BỘ 5 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN GDCD LỚP 9 NĂM 2021
TRƯỜNG THCS NGUYỄN LỮ
1. Đề số 1
Câu 1: (5,0 điểm).
Thông tin:
“...Giờ đây, cờ bạc, rượu chè, ma túy, bạo lực, mại dâm… thâm nhập vào trường học ngày càng có xu hướng gia tăng. Cách đây vài năm, một đoạn clip dài gần 2 phút ghi lại cảnh nhóm học sinh mặc đồng phục đánh hội đồng một bạn nữ ngay trong lớp học được phát tán trên mạng xã hội khiến dư luận giật mình. Nhưng đến nay thì những clip dạng này khá nhiều. Chỉ cần tra trên mạng cụm từ "bạo lực học đường" sẽ thấy hàng nghìn dữ liệu hiện ra, với những cảnh “học sinh lấy ghế đánh bạn bất tỉnh”, "nữ sinh đánh ghen", “nhóm học sinh đánh bạn, xé áo ngay trên bục giảng”, uống rượu rồi đánh chửi nhau... Chỉ cần một cái “nhìn đểu”, trêu đùa hoặc những lý do không đáng là có thể dẫn đến bạo lực chân, tay hoặc bạo lực bằng hành vi xúc phạm nhân phẩm. Không chỉ dừng lại ở đó, rượu, bia, ma túy, mại dâm cũng đã “du nhập” vào đời sống của những cô cậu học trò. Theo số liệu thống kê do Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI) khảo sát, công bố hồi tháng 7-2017, có đến 8% người nghiện ma túy ở độ tuổi vị thành niên, học sinh...” (Chung tay khắc phục tệ nạn trong học sinh, sinh viên- Thu Trang, Báo mới.com, ngày 28/05/2018)
a/ Bằng những kiến thức đã học em hãy cho biết thế nào là tệ nạn xã hội?
b/ Để phòng ngừa các tệ nạn xã hội, pháp luật ta nghiêm cấm những hành vi nào liên quan đến trẻ em. Bản thân em phải làm gì để phòng, chống tệ nạn xã hội.
c/ Nêu suy nghĩ của em qua đoạn trích trên ?
Câu 2 (5,0 điểm).
Thông tin:
“Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, cơ quan CSĐT đang tạm giữ hình sự đối tượng Võ Văn Tuấn (40 tuổi, ngụ xã Phú Lộc, huyện Tam Bình) về hành vi “Giết người”.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 7h ngày 03/10/2018, cơ quan Công an nhận tin báo của người dân tại xã Phú Lộc, huyện Tam Bình xảy ra vụ án mạng làm 2 người chết là ông Võ Văn Á (75 tuổi) và bà Trần Thị Lang (71 tuổi).
Ngoài ra, chị Hồ Đan Thanh (18 tuổi) đang bị thương nặng được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ. Được biết, Tuấn là con ruột của ông Á, bà Lang và là cậu ruột của chị Thanh.” (Theo VietNam.net ngày 03/10/2018)
a/ Em có suy nghĩ gì về thông tin trên ? Em nhận xét gì về hành vi của Võ Văn Tuấn ?
b/ Hãy trình bày quyền, nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà, con cháu, anh chị em trong gia đình.
Câu 3:(5,0 điểm).
Thông tin:
“Vai trò của lực lượng gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan
Xung đột phe phái kéo dài ở Nam Sudan buộc Liên Hợp Quốc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình để ngăn thảm họa nhân đạo.
Bộ Quốc phòng sáng 1/10 tổ chức tiễn đoàn Bệnh viện dã chiến sang Nam Sudan thực hiện nhiệm vụ quốc tế của Liên Hợp Quốc. Đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai lực lượng cấp đơn vị độc lập trực tiếp tham gia thực hiện các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình quốc tế của Liên Hợp Quốc.
Nam Sudan là quốc gia trẻ nhất thế giới, được thành lập ngày 9/7/2011 với dân số 13 triệu người, sau thỏa thuận năm 2005 với chính phủ Sudan nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 25 năm, lâu nhất trong lịch sử châu Phi”. (VN Exprexx, 02/10/2018)
a/ Thế nào là hòa bình, bảo vệ hòa bình? Vì sao phải bảo vệ hòa bình?
b/ Nêu biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hàng ngày?
c/ Nêu suy nghĩ của em qua đoạn thông tin trên.
Câu 4:
“Lý tưởng sống là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt tới”.
Em có suy nghĩ gì về lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay? Là thanh niên, học sinh cần phải sống như thế nào để “sống đẹp, sống có ích”? Nêu những dự định của em trong tương lai?
ĐÁP ÁN
Câu 1 (5,0 đ).
a/- Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, phạm vi đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có nhiều tệ nạn xã hội, nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm. (1,0đ).
b/- Để phòng ngừa các tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi liên quan đến trẻ em (2,0đ).
+ Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích thích có hại cho sức khỏe.
+ Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu dùng chất kích thích, nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán và cho trẻ em sử dụng những văn hóa phẩm đồi trụy, đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.
- Bản thân em phải làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội (1đ).
+ Phải sống giản dị, lành mạnh, biết giữ gìn và giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã hội.
+ Cần tuân theo những qui định của pháp luật và tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và ở địa phương… (1đ)
c/ Nêu suy nghĩ đúng, liên hệ (1đ)
Câu 2: (5,0đ).
a/ Nêu suy nghĩ đúng (2đ)
b/ Các quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình: (3đ)
- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ:
+ Nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con.
+ Không được phân biệt đối xử giữa các con, không ngược đăi, xúc phạm con, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức.
- Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ:
+ Trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng.
- Con cháu có bổn phận:
+ Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà.
+ Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu.
+ Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đăi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.
- Anh chị em có bổn phận:
+ Thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.
- Những quy định trên nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Liên hệ.
Câu 3 (5,0đ).
a/ Nêu được khái niệm: (2đ)
-Hòa bình: Là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang ; là mối quan hệ hiểu biết , tôn trọng và bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia các dân tộc , giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại’
- Bảo vệ hòa bình là làm mọi việc để bảo vệ, gìn giữ cuộc sống XH bình yên; dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các DT, tôn giáo, quốc gia; không để xãy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
-Nêu được vì sao phải bảo vệ HB
+ Bảo vệ hòa bình: Đem lại cuộc sống ấm no, bình yên, hạnh phúc cho con người . Nếu không có hòa bình con người rơi vào thảm họa chiến tranh đau thương, chết chóc, đói nghèo..
