Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 Trường THCS Phú Hòa có đáp án

TRƯỜNG THCS PHÚ HÒA

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 7

Thời gian: 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Vì sao thủy tức trao đổi khí qua thành cơ thể?

A. Vì chúng có ruột dạng túi

B. Vì chúng không có cơ quan hô hấp

C. Vì chúng không có hậu môn

D. Vì chưa có hệ thống tuần hoàn

Câu 2. Đặc điểm của hệ thần kinh của thuỷ tức là?

A. Hệ thần kinh hình lưới.

B. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

C. Hệ thần kinh dạng ống.

D. Hệ thần kinh phân tán, chưa phát triển.

Câu 3. Thủy tức hô hấp

A. Bằng phổi

B. Bằng mang

C. Bằng toàn bộ bề mặt cơ thể

D. Bằng cả ba hình thức

Câu 4. Ngành giun dẹp, loài nào sống tự do

A. Sán lông

B. Sán lá

C. Sán dây

D. Không loài nào

Câu 5. Vật chủ trung gian thường thấy của sán lá gan là gì?

A. Cá.                    B. Ốc                     C. Trai.           D. Hến.

Câu 6. Đặc điểm chung nổi bật nhất ở các đại diện ngành Giun dẹp là gì?

A. Ruột phân nhánh.

B. Cơ thể dẹp.

C. Có giác bám.

D. Mắt và lông bơi tiêu giảm.

Câu 7. Trong cơ thể người, giun đũa thường kí sinh ở

A. Máu

B. Ruột non

C. Cơ bắp

D. Gan

Câu 8. Vì sao khi kí sinh trong ruột non, giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa?

A. Vì giun đũa chui rúc dưới lớp niêm mạc của ruột non nên không bị tác động bởi dịch tiêu hóa.

B. Vì giun đũa có khả năng kết bào xác khi dịch tiêu hóa tiết ra.

C. Vì giun đũa có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể.

D. Tất cả các ý trên đều đúng

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: Đặc điểm chung và vai trò của một số đại diện ngành ruột khoang?

Câu 2: Sơ đồ vòng đời của giun đũa?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

B

D

D

A

A

B

C

C

 

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1:

Đặc điểm chung

- Cơ thể đối xứng tỏa tròn

- Ruột dạng túi

- Thành cơ thể có 2 lớp tb, giữa 2 lớp là tầng keo

- Tự vệ, tấn công bằng tế bào gai.

Vai trò

-  Trong tự nhiên:

+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên

+ Có ý nghĩa sinh thái đối với biển và đại dương

- Đối với đời sống:

+ Làm đồ trang trí, trang sức

+ Là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi

+ Làm thực phẩm có giá trị

+ Hóa thạch san hô là vật chỉ thị trong nghiên cứu địa chất

- Tác hại:

+ Một số loài gây ngứa và độc cho con người

+ Tạo đá ngầm  ảnh hưởng đến giao thông.

Câu 2: Sơ đồ vòng đời của giun đũa:

---------------------------0.0-------------------------

ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Giun đũa chui được qua ống mật nhờ đặc điểm nào sau đây?

A. Cơ dọc kém phát triển.

B. Không có cơ vòng.

C. Giác bám tiêu giảm.

D. Đầu nhọn.

Câu 2. Giun đũa gây ảnh hưởng như thế nào với sức khỏe con người?

A. Hút chất dinh dưỡng ở ruột non, giảm hiệu quả tiêu hoá, là cơ thể suy nhược.

B. Số lượng lớn sẽ làm tắc ruột, tắc ống dẫn mật, gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

C. Sinh ra độc tố gây hại cho cơ thể người.

D. Ý A và B đều đúng.

Câu 3. Ý nghĩa sinh học của việc giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực là

A. Giúp con cái bảo vệ trứng trong điều kiện sống kí sinh.

B. Giúp tạo và chứa đựng lượng trứng lớn.

C. Giúp tăng khả năng ghép đôi vào mùa sinh sản.

D. Giúp tận dụng được nguồn dinh dưỡng ở vật chủ.

Câu 4. Giun dẹp có bao nhiêu loài

A. 1 nghìn loài

B. 2 nghìn loài

C. 3 nghìn loài

D. 4 nghìn loài

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải là đặc điểm chung của ngành Giun dẹp

A. Cơ quan sinh dục phát triển, đẻ nhiều

B. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên

C. Có hậu môn

D. Có giác bám

Câu 6. Giun dẹp chủ yếu sống

A. Tự do

B. Kí sinh

C. Tự do hay kí sinh

D. Hình thức khác

Câu 7. Sinh sản kiểu nảy chồi ở san hô khác thuỷ tức ở điểm nào?

A. San hô nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi còn non; thuỷ tức nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi trưởng thành.

B. San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ; thuỷ tức nảy chồi, khi chồi trưởng thành sẽ tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.

C. San hô nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi trưởng thành; thuỷ tức khi chồi trưởng thành vẫn không tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.

D. San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ; thuỷ tức khi chồi chưa trưởng thành đã tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.

Câu 8. Loài nào sống cộng sinh với tôm ở nhờ giúp di chuyển?

A. San hô

B. Hải quỳ

C. Thủy tức

D. Sứa

 II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: So sánh dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị?

Câu 2: Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

D

D

B

D

C

B

B

B

 

-(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 Trường THCS Phú Hòa có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?