Bộ 3 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020 Trường THCS Đào Duy Anh

TRƯỜNG THCS ĐÀO DUY ANH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN NGỮ VĂN 7

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

PHẦN I. TRẮC NHIỆM (3.0 điểm)

Câu 1: Trong những từ sau từ nào là từ ghép đẳng lập

A. Xe đạp    

B. Quần áo    

C. Cá chép    

D. Cây bàng

Câu 2: Trong những từ sau, từ nào là từ láy?

A. Thăm thẳm.    

B. tươi tốt.    

C. hoa hồng.    

D. tóc tai.

Câu 3: Trong câu “Họ đã làm xong công việc”, đại từ “Họ” thuộc ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ hai.    

B. Ngôi thứ nhất số ít.

C. Ngôi thứ ba số ít.    

D. Ngôi thứ ba số nhiều.

Câu 4: Trong các câu sau đây, câu nào có dùng quan hệ từ?

A. Bố mẹ rất buồn.

B. Chiều hôm qua,anh ấy đến câu lạc bộ.

C. Dòng sông này nước rất trong.

D. Bạn và tôi cùng đến trường.

Câu 5: Cặp từ nào sau đây không phải là từ trái nghĩa ?

A. Ra - Vào.    

B. Đẹp - Xấu.    

C. Chạy - Nhảy.    

D. Lở - Bồi.

Câu 6: Từ nào đồng nghĩa với từ tinh khiết ?

A. Thanh nhã    

B.Trong sạch    

C. Trắng thơm    

D. Thơm mát.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu 1: Đặt câu với cặp quan hệ từ sau và cho biết ý nghĩa của cặp quan hệ từ đó:

Vì - nên , Giá mà - thì.

Câu 2: Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 2

PHẦN I. TRẮC NHIỆM (3.0 điểm)

Câu 1: Xác định từ láy trong những từ sau đây :

A. Đằng đông    

B. Sáng sớm    

C. Thơm tho    

D. Đây đó.

Câu 2: Các đại từ: Tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày … trỏ gì?

A. Người.    

B. Số lượng.

C. Hoạt động, tính chất, sự việc.    

D. Người hoặc sự vật

Câu 3: Câu sau đây mắc lỗi gì về quan hệ từ “Chúng tôi lắng nghe câu chuyện đầu đến cuối”

A. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

B. Thiếu quan hệ từ.

C. Thừa qua hệ từ

D. Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết

Câu 4: Chọn các từ đồng nghĩa dưới đây điền vào dấu (...) trong câu văn sau sao cho phù hợp với sắc thái biểu cảm: "Mẹ Nguyễn Thị Thứ là người mẹ Việt Nam anh hùng, có nhiều con (...) trong các cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc".

A. Hi sinh    

B. Chết    

C. Tử nạn    

D. Mất

Câu 5: Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “Thân thiết”?

A. Yêu thương    

B. Quý mến    

C. Kẻ thù    

D. Thương nhớ

Câu 6: Câu sau mắc lỗi gì về quan hệ từ:

“Tuy trời nắng nóng nên chúng tôi vẫn quyết định đi chơi.”

A. Thừa quan hệ từ

B. Thiếu quan hệ từ

C. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

D. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết

PHẦN II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu 1: Thế nào là từ đồng âm, cho ví dụ minh họa.

Khi sử dụng từ đồng âm, ta cần phải chú ý điều gì?

Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn (8-10 dòng) trong đó có sử dụng quan hệ từ. Chỉ ra các quan hệ từ đó.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

PHẦN I. TRẮC NHIỆM (3.0 điểm)

1. C

2. D

3. B

4. A

5. C

6. C

PHẦN II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu 1: 

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, chẳng liên quan gì với nhau.

- Ví dụ:

+ Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.

+ Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.

- Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

-(Để xem tiếp đán án của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I. TRẮC NHIỆM (3.0 điểm)

Câu 1: Trong những từ sau từ nào là từ ghép?

A. Xôn xao    

B. Hoa hồng    

C. Đo đỏ    

D. Lung linh

Câu 2: Trong câu “Tôi đi đứng oai vệ ”, đại từ “tôi” thuộc ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ hai.    

B. Ngôi thứ nhất số ít.

C. Ngôi thứ ba số ít.    

D. Ngôi thứ nhất số nhiều.

Câu 3: Từ “Thi sĩ” có nguồn gốc từ đâu?

A. Từ Hán Việt    

B. Từ thuần Việt    

C. Từ tiếng Anh    

D. Từ tiếng Pháp

Câu 4: Điền quan hệ từ thích hợp vào câu văn sau: “Bạn ấy cố gắng học …….cha mẹ vui lòng”

A. Để    

B. Vì    

C. Nhưng    

D. Thì

Câu 5: Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu ca dao sau đây :

“Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà”

A. Tết - Nhà    

B. Chẳng - Thì    

C. Giàu - nghèo    

D. Số - Ngày

Câu 6: Việc sử dụng từ láy trong 2 câu thơ sau có tác dụng biểu đạt chính như thế nào?

“Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

A. Tô đậm hình ảnh con người nhỏ bé giữa không gian bao la ở chốn Đèo Ngang.

B. Tô đậm tính chất thưa thớt, tiêu điều của cảnh sinh hoạt ở Đèo Ngang.

C. Gợi tả một không gian vũ trụ rộng lớn đối lập với con người nhỏ bé, cô đơn.

D. Gợi tả hình ảnh con người nhỏ nhoi, sự sống thưa thớt qua đó tô đậm khung cảnh đèo Ngang heo hút, hoang sơ.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu 1: (1.0 điểm) Chữa lại các câu văn sau cho hoàn chỉnh:

a. Đối với bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.

b. Qua bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.

Câu 2: (2.0 điểm) Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau đây:

a. Ăn, xơi, chén.

b. Cho, tặng, biếu.

Câu 3: (4.0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (8-10 dòng) theo đề tài tự chọn trong đó có sử dụng từ ghép và từ láy. Chỉ ra từ ghép và từ láy đó.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020 Trường THCS Đào Duy Anh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?