BỘ 5 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN GDCD LỚP 9 NĂM 2021
TRƯỜNG THCS VÕ LAI
1. Đề số 1
Câu 1. (4,0 điểm)
Trong một buổi lao động ở trường, các bạn học sinh lớp 9A đào được một hũ tiền vàng.
Hỏi :
a. Theo em, các bạn học sinh lớp 9A có quyền sở hữu số tiền vàng đó không ?Vì sao ?
b. Trình bày hiểu biết của em về quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác ?
Câu 2. ( 3,5 điểm)
Có người cho rằng: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, dân tộc là phải giữ nguyên vẹn không được thay đổi bất cứ điều gì.
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? Những việc làm của em để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, dân tộc?
Câu 3. (6,0 điểm)
Lối sống “vô cảm” khiến trái tim con người hóa thành sỏi đá.
Suy nghĩ của em?
Câu 4. ( 4,5 điểm)
Chị Hoa sinh ngày 01 tháng 3 năm 1988, yêu anh Hà 21 tuổi người cùng thôn. Sau một thời gian tìm hiểu và yêu nhau, anh chị quyết định tiến tới hôn nhân. Ngày 01 tháng 02 năm 2016, hai người đến Ủy ban nhân dân xã để đăng ký kết hôn nhưng chính quyền không đồng ý.
Hỏi:
a. Quyết định của chính quyền xã đúng hay sai. Vì sao?
b. Trình bày những điều kiện cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014?
Câu 5. ( 2,0 điểm)
Để tình bạn trở thành viên ngọc quý, em sẽ…?
ĐÁP ÁN
Câu 1
a. Không. Vì:
- Số vàng đó không thuộc các lĩnh vực sở hữu như: của cải để dành...
b.Hiểu biết:
- Khái niệm: Là quyền của CD đối với TS thuộc quyền SH của mình. Bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt.
- Các lĩnh vực sở hữu:
+ Thu nhập hợp pháp, của cải để dành.
+Nhà ở.
+ TLSH, TLSX
+ Vốn và các tài sản khác...
- Nghĩa vụ tôn trọng:
+ Không xâm phạm tài sản người khác...
+ Nhặt được của rơi trả lại...
+ Khi vay nợ..., khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong...
+ Nhà nước công nhận, bảo hộ...
- Liên hệ bản thân: cần làm gì? ...
Câu 2
* Không đồng ý. Vì:
- Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, dân tộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của gia đình, dòng họ, dân tộc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Mỗi một gia đình, dòng họ, dân tộc đều có những truyền thống tốt đẹp về…
- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, dân tộc là bảo vệ, giữ gìn để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian mà ngày càng phát triển phong phú, sâu đậm hơn.
- Việc “ giữ nguyên vẹn” mới chỉ dừng lại ở việc kế thừa chứ chưa phát huy.
- Trong thực tế, cần phải học hỏi, tiếp thu làm phong phú thì truyền thống mới phù hợp thời đại và có sức sống lâu dài.
Vd: …
* Những việc làm:
- Sưu tầm, tìm hiểu, tự hào ...-> tuyên truyền những giá trị tốt đẹp của truyền thống...
- Lên án, phê phán những hành vi làm tổn hại đến các truyền thống …
- Có lối sống và cách ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống như: chăm chỉ học tập, trung thực...
Câu 3
- Lối sống vô cảm là thái độ thờ ơ không cảm xúc với các sự vật, hiện tượng, trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác…
- HS khẳng định: đây là cách sống tiêu cực, đáng phê phán, đi ngược truyền thống đạo đức, mặt trái của lối sống hiện đại …
- Thực trạng:
+ Đa số mọi người biết quan tâm, chia sẻ.Tuy nhiên lối sống này chiếm 1 bộ phận không nhỏ trong xã hội, trong mọi tầng lớp , lứa tuổi dưới nhiều hình thức, mức độ…
+VD: thấy người bị nạn không giúp đỡ, thiếu quan tâm, thiếu hòa đồng với bạn bè, người thân…
- Nguyên nhân:
+KQ: mặt trái của sự phát triển xã hội, cách giáo dục trong gia đình…
+ CQ: tính ích kỷ, nhận thức hạn hẹp, lệch lạc…
- Hậu quả:
+ Với cá nhân: kết quả lao động, học tập giảm sút; ảnh hưởng nhân cách…
+Với gia đình: Sự gắn kết giữa các thành viên lỏng lẻo; không hạnh phúc…
+ Với đất nước,xã hội: Làm mất niềm tin giữa con người và con người; mai một truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc, xh kém phát triển, kém văn minh…
- Hành động:
+ Cá nhân: xây dựng mối quan hệ thân thiện với mọi người; có tinh thần tương thân,tương ái; tham gia các hoạt động tập thể, xã hội mang tính chất nhân đạo; đồng tình, cổ vũ tinh thần đoàn kết, vị tha lên án, phê phán thói thờ ơ, vô trách nhiệm …
+ Gia đình: Quan tâm, chăm sóc,yêu thương, gần gũi, chia sẻ lẫn nhau…
+ Nhà nước, xã hội: Tuyên truyền, giới thiệu những tấm gương điển hình người tốt, việc tốt trên hệ thống truyền thông; tổ chức các chương trình nhằm kết nối cộng đồng ; lên án thói thờ ơ; xử phạt các hành vi vô cảm gây hậu quả xấu cho mọi người…
+ Liên hệ bản thân: ……
Câu 4
a. Chính quyền xã đúng. Vì:
- Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2015), nâng độ tuổi kết hôn:
+ Từ 18 tuổi trở lên đối với nữ thành từ đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ.
+ Từ 20 tuổi trở lên đối với nam thành từ đủ 20 tuổi trở lên đối với nam.
- Trong trường hợp trên chị Hoa chưa đủ 18 tuổi theo quy định của pháp luật nên không được đăng ký kết hôn.
b. Các điều kiện cấm kết hôn:
- Trong trường hợp người đang có vợ ( chồng).
- Người mất năng lực hành vi dân sự.
- Người cùng dòng máu trực hệ.
- Người có họ trong phạm vi 3 đời.
- Cha mẹ nuôi – con nuôi; bố chồng - con dâu...
- Không thừa nhận hôn nhân đồng giới.
Câu 5
Để tình bạn trở thành viên ngọc quý, em sẽ:
- Xây dựng lối sống trong sáng, lành mạnh, thân thiện, hòa đồng…
- Biết thông cảm, đồng cảm sâu sắc với bạn bè, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau...
- Chân thành, tin cậy, bình đẳng, có tấm lòng nhân ái, vị tha……
- Ủng hộ, quý trọng những người có ý thức xây dựng tình bạn đẹp, lên án,, phê phán những hành vi xấu làm ảnh hưởng đến tình bạn trong sáng, lành mạnh…
2. Đề số 2
Câu 1 (2.0 điểm). Điền vào chỗ trống (¼) những từ, cụm từ thích hợp để hoàn thành một số nội dung của điều luật sau trong Luật giao thông đường bộ năm 2008.
Điều 35. Các hoạt động khác trên đường bộ.
2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a. Họp chợ, mua, ................................. trên đường bộ;
b. Tụ tập đông người ................................. trên đường bộ;
c. ………………… súc vật trên đường bộ;
d. Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc ............................... trên đường bộ;
đ. Đặt biển quảng cáo ................................. của đường bộ;
Câu 2 (3.0 điểm). Vì sao bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là vấn đề cấp thiết hiện nay? Là học sinh, cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em?
Câu 3 (3.0 điểm). Shakespeare đã nói: “Yêu mọi người, tin vài người, đừng xúc phạm đến ai”.
Câu nói trên thể hiện cho một phẩm chất đạo đức tiêu biểu của con người. Bằng kiến thức đã học, em hãy làm nổi bật phẩm chất đạo đức đó.
Câu 4 (3.0 điểm). Vì sao hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu của các quốc gia, các dân tộc trên thế giới? Trong quan hệ hợp tác quốc tế, Đảng và Nhà nước ta tuân thủ theo những nguyên tắc nào?