+Hiện nay chiến tranh...
b/ Nêu những biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày (2đ)
- Biết lắng nghe, biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ.
- Biết thừa nhận những điểm khác biệt của người khác với mình.
- Biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn
- Biết học hỏi những tinh hoa (những điều tốt đẹp), những điểm mạnh của những người khác.
-Sống hòa đồng với mọi người, không phân biệt đối xử, kì thị người khác; biết tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hóa khác... .
c/ Nêu suy nghĩ, liên hệ bản thân (1đ)
Câu 4 (5,0đ)
Ý 1: Lý tưởng sống của thanh niên hiện nay ( 1,0 đ)
- Là biết luôn suy nghĩ và hành động không mệt mỏi để thực hiện lý tưởng của dân tộc, của nhân loại, vì sự tiến bộ của bản thân và xã hội.
- Là phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, XH dân chủ, công bằng, văn minh.
Liên hệ: Thanh niên sống có và không có lí tưởng
- Sống có lý tưởng: Vượt khó trong học tập, năng động sáng tạo trong công việc, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực…
- Thiếu lý tưởng: Sống ỷ lại, thực dụng, sa vào tệ nạn xã hội, thờ ơ với mọi người…
* Trách nhiệm của thanh niên:
- Ra sức học tập văn hoá, KHKT, tu dưỡng đạo đức.
- Tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội.
- Xây dựng nước ta thành một nước CNH – HĐH.
- Biết tôn trọng học hỏi, biết giữ gìn, kế thừa truyền thống và những điều tốt đẹp.
Ý 2: (3đ)
- Sống đẹp: là sống có lý tưởng, có hoài bão, có ước mơ, có tấm lòng nhân ái.
- Sống có ích:
+ Sống vì mọi người, hòa hợp giữa lợi ích chung và lợi ích riêng.
+ Phải biết phân biệt đúng - sai, phải - trái…
+ Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, các quy tắc và trật tự xã hội.
Ý 3: ( 1đ )
- HS nêu ra được dự định của mình trong tương lai:
- Lý giải vì sao em lại có dự định đó.
2. Đề số 2
Câu 1. (3 điểm)
Trong 9 tháng đầu năm 2020, cả nước xảy ra 2.530 vụ cháy nhà dân, cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới, làm chết 56 người, bị thương 107 người, thiệt hại về tài sản ước tính 416,15 tỷ đồng; xảy ra 306 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 1.094 ha; xảy ra 27 vụ nổ, làm 09 người chết, bị thương 32 người. (Theo VTV.vn - Báo điện tử - Đài truyền hình Việt Nam)
a. Nêu những quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
b. Từ thông tin trên, em hãy cho biết trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng đối với việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Câu 2. (4 điểm)
Trường em tổ chức tham quan dã ngoại ở Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Ba Vì - Hà Nội) đúng dịp tại đây diễn ra giao lưu văn hóa quốc tế. Em rất muốn tham gia chuyến tham quan dã ngoại dịp này nhưng bố mẹ em không đồng ý vì sợ ảnh hưởng đến việc ôn thi lớp 9.
Em hãy sử dụng kiến thức các bài: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới; Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác để thuyết phục bố mẹ.
Câu 3. (3 điểm)
Trong buổi Đại hội Chi đội đầu năm học, bạn Lan được bầu làm lớp trưởng với số phiếu tín nhiệm khá cao. Bạn Hoa không phục nên thường tụ tập với một nhóm bạn để đặt điều nói xấu Lan và đăng những tin không đúng về cách làm việc của Lan lên zalo, facebook. Nhiều bạn trong lớp bất bình và góp ý với Hoa nhưng Hoa cho rằng mình đang thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân.
a. Pháp luật quy định như thế nào về quyền tự do ngôn luận của công dân? Em hãy sử dụng các quy định này để nhận xét việc làm và ý kiến của Hoa.
b. Nếu em là Lan, khi biết sự việc trên em sẽ ứng xử với Hoa như thế nào?
Câu 4. (4 điểm)
Bạn Duyên cho rằng: Người biết giữ chữ tín là người tự chủ và tôn trọng người khác.
a. Em có đồng tình với ý kiến của bạn Duyên không? Vì sao?
b. Trong cuộc sống hàng ngày em thường làm như thế nào để thể hiện mình là người tự chủ, luôn giữ chữ tín và tôn trọng người khác?
Câu 5. (3 điểm)
Trình bày điểm giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân(người có quyền khiếu nại, tố cáo và mục đích khiếu nại, tố cáo)
Trong trường hợp công dân A nhận được quyết định cho thôi việc mà không có lí do chính đáng, để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, công dân A cần thực hiện quyền khiếu nại hay quyền tố cáo? Vì sao? Công dân A thực hiện quyền đó như thế nào?
Câu 6. (3 điểm)
Trên đường đi học về, một nhóm học sinh nhặt được chiếc ví da trong đó có số tiền lớn và nhiều giấy tờ. Một cuộc tranh luận diễn ra với các ý kiến:
- Bạn Nam: Tài sản nhặt được thuộc quyền sở hữu của chúng mình nên bọn mình có quyền sử dụng số tiền và hủy giấy tờ, ví da.
- Bạn Tùng: Bọn mình có quyền định đoạt số tiền nhặt được nên tiền sẽ chia đều cho mọi người, giấy tờ và ví da thì tìm cách trả lại.
- Bạn Cường: Lấy một phần tiền để cả nhóm liên hoan, giấy tờ và tiền còn lại giao cho một bạn giữ nếu sau một thời gian không ai đòi thì sẽ sử dụng tiếp.
a. Bằng kiến thức đã học, em hãy cho biết các ý kiến trên đúng hay sai? Vì sao?
b. Nếu chứng kiến sự việc trên, em sẽ khuyên các bạn như thế nào về cách giải quyết tài sản nhặt được cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và không vi phạm pháp luật?
ĐÁP ÁN
Câu 1 | Trong 9 tháng đầu năm 2020, cả nước xảy ra 2.530 vụ cháy nhà dân, cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới, làm chết 56 người, bị thương 107 người, thiệt hại về tài sản ước tính 416,15 tỷ đồng; xảy ra 306 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 1.094 ha; xảy ra 27 vụ nổ, làm 09 người chết, bị thương 32 người. (Theo VTV.vn. Báo điện tử - Đài truyền hình Việt Nam) a. Nêu những quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. b. Từ thông tin trên, em hãy cho biết trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng đối với việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Trả lời: a. - Ngày nay, con người vẫn luôn phải đối mặt với những thảm họa do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra. Các tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã gây tổn thất to lớn cả về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội. (0,5 điểm) - Để phòng ngừa, hạn chế tai nạn đó, Nhà nước đã ban hành Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật Hình sự và một số văn bản quy phạm khác, trong đó: (1,5 điểm) + Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.(0,5 điểm) + Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại. (0,5 điểm) + Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ qui định về an toàn. (0,5 điểm) b. Trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng đối với việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại là: (1 điểm) - Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. (0,5 điểm) - Tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định trên. (0,25 điểm) - Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên. (0,25 điểm) | ||||||||||||
Câu 2 | Trường em tổ chức tham quan dã ngoại ở Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Ba Vì - Hà Nội) đúng dịp tại đây diễn ra giao lưu văn hóa quốc tế. Em rất muốn tham gia chuyến tham quan dã ngoại dịp này nhưng bố mẹ em không đồng ý vì sợ ảnh hưởng đến việc ôn thi lớp 9. Em hãy sử dụng kiến thức các bài: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới; Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác để thuyết phục bố mẹ. Trả lời: * HS phải trả lời được các khái niệm: - Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác. Ví dụ quan hệ Việt-Lào. (0,25 điểm) - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần( những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của các dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. (0,25 điểm) - Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình. (0,25 điểm) * Hs phải nêu được ý nghĩa của các bài học để làm cơ sở giải thích cho bố mẹ hiểu việc đi dã ngoại giao lưu là cần thiết: - Quan hệ hữu nghị sẽ tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, kĩ thuật, …. tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh. (0,5 điểm) - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam. (0,5 điểm) - Tôn trọng học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc. (0,5 điểm) * Hs phải nêu lên trách nhiệm của học sinh với việc học hỏi, tôn trọng các dân tộc khác, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình để thuyết phục bố mẹ: - Là công dân Việt Nam, chúng ta có trách nhiệm phải thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện với họ trong cuộc sống hàng ngày. (0,5 điểm) - Chúng ta cần tự hào, giữ gìn, kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc...để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam. Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc. (0,5 điểm) - Chúng ta phải tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và các nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới, tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh truyền thống con người Việt Nam. (0,5 điểm) * Hs nêu lên được ít nhất 1 việc mình sẽ làm khi được tham gia dã ngoại: (0,25điểm) | ||||||||||||
Câu 3 | Trong buổi đại hội chi đội đầu năm học, bạn Lan được bầu làm lớp trưởng với số phiếu tín nhiệm khá cao. Bạn Hoa không phục nên thường tụ tập với một nhóm bạn để đặt điều nói xấu Lan và đăng những tin không đúng về cách làm việc của Lan lên zalo, facebook. Nhiều bạn trong lớp bất bình và góp ý với Hoa nhưng Hoa cho rằng mình đang thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân. a. Pháp luật quy định như thế nào về quyền tự do ngôn luận của công dân? Em hãy sử dụng các quy định này để nhận xét việc làm và ý kiến của Hoa. b. Nếu em là Lan, khi biết sự việc trên em sẽ ứng xử với Hoa như thế nào? Trả lời: a. Hs trình bày khái niệm: Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội. (0,25điểm) * Pháp luật quy định: + Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin theo quy định của pháp luật; (0,25điểm) + Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở (tổ dân phố, trường, lớp…); trên các phương tiện thông tin đại chúng(qua quyền tự do báo chí); kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc cử tri; hoặc góp ý kiến vào các dự thảo cương lĩnh….(0,5điểm) + Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật, để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội. (0,5điểm) * Giải quyết tình huống: + Bạn Hoa được quyền tự do ngôn luận nhưng trong trường hợp này đã vận dụng không đúng theo quy định của pháp luật. (0,25điểm) + Bạn Hoa nói xấu bạn sau lưng là chưa xây dựng được tình bạn đẹp trong sáng, lành mạnh trong lớp học. (0,25điểm) + Bạn Hoa đăng tin sai sự thật về Lan trên mạng xã hội là vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích công dân. (0,25điểm) b. Nếu em là Lan, em sẽ: - Gặp bạn Hoa để hỏi và giải thích cho bạn hiểu những điều bạn làm là không đúng. (0,25điểm) - Chia sẻ với bạn về những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận đối với công dân nói chung và với học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường nói riêng. (0,5điểm) | ||||||||||||
Câu 4 | Bạn Duyên cho rằng: Người biết giữ chữ tín là người tự chủ và tôn trọng người khác. a. Em có đồng tình với ý kiến của bạn Duyên không? Vì sao? b. Trong cuộc sống hàng ngày em thường làm như thế nào để thể hiện mình là người tự chủ, luôn giữ chữ tín và tôn trọng người khác? Trả lời: a. Em đồng tình với ý kiến của bạn Duyên. (0,5 điểm) - Vì: + Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau. (0,5 điểm) + Người biết giữ chữ tín để nhận được sự tin cậy, tín nhiệm, tin yêu của người khác đối với mình sẽ luôn làm chủ được suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình. (0,5 điểm) + Người biết giữ chữ tín luôn đánh giá đúng, coi trọng danh dự, nhân phẩm, lợi ích của người khác, thể hiện lối sống có văn hoá. (0,5 điểm) b. Trong cuộc sống hàng ngày em thường làm như thế nào để mình là người tự chủ, luôn giữ chữ tín và tôn trọng người khác? - Em thường tập suy nghĩ trước khi hành động. Sau mỗi việc làm, cần xem xét lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa. (0,5 điểm) - Em cần làm tốt chức trách, nhiệm vụ, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh. (0,5 điểm) - Em cần tôn trọng mọi người ở mọi nơi, mọi lúc, cả trong cử chỉ, hành động và lời nói. (0,5 điểm) - HS nêu ít nhất 2 việc làm cụ thể của bản thân. (0,5 điểm) | ||||||||||||
