TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
Phan Châu Trinh, Sách Ngữ văn 8, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục ViệtNam, 2015
Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Câu 2. Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc như thế nào ? (Không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc.)
Câu 3. Nêu ý nghĩa của bài thơ.
Câu 4. Kể tên các bài thơ và tác giả đã học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 8, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng chủ đề với bài thơ này.
II. PHẦN LÀM VĂN (8.0 điểm)
Thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết ở Việt Nam mà em yêu thích.
--- HẾT ---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được Phan Châu Trinh làm trong thời gian bị bắt đày ra Côn Lôn (Côn Đảo) (1908-1910).
Câu 2.
Trên hòn đảo trơ trọi, giữa nắng gió biển khơi, trong chế độ nhà tù khắc nghiệt của thực dân Pháp, người tù buộc phải làm công việc lao động khổ sai hết sức cực nhọc, không ít người đã kiệt sức và gục ngã…
Câu 3.
Nêu ý nghĩa của bài thơ: Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng, bài thơ giúp ta cảm nhận được hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng, đổi chí.
Câu 4.
Ba bài thơ, ba tác giả: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu; Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà, Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải.
II. PHẦN LÀM VĂN
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về hoa mai.
b. Thân bài:
- Nguồn gốc và phân bố:
+ Loài hoa thuộc chi Mai, họ Mai.
+ Hoa mai là một loài cây dại, thân gỗ mọc ở rừng sau đó được con người mang về nhân giống, trồng và thành loài cây cảnh như ngày nay.
- Phân bố: xuất hiện chủ yếu ở nhiều nơi trên khắp đất nước ta nhưng tập trung nhiều hơn cả là ở dãy núi Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa.
- Những đặc điểm của hoa mai:
+ Hoa mai được chia làm nhiều loại khác nhau như mai tứ quý, mai vàng, mai chiếu thủy, mai trắng,…
+ Mai là loại cây thân gỗ, thân cây nhỏ có màu nâu sẫm góp phần điểm to cho sự mảnh mai, duyên dáng của cây mai.
+ Lá cây mai màu xanh đậm, nhỏ xinh như lá chanh.
+ Nụ mai thường nhỏ, được che chở, bao bọc bởi những đài hoa. Chúng thường kết lại với nhau tạo thành một chùm từ bảy đến mười nụ.
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (2.5 điểm)
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục...cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
...
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”.
(Trích bài thơ Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh, Sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau:
1. Bài thơ Tiếng gà trưa được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Theo thể thơ nào?
2. Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì?
3. Xác định điệp ngữ trong khổ thơ thứ nhất “Trên đường hành quân xa... Nghe gọi về tuổi thơ”?
4. Nêu ý nghĩa của bài thơ?
5. Kể tên các bài thơ và tác giả thuộc chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
II. PHẦN LÀM VĂN (7.5 điểm)
Trình bày cảm nghĩ của em về cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê hương.
--- HẾT ---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1:
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tiếng gà trưa: Bài thơ được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ 5 tiếng, có chỗ biến đổi linh hoạt.
Câu 2:
Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc: Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, gợi về những kỉ niệm tuổi thơ với hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, gợi về hình ảnh người bà thân yêu...
Câu 3: Xác định điệp ngữ trong khổ thơ thứ nhất “Trên đường hành quân xa...Nghe gọi về tuổi thơ”:
- Cục...cục tác cục ta
- Nghe...nghe...nghe
Câu 4: Ý nghĩa của bài thơ: Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
Câu 5: Kể tên các bài thơ và tác giả thuộc chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Cảnh khuya, Rằng tháng giêng (Hồ Chí Minh) và Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh).
II. PHẦN LÀM VĂN
a. Mở bài:
- Giới thiệu về cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê em: đó là biểu tượng của quê hương đã gắn bó với bao thế hệ người dân quê em.
- Nêu khái quát những tình cảm em dành cho cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê em: gắn bó với tuổi thơ, yêu mến, trân trọng... (Khuyến khích sự sáng tạo trong phần mở bài của học sinh).
b. Thân bài: Miêu tả cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê em kết hợp phát biểu cảm nghĩ:
- Hình ảnh của cánh đồng (hoặc dòng sông, con đường) quê em.
-(Để xem tiếp đáp án của phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
ĐỀ SỐ 3
Phần I: Trắc nghiệm (2.0 điểm)
Hãy trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của cá từ : xe máy, xe đạp, xích lô, ô tô...
A. Vũ khí
B. Kim loại
C. Xe cộ
D. Y phục
Câu 2: Trong các từ sau từ nào là từ tượng thanh?
A. Xôn xao
B. Chốc chốc
C. Vật vã
D. Mải mốt
Câu 3: Từ “à” trong câu : “mẹ đi làm rồi à?” thuộc loại từ nào?
A. Quan hệ từ
B. Trợ từ
C. Thán từ
D. Tính thái từ
Câu 4: Từ “đi” trong câu nào sử dụng phép nói giảm nói tránh ?
A. Bác đã đi rồi sao Bác ơi ?
B. Trên bến cảng Nhà Rồng, Bác đã ra đi.
C. Đi trên sông Vàm một đêm trăng rằm
D. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần
Phần II: Tự luận (8.0 điểm)
Câu 1: Dấu ngoặc kép dùng để làm gì? Lấy ví dụ minh họa.
Câu 2: Đặt các câu ghép có các vế câu thể hiện các kiểu quan hệ sau:
- Quan hệ điều kiện
- Quan hệ tương phản
- Quan hệ tăng tiến
- Quan hệ lựa chọn
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nói giảm, nói tránh.
--- HẾT ---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Phần I: Trắc nghiệm
1. C
2. A
3. D
4. D
Phần II: Tự luận
Câu 1:
- Công dụng dấu ngặc kép:
+ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. Ví dụ: Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”.
+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai. Ví dụ: Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người.
+ Đánh dấu tên tác phẩm, tớ báo, tập san được dẫn. Ví dụ: Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống” … ra đời.
Câu 2: Đặt câu ghép:
- Quan hệ điều kiện: Nếu ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi.
- Quan hệ tương phản: Anh ấy ốm nặng nhưng anh ấy vẫn lạc quan.
- Quan hệ tăng tiến: Không những hoa sen đẹp mà nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam.
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của phần Tự luận vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
ĐỀ SỐ 4
I. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)
Câu 1: Bài Sông núi nước Nam được làm theo thể thơ nào?
A. Ngũ ngôn.
B. Thất ngôn tứ tuyệt.
C. Thất ngôn bát cú.
D. Song thất lục bát.
Câu 2: Bài thơ Qua đèo Ngang thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
A. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn.
B. Yêu mến, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
C. Đau xót ngậm ngùi trước sự thay đổi của quê hương.
D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ.
Câu 3: Bài thơ Bánh trôi nước có ngụ ý sâu sắc gì?
A. Miêu tả bánh trôi nước.
B. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp và nghĩa tình sắt son của người phụ nữ.
C. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ, đồng thời cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của họ.
D. Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ.
Câu 4: “Lom khom dưới núi, tiều vài chú/ Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”. Nghệ thuật nổi bật trong hai câu thơ trên là gì?
A. Nhân hóa.
B. Dùng từ láy.
C. So sánh.
D. Đảo ngữ
Câu 5: Đâu là từ ghép đẳng lập trong các từ sau?
A. Nhà cửa.
B. Xanh ngắt.
C. Tím nâu.
D. Nhà cao tầng.
Câu 6: Từ ghép gồm những loại từ nào?
A. Từ ghép - từ láy.
B. Từ ghép đẳng lập - từ láy.
C. Từ đơn - từ phức.
D. Từ ghép chính phụ - từ ghép đẳng lập.
Câu 7: Tại sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí?
A. Từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng.
B. Dùng từ Hán Việt nghe lịch sự.
C. Từ Hán Việt mang mang tính biểu cảm.
D. Từ Hán Việt mang tính chân thật.
Câu 8: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là trời?
A. Thiên lí.
B. Thiên thư.
C. Thiên thanh.
D. Thiên tử.
II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm): Chép thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan). Cho biết thể loại và nội dung của bài thơ?
Câu 2. (5.0 điểm): Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) và bài “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến).
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Cuối văn bản “Cổng trường mở ra”,người mẹ nói: “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra…”. Em hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu cho biết thế giới kì diệu đó là gì?
Câu 2: Phát biểu cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý nhất.
--- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1:
Học sinh trình bày được các ý sau:
- Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn, có sử dụng phương tiện liên kết phù hợp.
- Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải có được các ý sau:
+ Về tri thức: Cung cấp và mở rộng tri thức.
+ Về tình cảm: Bồi đắp tình cảm tốt đẹp về tình bạn bè, tình thầy cô, đạo lí làm người.
+ Về năng lực, phẩm chất: Rèn cho mỗi người ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
→ Là môi trường tốt nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của mỗi người.
Câu 2:
- Mở bài: Giới thiệu người thân mà em yêu quý và tình cảm của em đối với người ấy.
- Thân bài:
+ Miêu tả những nét nổi bật, đáng chú ý: làn da, mái tóc, hành động,… của người thân và tình cảm, cảm xúc của em.
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020 Trường THCS Trần Phú. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây: