TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU | ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Bàn về cái đẹp trong các tác phẩm văn học, nhà phê bình người Nga Séc-nư-ép-sky cho rằng: Cái đẹp chính là cuộc sống. Có người lại cho rằng: Cái đẹp trong tác phẩm văn học phải là cái đẹp độc đáo, khác thường. Liệu hai ý kiến này có mâu thuẫn với nhau?
Bằng hiểu biết của em về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long hãy làm sáng tỏ hai ý kiến trên. Liên hệ với Quê hương của Tế Hanh để thấy cái đẹp trong mỗi tác phẩm.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cái đẹp cuộc sống được phản ánh một cách độc đáo khác thường trong Lặng lẽ Sa Pa. Liên hệ với bài Quê hương của Tế Hanh.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận (Tham khảo đề trước)
Trích dẫn ý kiến.
* Giải thích ý kiến, nhận định:
- Giải thích:
=> Hai nhận định trên không hề mâu thuẫn, mà trái lại bổ sung cho nhau. Từ mảnh đất hiện thực cuộc sống, văn học kiếm tìm những cái đẹp khác thường, độc đáo, để rồi từ chính cái đẹp khác thường và độc đáo ấy, văn học quay trở lại phục vụ, cải tạo hiện thực đời sống.
---(Đáp án chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (3,0 điểm).
a) “Truyện Kiều” vốn được tác giả Nguyễn Du đặt tên là gì?
b) Hãy nêu tên ba phần tóm tắt “Truyện Kiều”.
c) Ngoài nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng, em hãy kể tên riêng của 4 nhân vật khác trong “Truyện Kiều”.
Câu 2 (2,0 điểm). Các câu văn sau đây bị mắc lỗi gì về ngữ pháp? Hãy sửa lại cho đúng.
a) Nhân vật anh thanh niên, nhân vật trung tâm trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
b) Để có được một xã hội phát triển văn minh, hiện đại, còn phải phấn đấu rất nhiều.
Câu 3 (5,0 điểm). Phân tích lời người cha muốn nói với con ở đoạn thơ thứ hai trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1:
a) “Đoạn trường tân thanh”
Tiêu chí cho điểm:
- Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời được theo yêu cầu trên;
- Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không chính xác yêu cầu trên hoặc không làm bài.
b) Tên ba phần tóm tắt tác “Truyện Kiều”:
- Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước;
- Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc;
- Phần thứ ba: Đoàn tụ.
Tiêu chí cho điểm:
- Mức tối đa (1,5 điểm): Trả lời được theo yêu cầu trên;
- Mức chưa tối đa:
+ Cho 1,0 điểm: Chỉ trả lời đúng tên 2/3 phần trên;
+ Cho 0,5 điểm: Chỉ trả lời đúng tên 1/3 phần trên;
- Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không chính xác yêu cầu trên hoặc không làm bài.
c) Kể được tên riêng đúng của 4 nhân vật (ví dụ như: Vương Quan, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến...).
Tiêu chí cho điểm:
- Mức tối đa (1,0 điểm): Kể đúng tên riêng của 4 nhân vật;
- Mức chưa tối đa:
+ Cho 0,75 điểm: Kể đúng tên riêng của 3/4 nhân vật;
+ Cho 0,5 điểm: Kể đúng tên riêng của 2/4 nhân vật;
+ Cho 0,25 điểm: Kể đúng tên riêng của 1/4 nhân vật;
- Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không chính xác yêu cầu trên hoặc không làm bài.
---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (2 điểm)
Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về được nhà thơ Nguyễn Du viết:
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Và cũng không gian cảnh ấy nhưng khi chia tay với Kim Trọng, tác giả Truyện Kiều lại viết:
Dưới cầu nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Em hãy so sánh hai câu thơ trên và phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo trong những câu thơ đó.
Câu 2: (3 điểm)
Trong câu chuyện "Lỗi lầm và sự biết ơn" (Ngữ văn 9 – Tập 1 – Trang 160) có câu:
"Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người"
Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên ? (Viết thành văn bản khoảng một trang giấy thi).
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm “Truyền kì mạn lục”.
- Giới thiệu “Chuyện người con gái Nam Xương” và các giá trị của nó, đặc biệt là giá trị nhân đạo.
II. Thân bài:
Giải thích khái niệm nhân đạo?
- Nhân đạo là lòng yêu thương con người.
- Giá trị nhân đạo trong các tác phẩm văn học đặc biệt là văn học trung đại thường được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nhân đạo là ca ngợi, khẳng định vẻ đẹp và tài năng của con người. Nhân đạo là bày tỏ lòng xót thương, thông cảm chia sẻ với những kiếp người bất hạnh. Là ước mơ cho những người hiền lành, tốt bụng có được cuộc sống sung sướng, hạnh phúc. Nhân đạo còn có nghĩa là tố cáo, lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên cuộc sống và nhân phẩm của con người.
Phân tích, chứng minh giá trị nhân đạo trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”.
a) Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ thường bị coi rẻ, bị ruồng rẫy. Nhưng bằng tấm lòng nhân đạo của mình, Nguyễn Dữ đã hết lời ca ngợi, khẳng định, trân trọng những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ, Vũ Nương hiện lên là một người đảm đang, hiếu nghĩa, thuỷ chung, trong trắng.
* Trước kết, Vũ Nương là một người phụ nữ đảm đang.
- Khi chồng đi lính, một mình nàng nuôi dạy con thơ, nuôi dưỡng, chăm sóc mẹ chồng, lo thuốc thang khi mẹ chồng ốm đau, lo ma chay khi mẹ chồng mất. Nếu không đảm đang, Vũ Nương không thể làm được những việc lớn lao và vất vả như thế.
* Không chỉ đảm đang, nàng còn là người phụ nữ hiếu nghĩa.
- Đối với mẹ chồng: nàng đã làm tròn bổn phận của một người con, thương yêu lo lắng cho mẹ chồng như mẹ ruột của mình (trích dẫn dẫn chứng + phân tích)
- Đối với chồng:
+ Khi mới về nhà chồng, biết tính chồng hay ghen, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không từng để vợ chồng dẫn đến thất hoà.
+ Khi tiễn chồng ra trận, nàng tiễn đưa chồng bằng những lời lẽ hết sức dịu dàng thắm thiết. Nàng bày tỏ nỗi lo lắng cho sự vất vả, nguy hiểm của chồng và mong muốn chồng trở về bình yên. (dẫn chứng + phân tích)
+ Khi xa chồng, nàng một lòng thương nhớ, buồn bã, mong ngóng chồng trờ về.
+ Khi bị nghi oan, vì không giải được nỗi oan cho mình, nàng cũng đành tìm đến cái chết.
---(Để xem chi tiết đáp án còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Nhận xét của em về đặc điểm phong cảnh thiên nhiên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
* Phần mở bài và thân bài HS có thể viết bằng nhiều cách khác nhau, miễn là giơi thiệu được vấn đề cần nghị luận đề yêu cầu.
* Phần thân bài HS cần có các ý sau:
1. Cảnh thiên nhiên trong Truyện Kiều không đơn điệu, mờ nhạt, sáo mòn mà ngược lại nó góp phần diễn tả sự biến đổi của đời sống nhân vật
- Lần đầu tiên, bên nhịp cầu tình yêu, liễu xuất hiện rất duyên dáng: Dưới cầu nước chảy trong veo/ Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
- Lần thứ hai, sau khi trải qua ác mộng gặp mộ Đạm Tiên, lòng Kiều thổn thức hướng về Kim Trọng thì liễu không thướt tha màvô tình dửng dưng : Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng/ Nách tường bông liễu bay ngang trước mành.
- Khi gia đình gặp tai biến, Kim Trọng về Liêu Dương , Thuý Kiều lâm vào gia biến thì liễu cũng trở nên xơ xác: Trông chừng khói ngất song thưa/ Hoa trôi dạt thăm liễu xơ xác vàng.
- Khi Kiều tiễn đưa Thúc Sinh về với Hoạn Thư liễu lại xuất hiện : Sông Tần một dải xanh xanh / Loi thoi bờ liễu mấy cành dương quan.
- Khi tưởng nhớ song thân thì : Cỏ cao hơn thước liễu gầy vài phân.
- Như vậy, cứ mỗi lần lá đổi hoa thay là mỗi lần nhân vật đi vào một chặng đường mới.
- Cảnh thiên nhiên luôn thể hiện được chiều sâu tâm trạng nhân vật.
- Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ chỉ dành riêng thiên nhiên cho một số nhân vật, đặc biệt Kiều, Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải. Có những nhân vật đứng trong thiên nhiên nhưng không hề thấy thiên nhiên như Sở Khanh, Hoạn Thư, Mã Giám Sinh.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Tô Hiệu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !