Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Nghiêm có đáp án

TRƯỜNG THCS

NGUYỄN NGHIÊM

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 8

Thời gian: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1

     Tại sao những dân tộc ở vùng núi và cao nguyên số lượng hồng cầu trong máu lại thường cao hơn so với người ở đồng bằng?

 

Câu 2

       - Tại sao người ta cho rằng phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động trong cơ thể người ?

       - Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có sự khác nhau cơ bản gì?

 

Câu 3

  Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường?

 

Câu 4

    Lấy máu của 4 người: An, Bình, Cúc, Yên - Mỗi người là 1 nhóm máu khác nhau. rồi tách ra thành các phần riêng biệt ( Huyết tương và hồng cầu riêng ). Sau đó cho hồng cầu trộn lẫn với huyết tương, thu được kết quả thí nghiệm theo bảng sau:

 

Huyết tương

 

Hồng cầu

 

An

 

Bình

 

Cúc

 

Yên

An

-

-

-

-

Bình

+

-

+

+

Cúc

+

-

-

+

Yên

+

-

+

-

 

      Dấu : ( + )  là phản ứng dương tính, hồng cầu bị ngưng kết.

      Dấu : ( - )  là phản ứng âm tính, hồng cầu không bị ngưng kết.

                      Hãy xác định nhóm máu của 4 người trên

 

Câu 5

     Sự khác nhau cơ bản giữa 2 vòng tuần hoàn lớn và nhỏ của người.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Những dân tộc ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu cao hơn người ở đồng bằng vì:

+ Do không khí trên núi cao có áp lực thấp cho nên khả năng kết hợp của oxi với hemoglobin trong hồng cầu giảm.     

+ Số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxi cho hoạt động của con người .

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1

          1-  Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống trên một con ếch, một bạn học sinh vô tình đã làm đứt một số rễ tủy, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào bị đứt. Hãy giải thích.

         2- Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha.

Câu 2

Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kỳ tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hỏi:

1. Số lần mạch đập trong một phút?

2. Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim?

3. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Tế bào bạch cầu đã tạo 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể:
+ Sự thực bào : bạch cầu trung tính và bạch cầu mô nô (đại thực bào) bắt và nuốt các vi khuẩn, virut vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng.
+ Limpho B tiết ra kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên.
+ Limpho T phá huỷ các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách tiết ra các prôtêin đặc hiệu (kháng thể) làm tan màng tế bào bị nhiễm để vô hiệu hoá kháng nguyên.
- Hiện nay đang tiêm phòng cho trẻ em lọai bệnh như viêm gan B, sởi, ... Tiêm phòng giúp trẻ em hình thành phản ứng miễn dịch, giúp cơ thể phản ứng kịp thời khi bị vi sinh vật xâm nhập để bảo vệ cơ thể.
 

2

- Vì thời gian nghỉ trong mỗi chu kì tim đủ để phục hồi khả năng hoạt động của cơ tim --> Tim hoạt động cả đời không mệt mỏi.

 

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1

- Tế bào bạch cầu tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể ? Hiện nay đang tiêm phòng cho trẻ em lọai bệnh nào ? Tác dụng của biên pháp tiêm phòng đó ?

Câu 2

- Vì sao tim hoạt động cả đời không mệt ?
- Tại sao máu đông lại khi bị chảy ra ngòai cơ thể ? Viết sơ đồ truyền máu ?

Câu 3

Tế bào đông vật và tế bào thực vật giống và khác nhau về cấu tạo ở những đặc điểm nào?

Câu 4.

1-Xương có tính chất và thành phần hoá học như thế nào? Nêu thí nghiệm để chứng minh thành phần hoá học có trong xương.
2- Giải thích nguyên nhân có hiện tượng "Cuột rút "ở các cầu thủ bóng đá .
 

Câu 5:

1- Huyết áp là gì?Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp?
2- Vì sao tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại chảy được liên tục trong hệ mạch.
 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Tế bào bạch cầu đã tạo 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể:
+ Sự thực bào : bạch cầu trung tính và bạch cầu mô nô (đại thực bào) bắt và nuốt các vi khuẩn, virut vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng.
+ Limpho B tiết ra kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên.
+ Limpho T phá huỷ các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách tiết ra các prôtêin đặc hiệu (kháng thể) làm tan màng tế bào bị nhiễm để vô hiệu hoá kháng nguyên.
- Hiện nay đang tiêm phòng cho trẻ em lọai bệnh như viêm gan B, sởi, ... Tiêm phòng giúp trẻ em hình thành phản ứng miễn dịch, giúp cơ thể phản ứng kịp thời khi bị vi sinh vật xâm nhập để bảo vệ cơ thể.
 

2

- Vì thời gian nghỉ trong mỗi chu kì tim đủ để phục hồi khả năng hoạt động của cơ tim --> Tim hoạt động cả đời không mệt mỏi.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1

Hãy ghép cho phù hợp giữa cấu tạo và chức phận từ các dữ kiện cho dưới đây:

Cấu tạo

 

Chức năng

1. Sụn bọc đầu xương

 

a. Giúp xương phát triển to bề ngang

2. mô xương cứng

 

b. Chịu lực, đảm bảo vững chắc

3. Màng xương

 

c. Phân tán lực tác động .Tạo các ô chứa tuỷ đỏ xương

4.Mô xương xốp gồm các nan xương

 

d. Giảm ma sát trong khớp xương

 

Câu 2

1 . Những điểm nêu sau đây, điểm nào là chức năng cơ bản của mô thần kinh

a. Bảo vệ , hấp thụ , tiết .

b. Co dãn tạo nên sự vận động .

c. Tiếp nhận kích thích , dẫn truyền sung thần kinh .

d. Sử lý thông tin ,điều hoà hoạt động các cơ quan .

2. Máu gồm các thành phần :

a. Hồng cầu , bạch cầu , tiểu cầu .

b. Hồng cầu , huyết tương .

c. Huyết tương và các tế bào máu

d. Huyết tương và các bạch cầu .

 

Câu 3

  1. Cấu tạo và chức năng của hồng cầu
  2. Cơ chế đông máu ? Vẽ sơ đồ của quá trình đông máu ?

 

Câu 4

  1. Nêu chức năng của các bào quan có trong chất tế bào và nhân .
  2. Điểm khác nhau cơ bản giũa tế bào thực vật  và tế bào động vật ?

Trong tế bào động vật bộ phận nào quan trọng nhất ? vì sao ?

 

Câu 5

a. Một người kéo một vật nặng 10 kg từ nơi thấp lên độ cao 8m thì công của cơ sinh ra là bao nhiêu : A  50 J  ; B  500 J   ; C  1000 J   ; D  800 J

b. Giải thích ý em cho là đúng

 

Câu 6

Đặc điểm nào của bạch cầu và tiểu  cầu thích nghi với chức năng của nó đảm nhiệm ?

 

ĐÁP ÁN

Câu 1.

1

2

3

4

d

b

a

c

 

Câu 2

1

c , d

2

c

 

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1

1- Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi .
2- Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải thích ?
 

Câu 2

1- cho các sơ đồ chuyển hoa sau:

a- Tinh bột----> Mantozo b- Mantozo----->Glucozo
c- Protein chuỗi dài------> Protein chuỗi ngắn d- Lipit-----> Glyxerin và axit béo

Em hãy cho biết các sơ đồ chuyên hoá trên xảy ra ở những bộ phận nào trong ống tiêu hoá.
2- Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hoá và háp thụ thức ăn
 

Câu 3

1- Khi nghiên cứu về chức năng của tuỷ sống trên một con ếch tuỷ, một bạn học sinh vô tình đã làm đứt một số rễ tuỷ, bắng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn rễ nào bị đứt. Hãy giải thích?
2- Tại sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha?

 

Câu 4

         Tế bào động vật và tế bào thực vật giống và khác nhau về cấu tạo ở những đặc điểm nào ?

 

Câu 5

         1- Xương có tính chất và thành phần hóa học như thế nào ? Nêu thí nghiệm để chứng minh thành phần hóa học có trong xương .

         2- Giải thích nguyên nhân có hiện tượng “Chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

Những đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi là:
- Phổi là bộ phận quan trọng nhất của hệ hô hấp nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa cơ thể với MT bên ngoài.
- Bên ngoài 2 lá phổi có 2 lớp màng, lớp màng ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch giúp cho phổi phồng lên, xẹp xuống khi hít vào thở ra.
- Đơn vị cấu tạo của phổi là phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi màng mao mạch dày đặc tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa phế nang và máu đến phổi được dễ dàng.
- Số lượng phế nang lớn có tới 700-800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi.
Khi con người hoạt động mạnh thỳ nhịp hô hấp tăng.
*Giải thích: khi con người hoạt động mạnh cơ thể cần nhiều năng lượng ~~> hô hấp tế bào tăng ~~> Tế bào cần nhiều oxi và khí cacbonic ~~> nồng độ cacbonic trong máu tăng đã kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy điều khiển làm tăng nhịp hô hấp.
 

2

a) Xảy ra ở miệng, dạ dày thời gian đầu và ruột non
b) Xảy ra ở ruột non
c) Xảy ra ở dạ dày
d) Xảy ra ở ruột non

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Nghiêm có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?