Câu 5 | Trình bày điểm giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân(người có quyền khiếu nại, tố cáo và mục đích khiếu nại, tố cáo) Trong trường hợp công dân A nhận được quyết định cho thôi việc mà không có lí do chính đáng, để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, công dân A cần thực hiện quyền khiếu nại hay quyền tố cáo? Vì sao? Công dân A thực hiện quyền đó như thế nào? Trả lời: * Điểm giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và tố cáo: - Điểm giống nhau: + Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 1992. (0,25 điểm) + Là công cụ để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân. (0,25 điểm) + Là phương tiện để công dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội(0,25 điểm). - Điểm khác nhau:
* Xử lý tình huống: - Công dân A thực hiện quyền khiếu nại. (0,25 điểm) - Vì: Khiếu nại là quyền của công dân đề nghị các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, các việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật, quyết định kỉ luật, khi cho rằng quyết định và hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. (0,25 điểm) - Công dân A có thể khiếu nại trực tiếp hoặc gửi đơn khiếu nại đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. (0,25 điểm) | ||||||||||||
Câu 6 | Trên đường đi học về, một nhóm học sinh nhặt được chiếc ví da trong đó có số tiền lớn và nhiều giấy tờ. Một cuộc tranh luận diễn ra với các ý kiến: - Bạn Nam:Tài sản nhặt được thuộc quyền sở hữu của chúng mình nên bọn mình có quyền sử dụng số tiền và hủy giấy tờ, ví da. - Bạn Tùng: Bọn mình có quyền định đoạt số tiền nhặt được nên tiền sẽ chia đều cho mọi người, giấy tờ và ví da thì tìm cách trả lại. - Bạn Cường: Lấy một phần tiền để cả nhóm liên hoan, giấy tờ và tiền còn lại giao cho một bạn giữ nếu sau một thời gian không ai đòi thì sẽ sử dụng tiếp. a. Bằng kiến thức đã học, em hãy cho biết các ý kiến trên đúng hay sai? Vì sao? b. Nếu chứng kiến sự việc trên, em sẽ khuyên các bạn như thế nào về cách giải quyết tài sản nhặt được cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và không vi phạm pháp luật? Trả lời: a. - Bạn Nam sai vì bạn Nam không phải là chủ sở hữu của chiếc ví da đó. (0,5điểm) - Bạn Tùng sai vì bạn Tùng không phải là chủ sở hữu của chiếc ví nên không có quyền định đoạt số tiền trong chiếc ví đó. (0,5điểm) - Bạn Cường sai vì bạn Cường không phải là chủ sở hữu của chiếc ví nên cũng không có quyền khai thác sử dụng tài sản trong chiếc ví đó. (0,5điểm) b. Nếu chứng kiến sự việc trên, em sẽ khuyên các bạn như sau: - Mọi công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, của tổ chức, của tập thể và của Nhà nước. (0,25điểm) - Nhặt được của rơi phải trả lại cho cho chủ sở hữu hoặc thông báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật. (0,25điểm) - Nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo quy định của pháp luật(0,25điểm). - Tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức thật thà, liêm khiết, tự trọng, trung thực của học sinh. (0,75điểm) |
3. Đề số 3
Câu 1. (4,0 điểm)
Trong một buổi lao động ở trường, các bạn học sinh lớp 9A đào được một hũ tiền vàng.
Hỏi :
a. Theo em, các bạn học sinh lớp 9A có quyền sở hữu số tiền vàng đó không ?Vì sao ?
b. Trình bày hiểu biết của em về quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác ?
Câu 2. ( 3,5 điểm)
Có người cho rằng: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, dân tộc là phải giữ nguyên vẹn không được thay đổi bất cứ điều gì.
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? Những việc làm của em để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, dân tộc?
Câu 3. (6,0 điểm)
Lối sống “vô cảm” khiến trái tim con người hóa thành sỏi đá.
Suy nghĩ của em?
Câu 4. ( 4,5 điểm)
Chị Hoa sinh ngày 01 tháng 3 năm 1988, yêu anh Hà 21 tuổi người cùng thôn. Sau một thời gian tìm hiểu và yêu nhau, anh chị quyết định tiến tới hôn nhân. Ngày 01 tháng 02 năm 2016, hai người đến Ủy ban nhân dân xã để đăng ký kết hôn nhưng chính quyền không đồng ý.
Hỏi:
a. Quyết định của chính quyền xã đúng hay sai. Vì sao?
b. Trình bày những điều kiện cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014?
Câu 5. ( 2,0 điểm)
Để tình bạn trở thành viên ngọc quý, em sẽ…?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Trong một buổi lao động ở trường, các bạn học sinh lớp 9A đào được một hũ tiền vàng. Hỏi : a. Theo em, các bạn học sinh lớp 9A có quyền sở hữu số tiền vàng đó không ?Vì sao ? b. Trình bày hiểu biết của em về quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác ? | 4,0 |
a. Không. Vì: | 0,5 | |
- Số vàng đó không thuộc các lĩnh vực sở hữu như: của cải để dành... | 0,5 | |
b.Hiểu biết: |
| |
- Khái niệm: Là quyền của CD đối với TS thuộc quyền SH của mình. Bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. |
0,5 | |
- Các lĩnh vực sở hữu: |
| |
+ Thu nhập hợp pháp, của cải để dành. | 0,25 | |
+Nhà ở. | 0,25 | |
+ TLSH, TLSX | 0,25 | |
+ Vốn và các tài sản khác... | 0,25 | |
- Nghĩa vụ tôn trọng: |
| |
+ Không xâm phạm tài sản người khác... | 0,25 | |
+ Nhặt được của rơi trả lại... | 0,25 | |
+ Khi vay nợ..., khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong... | 0,25 | |
+ Nhà nước công nhận, bảo hộ... | 0,25 | |
- Liên hệ bản thân: cần làm gì? ... | 0,5 | |
2 | Có người cho rằng: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, dân tộc là phải giữ nguyên vẹn không được thay đổi bất cứ điều gì. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? Những việc làm của em để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, dân tộc,? | 3,5 |
* Không đồng ý. Vì: | 0,5 | |
- Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, dân tộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của gia đình, dòng họ, dân tộc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Mỗi một gia đình, dòng họ, dân tộc đều có những truyền thống tốt đẹp về… |
0,5 | |
- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, dân tộc là bảo vệ, giữ gìn để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian mà ngày càng phát triển phong phú, sâu đậm hơn. |
0,5 | |
- Việc “ giữ nguyên vẹn” mới chỉ dừng lại ở việc kế thừa chứ chưa phát huy. |
0,25 | |
- Trong thực tế, cần phải học hỏi, tiếp thu làm phong phú thì truyền thống mới phù hợp thời đại và có sức sống lâu dài. Vd: … |
0,25 | |
* Những việc làm: |
| |
- Sưu tầm, tìm hiểu, tự hào ...-> tuyên truyền những giá trị tốt đẹp của truyền thống... | 0,5 | |
- Lên án, phê phán những hành vi làm tổn hại đến các truyền thống … | 0,5 | |
- Có lối sống và cách ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống như: chăm chỉ học tập, trung thực... | 0,5 | |
3 | Lối sống “vô cảm” khiến trái tim con người hóa thành sỏi đá. Suy nghĩ của em?
| 6,0 |
- Lối sống vô cảm là thái độ thờ ơ không cảm xúc với các sự vật, hiện tượng, trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác… |
0,5 | |
- HS khẳng định: đây là cách sống tiêu cực, đáng phê phán, đi ngược truyền thống đạo đức, mặt trái của lối sống hiện đại … |
0,5 | |
- Thực trạng: |
| |
+ Đa số mọi người biết quan tâm, chia sẻ.Tuy nhiên lối sống này chiếm 1 bộ phận không nhỏ trong xã hội, trong mọi tầng lớp , lứa tuổi dưới nhiều hình thức, mức độ… |
0,5 | |
+VD: thấy người bị nạn không giúp đỡ, thiếu quan tâm, thiếu hòa đồng với bạn bè, người thân… |
0,5 | |
- Nguyên nhân: |
| |
+KQ: mặt trái của sự phát triển xã hội, cách giáo dục trong gia đình… | 0,25 | |
+ CQ: tính ích kỷ, nhận thức hạn hẹp, lệch lạc… | 0,25 | |
- Hậu quả: |
| |
+ Với cá nhân: kết quả lao động, học tập giảm sút; ảnh hưởng nhân cách… |
0,5 | |
+Với gia đình: Sự gắn kết giữa các thành viên lỏng lẻo; không hạnh phúc… |
0,5 | |
+ Với đất nước,xã hội: Làm mất niềm tin giữa con người và con người; mai một truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc, xh kém phát triển, kém văn minh… |
0,5 | |
- Hành động: |
| |
+ Cá nhân: xây dựng mối quan hệ thân thiện với mọi người; có tinh thần tương thân,tương ái; tham gia các hoạt động tập thể, xã hội mang tính chất nhân đạo; đồng tình, cổ vũ tinh thần đoàn kết, vị tha lên án, phê phán thói thờ ơ, vô trách nhiệm … |
0,5 | |
+ Gia đình: Quan tâm, chăm sóc,yêu thương, gần gũi, chia sẻ lẫn nhau… |
0,5 | |
+ Nhà nước, xã hội: Tuyên truyền, giới thiệu những tấm gương điển hình người tốt, việc tốt trên hệ thống truyền thông; tổ chức các chương trình nhằm kết nối cộng đồng ; lên án thói thờ ơ; xử phạt các hành vi vô cảm gây hậu quả xấu cho mọi người… |
0,5 | |
+ Liên hệ bản thân: …… | 0,5 | |
4 | Chị Hoa sinh ngày 01 tháng 3 năm 1988 yêu anh Hà 21 tuổi người cùng thôn. Sau một thời gian tìm hiểu và yêu nhau, anh chị quyết định tiến tới hôn nhân. Ngày 01 tháng 02 năm 2016, hai người đến Ủy ban nhân dân xã để đăng ký kết hôn nhưng chính quyền không đồng ý. Hỏi: a. Quyết định của chính quyền xã đúng hay sai. Vì sao? b. Trình bày những điều kiện cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014? | 4,5 |
| a. Chính quyền xã đúng. Vì: | 0,5 |
| - Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2015), nâng độ tuổi kết hôn: + Từ 18 tuổi trở lên đối với nữ thành từ đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ. + Từ 20 tuổi trở lên đối với nam thành từ đủ 20 tuổi trở lên đối với nam. - Trong trường hợp trên chị Hoa chưa đủ 18 tuổi theo quy định của pháp luật nên không được đăng ký kết hôn. |
0,5
0,5 |
b. Các điều kiện cấm kết hôn: |
| |
- Trong trường hợp người đang có vợ ( chồng). | 0,5 | |
- Người mất năng lực hành vi dân sự. | 0,5 | |
- Người cùng dòng máu trực hệ. | 0,5 | |
- Người có họ trong phạm vi 3 đời. | 0,5 | |
- Cha mẹ nuôi – con nuôi; bố chồng - con dâu... | 0,5 | |
- Không thừa nhận hôn nhân đồng giới. | 0,5 | |
5 | Để tình bạn trở thành viên ngọc quý, em sẽ…? | 2,0 |
- Xây dựng lối sống trong sáng, lành mạnh, thân thiện, hòa đồng… | 0,5 | |
- Biết thông cảm, đồng cảm sâu sắc với bạn bè, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau... |
0,5 | |
- Chân thành, tin cậy, bình đẳng, có tấm lòng nhân ái, vị tha…… | 0,5 | |
- Ủng hộ, quý trọng những người có ý thức xây dựng tình bạn đẹp, lên án,, phê phán những hành vi xấu làm ảnh hưởng đến tình bạn trong sáng, lành mạnh… |
0,5 |
4. Đề số 4
Câu 1: (3,0 điểm)
a) Theo Hiến pháp năm 1992, bộ máy nhà nước ta gồm những loại cơ quan nào?
Hãy sắp xếp các cơ quan dưới đây vào hệ thống cơ quan trên: Quốc hội, Ủy ban nhân dân huyện, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tối cao, Sở Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ, Hội đồng nhân dân xã, Bộ Giao thông vận tải.
b) Tình huống:
Bạn Bình, học sinh lớp 8A, thường xuyên đi học trễ, chạy xe máy trên 50 phân khối, không đồng phục, nói chuyện riêng trong giờ học, tụ tập đánh nhau… làm ảnh hưởng đến tập thể lớp.
Em có nhận xét gì về những việc làm của bạn Bình? Em hãy nêu ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật.
Câu 2: (3,0 điểm)
a) Tình huống:
Nam vốn là một học sinh chăm ngoan, học giỏi. Thế nhưng từ khi cha mẹ li hôn, Nam đã nhiều lần trốn học đi chơi nên kết quả học tập sa sút rất nhiều. Cả năm học Nam không đóng bất kỳ khoản tiền nào cho nhà trường, dù được nhắc nhở nhiều lần. Có lần Nam bị giáo viên chủ nhiệm nêu tên trước lớp vì chưa hoàn thành học phí. Sau đó Nam đã bỏ học.
Em có nhận xét gì về gia đình của Nam và Nam? Nếu là bạn của Nam, em sẽ làm gì?
b) Nhà nước ta đã có những quy định thế nào về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung và trẻ em nói riêng?
Câu 3: (4,0 điểm)
a) Hiện nay có một số thanh thiếu niên thường vì những xích mích nhỏ mà tụ tập đánh nhau hoặc chỉ vì muốn câu like mà có thể đem xăng đốt trường...
Em có nhận xét gì về lối sống của các thanh thiếu niên trên? Vì sao thanh niên cần sống có lí tưởng? Cho ví dụ về một tấm gương thanh niên Việt Nam sống có lí tưởng.
b) Hiện nay, một số học sinh có quan niệm: “Được đến đâu thì hay đến đó”, “Nước đến chân mới nhảy”.
Em có đồng tình với quan niệm trên không? Vì sao? Em hiểu thế nào là lí tưởng sống cao đẹp?
Câu 4: (4,0 điểm)
a) Vì sao cần phải hợp tác quốc tế? Em hãy kể tên 4 tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
b) Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 46 – năm 2017 với chủ đề: “Hãy tưởng tượng bạn là cố vấn cho Tổng Thư ký mới của Liên hợp quốc; vấn đề toàn cầu nào bạn sẽ giúp ông ấy xử lý trước tiên và cách giải quyết vấn đề đó như thế nào?”. Nếu chọn lĩnh vực môi trường em sẽ có cách giải quyết thế nào? Hãy nêu ít nhất 4 ví dụ về việc hợp tác quốc tế của nước ta trong lĩnh vực môi trường?
Câu 5: (3,0 điểm)
a) Khi giáo viên giao bài tập về nhà thì có một số bạn không chịu làm mà mượn bài làm sẵn của bạn khác để chép; khi nhà trường phát động cuộc thi “sáng tạo khoa học kĩ thuật” thì các bạn từ chối tham gia...
Em có nhận xét gì về việc này? Nếu là bạn của các bạn ấy, em sẽ làm gì?
b) Có quan niệm cho rằng: chỉ có thể xây dựng kế hoạch hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, không thể xây dựng kế hoạch sống và làm việc dài hơn.
Em có đồng tình với quan niệm trên không? Vì sao?
Câu 6: (3,0 điểm)
a) Tình huống:
Anh Tuấn và chị Nga làm việc cùng một công ty. Họ yêu nhau và quyết định đi đến hôn nhân nên anh Tuấn dẫn chị Nga về quê ra mắt gia đình và họ hàng. Sau khi tìm hiểu, cha mẹ anh Tuấn phát hiện ra cha chị Nga và cha anh Tuấn là anh em con cô, con cậu của nhau (do chuyển nhà làm ăn phương xa nên nhiều năm họ không liên lạc với nhau). Gia đình hai bên đã ngăn cấm không cho họ kết hôn.
Trong trường hợp này anh Tuấn và chị Nga có thể kết hôn với nhau được không? Vì sao? Nếu là anh Tuấn hoặc chị Nga, em sẽ làm gì?
b) Em hiểu thế nào là tảo hôn? Nêu những nguyên nhân dẫn đến tảo hôn trong cuộc sống.
ĐÁP ÁN
Câu 1: (3,0 điểm)
a) (1,5 đ)
* Bộ máy nhà nước gồm 4 loại cơ quan: Cơ quan quyền lực nhà nước, Cơ quan hành chính nhà nước, Cơ quan xét xử, Cơ quan kiểm sát. (0,5 đ)
* Sắp xếp: (1 đ)
- Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân xã.
- Cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện.
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tối cao.
- Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh.
b) (1,5 đ)
* Nhận xét: Bạn Bình có hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm kỉ luật. Cụ thể:
- Vi phạm pháp luật: chạy xe máy trên 50 phân khối, tụ tập đánh nhau. (0,25 đ)
- Vi phạm kỉ luật: thường xuyên đi học trễ, không đồng phục, nói chuyện riêng trong giờ học. (0,25 đ)
(HS không dẫn chứng đạt 0,25 đ; nêu thiếu 1 trong 2 vi phạm 0 đ.)
