Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Thị Định

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ ĐỊNH

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC 2021

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết.

(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 - Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.02)

Câu 1. (1,0 điểm) Nội dung chính của văn bản là gì?

Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai.

Câu 3. (2,0 điểm) Tại sao có thể nói: Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu.

Câu 4. (2,0 điểm) Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Hãy lí giải sự lựa chọn đó của em (Trình bày khoảng 5-7 dòng).

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình không thua chúng kém bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kỉ tăng lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học Hi Lạp cổ đại A-ri-xtot đã nói: “Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công.

(2) Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt đau khổ vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng “ngoài trời còn có trời” (cao hơn) “ngoài núi còn có núi” (cao hơn), mình tài giỏi còn có người tài hơn.

a. Nhận biết (1 điểm)

Bài viết đã đề cập đến tính xấu nào? Tác giả đã chỉ ra những tác hại nào của tính xấu đó?

b. Nhận biết (1 điểm)

Xác định lời dẫn trong đoạn (1). Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, dẫn trực tiếp hay gián tiếp.

c. Vận dụng (1 điểm)

Viết 1 đoạn văn (3-4 câu) cho biết thái độ ứng xử, hành động nên có của em trước tài năng hay thành công của người khác.

Câu 2: (3 điểm) Vận dụng cao

Em hãy viết một bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy thi trình bày ý kiến của em về vấn đề: nói lời xin lỗi.

-(Để xem tiếp những câu còn lại của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I (5.5 điểm):

Trong bài “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt có viết:

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Câu 1. Chép chính xác 3 câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ. Cho biết bài thơ ra đời

trong hoàn cảnh nào?

Câu 2. Trong khổ thơ em chép từ “trăm” được lặp lại nhiều lần còn ở khổ đầu cũng như trong bài, tác giả chỉ dùng từ “một” (một bếp lửa, một ngọn lửa, có thể đổi chỗ các từ đó cho nhau được không? Cách dùng từ của tác giả trong bài (“một", "trăm”) có ý nghĩa thế nào?

Câu 3. Hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, trong đó có sử dụng câu ghép và câu bị động (gạch dưới câu ghép và câu bị động) để làm rõ cảm nhận, suy nghĩ của em về tình cảm người cháu dành cho bà thể hiện trong bài thơ.

Phần II (4.5 điểm):

- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, chảu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra linh đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa, Không có cháu ở đấy. Các chú lại cứ một chú lên tận đấy, Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng 4, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác a. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc.(...)

(Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Đó là lời của ai nói với ai?

Câu 2. Xét theo cấu tạo, câu văn “Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế” thuộc kiểu câu nào? Vì sao?

Câu 3. Tại sao trong đoạn văn, nhân vật cháu khẳng định “Chưa hòa đâu bác ạ.” và từ hôm đó anh lại “sống thật hạnh phúc”?

Câu 4. Từ quan điểm về hạnh phúc của nhân vật trong đoạn văn, kết hợp những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về hạnh phúc.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

PHẦN I

Câu 1

* Phương pháp: Nhớ lại khổ cuối bài thơ “bếp lửa”

* Cách giải:

- Chép thơ:

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...

- Hoàn cảnh sáng tác:

+ Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài.

+ Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

-(Để xem tiếp đáp án của phần Đọc hiểu và Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1:

Đọc văn bản sau và thực hiện theo yêu cầu bên dưới:

 (1) Ngày nay, giới trẻ ít nhắc đến hay biết về những tác phẩm kinh điển hơn. Thay vào đấy, những cuốn truyện tranh với nội dung đơn giản và tiểu thuyết tình yêu thường được ưa chuộng hơn.

 (2) Có thể nói, không quan trọng chung ta đọc gì, và quan trọng là sau khi đọc, khác, đó là giải trí. Thiết nghĩ những người trẻ lựa chọn sách hợp với tuổi tác là điều vốn dễ hiểu chứ không thể vì thế mà đánh giá rằng văn hóa đọc của họ đang trở nên “xuống cấp trầm trọng”. Trết gia Thomas Carlyle (Xcốt-len) đã từng phát biểu: “Tất cả những gì con người đã làm, đã nghĩ được bảo tồn một cách kỳ diệu trên những trang sách.”

 (3) Với bản thân mỗi người, văn hóa đọc chính là kĩ năng đọc sách của họ. Để nâng cao kĩ năng của mình, chúng ta cần lựa chọn đề tài sách phù hợp với bản thân, định hướng tài liệu cần tham khảo từ đó vận dụng được những gì mình đã đọc vào trong thực tế.

(4) Hi vọng với việc ngày càng có nhiều những hội sách được tổ chức mỗi năm như hiện nay, giới trẻ sẽ được tạo cơ hội tiếp cận nhiều hơn với kho tàng sách quý của trong nước cũng như trên thế giới, qua đó nâng cao và định hướng được đúng đắn "văn hóa đọc" cho giới trẻ nói riêng và cho người dân trong nước nói chung.

(Theo Trần Hồng Hạnh, bảo Công an Nhân dân, ngày 26/4/2019)

a. (1 điểm): Nêu nội dung của văn bản trên.

b. (1 điểm): Tìm lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn (2). Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp.

c. (1 điểm): Em có đồng ý với nội dung đoạn (1) không? Vì sao?

d. (1 điểm): Viết một đoạn văn (3-5 dòng) trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc văn bản trên.

Câu 2:

Kể về câu chuyện của cuốn sách đã theo em trong những ngày đến trường, vui từ sách, buồn từ sách, giận hờn bạn bè từ sách, tha thứ cho nhau từ sách. Qua câu chuyện đó em cảm nhận được gì từ sách và tình bạn!

* Lưu ý:

- Bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, độc thoại.

- Học sinh viết theo mọi tình huống để tư xây dựng câu chuyện liên quan yêu cầu đề.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1

a.

*Phương pháp: Đọc kĩ văn bản và rút ra nội dung chính.

*Cách giải:

- Nội dung: văn bản trên nói về văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay.

b.

*Phương pháp: Nhớ lại kiến thức lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.

*Cách giải:

- Lời dẫn trực tiếp: “Tất cả những gì con người đã lành, đã nghĩ được bảo tồn một cách kỳ diệu trên những trang sách.”

- Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Trết gia Thomas Carlyle (Xcốt-len) đã từng cho rằng những gì con người đã làm, đã nghĩ đều được bảo tồn trên những trang sách.”

-(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 5

PHẦN I (6,5 điểm)

Trong truyện ngắn Làng, nhà văn Kim Lân miêu tả tâm trạng ông Hai như sau:

Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày càng làm việc với anh em. Ô sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuần đả. Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhở làng, nhớ cái làng quá.

(Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam 2019)

1. Cho biết hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Làng.

2. Nhà văn đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống đặc sắc. Đó là tình huống nào? Cho biết tác dụng của tình huống ấy.

3. Việc tác giả sử dụng điệp từ “lại” trong đoạn trích trên nhằm mục đích gì?

4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp, nêu cảm nhận của em về tình yêu làng của ông Hai trong tác phẩm. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu phủ định (gạch dưới lời dẫn trực tiếp và câu phủ định).

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HSG môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Thị Định. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?