TRƯỜNG THCS BỈM SƠN | ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh thuộc thể loại gì?
A. Truyện ngắn
B. Hồi kí
C. Tiểu Thuyết
D. Thơ
Câu 2: Những từ cho dưới đây, từ nào có nghĩa hẹp nhất?
A. Cây ăn quả
B. Cây sầu riêng
C. Cây lâu năm
D. Cây ngắn ngày
Câu 3: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
A. Dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản.
B. Phản ánh trung thành nội dung cần tóm tắt.
C. Lựa chọn nội dung và nhân vật chính để tóm tắt.
D. Sắp xếp các nội dung cần tóm tắt theo một thứ tự thích hợp.
Câu 4: Cho câu sau: “Nam cố gắng lên nhé!”, từ “nhé” được gọi là:
A. Tình thái từ
B. Trợ từ
C. Thán từ
D. Quan hệ từ
Câu 5: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” được trích trong:
A. Truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh
B. Tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
C. Hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng.
D. Cả 3 đáp án đều sai
Câu 6: Trong văn bản “Cô bé bán diêm”, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu?
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Tương phản, đối lập
D. Hoán dụ
Câu 7: Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?
A. Lom khom
B. Móm mém
C. Xộc xệch
D. Hu hu
Câu 8: Nhân vật Đôn Ki-hô-tê muốn là hiệp sĩ lang thang để làm gì?
A. Được đi đến nhiều nơi.
B. Đánh nhau với những chiếc cối xay gió.
C. Trừ quân gian ác, giúp đỡ người lương thiện.
D. Phơi bày trực tiếp thực trạng xã hội.
Câu 9: Nối cột A với cột B sao phù hợp
Cột A (tên văn bản):
1. Tức nước vỡ bờ
2. Hai cây phong
3. Lão Hạc
4. Đánh nhau với cối xay gió
Cột B (Tên tác giả)
a. Xec – van – tét
b. Ngô Tất Tố
c. Ai – ma – cốp
d. Nam Cao
II. Tự luận (7.0 điểm)
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn từ 8 đến 10 câu nêu cảm nghĩ của em về cái chết của nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn An-đéc-xen? (3 điểm)
Câu 2: Qua đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri, có thể nói nhân vật Cụ Bơ-mem là một nghệ sĩ vĩ đại không? Vì sao? (4 điểm)
--- HẾT ---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)
Học sinh khoanh tròn chữ cái đứng trước mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Riêng câu 9: 1 điểm (nối đúng mỗi cột 0,25 điểm)
Câu 1. A
Câu 2. B
Câu 3. A
Câu 4. A
Câu 5. C
Câu 6. C
Câu 7. D
Câu 8. C
Câu 9. 1 – b, 2 – c, 3 – d, 4 - a
II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)
Câu 1: (2.5 điểm)
- Hình thức: Trình bày sạch đẹp, đúng ngữ pháp, có câu mở đoạn, phần thân đoạn và câu kết đoạn, viết đúng từ 8 đến 10 câu.
- Nội dung: Học sinh có thể nêu cảm nghĩ theo gợi ý sau:
- Cô bé chết vì đói và lạnh. Đây là một cái chết không đáng có, một cái chết hết sức đáng thương của một em bé bất hạnh.
- Em bé chết nhưng đôi má vẫn hồng và đôi môi như đang mỉm cười là hình ảnh thật đẹp. Dường như em không chết mà đi vào cõi bất tử, nơi có tình yêu thương bao la của bà.
- Hình ảnh em bé chết rét ngoài đường phố, trong đêm giao thừa đã gợi lên bao xót xa trong lòng người đọc.
- Thái độ của học sinh: thương xót, đồng cảm, có trách nhiệm với cuộc sống đáng thương của cô bé.
---(Để xem tiếp đáp án phần Tự luận vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (2.0 điểm):
Cho đoạn trích sau:
Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
(Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, T1, NXB giáo dục Việt Nam, 2011, tr.18)
- Tìm các từ cùng thuộc một trường từ vựng trong đoạn trích.
- Tác dụng của các trường từ vựng đó?
Câu 2 (3.0 điểm):
Cho câu chủ đề sau:
Bé Hồng vô cùng sung sướng, hạnh phúc khi được ngồi trong vòng tay dịu dàng của mẹ.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) theo phép diễn dịch với câu chủ đề trên trong đó có sử dụng thán từ và tình thái từ (gạch chân thán từ và tình thái từ ).
Câu 3 (5.0 điểm):
Hãy tưởng tượng mình là người được chứng kiến cảnh chị Dậu phản kháng lại cai lệ và người nhà lí trưởng trong văn bản Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố). Hãy viết bài văn tự sự kể lại lần chứng kiến đó.
--- HẾT ---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1:
- Tìm trường từ vựng: Các từ: mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng cùng một trường chỉ bộ phận cơ thể người:
- Tác dụng: Diễn tả những cảm nhận, hành động và niềm sung sướng, hạnh phúc tột cùng của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ và cảm nhận sự ấm áp của tình mẫu tử.
Câu 2:
- Biết cách viết đoạn văn diễn dịch cảm nhận tâm trạng, cảm xúc của nhân vật văn học theo câu chủ đề đã cho trước.
- Đảm bảo tốt các yêu cầu kiến thức Tiếng Việt. Bố cục mạch lạc, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, diễn đạt tốt, không mắc các lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
- Viết đúng đoạn văn diễn dịch theo số dòng quy định ( cho phép từ 9-11 câu) với câu chủ đề đã cho.
- Có câu chứa thán từ, có câu chứa tình thái từ, gạch chân dưới thán từ, tình thái từ.
Câu 3:
a. Yêu cầu chung:
- Học sinh biết cách làm bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Bố cục 3 phần mạch lạc, diễn đạt tốt, văn viết có hình ảnh, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp…
- Xác định được các yêu cầu của đề bài, xác định nội dung chính cần kể: cuộc phản kháng của chị Dậu với cai lệ và người nhà lí trưởng .
- Lựa chọn ngôi kể, trình tự kể phải phù hợp, làm nổi bật nội dung câu chuyện.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Phần I: Trắc nghiệm (2.0 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Thế nào là trường từ vựng?
A. Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm.
B. Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại (danh từ, động từ…).
C. Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa.
D. Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc (thuần Việt,Hán Việt,…).
Câu 2: Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?
A. Xôn xao
B. Xộc xệch
C. Rũ rượi
D. Xồng xộc
Câu 3: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích Trong lòng mẹ?
A. Đoạn trích chủ yếu bày tỏ nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
B. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng.
C. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi của bé Hồng khi gặp mẹ.
D. Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.
Câu 4: Theo em,nhận định nào nói đúng nhất tư tưởng mà nhà văn Ngô Tất Tố gửi gắm qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
A. Nông dân là lớp người có sức mạnh lớn nhất,có thể chiến thắng tất cả.
B. Trong đời sống có một quy luật tất yếu: có áp bức là có đấu tranh.
C. Nông dân là những người bị áp bức nhiều nhất trong xã hội cũ.
D. Bọn tay sai trong xã hội cũ là những kẻ tàn bạo và bất nhân nhất.
Câu 5: Trong truyện ngắn “Lão Hạc”,lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào?
A. Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.
B. Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở,ngu ngốc.
C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.
D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
Câu 6: Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật kể chuyện của An đéc xen ở truyện Cô bé bán diêm là gì?
A. Sử dụng nhiều hình ảnh tương đồng với nhau.
B. Sử dụng nhiều hình ảnh tưởng tượng.
C. Sử dụng nhiều từ tượng hình,tượng thanh.
D. Đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng.
Câu 7: Tóm tắt văn bản tự sự là gì?
A. Là dùng lời văn của mình kể lại chi tiết văn bản ấy.
B. Là dùng lời văn của mình kể về nhân vật chính trong văn bản một cách ngắn gọn.
C. Là dùng lời văn của mình nói về các yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của văn bản một cách ngắn gọn.
D. Là dùng lời văn của mình ghi lại một cách ngắn gọn, đầy đủ,trung thực nội dung của văn bản cần tóm tắt.
---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: (3.0 điểm):
1. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:
(...) “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Trong phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi lại nhắc lại:
- Mày dại quá! Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và bế em bé chứ.
Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa...”
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Văn bản đó nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì? Kể theo ngôi thứ mấy?
b. Đoạn văn trên kể lại sự việc gì?
2. Nguyên nhân sâu xa nào đã tác động đến tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để cho Giôn-xi phản ứng gì thêm?
Câu 2: (2.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
(…) “Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ... ”
(Theo Vũ Tú Nam - Biển đẹp)
a. Xác định các câu ghép trong đoạn văn trên.
b. Phân tích cấu trúc của các câu ghép và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép ấy.
Câu 3: (5.0 điểm)
Nhập vai nhân vật chị Dậu kể lại câu chuyện trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích từ tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
--- HẾT ---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Câu 1:
1.
a. Đoạn văn trích từ văn bản “Trong lòng mẹ”, trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu”, tác giả là Nguyên Hồng, thể loại hồi ký (được viết năm 1938), kể theo ngôi thứ nhất.
b. Cảm giác sung sướng hạnh phúc của bé Hồng khi được ở trong vòng tay êm ái của mẹ. Những lời cay độc của bà cô đã bị xóa nhòa khi Hồng được nằm trong lòng mẹ.
2.
- Nguyên nhân sâu xa tác động tới tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi là sự gan góc của chiếc lá thường xuân (cô không biết đấy là chiếc lá được vẽ); nó chống chọi kiên cường với thiên nhiên khắc nghiệt, cố bám lấy cuộc sống còn ngược lại, cô lại yếu đuối, buông xuôi. Hình ảnh chiếc lá cuối cùng không chịu rụng đã thức tỉnh, khơi gợi sự sống trong tâm trí cô.
- Nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để cho Giôn-xi phản ứng gì thêm tạo thành một kết thúc mở, đầy bất ngờ; để lại trong lòng người đọc những suy nghĩ sâu sắc và cảm xúc lắng đọng, khiến cho câu chuyện thêm hấp dẫn.
Câu 2:
a. Xác định đúng 4 câu ghép:
- Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.
- Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
- Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.
- Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ.
b. Phân tích được cấu trúc và xác định đúng mối quan hệ giữa các vế trong 4 câu ghép trên là quan hệ điều kiện - kết quả:
- Trời // xanh thẳm, biển // cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.
- Trời // rải mây trắng nhạt, biển // mơ màng dịu hơi sương.
- Trời // âm u mây mưa, biển // xám xịt nặng nề.
- Trời // ầm ầm dông gió, biển // đục ngầu, giận dữ.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
“...Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.
(Lão Hạc - Nam Cao)
a. Người kể trong đoạn trích là ai? Kể về sự việc gì?
b. Chỉ ra các thán từ và các tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên?
c. Đặt một câu ghép chỉ nguyên nhân vì sao lão Hạc gởi tiền cho ông giáo?
Câu 2: (2.0 điểm)
Nêu đặc điểm nổi bật của văn thuyết minh? Hãy liệt kê các phương pháp thuyết minh đã học?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HSG môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Bỉm Sơn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !