TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN | ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 8 Thời gian: 150 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1.
1. Hô hấp thường được hiểu là thở ra, hít vào. Theo em, hiểu như vậy đã đúng và đủ chưa? Vì sao?
2. Vì sao sau khi ta hoạt động mạnh (lao động nặng, chạy bộ....) có hiện tượng hít thở nhanh?
3. Hàng ngày, em cần rèn luyện hít thở như thế nào để tốt cho sức khỏe?
Câu 2.
Trong cơ thể, hệ tuần hoàn (Tim và các mạch máu) kết hợp hệ bạch huyết đảm nhận trách nhiệm lưu dẫn các chất và tạo ra môi trường bên trong cơ thể. Với kiến thức đã học, em hãy trình bày:
1. Máu gồm tế bào máu và huyết tương: Tế bào máu gồm những loại nào ? Huyết tương có các thành phần chủ yếu nào?
2. Bố bạn An có nhóm máu B. Nếu có vấn đề về sức khỏe cần truyền máu thì nhóm máu nào có thể truyền được cho bố bạn An? Vì sao? (cho biết, ở người có 4 nhóm máu cơ bản: A; B; AB và nhóm máu O)
3. Mô tả đường đi của một hồng cầu từ mao mạch máu của cơ bắp tay phải đến mao mạch máu của cơ bắp chân phải.
Câu 3.
1.Trong cơ thể người, hệ thần kinh có phải là một cơ quan quan trọng nhất không? Vì sao?
2. Khi tay chạm vào vật nóng lập tức co tay lại. Đó là phản xạ có điều kiện hay phản xạ không điều kiện? Hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ trên. (Cho biết: một cung phản xạ bao gồm: Cơ quan đáp ứng, cơ quan thụ cảm, nơ ron li tâm, nơ ron hướng tâm, nơ ron trung gian)
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 | 1. Hiểu như vậy là chưa đúng và đủ. Vì -Thở ra, hít vào mới chỉ là cử động hô hấp giúp thông khí ở phổi - Bản chất của hô hấp còn bao gồm: Sự trao đổi khí ở phổi (mạch máu ở phổi lấy o xi vào và thải khí CO2 ra) và sự trao đổi khí ở tế bào (tế bào lấy o xi từ máu và thải CO2 vào máu) |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1
Hệ tiêu hóa gồm những cơ quan nào? Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hóa đạt hiệu quả?
Câu 2
a. Phản xạ là gì? Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi ta động vào có phải là một phản xạ không? Hiện tượng đó có điểm gì giống và khác hiện tượng “Khi chạm tay vào lửa ta rụt tay lại”?
b. Tiểu não có chức năng gì? Giải thích vì sao ngƣời say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu?
Câu 3
a. Hãy chứng minh: “Xương là một cơ quan sống”.
b. Tại sao lứa tuổi thanh thiếu niên lại cần chú ý rèn luyện, giữ gìn để bộ xương phát triển cân đối?
Câu 4
a, Hãy chứng minh đồng hóa và dị hóa là hai quá trình mâu thuẫn nhưng thống nhất trong cùng một cơ thể sống?
b, Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?
Câu 5
a. Môi trƣờng trong cơ thể gồm những thành phần nào? Mối quan hệ giữa các thành phần của môi trường trong cơ thể?
b. Vì sao khi bị đỉa hút máu, ở chỗ vết máu chảy lại lâu đông?
c. Một người sống ở đồng bằng chuyển lên vùng núi cao để sinh sống, sau một thời gian số lượng hồng cầu trong máu người này thay đổi như thế nào? Vì sao?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 | * Hệ tiêu hóa gồm: |
----
-(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1
a. Bài tiết là gì? Vai trò của bài tiết đối với cơ thể sống?
b. Trình bày cấu tạo hệ bài tiết nƣớc tiểu?
Câu 2
a. Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào? Phân tích đặc điểm cấu tạo của các
cơ quan hô hấp phù hợp với chức năng của chúng?
b. Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?
Câu 3
Vì sao ngƣời khi bị chấn thƣơng phía sau gáy thường dễ gây tử vong?
Câu 4
Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kỳ tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hỏi:
1. Số lần mạch đập trong một phút?
2. Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim?
3. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?
Câu 5
Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học câu thành ngữ “ nhai kĩ no lâu”
1. Có ý kiến cho rằng “Thức ăn chỉ thực sự được tiêu hoá ở ruột non”. Em hãy nhận xét ý kiến trên .
2. Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học câu thành ngữ “ nhai kĩ no lâu”
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 | a. - Bài tiết: Là quá trình không ngừng lọc và thải ra môi trường các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của TB sinh ra, một số chất thừa, chất độc được đưa vào cơ thể cũng sẽ được bài tiết ra ngoài. - Vai trò: |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1.
a. Trình bày các khái niệm: phản xạ, cung phản xạ, vòng phản xạ.
b. Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3) vừa qua, nhà trường tổ chức giải bóng đá nam cho học sinh khối 8. Trong trận đấu đầu tiên giữa đội bóng lớp 8A và đội bóng lớp 8B, khi trận đấu đang diễn ra thì có một cầu thủ của đội bóng lớp 8A bỗng nhiên bị co cứng ở bắp cơ chân phải không hoạt động được, làm trận đấu bị gián đoạn. Bằng những hiểu biết của mình về hoạt động của cơ, em hãy cho biết:
- Hiện tượng trên được gọi là gì?
- Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trên?
- Cách xử lí hiện tượng trên như thế nào?
Câu 2
a. Huyết áp là gì? Hãy giải thích vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ nhưng máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch để trở về tim.
b. Khi nghiên cứu hoạt động của tim ở một học sinh nữ lớp 8, các bác sĩ thấy: Tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 mililít (ml) máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít (l) máu, thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 thời gian của chu kì tim, thời gian pha nhĩ co bằng 1/3 thời gian pha thất co. Em hãy tính giúp các bác sĩ số chu kì tim trong một phút và thời gian diễn ra mỗi pha trong một chu kì tim của bạn học sinh nói trên.
Câu 3.
Bảng dưới đây là kết quả đo một số thành phần của khí hít vào và thở ra ở một người bình thường:
| O2 | CO2 | N2 | Hơi nước |
Khí hít vào | 20,96% | 0,03% | 79,01% | Ít |
Khí thở ra | 16,40% | 4,10% | 79,50% | Bão hoà |
a. Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra của người nói trên.
b. Giả sử người nói trên hô hấp bình thường là 18 nhịp/1 phút, mỗi nhịp hít vào một lượng khí là 450 mililít (ml). Hãy tính:
- Lượng khí O2 (theo đơn vị lít) mà người đó đã lấy từ môi trường bằng con đường hô hấp trong một ngày.
- Lượng khí CO2 (theo đơn vị lít) mà người đó đã thải ra môi trường bằng con đường hô hấp trong một ngày.
Câu 4.
a. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Tinh bột 1→ đường mantôzơ 2→ đường glucôzơ.
Hãy cho biết:
- Chặng (1) có thể được thực hiện ở bộ phận nào của ống tiêu hoá và có sự tham gia của loại enzim nào?
- Chặng (2) được thực hiện ở bộ phận nào của ống tiêu hoá và có sự tham gia của enzim trong những dịch tiêu hoá nào?
b. Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo cho sự tiêu hóa có hiệu quả.
Câu 5.
Nêu những thói quen sống khoa học có tác dụng bảo vệ cho hệ bài tiết nước tiểu tránh khỏi các tác nhân có hại.
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 | a. - Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. - Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da...) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến…) - Vòng phản xạ là luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường phản hồi. b. - Hiện tượng: Bắp cơ bị co cứng, không hoạt động được gọi là hiện tượng cơ co quá mức hay còn gọi là “chuột rút”. - Nguyên nhân: + Khi thi đấu, do cơ hoạt động nhanh, nhiều và cơ thể ra nhiều mồ hôi dẫn tới ứ đọng nhiều axit lactic; mất nước, muối và các chất điện giải → mỏi cơ. + Trước khi thi đấu, do khởi động, làm nóng cơ thể không kĩ làm cơ dễ bị co rút liên tục với những động tác đột ngột. - Cách xử lí: + Xoa bóp nhẹ vùng cơ đau, làm động tác kéo dãn cơ ở chân bị chuột rút và giữ cho đến khi hết tình trạng co rút. + Chườm lạnh lên vùng cơ đau. + Ngừng chơi ngay, đưa vào nghỉ ở khu vực thoáng mát nghỉ ngơi. + Uống bù nước có chứa muối. |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1
Giải thích những đặc điểm cấu tạo của da phù hợp với chức năng bảo vệ cơ thể.
Câu 2
a. Khi đi ngoài trời nắng mà không đội mũ hay nón thì mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra. Hiện tượng này thuộc loại phản xạ nào? Nêu các tính chất của loại phản xạ này.
b. Phân biệt tật cận thị với tật viễn thị về khái niệm, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa và cách khắc phục.
Câu 3
Hoocmôn có những tính chất gì? Nêu tác dụng chính của kích tố nang trứng và kích tố thể vàng đối với nam và nữ.
Câu 4
a, Giải thích vì sao máu AB là máu chuyên nhận, máu O là máu chuyên cho?
b, Giải thích cơ chế của sự trao đổi khí ở tế bào?
Câu 5
Nêu khái quát các bộ phận cấu tạo tai ? Việc cơ quan tai có cấu tạo vừa bằng xương, bằng sụn và vừa bằng mô liên kết có ý nghĩa như thế nào ? giải thích ?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 | - Ở lớp biểu bì của da có: + Tầng sừng gồm các tế bào chết đã hóa sừng xếp sít nhau, dễ bong ra có tác dụng: đẩy bụi và vi khuẩn bám trên bề mặt của lớp này ra khỏi cơ thể, làm cho cơ thể không bị mất quá nhiều nước do bốc hơi + Tầng tế bào sống gồm các tế bào có khả năng phân chia tạo ra các tế bào mới, trong tế bào có chứa các hạt sắc tố: Các tế bào mới được sinh ra có tác dụng thay thế cho các tế bào ở tầng sừng đã bong ra và hàn gắn các vết thương cho da; sắc tố da góp phần chống tác hại của các tia tử ngoại ảnh hưởng xấu đến da. - Ở lớp bì của da có các tuyến nhờn tiết ra chất nhờn giúp da không bị khô nẻ, không thấm nước và diệt khuẩn cho da. - Lớp mỡ dưới da tạo ra lớp đệm có tác dụng cách nhiệt chống lạnh cho cơ thể khi trời lạnh và giảm bớt những săng chấn cơ học tác động tới những nội quan bên trong cơ thể. |
-----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Trần Quốc Toản có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: