Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Trí Tuệ Việt có đáp án

TRƯỜNG THCS TRÍ TUỆ VIỆT

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

  Nguyên tắc kết cặp bổ sung có ‎vai trò gì trong quá trình tự nhân đôi?

 

Câu 2.

  Phân biệt thường biến và đột biến với các nội dung: khái niệm, nguyên nhân, ví dụ, tính chất?

 

Câu 3.

  a) Một tế bào sinh trứng có kiểu gen AaXBXb khi giảm phân bình thường cho mấy loại trứng? Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaXbY khi giảm phân bình thường cho mấy loại tinh trùng?

  b) Tại vùng sinh sản trong cơ quan sinh dục của cá thể đực có 4 tế bào A, B, C, D phân chia liên tiếp nhiều đợt để hình thành các tế bào sinh dục sơ khai, sau đó tất cả đều qua vùng sinh trưởng và tới vùng chín để hình thành giao tử. Số giao tử có nguồn gốc từ tế bào A sinh ra bằng tích các tế bào sinh dục sơ khai do tế bào A và tế bào B sinh ra. Số giao tử có nguồn gốc từ tế bào C sinh ra gấp đôi số giao tử có nguồn gốc từ tế bào A. Số giao tử có nguồn gốc từ tế bào D sinh ra đúng bằng số tế bào sinh dục sơ khai có nguồn gốc từ tế bào A.  Biết rằng tất cả các giao tử đều tham gia thụ tinh nhưng chỉ có 80% đạt kết quả, số hợp tử thu được là 96 và thời gian phân chia tại vùng sinh sản của các tế bào A, B, C, D bằng nhau. Xác định số lần nguyên phân của các tế bào trên.

 

Câu 4.

  Một gen cấu trúc có 60 chu kì xoắn, số nucleotit loại Guanin chiếm 20% tổng số nucleotit của gen. Gen đó nhân đôi 5 lần liên tiếp.

  a) Tính số nucleotit mỗi loại của gen.

  b) Môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu nucleotit mỗi loại cho quá trình nhân đôi?

 

Câu 5

Một nhóm học sinh lớp 9 quan sát tế bào sinh dưỡng của 3 cây đậu Hà Lan qua kính hiển vi điện tử thấy kết quả như sau:

  - Tế bào của cây thứ nhất có 15 nhiễm sắc thể kép, xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

  - Tế bào của cây thứ hai có 26 nhiễm sắc thể đơn đang phân ly đồng đều về hai cực của tế bào.

  - Tế bào của cây thứ ba có 16 nhiễm sắc thể kép, đang đóng xoắn.

  a) Các bạn học sinh quan sát tế bào đang ở những kỳ nào của quá trình phân bào?

  b) Em hãy nêu cơ chế hình thành 3 cây đậu trên từ cây bố mẹ bình thường. Biết rằng quá trình đột biến này chỉ liên quan đến cặp nhiễm sắc thể thứ 3 và ít gây hại đến sức sống của cây.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Trong quá trình tự nhân đôi, mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ.

- Các nucleotit ở mạch khuôn liên kết với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc : A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết với X hay ngược lại.

- Vai trò: nguyên tắc kết cặp bổ sung giữa các nucleotit có vai trò:

+ Quá trình lắp ráp các nucleotit tự do trong môi trường được các nucleitit trên mạch khuôn kiểm soát à tạo thành mạch mới một cách chính xác.

+ Cho hai phân tử ADN con tạo ra giống nhau và giống ADN mẹ

2

Tiêu chí

Thường biến

Đột biến

Khái niệm

Những biến đổi KH của cùng một KG trong đời cá thể

Những biến đổi về ADN hoặc NST

Nguyên nhân

Do môi trường thay đổi

- Tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, rối loạn trong cơ thể

Ví dụ

Cây rau mác. 3 môi trường cho 3 dạng lá khác nhau

- lúa bị bạch tạng, lợn xẻ thùy, tăng số lượng bông trên khóm lúa

Tính chất

- Đồng loạt, hướng xác định,

- thường có lợi

 

- không di truyền được

- Cá biệt, ngẫu nhiên, vô hướng

- thường có hại, một số trung tính, hoặc có lợi

- di truyền được

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1.

Nêu khái niệm về ưu thế lai? Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai?

 

Câu 2.

Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta phải dùng phương pháp nghiên cứu phả hệ để nghiên cứu sự di truyền của một số tính trạng ở người?

 

Câu 3.

Sau đây là khả năng chịu nhiệt của một số loài sinh vật:

Loài sinh vật

Giới hạn dưới

Điểm cực thuận

Giới hạn trên

Một loài chuột cát

-50oC

10oC

30oC

Một loài cá

-2oC

0oC

2oC

  a) Vẽ trên cùng một sơ đồ các đường biểu diễn giới hạn nhiệt độ của các sinh vật trên.

  b) Theo em, loài nào có vùng phân bố rộng hơn? Giải thích.

 

Câu 4.

  a) Nêu khái niệm về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Lấy ví dụ minh chứng cho từng khái niệm?

  b) Vì sao ốc bươu vàng đã nhập vào Việt Nam lại có thể gây tác hại to lớn cho nông nghiệp?

 

Câu 5.

   Khi cho lai 2 cây cà chua bố mẹ (P) với nhau, được F1 có kiểu gen đồng nhất. Cho F1 giao phấn với 3 cây cà chua khác, kết quả thu được:

   - Với cây thứ nhất: 125 quả đỏ, tròn; 125 quả đỏ, dẹt; 125 quả vàng, tròn; 125 quả vàng, dẹt.

   - Với cây thứ hai: 300 quả đỏ, tròn; 301 quả đỏ, dẹt; 100 quả vàng, tròn; 101 quả vàng, dẹt.

   - Với cây thứ ba: 210 quả đỏ, tròn; 211 quả vàng, tròn; 70 quả đỏ, dẹt; 71 quả vàng, dẹt.

   Biết rằng 1 gen quy định 1 tính trạng, các cặp gen phân li độc lập và chỉ xét tối đa 2 cặp gen.

   1. Em hãy trình bày cách xác định tính trạng trội, lặn, kiểu gen, kiểu hình của P, F1, cây thứ nhất, cây thứ hai, cây thứ ba.

   2. Viết sơ đồ lai  giữa cây thứ nhất với cây thứ hai.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a. Khái niệm ưu thế lai : Là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ

* Nguyên nhân: Về mặt di truyền các tính trạng số lượng (như hình thái, năng suất….) do nhiều gen trội quy định. Ở hai dạng bố mẹ thuần chủng , nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu lộ một số đặc điểm xấu. Khi lai giữa chúng với nhau chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện ở đời con lai F1.

b. Phương pháp củng cố và duy trì ưu thế lai:

- Ở cây trồng : Sử dụng nhân giống vô tính

- Ở vật nuôi : Lai trở lại ( Lai giữa F1 với con đực thuần chủng nhập nội)

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1

   a. Thế nào là giao phối gần? Ảnh hưởng của giao phối gần đến thế hệ sau? Ý nghĩa thực tiễn của giao phối gần?

   b. Lai kinh tế là gì? Ở nước ta lai kinh tế được thực hiện chủ yếu dưới hình thức nào?

 

Câu 2

   a. Thế nào là một hệ sinh thái? Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng?

   b. Điểm khác biệt cơ bản của lưới thức ăn so với chuỗi thức ăn là gì? Trong một lưới thức ăn hoàn chỉnh có những thành phần chủ yếu nào?

 

Câu 3

   Thực hiện phép lai P: AaBbDdEe x AaBbddee. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, có quan hệ trội lặn không hoàn toàn, mỗi cặp gen nằm trên một nhiễm sắc thể thường khác nhau. Hãy xác định:

   a. Số loại kiểu gen đồng hợp, số loại kiểu hình ở F1.

   b. Tỉ lệ kiểu gen khác kiểu gen bố mẹ, tỉ lệ kiểu hình khác kiểu hình bố mẹ ở F1.

 

Câu 4

   Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng; B quy định quả dạng tròn, b quy định quả dạng bầu dục. Khi cho giống cà chua quả đỏ, dạng tròn lai với giống cà chua quả đỏ, dạng bầu dục được F1 có tỉ lệ 50% cây quả đỏ, dạng tròn : 50% cây quả đỏ, dạng bầu dục. Xác định kiểu gen của các cây bố mẹ? Biết các gen phân li độc lập với nhauy, một trong hai cây bố mẹ thuần chủng.

 

Câu 5

   Ở một loài động vật, giả sử có 100 tế bào sinh giao tử đực có kiểu gen Aa tiến hành giảm phân, trong số đó có 5 tế bào xảy ra rối loạn lần phân bào 2 ở tế bào chứa gen a, giảm phân 1 bình thường, các tế bào khác đều giảm phân bình thường. Hãy xác định:

   a. Trong tổng số giao tử hình thành, tỉ lệ loại giao tử bình thường chứa gen A là bào nhiêu?

   b. Trong tổng số giao tử hình thành, tỉ lệ giao tử không bình thường chứa gen a là bao nhiêu?

 

ĐÁP ÁN

 

Câu

Nội dung

1

a.

*  Khái niệm giao phối gần: Là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.

* Ảnh hưởng của giao phối gần đến thế hệ sau: Sinh trưởng, phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.

* Ý nghĩa thực tiễn của giao phối gần:

- Củng cố và duy trì một tính trạng mong muốn nào đó.

- Tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện gen xấu để loại ra khỏi quần thể.

b.

* Khái niệm lai kinh tế: Cho lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.

* Hình thức chủ yếu lai kinh tế ở nước ta: Dùng con cái thuộc giống trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội.

 

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1

   a. Nêu sự khác nhau giữa tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh.

   b. Ngày nay chúng ta thường nhắc đến hiện tượng ô nhiễm phóng xạ. Hãy cho biết nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu từ đâu? Vì sao chúng ta phải ngăn chặn ô nhiễm phóng xạ?

 

Câu 2

   a. Thế nào là giao phối gần? Ảnh hưởng của giao phối gần đến thế hệ sau? Ý nghĩa thực tiễn của giao phối gần?

   b. Lai kinh tế là gì? Ở nước ta lai kinh tế được thực hiện chủ yếu dưới hình thức nào?

 

Câu 3

   a. Ở một loài thực vật phát hiện một thể đột biến mà trong tất cả các tế bào sinh dưỡng đều thừa một nhiễm sắc thể. Cho biết đây là thể đột biến nào? Trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến đó.

   b. Trong thực tế, đột biến dị bội và đột biến đa bội loại nào được ứng dụng phổ biến hơn trong chọn giống cây trồng? Vì sao?

 

Câu 4

   a. Ở loài sinh sản hữu tính nhờ những cơ chế nào mà bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể? Giải thích tại sao sinh sản hữu tính làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp?

   b. Ở một loài giao phối, xét 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là Aa và Bb. Trong 2 cặp nhiễm sắc thể này mỗi cặp đều có một nhiễm sắc thể bị đột biến mất đoạn. Khi giảm phân bình thường sẽ cho bao nhiêu loại giao tử khác nhau về tổ hợp nhiễm sắc thể, trong đó giao tử bình thường chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

 

Câu 5

   Gen B có tổng số nuclêôtit là 3000, số liên kết hiđrô là 3500, gen này bị đột biến mất 6 nuclêôtit thành gen b. Biết khi gen B và b tự nhân đôi liên tiếp 3 lần, số nuclêôtit loại Ađênin môi trường cung cấp cho gen b ít hơn gen B là 14 nuclêôtit.

   - Gen B gồm bao nhiêu chu kỳ xoắn?

   - Xác định chiều dài của gen B và gen b.

   - Xác định số liên kết hiđrô của gen b.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.

Khác nhau giữa tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh:

- Tài nguyên không tái sinh là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt .

- Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi.

b.

- Nguồn ô nhiễm phóng xạ: Chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân.

- Phải ngăn chặn ô nhiễm phóng xạ vì: Chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư.

 

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1

Ở một loài sinh vật, khi nghiên cứu trật tự phân bố của gen trên NST số 2 có trật tự A B F E H G I D C K. Do đột biến từ cơ thể ban đầu theo thứ tự sinh ra các dòng 1, 2  và 3 có trật tự phân bố của các gen trên NST số 2 như sau :

Dòng 1: A B F E H G C D I K

Dòng 2: A B F E  D C G H I K

Dòng 3: A B C D E  F G H I K

Hãy cho biết loại đột biến đã sinh ra dòng 1, 2, 3. Cơ chế hình thành và hậu quả các dạng đột biến trên.

 

Câu 2.

a. Dòng thuần là gì? Hãy viết kiểu gen và tỷ lệ kiểu gen của các dòng thuần được tạo ra từ phép lai bố mẹ có kiểu gen P : AaBbdd   x AabbDd.

b. Phân biệt di truyền độc lập với di truyền liên kết của hai cặp tính trạng?

 

Câu 3.

a. Tại sao Men Đen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan? Những định luật của Men Đen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao?

b. Vì sao số lượng của bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài giữ nguyên qua nguyên phân và giảm đi một nữa qua giảm phân?

 

Câu 4.

Ở lúa, hạt đục trội hoàn toàn so với hạt trong. Cho lúa hạt đục thuần chủng thụ phấn với lúa hạt trong

a. Xác định kết quả thu được ở F1 và F2

b. Nếu cho cây F1 và F2 có hạt  gạo đực nói trên lai với nahu thì kết quả như thế nào?

 

Câu 5.

Khi cho hai cây lúa thân cao, chín sớm và thân lùn, chín muộn giao phấn với nhau thì được F1 toàn thân cao, chín muộn. Cho F1 tạp giao thì thu được F2 gồm có: 3150 hạt khi đem gieo mọc thành cây thân cao, chín muộn; 1010 hạt khi đem gieo mọc thành cây thân cao, chín sớm; 1080 hạt khi đem gieo mọc thành cây thân lùn, chín muộn; 320 hạt khi đem gieo mọc thành cây thân lùn, chín sớm.

  a. Cho biết kết quả lai tuân theo định luật di truyền nào? Giải thích.

  b. Đem các cây thân cao, chín muộn ở F2 thụ phấn với cây lúa thân lùn, chín sớm thì ở F3 thu được các trường hợp sau đây:

  - F3 – 1:  gồm 50% cao, muộn : 50% cao, sớm.

  - F3 – 2:  gồm 50% cao, muộn : 50% lùn, muộn.

  - F3 – 3:  gồm 25% cao, muộn : 25% cao, sớm: 25% lùn, muộn: 25% lùn, sớm.

  - F3 – 4:  gồm 100% cao, muộn.

  Tìm kiểu gen của các cây F2 đó và viết sơ đồ lai từng trường hợp.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

Đây là đột biến đảo đoạn, cụ thể:

Dòng gốc → dòng 1: - I D C - đảo đoạn thành – C D I –

Dòng 1     → dòng 2: -  H G C D - đảo đoạn thành ––D C G H -

Dòng 2     → dòng 3:  -  E F D C - đảo đoạn thành –– C D E F –

Cơ chế: Một đoạn của NST bị đảo ngược 180o      

Hậu quả: Đột biến đảo đoạn có thể ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến sức sống của cơ thể bị đột biến, góp phần tăng cường sự sai khác giữa các NST tương ứng giữa các dòng thuộc cùng một loài

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Trí Tuệ Việt có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?