TRƯỜNG THCS NGUYỄN THẾ BẢO | ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (2.0 điểm)
Hai câu thơ dưới đây, tác giả đều sử dụng biện pháp so sánh:
- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.
Em thấy hai cách so sánh trên có gì khác nhau? Mỗi cách có hiệu quả nghệ thuật riêng như thế nào?
Câu 2: (3.0 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau (bằng một đoạn văn ngắn):
“Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.”
(Ông đồ, Vũ Đình Liên - Sách giáo khoa Ngữ văn 8 - Tập II)
Câu 3: (5.0 điểm)
Vào trong phòng triển lãm ở Vườn Quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình), em sẽ thấy trên tường có một ô cửa bằng gỗ gắn tấm biển ghi dòng chữ “Kẻ thù của rừng xanh”, mở cánh cửa ra là một tấm gương soi chính hình ảnh của con người.
Từ thông điệp trên, em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn bàn về việc bảo vệ rừng hiện nay.
Câu 4: (10,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.”
Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) và Lão Hạc (Nam Cao) em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1 (2,0 điểm)
Hai câu thơ trên tác giả đều dùng biện pháp so sánh. Tuy nhiên mỗi câu lại có hiệu quả nghệ thuật riêng:
- So sánh con thuyền ra khơi “hăng như con tuấn mã” tức là con thuyền chạy nhanh như con ngựa đẹp và khỏe (tuấn mã) đang phi, tác giả so sánh cái cụ thể, hữu hình này với cái cụ thể hữu hình khác. Sự so sánh này làm nổi bật vẻ đẹp, sự mạnh mẽ của con thuyền ra khơi. (1,0đ)
- So sánh “Cánh buồm với mảnh hồn làng” tức là so sánh một vật cụ thể hữu hình, quen thuộc với một cái trừu tượng vô hình có ý nghĩa thiêng liêng. Cách so sánh này làm cho hình ảnh cánh buồm chẳng những trở nên cụ thể sống động mà còn có vẻ đẹp lớn lao, trang trọng, thiêng liêng. Cánh buồm no gió ra khơi trở thành biểu tượng rất phù hợp và đầy ý nghĩa của làng chài. (1,0đ)
---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (3 điểm)
Từ bài thơ “Ông đồ”, em đồng cảm với nỗi lòng nào của nhà thơ Vũ Đình Liên? Viết một đoạn văn ngắn thuyết minh về tác giả Vũ Đình Liên và văn bản “Ông đồ”?
Câu 2 (2 điểm)
Phân tích hiệu quả tu từ của đoạn thơ sau đây:
“Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.
Miền Nam đang thắng mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm thấy Bác cười”.
(Tố Hữu, Bác ơi!)
Câu 3 (5 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri là một trong những yếu tố gây hứng thú cho người đọc. Hãy chứng minh.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1:
Từ bài thơ “Ông đồ”, em đồng cảm với nỗi lòng nào của nhà thơ Vũ Đình Liên: Lòng thương người và tình hoài cổ. Viết đoạn văn ngắn thuyết minh:
Vũ Đình Liên (1913 – 1996) thường được gọi là nhà thơ của "Ông đồ", một trong những bài thơ để lại nhiều âm vang nhất của phong trào Thơ Mới. Nếu phải kể tên 10 nhà thơ tiêu biểu nhất của trào lưu thơ ca này thì có thể chưa có tên ông. Nhưng nói đến 10 bài Thơ Mới tiêu biểu nhất thì không thể thiếu "Ông đồ". Bài thơ được đánh giá là "một bài thơ tuyệt tác" và được nhiều nhà nghiên cứu khai thác từ nhiều góc độ: nhịp thơ ngũ ngôn, tính bi kịch, triết lý về thời gian, tình thương người, nỗi buồn hoài cổ, cảm hứng bi ca… Bài thơ đã được dịch sang tiếng Pháp và xung quanh nó có biết bao là đối thoại. Các bạn văn gọi Vũ Đình Liên là Ông đồ. Ông cũng tự nhận mình là "Ông đồ hiện đại" (lettre moderne). Theo Hoài Thanh, "Ông đồ" là sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng tình thương người và lòng hoài cổ và có thể nó còn là hợp lưu của nguồn cảm hứng thứ ba, đó là nghề dạy học. Vũ Đình Liên là một nhà giáo lâu năm. Bên cạnh việc làm thơ, ông còn viết nhiều sách giáo khoa. Cùng với một số người bạn cũng là nhà giáo, các ông thành lập Nhóm Lê Quý Đôn viết lịch sử văn học từ những năm 60 của thế kỷ trước và dịch các tác phẩm văn học Pháp. Hơn nửa thế kỷ dạy học, năm 1990 ông được nhận danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.
(Chiếc lá cuối cùng- O Hen-ri)
a. Chỉ rõ thán từ trong đoạn văn trên.
b. Tìm các từ cùng trường từ vựng trong câu văn sau và nêu tác dụng của trường từ vựng đó: Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.
c. Nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lá trong đoạn văn trên.
