng cho điểm tối đa)

- Lưới thức ăn là các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung hợp thành

- 1 ví dụ: (HS  lấy VD đúng cho điểm tối đa)

b. Ốc bươu vàng đã nhập vào Việt Nam  có thể gậy tác hại to lớn cho nông nghiệp vì:

- Loài này có tốc độ sinh sản cao, giới hạn sinh thái rộng, ăn được nhiều nguồn thức ăn hơn các loài bản địa nên chúng trở thành loài ưu thế trong quần xã ao hồ, đồng ruộng Việt Nam. Nên chúng cạnh tranh thành công hơn và có thể loại trừ nhiều loài bản địa có chung nguồn thức ăn và nơi ở với chúng, hoặc chúng tiêu diệt các loài là thức ăn của chúng, như lúa, hoa màu.

- Ốc bươu vàng khi mới xâm nhập vào Việt nam nguồn sống của môi trường rất dồi dào nhưng chưa có hoặc rất ít đối thủ cạnh tranh và động vật ăn thịt nó nên chúng có tốc độ phát triển rất nhanh.

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Giồng Ông Tố. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?