Em hiểu như thế nào về quan điểm: “Hòa nhập chứ không hòa tan” trong quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế?
Câu 5 (2.0 điểm). Nhà nước ta từ khi ra đời đến nay đã ban hành mấy bản Hiến pháp? Đó là những bản Hiến pháp nào? Căn cứ vào đâu để khẳng định: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước và có hiệu lực pháp lý cao nhất?
Câu 6 (4.0 điểm). Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới có ý nghĩa như thế nào? Vì sao Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị với các dân tộc và quốc gia trên thế giới? Công dân - học sinh cần phải làm gì góp phần xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị?
Câu 7 (3.0 điểm). Tình huống:
Bố Hà bị nhiễm HIV, Hà lo lắng và thương bố nên việc học tập ngày càng giảm sút. Mai rủ Hồng đến động viên, giúp đỡ gia đình Hà nhưng Hồng bảo: Tất cả những người bị nhiễm HIV đều có lối sống buông thả, tham gia các tệ nạn xã hội. Nếu chúng mình gần gũi với họ thì sẽ bị lây nhiễm và ảnh hưởng đạo đức.
Em có đồng ý với ý kiến của bạn Hồng trong tình huống trên không? Vì sao? Nếu em là Mai trong tình huống đó em sẽ làm gì?
ĐÁP ÁN
Câu 1
Điền đúng chính xác các từ sau theo thứ tự:
a. bán hàng hóa
b. trái phép
c. Thả rông
d. để vật khác
đ. trên đất
Câu 2
- Nêu khái niệm:
+ Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
+ Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất sẵn có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến sử dụng phục vụ cuộc sống con người.
- Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
+ Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
+ Nếu môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái sẽ tạo điều kiện thuật lợi cho con người đem hết khả năng của mình để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo cho con người có phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức và tinh thần.
+ Nếu môi trường bị ô nhiểm, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên không có kế hoạch sẽ gây mất cân bằng sinh thái, làm cho môi trường bị suy thoái đó là nguyên nhân gây ra mưa, bão, lũ lụt, hạn hán kéo dài làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người như đói nghèo, bệnh tật, thất học....
- Thực trạng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Hiện nay môi trường và tài nguyên thiên nhiên đang bị đe doạ bởi chất thải của các nhà máy, xí nghiệp, các công trình vv... bởi sự thiếu hiểu biết và thiếu ý thức của con người đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, thiên tai lũ lụt thường xuyên xảy ra.
Vì vậy, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên và trách nhiệm của mọi người và toàn xã hội.
- Liên hệ:
+ Hiểu giá trị của môi trường và tài nguyên thiên nhiên để có ý thức trách nhiệm bảo vệ.
+ Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên như: Tham gia vệ sinh công cộng, trồng cây gây rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ động thực vật, thuỷ - hải sản, nguồn nước vv... Tuyên truyền cho những người xung quanh cùng tích cực tham gia bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Câu 3
- Khẳng định trên thể hiện đức tính tôn trọng người khác. Đó là phẩm chất đạo đức cần thiết ở trong mọi thời đại.
- Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác.
- Người biết tôn trọng người khác sẽ được người khác tôn trọng lại. Mọi người biết tôn trọng lẫn nhau sẽ góp phần làm cho quan hệ xã hội trong sáng, lành mạnh và tốt đẹp.
- Nêu được những hành vi thiếu tôn trọng người khác trong cuộc. sống hàng ngày cần phê phán...
- Tầm quan trọng của tôn trọng người khác ở mọi lúc, mọi nơi...
- Liên hệ trách nhiệm của học sinh...
Câu 4
- Hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu của các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
Vì:
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
- Hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu của các quốc gia, các dân tộc trên thế giới vì hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu (bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo...) mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được.
- Trong quan hệ hợp tác quốc tế, Đảng và Nhà nước ta tuân thủ theo những nguyên tắc:
+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn ven lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực.
+ Bình đẳng và cùng có lợi.
+ Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hòa bình.
+ Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
- Câu: “Hòa nhập chứ không hòa tan” là quan điểm của chúng ta trong quá trình hội nhập quốc tế. Được hiểu như sau:
+ Trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, chúng ta muốn phát triển phải có sự giao lưu với các dân tộc khác, với nền văn hóa khác. Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc ta sẽ tiếp thu tinh hoa văn hóa và những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến của nhân loại đó là hòa nhập.
+ Tuy nhiên trong quá trình ấy chúng ta luôn biết kế thừa, giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc, không đánh mất bản sắc riêng của mình, không bị đồng hóa bởi các dân tộc khác đó là không hòa tan.
- HS biết liên hệ tinh thần hợp tác trong học tập, lao động.
Câu 5
* Khái niệm Hiến pháp: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
* Nhà nước ta từ khi ra đời đến nay ban hành 5 bản Hiến pháp:
- Hiến pháp 1946.
- Hiến pháp 1959.
- Hiến pháp 1980.
- Hiến pháp 1992.
- Hiến pháp 2013.
* Có 2 căn cứ để khẳng định: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
- Căn cứ thứ nhất:
+ Hiến pháp là cơ sở nền tảng của hệ thống pháp luật. Các quy định của Hiến pháp là nguồn, là căn cứ pháp lý cho tất cả các ngành luật.
+ Luật và các văn bản dưới luật phải phù hợp với tinh thần và nội dung Hiến pháp. Các văn bản pháp luật trái với Hiến pháp đều bị bãi bỏ.
- Căn cứ thứ hai:
+ Việc soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tuân theo thủ tục đặc biệt, được quy định trong điều 147 của Hiến pháp.
+ Điều 147: Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Câu 6
- Ý nghĩa quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới:
+ Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc hợp tác về nhiều mặt (kinh tế, văn hóa, khoa học, y tế, giáo dục…).
+ Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
- Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc, quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới:
+ Quan hệ hữu nghị đó đã làm cho thế giới hiểu thêm về đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam, về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
+ Giúp ta tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ và hợ tác ngày càng rộng rãi của thế giới đối với Việt Nam.
- Công dân –học sinh:
+ Có trách nhiệm thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ, cử chỉ, việc làm và sự thân thiện trong cuộc sống hằng ngày.
+ Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc trong các tình huống khi có người nước ngoài đến thăm trường, khi giao lưu với các bạn học sing quốc tế, khi có khách nước ngoài đến tham quan du lịch, tìm hiểu …
+ Có thái độ tôn trọng, thân thiện; sẳn sàng giúp đỡ, không kì thị xa lánh, chế nhạo ngôn ngữ, trang phục của họ.
+ Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức…
Câu 7
* Không đồng ý với ý kiến của bạn Hồng .
* Vì :
- Không phải tất cả những người bị nhiễm HIV đều có lối sống buông thả, tham gia các tệ nạn xã hội mà có thể do nhiều nguyên nhân như: Bác sĩ bị lây nhiễm từ bệnh nhân, chiến sĩ công an bị lây nhiễm từ tội phạm ...
- HIV/AIDS không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường (không lây qua đường hô hấp)
- HIV lây qua 03 con đường: Truyền máu, quan hệ tình dục bừa bãi, truyền từ mẹ sang con.
- Mỗi người chúng ta cần có những hiểu biết đầy đủ về HIV/ AIDS để chủ động phòng tránh cho bản thân và gia đình, không được phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ.
* Nếu em là Mai:
+ Em sẽ giải thích cho Hồng rõ về bệnh HIV/AIDS.
+ Khuyên Hồng nên đến nhà Hà chơi để động viên Bố của Hà.
+ Nếu Bố của Hà có bị nhiễm HIV thì cũng không nên phân biệt đối xử mà nên gần gũi, động viên Bố của Hà cho Bố của Hà vơi bớt nỗi cô đơn, buồn tủi.
3. Đề số 3
Câu 1 (5 điểm)
Tệ nạn xã hội là gì? Tác hại của các tệ nạn xã hội? Em hãy nêu một số quy định của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội?
