TRƯỜNG THCS HOÀNG DIỆU | ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (3 điểm)
a. Chép chính xác bốn câu đầu bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
b. Viết đoạn văn khoảng 8 câu phân tích hình ảnh hàng tre trong khổ thơ trên, trong đoạn có câu văn dùng phần phụ chú (gạch chân phần phụ chú đó).
Câu 2: (7 điểm) Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
a. Bốn câu thơ được chép như sau:
“…Con ở miền Nam ra thăm Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng...”
b. Đoạn văn có các ý:
- “Hàng tre bát ngát” trong sương là hình ảnh thực, hết sức thân thuộc của làng quê – hàng tre bên lăng Bác.
- “Hàng tre xanh xanh Việt Nam…” là ẩn dụ, biểu tượng của dân tộc với sức sống bền bỉ, kiên cường.
- Hình ảnh ẩn dụ cũng gợi liên tưởng đến hình ảnh cả dân tộc bên Bác: đoàn kết, kiên cường thực hiện lí tưởng của Bác, của dân tộc.
Câu 2:
1. Mở bài
- Vài nét về nhà thơ Thanh Hải: Một nhà thơ có thể nói là đã cống hiến cả đời mình cho cách mạng.
- Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời đặc biệt của bài thơ: được viết trong những ngày cuối cùng Thanh Hải nằm trên giường bệnh, cả cuộc đời ông đã dùng để cống hiến cho cách mạng, giờ đây ông lại cất lên niềm khát khao, niềm mong mỏi có thể tiếp tục cống hiến “mùa xuân nho nhỏ” cho cuộc đời này.
2. Thân bài
a. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước (Khổ 1)
- Nhà thơ vẽ ra trước mắt độc giả bức tranh thiên nhiên mùa xuân với:
+ Không gian: cao rộng của bầu trời, dài rộng của “dòng sông xanh”
+ Âm thanh: âm thanh rộn rã vui tươi của “chim chiền chiện”
+ Màu sắc: xanh của dòng sông, tím của hoa
⇒ Nghệ thuật đảo cú pháp: không gian cao rộng, màu sắc tươi sáng và âm thanh rộn ràng như thiết tha mời gọi níu giữ con người ở lại với cuộc sống, với mùa xuân xứ Huế tươi đẹp này
- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên:
+ Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật
---(Để xem tiếp đáp án câu 2 của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Nhà thơ nổi tiếng người Đức H. Hai-nơ cho rằng: Cuộc đời của nhà thơ, giá trị của nhà thơ không nên tìm ở đâu khác mà phải chính trong tác phẩm của họ.
Em hiểu gì về ý kiến trên? Từ việc cảm nhận bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt thể hiện cuộc đời và khẳng định giá trị của nhà thơ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận (Tham khảo đề 1)
Trích dẫn ý kiến
* Giải thích ý kiến, nhận định:
- Giải thích:
+ Cuộc đời nhà thơ: Hoàn cảnh sống, sự kiện, biến cố, đời sống tinh thần, tố chất tâm hồn riêng của nhà thơ.
+ Giá trị của nhà thơ: Những đóng góp sâu sắc và mới mẻ, những cống hiến có ý nghĩa khẳng định vị thế của nhà thơ. Giá trị của nhà thơ được thể hiện ở tầm vóc tư tưởng, ở chiều sâu tâm hồn và tài năng nghệ thuật.
-> Ý kiến đã khẳng định mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm, trong đó nêu lên ý nghĩa của tác phẩm trong việc thể hiện cuộc đời và khẳng định giá trị của nhà thơ.
- Lí giải: Tại sao cuộc đời của nhà thơ, giá trị của nhà thơ phải tìm từ chính trong tác phẩm của họ?
* Phân tích, chứng minh:
1. Đến với bài thơ “Bếp lửa” bạn đọc nhận ra bóng dáng cuộc đời, con người nhà thơ Bằng Việt in dấu trong tác phẩm.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai khổ thơ sau:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)
Liên hệ với một tác phẩm khác cùng viết về người lính để thấy được điểm gặp gỡ của các tác giả khi viết về đề tài này.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận hình ảnh người lính trong hai khổ thơ trích trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
* Phân tích, chứng minh:
1. Nội dung:Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn trong đoạn trích
- Phải đối mặt với những khó khăn gian khổ của thời tiết khắc nghiệt: gió làm cay mắt “gió vào xoa mắt đắng”, của chiến tranh khốc liệt “bom giật bom rung” nghĩa là cái chết có thể đến bất cứ lúc nào.
- Nhưng vượt lên trên tất cả những khó khăn gian khổ thậm chí là mất mát hi sinh hình ảnh người lính vẫn nổi bật lên với những vẻ đẹp ngời sáng. Vẻ đẹp của người lính trước hết được thể hiện qua lời giới thiệu về những chiếc xe không kính “xe không kính không phải vì xe không có kính”. Lời giới thiệu - lí giải rất giản dị tự nhiên như khẩu ngữ thường ngày như người lính đang lí giải với ai đó về nguyên nhân của những chiếc xe không kính của mình. Đó là những chiếc xe vốn bình thường nhưng chiến tranh đã làm mất đi một số bộ phận “không kính không đèn, không mui thùng xe có xước”. Đó là hiện thực của chiến tranh khốc liệt.
- Từ đó ta cảm nhận được vẻ đẹp chân thực hồn nhiên, tinh nghịch, dí dỏm pha chút ngang tàng của người lính.
2. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh người lính lái xe
- Thể thơ: Kết hợp linh hoạt hai thể thơ 7 chữ và 8 chữ, tác giả tạo được điệu thơ gần với lời nói tự nhiên. Điều này góp phần không nhỏ vào việc ngợi ca, khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
- Giọng thơ ngang tàng, có phần tếu táo rất …..
- Các biện pháp tu từ cũng góp phần làm cho hình tượng người lính trở nên lung linh hơn.
---(Đáp án đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1 (4 điểm) Đã có nhiều nhà thơ sáng tạo nên những hình ảnh đất nước rất đẹp. Thế nhưng, nếu đã đọc Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, ta không thể quên khổ thơ:
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Em hãy trình bày ấn tượng về đất nước qua việc phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên.
Câu 2 (6 điểm) Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Câu 1:
- Trong bốn câu thơ, Thanh Hải đã nhân hoá đất nước “vất vả và gian lao”. Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang vóc dáng người mẹ, người chị tần tảo, cần cù "vất vả và gian lao".
- Khi so sánh đất nước với "vì sao cứ đi lên phía trước", nhà thơ đã sáng tạo nên hình ảnh đất nước rất khiêm nhường (là vì sao chứ không dùng hình ảnh mặt trời) nhưng cũng rất tráng lệ. Là một vì sao nhưng ở vị trí đi lên phía trước dẫn đầu. Đó là hình ảnh tiên phong của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử thế giới.
- Hình ảnh thơ đặc sắc và hàm súc, ca ngợi sự trường tồn, hướng về tương lai của đất nước. Đó chính là lòng tự hào dân tộc sâu sắc.
Câu 2:
I. Mở bài
- Viễn Phương là một nhà thơ tiêu biểu của miền Nam. Tháng 4 năm 1976, sau một năm giải phóng đất nước. Khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành, nhà thơ cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thăm Hà Nội vào lăng viếng Bác.
- Bài thơ Viếng lăng Bác được Viễn Phương viết với tất cả tấm lòng thành kính biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau của một người con từ miền Nam ra viếng Bác lần đầu.
II. Thân bài
1. Khổ thơ thứ nhất
- Tác giả đã mở đầu bằng câu thơ tự sự: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”:
+ “Con và Bác” là cách xưng hô ngọt ngào thân thương rất Nam Bộ. Nó thể hiện sự gần gũi, kính yêu đối với Bác.
+ Con ở miền Nam xa xôi nghìn trùng, ra đây mong được gặp Bác. Nào ngờ đất nước đã thống nhất, Nam Bắc đã sum họp một nhà, vậy mà Bác không còn nữa.
+ Nhà thơ đã cố tình thay từ viếng bằng từ thăm để giảm nhẹ nỗi đau thương mà vẫn không che giấu được nỗi xúc động của cảnh từ biệt sinh li.
+ Đây còn là nỗi xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác.
- Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và là một dấu ấn đậm nét là hàng tre quanh lăng Bác: Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
+ Hình ảnh “hàng tre trong sương” đã khiến câu thơ vừa thực vừa ảo. Đến lăng Bác, nhà thơ lại gặp một hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê đất Việt: là cây tre. Cây tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
+ “Bão táp mưa sa” là một thành ngữ mang tính ẩn dụ để chỉ sự khó khăn gian khổ. Nhưng dù khó khăn gian khổ đến mấy cây tre vẫn đứng thẳng hàng. Đây là một ẩn dụ mang tính khẳng định tinh thần hiên ngang bất khuất, sức sống bền bỉ của dân tộc.
2. Khổ thơ thứ hai
- Hai câu thơ đầu: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
+ Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.
+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.
+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.
+ Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác.
- Ở hai câu thơ tiếp theo: “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ/Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”
+ Đó là sự hình dung về dòng người đang nối tiếp dài vô tận hàng ngày đến viếng lăng Bác bằng tất cả tấm lòng thành kính và thương nhớ, hình ảnh đó như những tràng hoa kết lại dâng người. Hai từ ngày ngày được lặp lại trong câu thơ như tạo nên một cảm xúc về cõi trường sinh vĩnh cửu.
+ Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa, dâng lên Bác. Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ, tôn kính của nhân dân đối với Bác.
+ “Tràng hoa” là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nảy nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác.
---(Đáp án đầy đủ của câu 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Bàn về thơ, Xuân Diệu cho rằng: Người đọc muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu ấn vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay.
(Xuân Diệu, Toàn tập, Tập 5, NXB Văn học, Hà Nội, 2001, tr 36).
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu (Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Liên hệ với bài Khi con tu hú của Tố Hữu để thấy được điểm gặp gỡ và khác biệt trong vẻ đẹp người chiến sĩ cách mạng trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, sâu sắc, độc đáo cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật của Chính Hữu thể hiện trong bài Đồng chí. Liên hệ với những tìm tòi sáng tạo của Tố Hữu thể hiện qua bài thơ “Khi con tu hú”.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận (Tham khảo đề 1)
- Trích dẫn ý kiến.
* Giải thích ý kiến, nhận định:
- Giải thích:
-> Đối với Xuân Diệu, một tác phẩm thơ cần bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, thể hiện những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, sâu sắc, độc đáo cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật. Có như vậy, thơ mới trở thành một chỉnh thể nghệ thuật giàu giá trị thẩm mĩ.
- Lí giải: Tại sao thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống?
+ Thực tại, đời sống là xuất phát điểm ……
+ Thơ ca chỉ có ý nghĩa thẩm mĩ, chỉ chinh phục trái tim người đọc khi thể hiện những vấn đề, những cảm xúc mà con người hằng quan tâm, trăn trở. Nếu thơ ca không bắt nguồn từ hiện thực, xa rời cuộc đời, thoát li thực tại, thơ ca sẽ không thể đến với người đọc, không thể tồn tại trong cuộc đời, khi ấy thơ ca đã tự đánh mất chức năng cao quý nghệ thuật vị nhân sinh của mình.
Tại sao thơ phải phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu ấn vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay?
+ Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Người nghệ sĩ nhào nặn chất liệu hiện thực bằng đôi tay và cảm quan thẩm mĩ của riêng mình. Do đó, “Thế giới không phải được tạo lập một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ lớn xuất hiện là một lần thế giới được tạo lập”.
+ Vẻ đẹp của thơ còn được đánh giá ở sự sáng tạo hình thức “càng cá thể, càng độc đáo, càng hay”. Bản chất nghệ thuật là sáng tạo, vì thế thơ ca không chỉ đòi hỏi nhà thơ phải in dấu tâm hồn, thể hiện cảm xúc mà còn phải in dấu cả trí tuệ, thể hiện tài năng trong việc sáng tạo hình thức biểu hiện. ……
* Phân tích, chứng minh:
1. Bài thơ Đồng chí “xuất phát từ thực tại”:
- Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948 - sau chiến dịch Việt Bắc (Thu Đông 1947 ). Trong chiến dịch này, Chính Hữu là chính trị viên.
- Đặt bài thơ “Đồng chí” vào tình hình sáng tác thơ ca, cảm hứng thơ hướng về chất thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp và chất thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường.
2. Bài thơ “Đồng chí” không chỉ giản đơn là sự sao chép cuộc sống hay tình cảm con người, mà đi qua tâm hồn, trí tuệ của Chính Hữu nó đã trở tiếng lòng, tâm hồn, là những cảm nhận sâu sắc của ông về cuộc đời người lính trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
2.1. Cảm nhận sâu sắc về cơ sở của tình đồng chí
- Sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân: Xuất thân từ những vùng quê nghèo khó, cuộc sống còn nhiều vất vả gian lao: Tình đồng chí của “tôi” và “anh” bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân. Nếu như “anh” đến từ nơi “nước mặn đồng chua” thì “tôi” xuất thân từ vùng quê “nghèo đất cày lên sỏi đá”.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Hoàng Diệu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !