Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 năm 2021 Tỉnh Long An

BỘ 5 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN GDCD LỚP 9 NĂM 2021

TỈNH LONG AN

1. Đề số 1

Câu 1: (2 điểm)

a/ Thế nào là quyền tự do ngôn luận,  Theo em những hành vi nào là vi phạm pháp luật khi sử dụng quyền tự do ngôn luận ?

b/ Cho tình huống sau:

            An và Bình tranh luận với nhau về chủ đề: Quyền tự do ngôn luận của công dân.

   - An cho rằng : Tự do ngôn luận nghĩa là muốn nói gì  là tuỳ ý thích của mình.

   - Bình phản đối : Cậu nói thế không được. Tự do cũng phải tuân theo kỉ luật và pháp luật chứ.

   - An nói: Nếu phải tuân theo kỉ luật và pháp luật thì còn gọi gì là tự do nữa .

   - Bình ???

             Áp dụng kiến thức đã học, em hãy giải thích giùm Bình ?

Câu 2: (2,5 điểm)

Tệ nạn xã hội là gì? Nêu tác hại của tệ nạn xã hội?

Cho tình huống:

 Bố Huệ bị nhiễm HIV, Huệ lo lắng và thương bố nên việc học tập ngày càng giảm sút. Hằng rủ Giang đến động viên giúp đỡ gia đình Huệ nhưng Giang  bảo: Tất cả những người nhiễm HIV đều có lối sống buông thả, tham gia các tệ nạn xã hội. Nếu chúng mình gần gũi với họ thì sẽ gây nhiễm và ảnh hưởng đạo đức. Em có đồng ý với ý kiến của bạn Giang  trong tình huống trên không? Vì sao?

Câu 3: (2,5 điểm)

a/ Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Hãy nêu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

  b/ Có ý kiến cho rằng ngoài truyền thống đánh giặc ra dân tộc ta có truyền thống gì đáng tự hào đâu. Vả lại trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa .

Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Câu 4: (3 điểm)

a/ Vì sao cần phải hợp tác quốc tế? Hãy nêu các ví dụ về hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, chống đói nghèo, phòng chống HIV/AIDS ?

b/ Để xây dựng và bảo vệ tổ quốc chúng ta cần phải hợp tác quốc tế .Em hãy cho biết .

Trong quá trình hợp tác quốc tế  chúng ta có những thời cơ và thách thức gì ?

c/ Để hội nhập quốc tế bản thân em đã ,đang và sẽ làm gi?

ĐÁP ÁN

Câu 1: (2 điểm)

Ý/Phần

Đáp án

a)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b)

 - Đúng khái niệm quyền tự do ngôn luận .

- Các hành vi sử dụng quyền tự do ngôn luận trái pháp luật.:

   + Lợi dụng tự do để phát biểu lung tung,cố tình kéo dài thời gian,làm lạc nội dung ,sai vấn đề cần bàn.

   + Vu khống,vu cáo làm hại đến người khác.

   + Xuyên tạc sự thật,tiết lộ bí mật Nhà nước,kích động,xúi dục, phá hoại, chống lại lợi ích quốc gia,tập thể và của công dân.

. Em giải thích giùm bình: Tự do ngôn luận không có nghĩa là muốn nói gì thì nói :

Vì như thế thì:

    * Tập thể, xã hội sẽ rối loạn.

    * Mọi hoạt động không thể thống nhất hành động.

    * Không phù hợp với lợi ích chung.

    *Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội

 

Câu 2 (2,5 điểm )

Ý/Phần

Đáp án

a)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b)

  •  Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có nhiều tệ nạn xã hội, nhưng nguy hiểm nhất là tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm.
  • Tác hại:

+ Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc và làm giảm sút nền kinh tế gia đình, đất nước.

+Là con đường ngắn nhất lây truyền HIV/ AIDS, dẫn đến cái chết.

 

* Không đồng ý với ý kiến của bạn Hồng,vì:

- Không phải tất cả những người bị nhiễm HIV đều có lối sống buông thả, tham gia các tệ nạn xã hội mà có thể do nhiều nguyên nhân như: bác sĩ bị lây nhiễm từ bệnh nhân, chiến sĩ công an bị lây nhiễm từ tội phạm...

- HIV/AIDS không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường...

- Mỗi người chúng ta cần có những hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS để chủ động phòng tránh cho bản thân và gia đình, không được phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ.

 

Câu 3: (2,5 điểm)

a)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b)

  * Nêu được khái niệm  :Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần( những tư tưởng , đức tinh, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp ...) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dái của dân tộc , được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

*Nêu được truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam:

- yêu nước, bất khất chống giạc ngoại xâm, cần cù lao động , nhân nghĩa, hiếu học, hiếu thảo..( 1đ)

-Các truyền thống về văn hóa(các phong tục tập quán , cách ứng xử mang bản sắc văn hóa Việt Nam....)

-Các truyền thống về nghệ thuật: chèo, tuồng làn điệu dân ca...

 

- Không đồng ý với ý kiến đó. Đó là thái độ thiếu tôn trọng, phủ nhận, xa rời truyền thống dân tộc.  

- Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào. Ngoài truyền thống yêu nư­ớc chống giặc ngoại xâm còn có truyền thống : Đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học,tôn s­ư trọng đạo, hiếu thảo, các truyền thống về văn hoá, về nghệ thuật….

- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là vô cùng quí giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc, và mỗi cá nhân.

+ Mỗi dân tộc muốn phát triển cần có sự giao l­ưu với các dân tộc khác. Trong quá trình giao l­ưu đó, dân tộc nào cũng cần tiếp thu tinh hoa của dân tộc khác mà vẫn giữ đ­ược bản sắc riêng của mình. Đó chính là yếu tố làm nên cái riêng của, cái bản sắc của dân tộc… Hiện nay nư­ớc ta đang đổi mới, ở thời kì mở cửa và giao l­uư rộng rãi với thế giới, nếu chúng ta không chú ý giữ gìn truyền thống,bản sắc dân tộc, chạy theo cái mới lạ, coi thư­ờng và xa rời những giá trị tốt đẹp bao đời nay, chúng ta sẽ có nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc .        

+  Đối với cá nhân, kế thừa phát huy truyền thống dân tộc giúp ta dễ dàng hoà nhập với cộng đồng dân tộc .         

      Chúng ta phải bảo vệ, kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc. 

 

Câu 4: (3 điểm)

 

a)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c)

* Trong bối cảnh thế giới đang đứng tr­ước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu ( bảo vệ môi trư­ờng, hạn chế bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo…) mà không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết thì sự hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu.

* Ví dụ về sự hợp tác quốc tế :

- Bảo vệ môi trư­ờng : Tham gia “ngày trái đất” tổ chức vào 22/4 hàng năm với nội dung thiết thực bảo vệ môi trư­ờng. 

- Chống đói nghèo : Ch­ương trình lư­ơng thực thế giới WFP . 

- Chống HIV/ AIDS :   

+ Ch­ương trình kiểm soát ma tuý của liên hợp quốc tại Việt Nam ( UNDCP )

+ Ngày 1 /12 hàng năm : Ngày thế giới phòng chống HIV/ AIDS

 

 Thời cơ và thách thức

* Thời cơ:

-Tham gia các liên minh kinh tế, khu vực, tổ chức như WTO,

ASEAN; FAO...

-Tiếp thu những tiến bộ của KH-KT của thế giới

-Thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

-Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

* Thách thức:

-Do điểm xuất phát về kinh tế thấp ảnh hưởng đến quá trình hội nhập.

-Trình độ dân trí và khả năng của người lao động chưa cao.

-Sự cạnh tranh quyết liệt của các nước lớn, của nền kinh tế thị trường.

-Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc không để mai một hoặc ảnh hưởng xấu đến truyền thống văn hóa.

* Liên hệ .

-Học tập:Tích cực học tập , trau dồi kiến thức,hợp tác với bạn bè

-Lao động : Hợp tác với bạn bè trong lao động .

-Lối sống: gương mẫu ,không tham gia cá tệ nạn xã hội, tích cực tham gia lao động ở trường, giúp đỡ gia đình lao động sản xuất ...

-Đối với người nước ngoài và văn hoá của các dân tộc .Cư xử thân thiện ,giao lưu tìm hiểu về phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc trên thế giới ,viết thư quốc tế UPU...

2. Đề số 2

Câu 1. (3.0 điểm)

Em hiểu như thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình? Ở trường, lớp em đã có những hoạt động như thế nào về bảo vệ hòa bình? Em hãy xây dựng một kế hoạch cho lớp em về hoạt động bảo vệ hòa bình do nhà trường phát động?

Câu 2. (2.0 điểm)

Em hiểu như thế nào là tự chủ? Nêu những biểu hiện của người có tính tự chủ? Em đã rút ra những bài học gì cho bản thân về rèn luyện tính tự chủ?

Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây và giải thích rõ vì sao?

a. Người tự chủ luôn hành động theo ý mình.

b. Cần biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống giao tiếp;

c. Cần giữ thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với người khác.

d. Người tự chủ biết kiềm chế những ham muốn của bản thân;

e. Người có tính tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.

f. Không nên nóng nảy, vội vàng trong hành động;

Câu 3. (2 điểm)

       Vì sao xã hội cần phải có pháp luật? Vì sao mọi người phải nghiêm chinh tuân theo pháp luật?

Câu 4. (3 điểm)

a, Tệ nạn xã hội là gì? Tại sao nói : “Tệ nạn xã hội là con đường ngắn nhất dẫn đến tội ác”?

b, Có ý kiến cho rằng tệ nạn mại dâm là chuyện xã hội, học sinh không cần phải quan tâm.

Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

ĐÁP ÁN

Câu 1: (3điểm)

Ý/Phần

Đáp án

Điểm

Ý 1

Nêu được khái niệm hòa bình, bảo vệ hòa bình

1.5

- Nêu được khái niệm hòa bình

 Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia-dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại.

0.75

- Nêu được khái niệm bảo vệ hòa bình

            Bảo vệ hòa bình là gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên; dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

0.75

Ý 2:

Nêu được tồi thiểu 4 hoạt động về bảo vệ hòa bình

0.5

- Biểu diễn văn nghệ; vẽ tranh về chủ đề hòa bình.

- Viết thư bày tỏ tình đoàn kết với thanh thiếu nhi quốc tế.

- Giao lưu với học sinh trường khác.

- Lên diễn đàn bày tỏ quan điểm của lớp về về chiến tranh và hòa bình, về các hoạt động bảo vệ hòa bình chống chiến tranh

0.5

Ý 3

Xây dựng một kế hoạch cho lớp về hoạt động bảo vệ hòa bình do nhà trường phát động.

1.0

Lập được Kế hoạch có tên, nội dung hoạt động, thời gian, địa điểm, cách tổ chức thực hiện (ví dụ lập kế hoạch về một trong các hoạt động: Biểu diễn văn nghệ; vẽ tranh về chủ đề hòa bình; giao lưu với thanh thiếu nhi quốc tế, lên diễn đàn bày tỏ quan điểm của lớp về về chiến tranh và hòa bình, về các hoạt động bảo vệ hòa bình chống chiến tranh; viết thư bày tỏ tình đoàn kết với thanh thiếu nhi quốc tế).

1.0

Câu 2: (2 điểm)

Ý/Phần

Đáp án

Điểm

Ý 1

Nêu được thế nào là tự chủ

 

0.5

-  Tự chủ là làm chủ bản thân. Người tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.

Ý 2

Những biểu hiện của người có tính tự chủ

0. 5

- Những biểu hiện của người có tính tự chủ như: Trước mọi việc, người có tính tự chủ thường tỏ ra bình tĩnh, không nóng nảy, vội vàng; khi gặp khó khăn không sợ hãi hoặc chán nản; trong cư xử với mọi người thường tỏ ra ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự. Những người có tính tự chủ luôn biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình, luôn biết tự điều chỉnh (bằng lời nói, việc làm) để sửa chữa những điều không đúng trong thái độ, cách cư xử của mình.

Ý 3

Học sinh rút ra được bài học cho bản thân về rèn luyện tính tự chủ

0. 5

- Luôn có ý thức rèn luyện làm chủ những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của bản thân trong các hoạt động, các tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống hàng ngày cụ thể là:

- Phải tập điều chỉnh hành vi, thái độ của mình theo yêu cầu của nếp sống văn hóa: bình tĩnh, lễ độ, ôn hòa.

- Phải tập hạn chế những đòi hỏi, mong muốn hưởng thụ cá nhân và xa lánh những cám dỗ để tránh những việc làm xấu.

- Phải suy nghĩ trước và sau khi hành động( về phương thức, cách thức xử sự, về hậu quả của việc làm), xem việc làm đó là đúng hay sai để kịp thời rút kinh nghiệm và sửa chữa.

Ý 4

Bài tập

0.5

Đồng ý với các ý: b, c, d, f. Bởi vì các ý kiến đó chính là những biểu hiện của tính tự chủ, thể hiện sự tự tin, suy nghĩ chín chắn.

Câu 3: (2.0 điểm)

Ý/Phần

Đáp án

Điểm

Ý 1

Học sinh giải thích được: Xã hội cần phải có pháp luật vì:

 

- Các quy định cả pháp luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong moị lĩnh vực của đời sống, giúp xã hội tồn tại và phát triển bình thường.

- Nhà nước dùng pháp luật để đảm bảo sao cho mọi hành động của công dân trong xã hội diễn ra trong vòng trật tự. Bất cứ ai vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh.

- Pháp luật là phương tiện quản lý nhà nước, quản ký xã hội, là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu không có pháp luật, xã hội sẽ bị rối loạn, tính mạng mỗi người dân sẽ bị đe dọa, xã hội ấy sẽ không thể tồn tại được.

0.5

 

0.5

 

0.5

Ý 2

Mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật vì: 

0.5

Khi chúng ta nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật không những ta đảm bảo quyền lợi cho mình và mọi người mà đồng thời góp phần làm cho xã hội ngày càng ổn định và phát triển.

Câu 4: (3.0 điểm)

Ý/Phần

Đáp án

Điểm

a

Nêu được khái niệm: Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.

0.5

Học sinh giải thích được: Sở dĩ nói: “Tệ nạn xã hội là con đường ngắn nhất dẫn đến tội ác” bởi vì chính tệ nạn xã hội hủy hoại sức khỏe tinh thần và đạo đức của con người. Làm tiêu tán của cải vật chất và tan vỡ hạnh phúc gia đình, những hậu quả này khiến con người rơi vào tuyệt vọng, không làm chủ được chính mình và dễ dàng sa vào con đường tội ác.

Học sinh lấy ví dụ chứng minh như: Tệ nạn ma túy thì dẫn đến hậu quả gì... và không ít những tội ác đã làm đau lòng mọi người chỉ vì nghiện ma túy như giết người, cướp của...

1.0

 

 

 

0.5

b

Học sinh nêu được :

 

Không tán thành với ý kiến đó vì:

+ Mại dâm là mọt trong ba tệ nạn xã hội nguy hiểm nhất hiện nay.

+ Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của mọi công dân trong đó có học sinh.

+ Học sinh có thể phòng chống tệ nạn này bằng cách: Xác định mục đích của bản thân là học tập tốt, sống lành mạnh giản dị. Tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội, tố cáo các hành vi mua dâm, bán dâm và dụ dỗ dẫn dắt mại dâm.

0.25

0.25

 

0.25

 

0.25

3. Đề số 3

Câu 1. (3 điểm)

Trong 9 tháng đầu năm 2020, cả nước xảy ra 2.530 vụ cháy nhà dân, cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới, làm chết 56 người, bị thương 107 người, thiệt hại về tài sản ước tính 416,15 tỷ đồng; xảy ra 306 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 1.094 ha; xảy ra 27 vụ nổ, làm 09 người chết, bị thương 32 người. (Theo VTV.vn - Báo điện tử - Đài truyền hình Việt Nam)

a. Nêu những quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

b. Từ thông tin trên, em hãy cho biết trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng đối với việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Câu 2. (4 điểm)

            Trường em tổ chức tham quan dã ngoại ở Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Ba Vì - Hà Nội) đúng dịp tại đây diễn ra giao lưu văn hóa quốc tế. Em rất muốn tham gia chuyến tham quan dã ngoại dịp này nhưng bố mẹ em không đồng ý vì sợ ảnh hưởng đến việc ôn thi lớp 9.

            Em hãy sử dụng kiến thức các bài: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới; Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác để thuyết phục bố mẹ.

Câu 3. (3 điểm)

Trong buổi Đại hội Chi đội đầu năm học, bạn Lan được bầu làm lớp trưởng với số phiếu tín nhiệm khá cao. Bạn Hoa không phục nên thường tụ tập với một nhóm bạn để đặt điều nói xấu Lan và đăng những tin không đúng về cách làm việc của Lan lên zalo, facebook. Nhiều bạn trong lớp bất bình và góp ý với Hoa nhưng Hoa cho rằng mình đang thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân.

a. Pháp luật quy định như thế nào về quyền tự do ngôn luận của công dân? Em hãy sử dụng các quy định này để nhận xét việc làm và ý kiến của Hoa.

b. Nếu em là Lan, khi biết sự việc trên em sẽ ứng xử với Hoa như thế nào?

ĐÁP ÁN

Câu 1

Trong 9 tháng đầu năm 2020, cả nước xảy ra 2.530 vụ cháy nhà dân, cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới, làm chết 56 người, bị thương 107 người, thiệt hại về tài sản ước tính 416,15 tỷ đồng; xảy ra 306 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 1.094 ha; xảy ra 27 vụ nổ, làm 09 người chết, bị thương 32 người. (Theo VTV.vn. Báo điện tử - Đài truyền hình Việt Nam)

a. Nêu những quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

b. Từ thông tin trên, em hãy cho biết trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng đối với việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Trả lời:

a.

- Ngày nay, con người vẫn luôn phải đối mặt với những thảm họa do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra. Các tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã gây tổn thất to lớn cả về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội. (0,5 điểm)

- Để phòng ngừa, hạn chế tai nạn đó, Nhà nước đã ban hành Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật Hình sự và một số văn bản quy phạm khác, trong đó: (1,5 điểm)

+ Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.(0,5 điểm)

+ Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại. (0,5 điểm)

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ qui định về an toàn. (0,5 điểm)

b. Trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng đối với việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại là: (1 điểm)

- Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. (0,5 điểm)

- Tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định trên. (0,25 điểm)

- Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên. (0,25 điểm)

Câu 2

Trường em tổ chức tham quan dã ngoại ở Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Ba Vì - Hà Nội) đúng dịp tại đây diễn ra giao lưu văn hóa quốc tế. Em rất muốn tham gia chuyến tham quan dã ngoại dịp này nhưng bố mẹ em không đồng ý vì sợ ảnh hưởng đến việc ôn thi lớp 9.

Em hãy sử dụng kiến thức các bài: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới; Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác để thuyết phục bố mẹ.

Trả lời:

* HS phải trả lời được các khái niệm:

- Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác. Ví dụ quan hệ Việt-Lào. (0,25 điểm)

- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần( những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của các dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. (0,25 điểm)

- Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình. (0,25 điểm)

* Hs phải nêu được ý nghĩa của các bài học để làm cơ sở giải thích cho bố mẹ hiểu việc đi dã ngoại giao lưu là cần thiết:

- Quan hệ hữu nghị sẽ tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, kĩ thuật, …. tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh. (0,5 điểm)

- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam. (0,5 điểm)

- Tôn trọng học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc. (0,5 điểm)

* Hs phải nêu lên trách nhiệm của học sinh với việc học hỏi, tôn trọng các dân tộc khác, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình để thuyết phục bố mẹ:

- Là công dân Việt Nam, chúng ta có trách nhiệm phải thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện với họ trong cuộc sống hàng ngày. (0,5 điểm)

- Chúng ta cần tự hào, giữ gìn, kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc...để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam. Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc. (0,5 điểm)

- Chúng ta phải tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và các nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới, tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh truyền thống con người Việt Nam. (0,5 điểm)

* Hs nêu lên được ít nhất 1 việc mình sẽ làm khi được tham gia dã ngoại: (0,25điểm)

Câu 3

Trong buổi đại hội chi đội đầu năm học, bạn Lan được bầu làm lớp trưởng với số phiếu tín nhiệm khá cao. Bạn Hoa không phục nên thường tụ tập với một nhóm bạn để đặt điều nói xấu Lan và đăng những tin không đúng về cách làm việc của Lan lên zalo, facebook. Nhiều bạn trong lớp bất bình và góp ý với Hoa nhưng Hoa cho rằng mình đang thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân.

a. Pháp luật quy định như thế nào về quyền tự do ngôn luận của công dân? Em hãy sử dụng các quy định này để nhận xét việc làm và ý kiến của Hoa.

b. Nếu em là Lan, khi biết sự việc trên em sẽ ứng xử với Hoa như thế nào?

Trả lời:

a. Hs trình bày khái niệm: Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội. (0,25điểm)

* Pháp luật quy định:

+  Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin theo quy định của pháp luật; (0,25điểm)

+ Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở (tổ dân phố, trường, lớp…); trên các phương tiện thông tin đại chúng(qua quyền tự do báo chí); kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc cử tri; hoặc góp ý kiến vào các dự thảo cương lĩnh….(0,5điểm)

+ Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật, để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội. (0,5điểm)

* Giải quyết tình huống:

+ Bạn Hoa được quyền tự do ngôn luận nhưng trong trường hợp này đã vận dụng không đúng theo quy định của pháp luật. (0,25điểm)

+ Bạn Hoa nói xấu bạn sau lưng là chưa xây dựng được tình bạn đẹp trong sáng, lành mạnh trong lớp học. (0,25điểm)

+ Bạn Hoa đăng tin sai sự thật về Lan trên mạng xã hội là vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích công dân. (0,25điểm)

b. Nếu em là Lan, em sẽ:

- Gặp bạn Hoa để hỏi và giải thích cho bạn hiểu những điều bạn làm là không đúng. (0,25điểm)

- Chia sẻ với bạn về những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận đối với công dân nói chung và với học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường nói riêng. (0,5điểm)

Câu 4

Bạn Duyên cho rằng: Người biết giữ chữ tín là người tự chủ và tôn trọng người khác.

a. Em có đồng tình với ý kiến của bạn Duyên không? Vì sao?

b. Trong cuộc sống hàng ngày em thường làm như thế nào để thể hiện mình là người tự chủ, luôn giữ chữ tín và tôn trọng người khác?

Trả lời:

a. Em đồng tình với ý kiến của bạn Duyên. (0,5 điểm)

- Vì:

+ Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau. (0,5 điểm)

+ Người biết giữ chữ tín để nhận được sự tin cậy, tín nhiệm, tin yêu của người khác đối với mình sẽ luôn làm chủ được suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình. (0,5 điểm)

+ Người biết giữ chữ tín luôn đánh giá đúng, coi trọng danh dự, nhân phẩm, lợi ích của người khác, thể hiện lối sống có văn hoá. (0,5 điểm)

b. Trong cuộc sống hàng ngày em thường làm như thế nào để mình là người tự chủ, luôn giữ chữ tín và tôn trọng người khác?

- Em thường tập suy nghĩ trước khi hành động. Sau mỗi việc làm, cần xem xét lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa. (0,5 điểm)

- Em cần làm tốt chức trách, nhiệm vụ, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh. (0,5 điểm)

- Em cần tôn trọng mọi người ở mọi nơi, mọi lúc, cả trong cử chỉ, hành động và lời nói. (0,5 điểm)

- HS nêu ít nhất 2 việc làm cụ thể của bản thân. (0,5 điểm)

Câu 5

Trình bày điểm giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân(người có quyền khiếu nại, tố cáo và mục đích khiếu nại, tố cáo)

            Trong trường hợp công dân A nhận được quyết định cho thôi việc mà không có lí do chính đáng, để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, công dân A cần thực hiện quyền khiếu nại hay quyền tố cáo? Vì sao? Công dân A thực hiện quyền đó như thế nào?

Trả lời:

* Điểm giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và tố cáo:

- Điểm giống nhau:

+ Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 1992. (0,25 điểm)

+ Là công cụ để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân. (0,25 điểm)

+ Là phương tiện để công dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội(0,25 điểm).

- Điểm khác nhau:

 

Khiếu nại

Tố cáo

Ai có quyền? (0,5điểm)

Công dân có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

Bất cứ công dân nào

Về việc gì?

(0,5điểm)

Các quyết định hành chính và hành vi hành chính.

Hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Mục đích

(0,5điểm)

Để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đi khiếu nại bị xâm phạm.

Nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

* Xử lý tình huống:

- Công dân A thực hiện quyền khiếu nại. (0,25 điểm)

- Vì: Khiếu nại là quyền của công dân đề nghị các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, các việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật, quyết định kỉ luật, khi cho rằng quyết định và hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. (0,25 điểm)

- Công dân A có thể khiếu nại trực tiếp hoặc gửi đơn khiếu nại đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. (0,25 điểm)

Câu 6

Trên đường đi học về, một nhóm học sinh nhặt được chiếc ví da trong đó có số tiền lớn và nhiều giấy tờ. Một cuộc tranh luận diễn ra với các ý kiến:

- Bạn Nam:Tài sản nhặt được thuộc quyền sở hữu của chúng mình nên bọn mình có quyền sử dụng số tiền và hủy giấy tờ, ví da.

- Bạn Tùng: Bọn mình có quyền định đoạt số tiền nhặt được nên tiền sẽ chia đều cho mọi người, giấy tờ và ví da thì tìm cách trả lại.

- Bạn Cường: Lấy một phần tiền để cả nhóm liên hoan, giấy tờ và tiền còn lại giao cho một bạn giữ nếu sau một thời gian không ai đòi thì sẽ sử dụng tiếp.

a. Bằng kiến thức đã học, em hãy cho biết các ý kiến trên đúng hay sai? Vì sao?

b. Nếu chứng kiến sự việc trên, em sẽ khuyên các bạn như thế nào về cách giải quyết tài sản nhặt được cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và không vi phạm pháp luật?

Trả lời:

a.

- Bạn Nam sai vì bạn Nam không phải là chủ sở hữu của chiếc ví da đó. (0,5điểm)

- Bạn Tùng sai vì bạn Tùng không phải là chủ sở hữu của chiếc ví nên không có quyền định đoạt số tiền trong chiếc ví đó. (0,5điểm)

- Bạn Cường sai vì bạn Cường không phải là chủ sở hữu của chiếc ví nên cũng không có quyền khai thác sử dụng tài sản trong chiếc ví đó. (0,5điểm)

b. Nếu chứng kiến sự việc trên, em sẽ khuyên các bạn như sau:

- Mọi công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, của tổ chức, của tập thể và của Nhà nước. (0,25điểm)

- Nhặt được của rơi phải trả lại cho cho chủ sở hữu hoặc thông báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật. (0,25điểm)

- Nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo quy định của pháp luật(0,25điểm).

- Tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức thật thà, liêm khiết, tự trọng, trung thực của học sinh. (0,75điểm)

4. Đề số 4

Câu 1: ( 2 điểm )

Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” là nói đến phạm trù cơ bản nào của đạo đức ? Nêu ý nghĩa câu tục ngữ đó ?

Câu 2: ( 2 điểm )

Tình huống : Trong giờ kiểm tra môn Sinh, có một câu hỏi lí thuyết, Tuấn có nhớ nhưng không chắc chắn lắm. Bạn Minh đã làm được rồi, bạn ấy học giỏi lắm, Tuấn có thể chỉ cần liếc nhanh qua bên là có thể “giải quyết” được. Và còn cách khác nữa: Cô giáo đang ngồi trên bục giảng và không hề để ý về hướng Tuấn nên em có thể thao tác thật nhanh. Nói chung, các phương án đều có thể thực hiện nhanh gọn và an toàn, để rồi Tuấn sẽ được điểm cao. Thế nhưng, ... Tuấn lại không làm như vậy. Nộp bài rồi, mấy bạn trong lớp nói Tuấn sao dại thế, giở sách một chút thì có ảnh hưởng gì đến đạo đức đâu! Nhưng Tuấn lại không nghĩ thế, em thấy thật thanh thản trong lòng !

Câu hỏi:

1) Hành vi của Tuấn là thuộc về phạm trù nào của Đạo đức học và biểu hiện ờ trạng thái nào ?

2) Tại sao mặc dù làm bài kiểm tra chưa thật tốt nhưng Tuấn lại cảm thấy thanh thản trong lòng ?

ĐÁP ÁN

Câu 1: ( 2 điểm )

- Ý 1: Nêu đúng câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” thuộc phạm trù đạo đức: Nhân phẩm và Danh dự. ( 1 điểm )

- Ý 2: Nêu đúng ý nghĩa câu tục ngữ, phù hợp với quan niệm đạo đức, diễn đạt rõ ràng. (1 điểm )

Câu 2: ( 2 điểm )

1) Hành vi của Tuấn thuộc phạm trù Lương tâm, được biểu hiện ở trạng thái thanh thản lương tâm. Tuấn đã tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. ( 1 điểm )

2) Mặc dù bài kiểm tra chưa thật tốt nhưng Tuấn lại thấy thanh thản trong lòng, là vì Tuấn đã trung thực trong khi làm bài kiểm tra, có nghĩa là đã không làm điều xấu, không phù hợp với đạo đức học sinh. Khi ấy Tuấn cảm thấy lương tâm mình trong sạch, không mờ ám, rất thanh thản. ( 1 điểm )

Câu 3: ( 3 điểm )

- Ý 1: Nêu khái niệm hợp tác: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc hay một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. ( 1 điểm )

- Ý 2: Ý nghĩa của hợp tác: Tạo nên sức mạnh tổng hợp về trí tuệ, thể chất, tinh thần để đem lại chất lượng và hiệu quả cao cho công việc chung; Hợp tác là một phẩm chất, một yêu cầu đối với một công dân trong xã hội hiện đại. ( 1 điểm )

- Ý 3: Nguyên tắc của hợp tác: Tự nguyện, bình đẳng, các bên đều có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác. ( 1 điểm )

Câu 4: ( 3 điểm )

- Ý 1: Nêu khái niệm Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc. ( 1 điểm )

- Ý 2 : Trình bày trách nhiệm xây dựng Tổ quốc. ( Mỗi ý đúng 0,5 điểm )

+ Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động, có mục đích và động cơ học tập đúng đắn.

+ Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; có lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xã các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh với các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng.

+ Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phơng, của đất nớc. Thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

+ Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực phù hợp với khả năng.

+ Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc.

5. Đề số 5

Câu 1 (5.0 điểm).

Em hiểu như thế nào về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí? Có mấy loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí? Đó là những loại nào? Cho các ví dụ để minh họa?

Câu 2 (5.0 điểm).

Em hãy cho biết: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? Nêu nội dung của các quyền đó? Công dân phải làm những gì để thực hiện tốt các quyền tự do cơ bản?

ĐÁP ÁN

Câu 1

Ý 1

Em hiểu thế nào về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí?

* Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

 Có 3 dấu hiệu vi phạm pháp luật:

+ Là hành vi trái pháp luật;

+ Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện

+ Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.

* Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

Ý 2

Có 4 loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

- Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự. Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thể hiện ở chỗ người đó phải chấp hành hình phạt theo quyết định của tòa án. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự do tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm. Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội (14 đến dưới 18 tuổi lấy nguyên tắc giáo dục là chủ yếu.

- Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước. Người vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính do cố ý; Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra.

- Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự. Người từ đủ 6 đến dưới 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, có các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập và thực hiện.

- Vi phạm kỷ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước ... do pháp luật hành chính, lao động bảo vệ. Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc.

Ý 3

Cho các ví dụ minh họa.

Các ví dụ về 4 loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

Câu 2

Ý 1

 Khái niệm, nội dung của 3 quyền:

* Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là không ai bị bắt nếu như không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

- Nội dung: Không một ai dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ. Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam giữ người thì cán bộ nhà nước có thẩm quyền phải tuân theo những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

* Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân: Công dân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

- Nội dung:

+ Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác. Pháp luật quy định không ai được đánh người, nghiêm cấm hành vi xâm phạm tới tính mạng của người khác như: Giết người, đe dọa giết người, làm chết người.

+ Không ai được xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của người khác.

* Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân: Chỗ ở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

- Nội dung:

+ Cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm pháp luật. Về nguyên tắc không ai được tự tiện vào chỗ ở của người khác.

+ Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật cho phép mới được khám xét chỗ ở của người khác, tuy nhiên cũng không được khám xét tùy tiện mà phải tuân theo những trình tự, thủ tục pháp luật quy định.

Ý 2

Trách nhiệm của công dân:

- Công dân phải học tập, tìm hiểu để nắm được các quyền tự do cơ bản của mình, biết phân biệt hành vi đúng pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ mình, người xung quanh.

- Biết phê phán, đấu tranh trước những việc làm sai trái vi phạm các quyền tự do cơ bản của công dân.

- Tích cực tham gia giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành quyết định bắt người, khám xét chỗ ở trong trường hợp được pháp luật cho phép.

- Tự rèn luyện, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật để sống văn minh tôn trọng pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật của nhà nước, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.

Câu 3

Ý 1

- Lí do bố An đưa ra là không xác đáng.

- Vì cả hai bố con An đều tham gia giao thông nên phải biết và nắm được Luật Giao thông, trong đó có quy định về đường một chiều.

- Cảnh sát giao thông phạt hai bố con An là đúng.

- An có phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình vì đã 16 tuổi

Ý 2

- Trong tình huống trên, cả hai bố con An đều có lỗi.

- Vì họ đều biết rằng đi vào đường một chiều là sai, có thể gây tai nạn nguy hiểm cho bản thân và cho người khác cùng tham gia giao thông song họ vẫn đi vào.

Ý 3

- Hai bố con bạn An phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Cảnh sát giao thông với thẩm quyền được giao, nhân danh pháp luật và quyền lực nhà nước, căn cứ vào các quy định của pháp luật và quyền lực nhà nước, căn cứ vào các quy định của Luật giao thông đường bộ và Nghị định của Chính phủ để phạt hai bố con bạn An.

- Cảnh sát giao thông phạt hai bố con bạn An tức là buộc hai bố con An phải chịu trách nhiệm về hành vi trái pháp luật của mình , đồng thời qua đó, giáo dục bố con An và những người khác phải có ý thức chấp hành pháp luật nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và cho những người xung quanh.

Ý 4

- Bố của An đi xe máy vào đường ngược chiều cho nên sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi đó.

- Bạn An cũng đi xe máy vào đường ngược chiều nên cũng sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi đó. Bên cạnh đó, nếu xe máy của An điều khiển có dung tích xi lanh trên 50 cm3 thì An còn phải chịu thêm một trách nhiệm pháp lí về hành vi này.

- Căn cứ vào những vi phạm của hai bố con bạn An thì họ phải chịu trách nhiệm hành chính.

Câu 4

1- Chị Hà gửi đơn đến Ủy ban nhân dân tỉnh là không đúng trình tự giải quyết khiếu nại.

2- Trong trường hợp này, chị Hà cần gửi đơn khiếu nại đến chính người Giám đốc Công ty đã ra quyết định kỷ luật chị. Chỉ khi nào chị Hà không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của Giám đốc thì chị mới gửi đơn khiếu nại đến người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của Giám đốc cơ quan chị.

Câu 5

Học sinh nêu được:

- Thắc mắc của gia đình Ba là sai.

- Vì: Ba phải chịu hình phạt nặng hơn vì Ba đã thành niên, đủ tuổi để hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình. Hình phạt dành cho Hạnh nhẹ hơn vì Hạnh ở tuổi vị thành niên, hình phạt dành cho hạnh như vậy là công bằng theo đúng quy định của Bộ luật Hình sự.

---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 năm 2021 Tỉnh Long An. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?