TRƯỜNG THCS BÌNH LONG | ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 8 Thời gian: 120 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1
Chứng minh tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể người ?
Câu 2
1. Trình bày các biện pháp đảm bảo an toàn khi truyền máu.
2. Anh Nam và anh Ba cùng đi tiếp máu cho một bệnh nhân. Sau khi xét nghiệm thấy huyết tương của bệnh nhân làm ngưng kết hồng cầu của anh Ba mà không làm ngưng kết hồng cầu của anh Nam. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích?
(Biết rằng anh Nam có nhóm máu A, anh Ba có nhóm máu B)
Câu 3
1. Quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra như thế nào?
2. Tại sao những dân tộc ở vùng núi và cao nguyên hàm lượng hêmôglôbin trong máu của họ thường cao hơn so với những người sống ở vùng đồng bằng?
Câu 4
1. Trình bày đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng?
- Vì sao khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa?
Câu 5
1. Nêu nguyên nhân đóng mở, môn vị ? Ý nghĩa của cơ chế đó ?
2. Có người nói rằng:“Tiêm vacxin cũng giống như tiêm kháng thể giúp cơ thể nhanh khỏi bệnh”. Điều đó có đúng không ? Vì sao ?
3. Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi ta động vào có phải là một phản xạ không? Hiện tượng đó có điểm gì giống và khác hiện tượng “khi chạm tay vào lửa ta rụt tay lại”?
Câu 6
Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong 1 ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian pha dãn chung bằng ½ chu kì tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 pha co tâm thất. Hỏi:
a. Số lần mạch đập trong một phút?
b. Thời gian hoạt động của 1 chu kì tim?
c. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?
Câu 7
a. Một bạn học sinh lớp 8 đã làm thí nghiệm để tìm hiểu thành phần hoá học của xương : bạn ngâm một xương đùi ếch trưởng thành vào dung dịch HCl 10% trong thời gian 20 phút, sau đó vớt ra uốn thử rồi đem xương đó đốt trên ngọn lửa đèn cồn.
Bằng kiến thức đã học em hãy nêu kết quả thí nghiệm và giải thích hiện tượng ?
b. Vì sao xương người già dễ bị gãy và khi gãy lại chậm phục hồi ?
c. Sự to ra và dài ra của xương người là do đâu ? Tại sao ở tuổi trưởng thành con người không cao thêm được nữa ?
d. Máu thuộc loại mô gì ? Giải thích ?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
Câu 1 |
|
| - Mọi cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người dù có hình dạng , kích thước, chức năng khác nhau nhưng đều được cấu tạo bởi tế bào: + Hệ cơ được cấu tạo bởi các tế bào cơ + Hệ xương được cấu tạo bởi các tế bào xương - Các tế bào này rất khác nhau về hình dạng, kích thước nhưng đều có cấu tạo thống nhất. Mỗi tế bào hồm 3 thành phần: màng tế bào, chất tế bào, nhân. - Thành phần hoá học của mọi tế bào về cơ bản cũng không khác nhau gồm: + Các hợp chất hữu cơ: P, L, G, các axít Nuclêic.... + Các chất vô cơ: N, C, O, P, Fe, Cu... và các hợp chất vô cơ như nước, muối khoáng... - Các tế bào và các chất gian bào cùng thực hiện một chức năng gọi là mô, nhiều mô hợp thành cơ quan, các cơ quan hợp thành hệ cơ quan, các hệ cơ quan họp thành cơ thể. |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1
a. Nêu đặc điểm cấu tạo cơ bản nhất của tế bào người
b. Lập bảng so sánh sự khác nhau về cấu tạo và chức năng của tế bào hồng cầu và tế bào biểu bì lông ruột. Phân tích đặc điểm của 2 loại tế bào trên thể hiện sự phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm
Câu 2
a. Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp càng giảm? Một người bình thường có huyết áp là 120/80 em hiểu điều đó như thế nào?
b. Hãy cho biết chiều vận chuyển máu trong cơ thể. Vì sao sự vận chuyển máu trong cơ thể chỉ đi theo một chiều.
c. Phân biệt huyết tương và huyết thanh.
Câu 3
a. Những chất nào trong thức ăn còn cần được biến đổi tiếp ở ruột non.
b. Nêu sự biến đổi hoá học của thức ăn ở ruột non. Ý nghĩa của sự biến đổi đó?
Câu 4
a. Sự khác biệt chính giữa miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động là gì?
b. Tại sao khi cơ thể bị nhiễm khuẩn thì nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường
c. Nêu các đặc điểm của da giúp ngăn cản các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào trong cơ thể.
Câu 5
a. Nêu các chức năng của hệ thần kinh.
b. Khái niệm phản xạ? Thấy tín hiệu đèn đỏ thì người tham gia giao thông dừng lại trước vạch, đây là loại phản xạ gì? Trình bày các bước hình thành phản xạ trên. Để duy trì phản xạ này cần điều kiện gì?
Câu 6
a. Mối quan hệ giữa 2 phân hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.
b. Hai phân hệ này điều hoà hoạt động của hệ tuần hoàn như thế nào?
Câu 7
a. Trình bày các bước thí nghiệm tìm hiểu chức năng của tuỷ sồng.
b. Khi cắt ngang tuỷ sống và khi huỷ tuỷ ta đã chứng minh được chức năng của thành phần nào trong tuỷ sống? Nêu chức năng của thành phần đó.
c. Tại sao trong khi tiến hành thí nghiệm lại dùng ếch đã huỷ não.
ĐÁP ÁN
Câu | Ý | Nội dung | |||
Câu 1 |
| a. Nêu đặc điểm cấu tạo cơ bản nhất của tế bào người b. Lập bảng so sánh sự khác nhau về cấu tạo và chức năng của tế bào hồng cầu và tế bào biểu bì lông ruột. Phân tích đặc điểm của 2 loại tế bào trên thể hiện sự phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm | |||
a | Đặc điểm cấu tạo cơ bản nhất của tế bào người Gồm: - Màng sinh chất - Chất tế bào: có chứa các bào quan - Nhân tế bào gồm: màng nhân, nhiễm sắc thể, nhân con | ||||
b | - Lập bảng so sánh sự khác nhau về cấu tạo và chức năng của tế bào hồng cầu và tế bào biểu bì lông ruột.
(Nếu HS không trình bày thành từng ý, nhưng đủ nội dung vẫn cho điểm tối đa) - Đặc điểm của 2 loại tế bào trên thể hiện sự phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm * Hồng cầu + Không có nhân để giảm bớt sự tiêu tốn năng lượng trong quá trình làm việc + Hình đĩa lõm 2 mặt để làm tăng diện tích tiếp xúc với ôxi và cacbonic + Kích thước nhỏ, số lượng nhiều để vận chuyển được nhiều ôxi và cacbonic * Tế bào biểu bì lông ruột + Xếp xít nhau, lót mặt trong của ruột để bảo vệ thành ruột và có chức năng hấp thụ. + Lớp lông cực nhỏ có tác dụng làm tăng diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng của ruột. |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
Câu I:
Tế bào động vật và tế bào thực vật giống và khác nhau về cấu tạo ở những đặc điểm nào ?
Câu II:
1- Xương có tính chất và thành phần hóa học như thế nào ? Nêu thí nghiệm để chứng minh thành phần hóa học có trong xương .
2- Giải thích nguyên nhân có hiện tượng “Chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá.
Câu III:
1- Huyết áp là gì? Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp ?
2- Vì sao tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại chảy được liên tục trong hệ mạch.
Câu IV:
1- Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi.
2- Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải thích ?
Câu V:
1- Cho các sơ đồ chuyển hóa sau.
a- Tinh bột à Mantôzơ b- Mantôzơ à Glucôzơ
c- Prôtêin chuỗi dài à Prôtêin chuỗi ngắn d- Lipit à Glyxêrin và axit béo .
Em hãy cho biết các sơ đồ chuyển hóa trên xảy ra ở những bộ phận nào trong ống tiêu hóa .
2- Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
Câu VI:
1- Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống trên một con ếch tủy, một bạn học sinh vô tình đã làm đứt một số rễ tủy, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào bị đứt. Hãy giải thích.
2- Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha.
ĐÁP ÁN
HƯỚNG DẪN CHẤM | ||||
Câu I: (1,5 điểm) Tế bào động vật và tế bào thực vật giống và khác nhau về cấu tạo cơ bản ở những đặc điểm nào? * Giống nhau: - Đều có màng - Tế bào chất với các bào quan: Ty thể, thể gôngi, lưới nội chất, ribôxôm - Nhân: có nhân con và chất nhiễm sắc. * Khác nhau:
| ||||
Câu II: (2 điểm) 1- Xương có tính chất và thành phần hóa học như thế nào ? Nêu thí nghiệm để chứng minh thành phần hóa học có trong xương . * Xương có 2 tính chất - Đàn hồi - Rắn chắc * Thành phần hóa học của xương. - Chất hữu cơ (chất cốt giao) đảm bảo cho xương có tính đàn hồi - Chất vô cơ chủ yếu là các muối canxi lam cho xương có tính rắn chắc. * Thí nghiệm chứng minh thành phần hóa học cảu xương. - Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axitclohiđric 10% sau 10 – 15 phút lấy ra thấy phần còn lại của xương rất mềm và có thể uốn cong dễ dàng à Xương chứa chất hữu cơ. - Lấy một xương đùi ếch trưởng thành khác đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa, không còn khói bay lên, bóp nhẹ phần xương đã đốt thấy xương vỡ vụn ra đó là các chất khoáng à Xương chứa chất vô cơ 2- Giải thích nguyên nhân có hiện tượng “Chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá. - Hiện tượng “Chuột rút” là hiện tượng bắp cơ bị co cứng không hoạt động được. - Nguyên nhân do các cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều, ra mồ hôi dẫn đến mất nước, mất muối khoáng, thiếu oxi. Các tế bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếu oxi sẽ giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ à ảnh hưởng đến sự co và duỗi của cơ à Hiện tượng co cơ cứng hay “Chuột rút” |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1. (4,5 điểm)
a) Các tế bào bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?
b) Vì sao tim ở người bình thường hoạt động suốt đời mà không bị mỏi mệt?
Câu 2. (3,0 điểm)
a) Phản xạ là gì? Lấy một ví dụ về phản xạ và phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó.
b) Nêu sự khác biệt giữa phản xạ ở động vật với hiện tượng cảm ứng ở thực vật (ví dụ chạm tay vào cây trinh nữ thì lá cụp lại).
Câu 3( 4,5 điểm).
a. Nêu các yếu tố hỗ trợ máu trở về tim trong vòng tuần hoàn ở người?
b. Một bệnh nhân bị hở van tim( Van nhĩ thất đóng không kín):
- Nhịp tim của bệnh nhân đó có thay đổi không? Vì sao?
- Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kỳ tim ( thể tích tâm thu) có thay đổi không? Tại sao?
- Huyết áp ở động mạch có thay đổi không? Tại sao?
- Hở van tim gây ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của tim?
c. Căn cứ vào đâu mà nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho mà nhóm máu AB chuyên nhận? Mẹ có nhóm máu A có thể mang thai con có nhóm máu O được không?
Câu 4. (4,0 điểm).
a) Cho các sơ đồ chuyển hoá sau:
- Tinh bột => Mantozo
- Mantozo => Glucozo
- Protein chuỗi dài => protein chuỗi ngắn
- Lipit => Axit béo và glixerin
Em hãy cho biết các sơ đồ chuyển hoá trên xảy ra ở bộ phận nào của ống tiêu hoá?
b) Trình bày cấu tạo ruột non ở người phù hợp với chức năng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng?
Câu 5. (5,0 điểm).
a) Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi.
b) Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào? Giải thích?
ĐÁP ÁN
Câu | Đáp án |
1 |
|
a | Khi có vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, bạch cầu đã lần lượt tạo ra các hàng rào bảo vệ cơ thể như sau: - Sự thực bào: bạch cầu hình thành chân giả, bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hóa chúng. Tham gia thực bào có đại thực bào và bạch cầu trung tính. - Tế bào B: Tiết các kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên vi khuẩn. - Tế bào T: Nhận diện và tiếp xúc tế bào nhiễm bệnh, huy động các phân tử protein đặc hiệu phá hủy tế bào nhiễm bệnh. |
b | Vì tim hoạt động theo chu kì, mỗi chu kì kéo dài trong 0,8 giây gồm có 3 pha: - Pha nhĩ co: Tâm nhĩ làm việc 0,1 giây, nghỉ 0,3 giây. - Pha thất co: Tâm thất làm việc 0,3 giây, nghỉ 0,1 giây. - Pha dãn chung: Cả tâm thất và tâm nhĩ đều nghỉ 0,4 giây. => Thời gian nghỉ nhiều hơn thời gian làm việc, nên tim hoạt động suốt đời mà không mỏi mệt. |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
Câu1( 1 điểm)
a/Phân tích mối quan hệ giữa các hệ cơ quan, rút ra tính thống nhất.
b/-Nguy cơ có thai ở vị tuổi thành niên .
- Nêu tác nhân gây bệnh, cách lây truyền và tác hại của bệnh giang mai và bệnh lậu.
Câu 2(1 điểm)
a/Giải thích vì sao khi đến tuổi trưởng thành cơ thể không cao thêm được nữa?.
b/ Khi gặp người bị tai nạn gãy xương em cần làm gì để sơ cứu và bang bó cho người đó?
Câu 3(1,5 điểm)
a/ Bốn người có 4 nhóm máu khác nhau, Ba nhận được máu của Lan và Hường không xảy ra tai biến, lấy máu của Hường truyền cho Lan hoặc lấy máu của Nam truyền cho hường thì xảy ra tai biến. Hãy biện luận để tìm ra nhóm máu của mỗi người.
b/ Người bị hẹp van nhĩ thất (van nhĩ thất mở không hết cỡ) hoặc hở van nhĩ thất (van nhĩ thất đóng không kín) thì thể tích tâm thu và nhịp tim có thay đổi không? Giải thích? Từ đó đề ra các biện pháp hạn chến bệnh hẹp hoặc hở van tim.
Câu 4( 1,5 điểm)
a/Nêu cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi.
b/ Phân tích sự tăng cường hoạt động của cơ thể làm thay đổi hoạt động của hô hấp.
Câu 5(1 điểm)
Giải thích thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết bằng cách vệ sinh để hạn chế vi sinh vật gây bệnh.
Câu 6(1,5 điểm)
a/Giải thích nghĩa đen về mặt sinh học câu thành ngữ: nhai kỹ no lâu.
b/ Nêu cấu tạo phù hợp với chức năng của da.
Câu 7( 1,5 điểm)
a/ Phân tích khi trời nóng, trời lạnh quá trình điều hoà thân nhiệt qua da như thế nào.
b/ So sánh sự giống và khác nhau của tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết.
Câu 8(1 điểm)
Giải thích vì sao khi ngắm bắn các xạ thủ phải bịt một mắt?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung | |||||||||||
Câu 1 1 đ | a/Phân tích mối quan hệ giữa các hệ cơ quan, rút ra tính thống nhất. *Mối quan hệ giữa các hệ cơ quan được thể hiện ở sơ đồ sau: *Tính thống nhất: - Các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động: Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó , các các hệ cơ quan khác cũng tăng cương hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu, mô hôi tiết nhiều. - Các cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp nhịp nhàng để đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch. | |||||||||||
b/ *Nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên: - Đối với bản thân: Sức khỏe giảm sút, ảnh hưởng tới sự sinh con sau này, ảnh hưởng tới sự nghiệp (Nếu nạo thai, dễ dẫn tới vô sinh vì dễ dính tử cung, tắc vòi trứng) -Đối với gia đình và xã hội: gánh nặng cho gia đình, xã hội. Bùng nổ dân số. -Đối với đứa trẻ: Tỉ lệ tử vong cao, nếu sinh con thì em bé thường nhẹ kí * Bệnh giang mai và bệnh lậu.
|
-----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Bình Long. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: