Bộ 5 đề thi HSG môn Lịch Sử 9 có đáp án năm 2021 Trường THCS Thành Mỹ

TRƯỜNG THCS THÀNH MỸ

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 9

THỜI GIAN 90 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Vì sao Nguyễn Ái Quốc chủ trương Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản năm 1930? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với hội nghị này.

Câu 2. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Việt Nam

Câu 3. Những thắng lợi của quân và dân ta trong những năm sau Hiệp định Pa– ri về Việt Nam năm 1973 đến đầu năm 1975. Nếu thắng lợi lớn nhất và ý nghĩa lịch sử của thắng lợi đó.

Câu 4. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế của Mĩ phát triển như thế nào? Nguyên nhân của sự phát triển đó. Phân tích một nguyên nhân quyết định nhất.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

1.1. Vì sao

- Từ cuối năm 1928 đầu năm 1929, phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Trước tình hình đó, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không còn đủ khả năng lãnh đạo phong trào. Một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo nhằm đưa phong trào tiếp tục phát triển.

- Đáp ứng yêu cầu lịch sử đó, ở Việt Nam lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản trong năm 1929. Nhưng sự hoạt động riêng lẻ của ba tổ chức cộng sản gây ảnh hưởng không tốt tiến trình hoạt động cách mạng. Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc tiến hành Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản để đi đến thành lập một chính đảng duy nhất, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam.

1.2. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc

- Trực tiếp tổ chức và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng.

- Đặt yêu cầu hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất.

- Viết và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

- Đề ra kế hoạch để các tổ chức cộng sản về nước xúc tiến việc hợp nhất, đi đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 2.

2.1. Giống nhau

- Đều là chiến tranh xâm lược thực dân của Mĩ, nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

- Đều thực hiện âm mưu chống lại cách mạng và nhân dân miền Nam.

- Đều sử dụng vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ.

2.2. Khác nhau

- Về quy mô chiến tranh: “Chiến tranh đặc biệt” diễn ra ở miền Nam, còn “Chiến tranh cục bộ” mở rộng cả hai miền Nam- Bắc.

- Về tính chất ác liệt: “Chiến tranh cục bộ” ác liệt hơn, thể hiện ở mục tiêu, lực lượng tham chiến, vũ khí, hỏa lực và phương tiện chiến tranh.

- “Chiến tranh đặc biệt” được tiến hành bằng quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang thiết bị, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm thực hiện mưu đồ cơ bản là “Dùng người Việt đánh người Việt”, “Thay màu da cho xác chết”. Tiến hành “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ- nguy mở rộng nhiều cuộc càn quét, mục tiêu là chống phá cách mạng và bình định miền Nam, Chúng coi “Ấp chiến lược” là quốc sách nhằm tách cách mạng ra khỏi dân để thực hiện cái gọi là “Tát nước bắt cá”.

- “Chiến tranh cục bộ” với mục tiêu là vừa tiêu diệt quân chủ lực vừa bình định miền Nam, phá hoại miền Bắc. Lực lượng tham chiến đông, gồm cả Mỹ, chư hầu, nguy, trong đó quân Mĩ giữa vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị. Chúng sử dụng vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh cả trên bộ, trên không, trên biển, tốc độ nhanh và mở liên tục nhiều chiến dịch nhằm “tìm diệt” vào “Đất thánh Việt cộng”.

Câu 3.

3.1. Những thắng lợi:

- Ngày 29– 2– 1973, Quân Mĩ rút khỏi nước ta nhưng vẫn để lại 2 vạn cố vấn Mĩ.

- Chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Pa– ri bằng chiến lược “tràn ngập lãnh thổ” và “bình định– lấn chiếm”.

- Ta thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định. Do địch phá hoại trắng trợn, có hệ thống, ta buộc phải cầm súng chiến đấu, bảo vệ thành quả cách mạng đã giành được, tiếp tục đưa sự nghiệp chống Mĩ cứu nước đến thắng lợi.

- Ngày 7– 3– 1973, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 nêu rõ nhiệm vụ cách mạng miền Nam là: Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, tiếp tục cong đường cách mạng bạo lực, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao.

- Cuối năm 1974, tơ mở đợt hoạt động quân sự Đông– Xuân vào hướng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch Đường 14– Phước Long (từ 12– 12– 1974 đến 6– 1– 1975), giải phóng thị xã và toàn tỉnh Phước Long với 50.000 dân.

- Trong lúc đó, tại các vùng giải phóng, đồng thời với cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống và tăng nguồn dự trữ chiến lược.

3.2. Thắng lợi lớn nhất: Chiến thắng Phước Long ngày 6– 1– 1975.

3.3. Ý nghĩa của chiến thắng Phước Long

- Chiến thắng Phước Long chứng tỏ quân chủ quân chủ lực Sài Gòn đã đến lúc không còn đủ khả năng chiếm giữ những vùng đất quan trọng trên diện rộng.

- Làm cho tinh thần chiến đấu của quân đội Sài Gòn thêm hoang mang, mất tinh thần chiến đấu.

- Chứng tỏ khả năng mới của quân dân ta có thể giành thắng lợi lớn trong thời gian ngắn với tốc độ nhanh.

- Chiến thắng Phước Long là cơ sở để Bộ Chính trị quyết định giải phóng miền Nam năm 1975.

Câu 4.

4.1. Sự phát triển kinh tế

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. Biểu hiện:

+ Tổng sản phẩm quốc dân tăng bình quân hàng năm là 9%.

+ Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng toàn thế giới.

+ Sản lượng nông nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh.

+ Mĩ có hơn 50% tàu bè đi lại trên biển, chiếm ¾ trữ lượng vàng thế giới…

- Trong khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế– tài chính lớn nhất thế giới.

4.2. Nguyên nhân

- Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, trình độ kĩ thuật cao.

- Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí.

- Mĩ áp dụng thành tựu khoa học–kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động.

4.3. Phân tích

- Nguyên nhân quyết định nhất cho sự phát triển kinh tế của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đó là Mĩ áp dụng thành tựu khoa học–kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động. Mĩ là nước khởi xướng đầu tiên cuộc cách mạng khoa học– kĩ thuật hiện đại của thế giới. Việc áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng này đã cho phép Mĩ nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Vì sao Đảng ta triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11– 1939 tại Bà Điểm (Hóc Môn– Gia Định). Nội dung và ý nghĩa của Hội nghị.

Câu 2. Chiến dịch nào của ta đã mở ra một bước ngoặt lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1945 đến năm 1954. Diễn biến và ý nghĩa của chiến dịch đó.

Câu 3. Lập bảng so sánh những điểm khác nhau giữa Hiệp định Giơ– ne– vơ về Đông Dương năm 1954và Hiệp định Pa– ri về Việt Nam năm 1973: hoàn cảnh kí hết, nội dung và ý nghĩa của Hiệp định.

Câu 4. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra trong điều kiện nào? Hãy nêu những thành tựu chính về kinh tế, khoa học kĩ thuật của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70. Những thành tựu đó có ảnh hưởng đến các nước như thế nào?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Nêu những cống hiến to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình hoạt động cứu nước, cứu dân từ năm 1911 đến năm 1930. Phân tích một cống hiến to lớn nhất.

Câu 2. Phân tích một nguyên nhân quyết định nhất để đưa Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam dẫn đến thắng lợi. Vì sao cách mạng tháng Tám thắng lợi có tác dụng đến cách mạng thế giới.

Câu 3. Vì sao ta chọn Tây Nguyên làm điểm quyết chiến chiến lược trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân năm 1975? Cách đánh của ta trong chiến dịch Tây Nguyên như thế nào?

Câu 4. Vì sao nói: Toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1.

1.1. Nhưng cống hiến

- Từ năm 1911 đến năm 1920, ra đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác– Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.

- Từ năm 1920 đến năm 1925, chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Triệu tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản từ 6– đến ngày 7–2 – 1930 để đi đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3–2 – 1930).

- Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, vạch ra đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

1.2. Phân tích cống hiến lớn nhất

- Cống hiến to lớn nhất trong qua trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đó là đến với chủ nghĩa Mác– Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn– con đường cách mạng vô sản.

- Đến tháng 7–1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đến đây Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản. Người quyết tâm đưa cách mạng Việt Nam đi theo con đường này. Người khẳng định: “Muốn cứu nước, muốn giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

- Từ việc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn và xác định cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản để rồi Nguyễn Ái Quốc tiếp tục hoạt động truyền bá con đường này vào Việt Nam, trên cơ sở đó chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng, rồi tiến đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam để lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đúng quỹ đạo của cách mạng vô sản.

Như vậy, việc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn có tác dụng quyết định đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chính vì thế, đây là cống hiến lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Nam trong quá trình hoạt động cứu nước của mình

Câu 2.

2.1. Phân tích nguyên nhân quyết định nhất:

- Khi xác định nguyên nhân quyết định nhất, trước hết phải thấy rằng, nguyên nhân chủ quan đóng vai trò quyết định, nguyên nhân khách quan chỉ có tác dụng đưa Cách mạng tháng Tám nhanh chóng giành được thắng lợi và ít đổ máu. Trong các nguyên nhân chủ quan đó thì nguyên nhân về vai trò lãnh đạo của Đảng và của Hồ Chí Minh là nguyên nhân quyết định nhất.

- Đảng và của Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo phù hợp với điều kiện lịch sử Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Với đường lối cách mạng đó, Đảng ta và của Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh trong 15 năm, qua các lần diễn tập (1930– 1931), (1936– 1939), (1939– 1945). Đặc biệt, khi Nhật đảo chính Pháp (9– 3–1945), Đảng ta và của Hồ Chí Minh phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa. Và khi thời cơ xuất hiện, Đảng ta và của Hồ Chí Minh đã nhanh chóng thời cơ phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc, đưa Cách mạng tháng Tám đến thắng lợi cuối cùng.

2.2. Vì sao cách mạng tháng Tám thắng lợi có tác dụng đến cách mạng thế giới

- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã góp phần chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đã chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm suy yếu chúng, cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng, “có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến hai dân tộc bạn là Miên và Lào”.

Câu 3.

3.1. Vì sao:

- Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng ở miền Nam, Tây Nguyên được xem là “nóc nhà” của miền Nam. Ai chiếm được Tây Nguyên sẽ làm chủ miền Nam. Với vị trí chiến lược quan trọng như vậy nên cả ta và địch đều muốn chiếm giữ.

- Mặc dầu Tây Nguyên là một vị trí chiến lược quan trọng, nhưng do địch chủ quan cho rằng, ta không thể đánh Tây Nguyên nên chúng tập trung lực lưởng ở đây mỏng và bố phòng có nhiều sơ hở.

3.2. Cách đánh trong chiến dịch Tây Nguyên: Cách đánh của ta trong chiến dịch Tây Nguyên là đánh nghi binh: Đầu tiên ta nổ súng ở Plâycu để cuốn lực lượng từ Nam Tây Nguyên lên Bắc Tây Nguyên. Sau đó, ngày 10-3- 1975, ta đánh thọc sâu vào Buôn Ma Thuột và chỉ trong một ngày ta giải phóng Buôn Ma Thuột.

- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã góp phần chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đã chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm suy yếu chúng, cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng, “có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến hai dân tộc bạn là Miên và Lào”.

Câu 4.

4.1. Về cơ hội

- Từ sau “chiến tranh lạnh”, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi. Xu thế chug của thế giới là hòa bình ổn định và hợp tác.

- Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế và lấy kinh tế là trọng điểm, cùng sự tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.

- Các quốc gia đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học– kĩ thuật để có thể “đi tắt đón đầu” rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.

4.2. Về thách thức

- Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế– phát huy thế mạnh; hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời.

- Phần lớn các nước phát triển đều từ xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều hạn chế.

- Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển.

- Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ vẫn còn bất hợp lí.

- Vẫn đề giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại cần được lưu ý.

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Khi về đến Quảng Châu- Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức nào để truyền bá chủ nghĩa Mác– Lênin về Việt Nam? Ý nghĩa của sự ra đời và vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với tổ chức đó.

Câu 2. Vì sao Nhật bất ngờ làm cuộc đảo chính Pháp ngày 9– 3– 1945? Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương trước tình thế đó.

Câu 3. Hãy nêu những nét chính về cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ sau 2– 9– 1945 đến trước ngày 6– 3– 1946

Câu 4. Những điểm khác nhau cơ bản của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi với khu vực Mĩ La- tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Vì sao có sự khác nhau đó?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Nêu tóm tắt những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai từ tháng 9 năm 1941 . Tác động của những sự kiện đó đến cách mạng Việt Nam thời kì này.

Câu 2. Phân tích nào trong cách mạng Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 đưa cách mạng Việt Nam tiến lên một bước nhảy vọt? Nêu diễn biến và ý nghĩa của sự kiện đó.

Câu 3. Trình bày những thắng lợi trên mặt trận ngoại giao của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1954 –1975).

Câu 4. Tóm tắt cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào (1945 –1954). Nêu mối quan hệ của cách mạng Việt– Lào trong thời kì này

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi chọn đội tuyển HSG môn Lịch Sử 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Thành Mỹ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?