* Học sinh nêu được ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật:
- Đối với bản thân: Tôn trọng và tự giác tuân theo kỉ luật, con người sẽ cảm thấy thanh thản, vui vẻ, (0,25 đ) sáng tạo trong học tập, lao động. (0,25 đ)
- Đối với gia đình và xã hội: Nhờ tôn trọng kỉ luật, gia đình và xã hội mới có nền nếp, kỉ cương, (0,25 đ) mới có thể duy trì và phát triển. (0,25 đ)
Câu 2: (3,0 điểm)
a) (2 đ)
* Nhận xét về gia đình Nam và Nam:
- Đối với gia đình Nam: Gia đình Nam chưa thực hiện được nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái: (0,25 đ) không đóng các khoản tiền trường theo quy định của pháp luật; không quan tâm, chăm sóc đến Nam; chưa tạo điều kiện cho Nam đến trường... (0,25 đ)
- Đối với Nam:
+ Nam thật đáng thương: Vì sống trong hoàn cảnh gia đình li tán do cha mẹ li hôn, thiếu sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của cha mẹ… (0,25 đ)
+ Nam cũng đáng trách: Vì không hoàn thành nghĩa vụ học tập của bản thân, thiếu tính tự lập, tự chủ, dễ dàng gục ngã, bỏ cuộc trước khó khăn… (0,25 đ)
* Nếu là bạn của Nam, em có thể làm những việc sau đây:
- Quan tâm, an ủi, chia sẻ, động viên Nam tiếp tục đi học. (0,25 đ)
- Giải thích cho Nam hiểu nghĩa vụ học tập của trẻ em. (0,25 đ)
- Nhờ thầy cô, người lớn đến gia đình Nam vận động. (0,25 đ)
- Kêu gọi bạn bè quyên góp ủng hộ Nam, giúp đỡ bạn trong học tập… (0,25 đ)
b) (1 đ)
Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, được thể hiện:
- Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học; (0,25 đ) có thể học bất kì ngành nghề nào thích hợp với bản thân; (0,25 đ) tùy điều kiện cụ thể, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời. (0,25 đ)
- Trẻ em trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành giáo dục tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5), là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta. (0,25 đ)
Câu 3: (4,0 điểm)
a) (1,5 đ)
* Nhận xét: Đây là biểu hiện của sống không có lí tưởng, (0,25 đ) sống ảo, muốn thể hiện bản thân bằng những việc làm, hành động sai trái... (0,25 đ)
* Thanh niên cần sống có lí tưởng vì:
- Thanh niên là những chủ nhân trẻ tuổi của đất nước, là lực lượng chủ chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (0,25 đ)
- Lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi của những ước mơ cao đẹp. (0,25 đ)
- Người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ được mọi người kính trọng. (0,25 đ)
* Học sinh cho ví dụ về một tấm gương thanh niên Việt Nam sống có lí tưởng: Ngô Bảo Châu. (0,25 đ)
b) (2,5 đ)
* Em không đồng tình với quan niệm trên. (0,25 đ)
* Giải thích:
- Quan niệm “Được đến đâu thì hay đến đó” thể hiện thái độ luôn bằng lòng với những thứ mình đã có, hiện có mà không có sự cầu tiến. (0,25 đ) (Nêu dẫn chứng). (0,25 đ)
- Quan niệm “Nước đến chân mới nhảy” thể hiện việc không biết lo xa, không biết lo nghĩ cho tương lai. (0,25 đ) (Nêu dẫn chứng). (0,25 đ)
- Trong điều kiện đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập quốc tế rất cần đến những thanh niên, học sinh có hoài bão, có ước mơ, không ngừng phấn đấu học tập và rèn luyện… để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, đưa đất nước tiến lên một tầm cao mới. (0,25 đ)
- Những thanh niên học sinh có quan niệm trên thể hiện họ sống không có lí tưởng. (0,25 đ) Nếu một đất nước mà thế hệ trẻ đều có quan niệm như thế thì đất nước sẽ không thể phát triển được. (0,25 đ)
* Lí tưởng sống cao đẹp: Là người luôn suy nghĩ và hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng của dân tộc, của nhân loại, vì sự tiến bộ của bản thân và xã hội, (0,25 đ) luôn vươn tới sự hoàn thiện của bản thân về mọi mặt, mong muốn cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung. (0,25 đ)
Câu 4: (4,0 điểm)
a) (2 đ)
* Cần phải hợp tác quốc tế vì hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại (0,25 đ) (như: bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế, dịch bệnh hiểm nghèo…); (0,25 đ) để giải quyết những vấn đề đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế, (0,25 đ) chứ không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được. (0,25 đ)
* Học sinh kể tên 4 tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên, ví dụ: (1 đ)
- Liên hợp quốc (UN).
- Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
- Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
- Tổ chức Giáo dục, Văn hóa và Khoa học Liên hợp quốc (UNESCO)…
(Học sinh có thể nêu tên các tổ chức quốc tế khác, nếu đúng mỗi ý đạt 0,25 đ.)
b) (2 đ)
* Hướng giải quyết như sau:
- Cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc biết thực trạng của vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay (Dẫn chứng cụ thể). (0,25 đ)
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường (Dẫn chứng cụ thể). (0,25 đ)
- Nêu những hậu quả của việc ô nhiễm môi trường gây ra (Dẫn chứng cụ thể). (0,25 đ)
- Đề xuất những biện pháp khắc phục (Dẫn chứng cụ thể). (0,25 đ)
(Học sinh trình bày nếu thiếu chú thích dẫn chứng thì mỗi ý vẫn đạt 0,25 đ.)
* Học sinh nêu được 4 ví dụ về việc hợp tác quốc tế của nước ta trong lĩnh vực môi trường: (1 đ)
- Ngày môi trường thế giới (05/6).
- Ngày thế giới không thuốc lá (31/5).
- Ngày thế giới bảo vệ tầng ôzon (16/9).
- Ngày thế giới chống vũ khí hạt nhân (06/8)…
(Học sinh có thể nêu ví dụ khác nếu đúng mỗi ý đạt 0,25 đ.)
Câu 5: (3,0 điểm)
a) (1,5 đ)
* Nhận xét: Việc làm của các bạn là sai, (0,25 đ) đây là biểu hiện của việc thiếu tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động. (0,25 đ)
* Nếu là bạn của các bạn ấy, em sẽ khuyên các bạn nên tự giác học bài và làm bài đầy đủ, (0,25 đ) không nên trông chờ, ỷ lại, dựa dẫm vào người khác; (0,25 đ) nên tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường phát động thể hiện sự sáng tạo của học sinh. (0,5 đ)
b) (1,5 đ)
Em không đồng tình với quan niệm trên. (0,5 đ) Vì ngoài xây dựng kế hoạch hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm ta cũng có thể xây dựng kế hoạch sống và làm việc nhiều năm. (0,5đ) Ví dụ như kế hoạch một bậc học, một cấp học, định hướng phấn đấu nghề nghiệp trong
tương lai, kế hoạch xây nhà… (0,5 đ) (Học sinh nêu ví dụ khác nếu đúng vẫn đạt điểm.)
Câu 6: (3,0 điểm)
a) (1,5 đ)
* Anh Tuấn và chị Nga có thể kết hôn với nhau. (0,25 đ) Vì pháp luật chỉ cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời (0,25 đ) còn anh Tuấn và chị Nga đã thuộc đời thứ tư. (0,25 đ)
* Nếu là anh Tuấn hoặc chị Nga, em sẽ:
- Giải thích cho gia đình hiểu những qui định của pháp luật về hôn nhân và gia đình: chỉ cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời, nếu gia đình ngăn cấm không cho kết hôn là vi phạm pháp luật về việc cản trở kết hôn. (0,5 đ)
- Xin phép hai gia đình cho được kết hôn. Nếu hai gia đình vẫn cương quyết không cho kết hôn thì vẫn có thể cùng nhau đi đăng kí kết hôn. (0,25 đ)
(Học sinh diễn đạt ý tương đương vẫn đạt điểm.)
b) (1,5 đ)
- Tảo hôn là kết hôn trước tuổi quy định của pháp luật (0,25 đ) (Khi nam chưa đủ 20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi). (0,25 đ)
- Những nguyên nhân dẫn đến tảo hôn trong cuộc sống:
+ Do yêu sớm: Thanh thiếu niên trong độ tuổi học sinh nảy sinh tình cảm yêu đương, đi quá giới hạn dẫn đến có thai ngoài ý muốn và kết hôn sớm. (0,5 đ)
+ Do gia đình ép buộc: Có thể do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên cha mẹ ép gả con cho gia đình giàu có để được giúp đỡ về kinh tế. (0,25 đ)
+ Do hủ tục lạc hậu: Ở những vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vẫn còn những hủ tục như cưới gả sớm, bắt vợ... (0,25 đ)
5. Đề số 5
Câu 1. (6,0 điểm)
Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây? Vì sao?
a) Chỉ những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư;
b) Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình;
c) Học sinh còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư;
d) Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân;
đ) Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm.
Nêu 5 hành vi biểu hiện đức tính chí công vô tư và 5 hành vi biểu hiện đức tính thiếu chí công vô tư.
Câu 2. (4,0 điểm)
Em hãy kể tên 5 tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên (ghi rõ tên viết tắt của tổ chức đó bằng tiếng Anh). Nêu một số công trình hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới, trong đó có công trình được thực hiện ở địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế, xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân.
Câu 3. (6,0 điểm)
a) Em hãy sử dụng các từ cho sẵn: Căng thẳng, hợp tác, mâu thuẫn, chiến tranh, phát triển để hoàn chỉnh đoạn văn bản sau:
Quan hệ hữu nghị tạo cơ hội và điều kiện để các nước cùng …..…… (1)……..…, ……… (2) …………. về mọi mặt; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây………… (3)…..…,……… (4) …………. dẫn đến nguy cơ ………… (5) ………………..
b) Em hãy lập một kế hoạch hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các trường khác, địa phương khác hoặc nước khác. Kể một số kết quả cụ thể về những việc làm thể hiện tình hữu nghị của học sinh trường em.
Câu 4. (2,0 điểm)
Em hãy nêu ý nghĩa của một truyền thống tốt đẹp ở quê em (phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian …) và giới thiệu những đặc điểm cơ bản của truyền thống tốt đẹp đó để bạn bè cùng biết.
Câu 5. (2,0 điểm)
Em hãy kể bốn tập quán lạc hậu, hủ tục và nêu tác hại của chúng.
ĐÁP ÁN
Câu 1. (6,0 điểm)
* Tán thành với quan điểm (d) và (đ): (1,0 điểm)
* Không tán thành với các quan điểm ( a), (b) và (c): ( 1.0 điểm)
* Giải thích:
- Quan điểm (a): Vì chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp và cần thiết đối với tất cả mọi người chứ không chỉ với người có chức, có quyền.( 0,5 điểm)
- Quan điểm (b): Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội. Mọi người đều chí công vô tư thì đất nước sẽ giàu mạnh, xã hội sẽ tốt đẹp, công bằng, cuộc sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc.( 0,5 điểm)
- Quan điểm (c): Phẩm chất chí công vô tư cần được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ thông qua lời nói và việc làm hằng ngày, trong quan hệ đối xử với mọi người xung quanh ( trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội …).(0,5 điểm)
* Nêu được 5 hành vi biểu hiện đức tính chí công vô tư và 5 hành vi biểu hiện đức tính thiếu chí công vô tư:
- Nêu được 5 hành vi biểu hiện đức tính chí công vô tư: (1,25 điểm)
- Nêu được 5 hành vi biểu hiện đức tính thiếu chí công vô tư :( 1,25 điểm)
Câu 2. (4,0 điểm)
* Kể được tên của 5 tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên (nói rõ cả tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức đó):
- Kể được tên 5 tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên: ( 1,25 điểm)
- Ghi rõ tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức đó: (1,25 điểm)
Đáp án mở để học sinh tự lựa chọn. Ví dụ một số tên tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên như: Liên hiệp quốc (UN), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Tổ chức Liên hiệp quốc về lương thực và nông nghiệp (FAO), Tổ chức Liên hiệp quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa
(UNESCO), Tổ chức thương mại thế giới (WTO) …
* Kể tên một số công trình hợp tác giữa nước ta với các nước bạn, trong đó có công trình được thực hiện ở địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế, xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân: (1,5 điểm)
Lưu ý: Kể tối thiểu 3 công trình hợp tác giữa nước ta với các nước bạn.
Câu 3. (6,0 điểm)
a) 2,5 điểm
1. Hợp tác 2. Phát triển 3. Căng thẳng
4. Mâu thuẫn 5. Chiến tranh
b) 3,5 điểm
* Xây dựng được kế hoạch hoạt động hữu nghị bao gồm đủ các ý sau: ( 2 điểm)
- Tên hoạt động.
- Nội dung, biện pháp hoạt động.
- Thời gian, địa điểm tiến hành.
- Người phụ trách, người tham gia.
* Nêu được một số kết quả cụ thể về những việc làm thể hiện tình hữu nghị của học sinh trong trường: (1,5 điểm)
Câu 4. (2,0 điểm)
Đáp án mở, để học sinh phát triển tư duy, tự lựa chọn:
* Nêu được ý nghĩa của một truyền thống ở quê hương: ( 1 điểm)
* Giới thiệu được những đặc điểm cơ bản của truyền thống tốt đẹp đó: (1 điểm)
Câu 5. (2,0 điểm)
* Kể được tối thiểu là 04 tập quán lạc hậu, hủ tục và nêu tác hại của chúng:
Lưu ý :- Kể được 4 tập quán lạc hậu, hủ tục: ( 1 điểm)
- Nêu tác hại của chúng: ( 1 điểm)
---
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Lữ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:
- Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 năm 2021 Trường THCS Hàm Nghi
- Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 năm 2021 Trường THCS Bế Văn Đàn
Chúc các em học tập tốt!