Câu 2 (2 điểm): Tình huống:
Trước đây Hà là một học sinh chăm ngoan học giỏi. Từ khi bố mẹ ly dị Hà chán nản, thường xuyên bỏ học đi theo đám bạn xấu, rồi nghiện ma túy.
a, Em có nhận xét gì về hành vi của Hà?
b, Nếu là Hà em sẽ làm gì?
Câu 3 (4 điểm):
Em hiểu thế nào về chiến tranh, hòa bình? Vì sao phải bảo vệ hòa bình? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ hòa bình thế giới?
Câu 4 (4 điểm):
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Hãy nêu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?
Theo em phong tục và hủ tục khác nhau ở chỗ nào?
Nêu tên 2 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?
Em hiểu gì về quan điểm của Đảng ta trong việc "Xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc"?
Câu 5 (2 điểm):
Tâm, Thành, Bình là học sinh lớp 9. chiều thứ 7 tâm lấy xe máy chở thành, Bình đi sinh nhật bạn. Đến ngã tư gặp đèn đỏ nhưng Tâm không dừng lại, chưa vượt hết đoạn đường thì bị cảnh sát giao thông giữ lại .
Em hãy cho biết Tâm và các bạn đã vi phạm những lỗi nào trong luật giao thông đường bộ? Nếu là bạn của Tâm em sẽ khuyên Tâm điều gì?
ĐÁP ÁN
Câu 1 (5 điểm):
- Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi làm sai lệch chuẩn mục xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật , gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội(0,5đ)
- Tác hại: (2đ)
+ Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người:ốm yếu, suy sụp về sức khỏe, tinh thần, trộm cắp, cướp giật, giết người, ăn bám gia đình.....
+Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình
+ Làm rối loạn trật tự xã hội
+ Làm suy thoái giống nòi , dân tộc
+ Ma túy, mại dâm còn là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS, một can bệnh vô cùng nguy hiểm
- Quy định của pháp luật (2đ)
+ Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào
+ Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng , tổ chức sử dụng, lôi kéo, cưỡng bức sử dụng trái phép chất ma túy. Những người nghiện ma túy bắt buộc phải cai nghiện
+ Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm
+ Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu và dùng chất kích thích có hại cho sức khỏe. Nghiêm cấm lôi kéo trẻ đánh bạc cho trẻ uống rượu hút thuốc... Nghiêm cấm dụ dỗ dẫn dắt trẻ mại dâm, bán hoặc cho trẻ sử dụng văn hóa phẩm đồi trụy, đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ
Câu 2 (2 điểm)
- Hành vi của Hà là sai, thiếu tự chủ
- Nếu là Hà em sẽ: Bình tĩnh vượt qua khó khăn, không chán nản, tập trung vào học tập, không đi theo đám bạn xấu, cần nhận thức rõ tác hại của ma túy để tránh xa
Câu 3 (4 điểm)
a, Phân biệt chiến tranh và hòa bình:
- Chiến tranh là sự xung đột vũ trang giữa các giai cấp, dân tộc, quốc gia nhằm mục đích kinh tế, chính trị nhất định. Chiến tranh gây đau thương, chết chóc, đói nghèo, bềnh tật..., là thảm họa của loài người (1đ)
- Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc. Hòa bình đem lại cuộc sống bình yên, ấm no hạnh phúc cho nhân dân, là khát vọng của nhân loại (1đ)
b, Vì sao phải bảo vệ hòa hình (0,5đ): Ngày nay ngòi nổ chiến tranh đang âm ỉ và bùng nổ nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của toàn nhân loại
c, Biện pháp:
- Xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, cá nhân
- Ý thức bảo vệ hòa bình phải được thể hiện ở mọi lúc mọi nơi, trong mối quan hệ giữa người với người...(o,5đ)
- Liên hệ thực tế: (1đ)
+ Nhân dân ta tích cực tham gia đấu tranh bảo vệ hòa bình....
+ Việc làm của học sinh... (Liên hệ cụ thể, rõ ràng...)
Câu 4 (4 điểm)
* Nêu được khái niệm (0,5đ): Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tinh, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp ...) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dái của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
* Nêu được truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam (1,5đ):
- Yêu nước, bất khất chống giặc ngoại xâm, cần cù lao động, nhân nghĩa, hiếu học, hiếu thảo.. (0,5đ)
- Các truyền thống về văn hóa (các phong tục tập quán , cách ứng xử mang bản sắc văn hóa Việt Nam....) (0,5đ)
- Các truyền thống về nghệ thuật: chèo, tuồng làn điệu dân ca... (0,5đ)
* Phân biệt được phong tục và hủ tục (0,5đ)
- Phong tục tập quán là những quy định, những truyền thống tốt đẹp
- Hủ tục là những tập tục, nếp sinh hoạt lạc hậu cần thay đổi
* Hai di sản văn hóa phi vật thể, ví dụ: Nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây nguyên (0,5đ)
* Quan điểm của Đảng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là:
- Nền văn hóa kế thừa tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam ... (0,5đ)
- Hôi nhập, học hỏi tinh hoa văn hóa của nhân loại ... (0,5đ)
Câu 5 (2 điểm):
- Tâm, Thành, Bình đã mắc vào các lỗi sau (1,5đ)
+ Chở quá số người quy định (0,5đ)
+ Vượt đèn đỏ (0,5đ)
+ Chưa đủ tuổi quy định được lái xe mô tô,không có giấy phép lái xe (o,5đ)
- Em sẽ khuyên bạn: (0,5đ):
+ Không được tiếp tục lặp lại hành vi như vậy vì có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của bản thân và của người khác
+Tìm hiểu, học tập và chấp hành luật giao thông đường bộ
Câu 6 (3 điểm):
- Câu ca dao nói về tính tự chủ, nêu được khái niệm tự chủ (theo SGK/tr.7) (0,5đ)
- Nêu biểu hiện tự chủ (1đ): luôn bình tĩnh, không nóng nảy vội vàng trong hành động; cư xử với mọi người ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự; trước khó khăn không hoang mang, sợ hãi, chán nản; biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân
- Nêu được cách rèn luyện (1,5đ): Tập suy nghĩ kỹ trước khi hành động; Sau mỗi việc làm cần xem lại lời nói, thái độ, hành động của mình đúng hay sai để kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa; Tập hạn chế đòi hỏi mong muốn hưởng thụ cá nhân, xa lánh cám dỗ, tránh việc làm xấu....
4. Đề số 4
Câu 1: 2.0 điểm
Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống (...) để hoàn thành nội dung điều luật sau:
Điều 32. Người đi bộ (Luật Giao thông đường bộ 2008)
3. Người đi bộ không được vượt qua giải phân cách, không ............... vào các phương tiện giao thông ............; khi mang vác vật cồng kềnh phải đảm bảo ............ và không .......... cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Câu 2: 3.0 điểm
Môi trường và thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người? Để bảo vệ môi trường và có một môi trường thiên nhiên trong sạch, chúng ta cần phải làm gì?
Câu 3: 3.0 điểm
Thế nào là pháp luật, kỷ luật? Pháp luật, kỷ luật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Để trở thành người có ý thức chấp hành pháp luật tốt và có tính kỷ luật, mỗi học sinh chúng ta cần phải làm gì?
Câu 4: 3.0 điểm
Tài sản nhà nước, lợi ích công cộng là gì? Trách nhiệm của công dân và Nhà nước trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng? Công dân học sinh cần phải làm gì để bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng?
ĐÁP ÁN
Câu 1
Điền đúng mỗi từ vào chỗ trống cho 0,5 điểm: đu bám; đang chạy; an toàn; gây trở ngại.
Câu 2
Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
- Vai trò của môi trường và thiên nhiên đối với cuộc sống của con người
+ Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển mọi mặt
+ Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển KT, văn hóa, XH, nâng cao chất lượng cuộc sống
- Để bảo vệ môi trường, chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp cần thiết sau:
+ Giữ gìn vệ sinh môi trường, nhà ở; đổ rác đúng nơi quy định.
+ Hạn chế dung chất thải khó phân hủy, thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ phế thải. Thực hiện đúng những quy định của PL về bảo vệ môi trường
+ Tiết kiệm điện, nước sạch,...tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở mọi nơi và nhắc nhở, vận động bạn bè cùng thực hiện ...
Câu 3
Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
- Khái niệm pháp luật, kỷ luật
+ Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
+ Kỷ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng (tập thể) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người.
- Pháp luật, kỷ luật có ý nghĩa trong cuộc sống: Xác định được trách nhiệm cá nhân; bảo vệ được quyền lợi của mọi người; tạo đk cho cá nhân và XH phát triển.
- Để thực hiện tốt pháp luật và kỷ luật mỗi học sinh chúng ta cần phải
+ Tôn trọng PL và KL, biết thực hiện tốt nội quy của lớp, trường, chấp hành nghiêm túc các quy định của PL trong cuộc sống hàng ngày ở mọi nơi, mọi lúc.
+ Biết nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt PL của Nhà nước, các quy định của cộng đồng, tập thể; biết đồng tình, ủng hộ, làm theo những hành vi tuân thủ PL và KL; phê phán những hành vi VP PL và KL.
Câu 4
Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
- Khái niệm
+ Tài sản nhà nước là tài sản thuộc sở hữu của toàn dân, do Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý. VD như đất đai, sông hồ,...
+ Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người trong XH. VD như lợi ích do các công trình công cộng mang lại (công viên, vườn hoa, cầu đường,...)
- Trách nhiệm của công dân và Nhà nước trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng:
+ Công dân: Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng TS nhà nước và lợi ích công cộng vào mục đích cá nhân; phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm tài sản nhà nước...
+ Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các quy định PL về QL và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân; tuyên truyền giáo dục công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ TS nhà nước và lợi ích công cộng.
- Để bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, công dân học sinh cần phải:
+ Có ý thức giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng, giữ gìn vệ sinh chung; bảo vệ môi trường sống, tài nguyên TN, di tích LS văn hóa và các danh lam thắng cảnh,...
+ Biết hợp tác cùng với bạn bè, mọi người ở cộng đồng giữ gìn, bảo vệ đường xá, cầu cống, các công trình phúc lợi công cộng, di sản VH, ... ở địa phương.
+ Biết ủng hộ những hành động bảo vệ TS nhà nước và các công trình công cộng, phê phán các hành vi, việc làm gây thiệt hại đến TS nhà nước và lợi ích công cộng.
Câu 5
Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
- Bảo vệ hòa bình là làm mọi việc để bảo vệ, gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên; là dung thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa dân tộc, tôn giáo, quốc gia; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
- Cần phải bảo vệ hòa bình vì:
+ Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người,...
+ Hiện nay chiến tranh xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới, nhiều gia đình, nhiều trẻ em chưa được sống bình yên,...
- Để bảo vệ hòa bình và sống hòa bình, chúng ta cần phải:
+ Biết lắng nghe, biết cảm thông; biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn,...
+ Tham gia mít tinh, viết thư, giao lưu, gửi quà ủng hộ nhân dân, trẻ em những vùng bị ảnh hưởng của chiến tranh; tham gia vẽ tranh, đi bộ, biểu diễn nghệ thuật vì hòa bình; tham gia diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam với hòa bình, ký tên vào bản thông điệp bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh,...
Câu 6
Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
- Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, bổ trợ nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên.
- Cần phải hợp tác quốc tế vì: Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại nên mỗi quốc gia không thể tự giải quyết được mà cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia,...VD: dịch bệnh hiểm nghèo, khủng bố quốc tế, bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường,...
Câu 7
Tác dụng của tính tự chủ:
- Giúp con người biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hóa. VD: Lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô,...
- Giúp con người đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ; không bị ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực. VD: Không đua đòi theo bạn bè chơi bời, bỏ học,...
- Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt ....
- Có ý thức rèn luyện tính tự chủ,...
5. Đề số 5
Câu 1. (4,0 điểm)
Em hiểu thế nào là năng động, sáng tạo? Theo em, phẩm chất năng động, sáng tạo quan trọng như thế nào đối với học sinh trong xã hội hiện nay? Em đã làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo trong học tập và trong cuộc sống?
Câu 2. (3,0 điểm)
Hãy cho biết những hành vi nào sau đây biểu hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày? Giải thích vì sao?
a) Biết lắng nghe người khác
b) Biết thừa nhận những điểm mạnh của người khác
c) Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân
d) Học hỏi những điều hay của người khác
e) Bắt mọi người phải phục tùng mọi ý muốn của mình
f) Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác
g) Phân biệt đối xử giữa các dân tộc
h) Giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế
i) Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.
Câu 3. (5,0 điểm)
Nêu một số ví dụ về tình hữu nghị, sự hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường, chống đói nghèo, phòng chống HIV/AIDS, đấu tranh chống khủng bố... Liên hệ với trường em, bản thân em đã tham gia những hoạt động nào thể hiện tinh thần hữu nghị, hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh?
Câu 4. (4,0 điểm)
Em hiểu như thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Theo em để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả người lao động phải làm gì? Hãy liên hệ một việc làm của bản thân. Để làm được như vậy, em đã gặp những khó khăn gì và đã làm gì để vượt qua những khó khăn đó?
ĐÁP ÁN
Câu 1
1. Nêu được khái niệm năng động, sáng tạo
- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có.
- Người năng động, sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, công tác ... nhằm đạt kết quả cao.
2. Nêu được ý nghĩa của phẩm chất năng động, sáng tạo đối với học sinh trong xã hội hiện nay.
- Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp.
- Nhờ năng động, sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.
3. Học sinh nêu được những việc cần làm
- Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống.
- Để trở thành người năng động, sáng tạo, mỗi học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình và cần tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống.
Câu 2
- Học sinh lựa chọn những hành vi đúng: a, b, d, f, h, i.
- Gợi ý theo hướng trả lời sau: Những hành vi trên là biểu hiện lòng yêu hoà bình vì các hành vi đó không làm căng thẳng mối quan hệ dẫn đến xung đột; các hành vi đó giúp thiết lập quan hệ trên cơ sở hiểu biết, tôn trọng, đoàn kết, thương yêu giữa con người với con người ở trong nước và quốc tế.
Câu 3
Đáp án mở:
- Nêu được mỗi vấn đề (bảo vệ môi trường, chống đói nghèo, phòng chống HIV/AIDS, đấu tranh chống khủng bố) ít nhất 01 ví dụ về tình hữu nghị, sự hợp tác quốc tế.
- Liên hệ với trường em, bản thân em đã tham gia những hoạt động nào thể hiện tình hữu nghị, tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh.
Câu 4
1. Nêu được nội dung của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định.
- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là yêu cầu đối với người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Học sinh nêu được: Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả mỗi người lao động phải tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khỏe, lao động một cách tự giác, có kỉ luật và luôn năng động, sáng tạo.
3. Học sinh nêu được ít nhất một việc làm của bản thân.
Nêu được những khó khăn và những việc đã làm để vượt qua khó khăn đó.
Câu 5
1. Tình huống
- Hành vi của anh X có vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh.
- Vì hành vi đó là sản xuất, buôn bán hàng giả - pháp luật cấm.
2. Học sinh nêu được:
- Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận.
- Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.
- Người kinh doanh phải tuân theo quy định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước như phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép, không kinh doanh những lĩnh vực mà Nhà nước cấm như thuốc nổ, vũ khí, ma túy, mại dâm ...
- Liên hệ được việc thực hiện quyền tự do kinh doanh ở địa phương.
---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 năm 2021 trường THCS Võ Lai. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:
- Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 năm 2021 trường THCS Lê Văn Tám
- Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 năm 2021 trường THCS Lê Đức Thọ
Chúc các em học tập tốt!