Câu 2: (6,0 điểm)
Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, giáo sư Vũ Khiêu đã nói:
Để giàu sang, một người có thể chỉ mất vài ba năm, nhưng để trở thành người có văn hóa có thể phải mất hàng chục năm, có khi cả cuộc đời.
Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: (4 điểm): Đọc câu chuyện sau rồi trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn (Khoảng 8 – 10 câu)
Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: "Sau khi cha qua đời, hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện này mà cãi nhau!". Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha. Khi cha qua đời, họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó, người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra.
Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất: Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối. Hai anh em đó đồng ý.
Kết cục tài sản ấy được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi.
Câu 2 (4 điểm): Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ sau:
"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"
(Quê hương – Tế Hanh)
Câu 3: (12,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: "Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám."
Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) và Lão Hạc (Nam Cao) em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Câu 1: (4.0 điểm)
- Về hình thức: viết đoạn văn có bố cục rõ ràng, mạch lạc.
- Về nội dung: theo suy nghĩ của học sinh có thể theo các ý sau:
- Trên đời này không tồn tại sự công bằng tuyệt đối.
- Nếu lúc nào cũng tìm kiếm sự công bằng tuyệt đối thì kết cục chẳng ai được lợi gì.
- Sự công bằng chỉ tồn tại trong trái tim chúng ta (tình yêu thương, lòng vị tha)
- Bài học: Trong bất cứ chuyện gì đừng nên tính toán quá chi li; nhường nhịn chính là tạo nên sự công bằng tuyệt đối.
Câu 2: (4.0 điểm)
- Biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ:
1. Nhân hoá: con thuyền ("mỏi", "nằm")
2. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: "nghe chất muối" (vị giác chuyển thành thính giác)
(Nếu HS xác định được BPNT ẩn dụ thì cũng ghi điểm)
Tác dụng:
+ Gợi hình: Gợi lên hình ảnh chiếc thuyền như một người dân chài sau khi vật lộn với sóng gió biển khơi trở về. Tác giả không chỉ "thấy" con thuyền đang nằm im trên bến mà còn thấy sự mệt mỏi, say sưa, còn "cảm thấy" con thuyền ấy như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong từng thớ vỏ của nó. Con thuyền vô tri đã trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế. Cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn mòi của biển khơi.
+ Gợi cảm: Cho thấy tác giả có một tâm hồn tinh tế, tài hoa, một tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người cùng cuộc sống lao động làng chài quê hương thì mới có những câu thơ hay đến như vậy.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1 (4 điểm): Cảm nhận của em về cái hay của đoạn văn sau:
"Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng".
(Trích "Tôi đi học" - Thanh Tịnh)
Câu 2 (4 điểm): Trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, nhân vật ông giáo đã có suy ngẫm:
"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương (...). Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất".
Trình bày cách hiểu của em về suy nghĩ trên của nhân vật ông giáo bằng một bài văn ngắn?
Câu 3 (12 điểm): Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua các bài thơ của Người: Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Cảnh khuya và Rằm tháng giêng.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1 (4 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng:
- HS biết trình bày những suy nghĩ, cảm nhận của mình dưới dạng một bài văn ngắn hoặc một đoạn văn, không gạch đầu dòng.
- Bố cục của bài văn hoặc đoạn văn phải hoàn chỉnh.
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Ngôn ngữ trong sáng, chuẩn xác.
- Kĩ năng viết câu phải đúng ngữ pháp.
- Viết đúng dạng bài cảm nhận, không sa đà, lạc sang kể lể, diễn xuôi ý đoạn văn.
* Yêu cầu về nội dung kiến thức: Cần cảm nhận được cái hay của đoạn văn như sau:
- Về nghệ thuật:
- Cách dẫn dắt cảm xúc rất tự nhiên: từ ngoại cảnh, từ sự thay đổi của thiên nhiên mà gợi nhớ thời điểm tựu trường.
- Diễn tả hết sức tinh tế tâm trạng náo nức, xốn xang, sự rung động khi hồi tưởng lại kỉ niệm lần đầu tiên đi học, những kỉ niệm nhẹ nhàng trong sáng được diễn tả tinh tế là những kỉ niệm mơn man ...
- Sử dụng biện pháp tu từ so sánh rất đặc sắc (hình ảnh những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng được so sánh với mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng: cách so sánh rất gợi cảm, tinh tế, diễn tả cảm xúc tươi sáng trong trẻo đẹp đẽ bừng nở trong tâm hồn nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học).
- Lựa chọn và sử dụng các từ láy rất tinh tế và giàu sức gợi: nao nức, mơn man...
- Đoạn văn toát lên chất thơ nhẹ nhàng, bay bổng, tinh tế.
- Về nội dung: cái hay của đoạn văn là đã diễn tả được những cảm giác nao nức, những rung động nhẹ nhàng mà xốn xang, cảm xúc trong sáng về ngày đầu tiên đi học còn đọng mãi trong tâm hồn.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HSG môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Thế Bảo. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !