Bộ 5 đề thi HK2 năm 2021 môn GDCD lớp 9 Trường THCS Ngô Mây

BỘ 5 ĐỀ THI HK2 NĂM 2021 MÔN GDCD LỚP 9

TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY

1. Đề số 1

I. Lý thuyết (3 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Quyền và nghĩa vụ của công dân trong lao động?

Câu 2: (1 điểm) Em hãy cho biết Hôn nhân là gì?

II. Bài tập (7 điểm)

Câu 1: (1 điểm) Xác định các hành vi dưới đây hành vi nào vi phạm pháp luật về: Hình sự, hành chính, dân sự và kỉ luật.

a. Lê Thị Hoa đã lừa bán hai phụ nữ và một trẻ em qua bên kia biên giới.

b. Nam thường xuyên đi học trễ.

c. Anh Bi điều khiển xe mô tô lưu thông trên đường mà không chịu đội mũ bảo hiểm.

d. Nhà sách tự ý xuất bản và phổ biến tác phẩm mà chưa được sự đồng ý của tác giả.

Câu 2: (2 điểm) Nhà Hòa có hai anh em. Anh trai Hòa vừa có giấy gọi nhập ngũ, hay tin mẹ Hòa khóc lóc, buồn bã vì không muốn xa con và tìm mọi cách xin cho anh ở lại. Em là Hòa, em sẽ làm gì? Vì sao?

Câu 3: (2 điểm) Cửa hàng nhà bà Giang có giấy phép kinh doanh hàng điện tử, nhưng vì hàng bán được ít nên gần đây bà đã tự ý bán thêm hàng ăn vào buổi sáng. Có người nhắc nhở bà làm như vậy là trái với giấy phép kinh doanh.

 a. Theo em, việc làm của bà Giang là đúng hay sai ? Vì sao ?

 b. Nếu bà Giang là mẹ của em, em sẽ khuyên mẹ điều gì ?

Câu 4: (2 điểm) Khi bàn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, bạn Khải và Thành đưa ra hai ý kiến sau đây:

Ý kiến của Khải: Bảo vệ đất nước là nghĩa vụ của các lực lượng quân đội, công an và của người lớn. Học sinh nhỏ tuổi chưa đủ năng lực để thực hiện nghĩa vụ đó.

Ý kiến của Thành: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc chỉ phải thực hiện khi có chiến tranh, còn trong thời bình thì chúng ta nên tập trung làm tốt nghĩa vụ xây dựng đất nước là đủ.

Em hãy nêu ý kiến của mình?

ĐÁP ÁN

I. Lý thuyết (3 điểm)

Câu 1: ( 2 điểm)

Lao động là quyền của công dân:

- Sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm; ( 0.5đ)

- Lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình. (0.5đ)

Lao động là nghĩa vụ của công dân:

- Lao động là phương tiện để tự nuôi sống bản thân và gia đình. (0.5đ)

- Góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước. (0.5đ)

Câu 2: ( 1 điểm)

Hôn nhân là :

- Sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc, bình đẳng, tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận; (0.5đ)

- Nhằm chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc. (0.5đ)

II. Bài tập (7 điểm)

Câu 1 (1 điểm) : 0.25đ/ 1 câu trả lời đúng

Câu 2 ( 2 điểm): Học sinh nêu lên được nhận định phù hợp đạt 2 điểm

Câu 3 (2 điểm) : Việc làm của bà Giang là sai đạt 0.25đ, Học sinh giải thích: pháp luật quy định kinh doanh phải kê khai đúng mặt hàng mà mình kinh doanh, mặt hàng nào cũng phải xin phép và có giấy phép kinh doanh (0.75đ)

Học sinh đưa ra cách giải quyết phù hợp đạt 1đ

Câu 4 (2 điểm) : Học sinh nêu lên được nhận định phù hợp đạt 2 điểm

2. Đề số 2

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2.0 điểm)

Câu 1: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào biểu hiện là người có đạo đức?

A. Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà.

B. Gặp thầy cô ngoài khu vực trường học nên không phải chào.

C. Gặp người gặp khó khăn nhưng vì không quen biết nên không phải giúp.

D. Không tham gia ủng hộ các quỹ từ thiện vì mình còn chưa giàu.

Câu 2: Thuế là một phần…….. của…….. phải nộp vào ngân sách nhà nước chi dùng cho các công việc chung.

A. Tiền/ công dân và các tổ chức kinh tế

B. Thu nhập/ công dân và các tổ chức kinh tế

C. Tiền/ doanh nghiệp

D. Thu nhập. các doanh nghiệp

Câu 3: Anh X vô tình đánh chết người. Anh X đã vi phạm pháp luật nào dưới đây:

A. Hình sự

B. Hành chính

C. Dân sự

D. Kỷ luật

Câu 4: Hành vi nào dưới đây vi phạm về việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của học sinh hiện nay?

A. Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, sức khỏe.

B. Tích cực tham gia các phong trào bảo vệ trật tự, an ninh.

C. Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, vận động người khác tham gia.

D. Gia đình dùng tiền, mối uan hệ để không phải tham gia nghĩa vụ quân sự.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (8.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

Quy định về độ tuổi kết hôn ở nước ta là bao nhiêu? Nêu những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay.

Câu 2: (3.0 điểm)

Nam là học sinh lớp 9 (14 tuổi), để kiếm thêm tiền, em nhận đi vận chuyển hàng thuê. Lần này, em nhận vận chuyển một gói hàng lớn, trên đường đi, em bị các chú công an dừng kiểm tra và phát hiện bên trong có chứa 1 kg ma túy tổng hợp.

Trong trường hợp trên,

a. Nam có bị giữ lại để xử phạt không?

b. Nếu có, Nam đã vi phạm loại pháp luật nào?

c. Nếu Nam phải chịu trách nhiệm pháp lý, hãy giải thích vì sao?

Câu 3: (3.0 điểm)

Bình là học sinh lớp 9. Bạn ấy cho rằng vì là học sinh chưa đủ 18 tuổi, nên bạn ấy không phải lao động, mà chỉ tập trung học và chơi là được rồi.

a. Em có đồng ý với suy nghĩ của bạn Bình không?

b. Theo em là học sinh lớp 9 có nghĩa vụ lao động không? Vì sao?

c. Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, em cần phải làm gì?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2.0 điểm = 0.5 đ x 4)

1. A 2. B 3. A 4. D

II. TỰ LUẬN ( 8.0 điểm)

Câu 1

Nêu được những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam:

- Độ tuổi kết hôn là nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi

- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng

- Hôn nhân giữa các công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đều được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Câu 2

a. Nam có bị giữ lại để xử phạt

b. Vi phạm pháp luật hình sự

c. Do số lượng ma túy Nam vận chuyển ma túy tổng hợp với số lượng lớn, nên hành vi của Nam mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng, nên Nam đã đủ 14 tuổi và phải chịu trách nhiệm hình sự.

Câu 3

a. Em không đồng ý với suy nghĩ của bạn Bình

b. Học sinh lớp 9 cũng có nghĩa vụ lao động. Vì mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ lao động, lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân đối với tổ quốc; tùy theo độ tuổi của mình mà học sinh lớp 9 có thể tham gia các hoạt động lao động khác nhau.

Sau khi học bài về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân, là một học sinh, em thấy để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, em cần:

- Tích cực học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức để trở thành con ngoan trò giỏi, lớn lên đi làm, nuôi sống bản thân, gia đình.

- Tùy theo độ tuổi của mình, ở nhà tham gia lao động sản xuất giúp đỡ gia đình.

- Ở trường, tích cực tham gia các hoạt động lao động giữ gìn vệ sinh lớp học, trường học. Đồng thời tham gia các hoạt động lao động công ích, xây dựng và giúp đỡ cộng đồng.

3. Đề số 3

Câu 1:

Thế nào là vi phạm pháp luật? Nêu các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý tương ứng?

Câu 2:

Trong những việc làm sau đây, việc làm nào không thể hiện tính dân chủ? Giải thích vì sao?

a. Nam đến trường dự sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch.

b. Ông Bình là tổ trưởng tổ dân phố ra quyết định mỗi gia đình nộp 50.000 ngàn đồng để làm quỹ thăm hỏi những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

c. Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu mỗi học sinh đóng 5000 đồng vào quỹ “ Heo đất khuyến học” mỗi tuần.

d. Học sinh tham gia đóng góp ý kiến ở hội thảo: “ Những điều em muốn nói” trong nhà trường

Câu 3

Anh A bị mắc bệnh tâm thần. Trong khi lên cơn đã hành hung người khác gây thương tật trên 20% cho người đó.

- Vì sao anh A không phải thực hiện trách nhiệm pháp lí?

- Em hãy cho biết biện pháp bắt buộc đối với anh A trong trường hợp này?

Câu 4

Dựa vào kiến thức của mình, em hãy viết 1 đoạn văn ( 8-10 câu) giới thiệu về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta để bạn bè cùng biết. (Phong tục tập quán, lễ hội, trò chơi dân gian, trang phục truyền thống, đạo đức, cách ứng xử…)

ĐÁP ÁN

Câu 1

- Là hành vi trái pháp luật , có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện  0.5đ xâm hại đến các QH xã hội được PL bảo vệ 0.5đ

- Các loại VPPL và TNPL tương ứng:

VPPL hình sự - trách nhiệm hình sự 0.25đ

VPPL hành chính – trách nhiệm hành chính 0.25đ

VPPL dân sự - trách nhiệm dân sự 0.25đ

VP kỉ luật – trách nhiệm kỉ luật 0.25đ

Câu 2

- Câu b, c (0.5đ/ câu)

- Giải thích: tình huống ở câu b, c mang tính bắt buộc 0.5đ , không đưa ra để tập thể bàn bạc, thống nhất ý kiến 0.5đ

Câu 3

- Vì anh A là người không đủ năng lực trách nhiệm pháp lí (1đ ) (mắc bệnh về thần kinh nên không đủ khả năng nhận thức điều khiển hành vi)

- Anh phải thực hiện nghĩa vụ chữa bênh bắt buộc. 1đ

Câu 4

- Học sinh viết 1 đoạn bao gồm mở đoạn, kết đoạn, đủ số câu theo yêu cầu 0.5đ

- Nội dung đạt yêu cầu: 1.5 đ

4. Đề số 4

Câu 1 : Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng cách : Trực tiếp và gián tiếp. Em hãy cho biết cách tham gia gián tiếp ? (1 điểm)

Câu 2 : Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận. Em hãy cho 2 ví dụ đối với  hoạt  động kinh doanh sản xuất, 2 ví dụ đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ và 2 ví dụ đối với hoạt động trao đổi hàng hóa ? (3 điểm)

Câu 3 : Tình huống :

Tháng 9/2008, Bộ tài nguyên môi trường đã phát hiện ra vụ việc sai phạm của công ty Bột ngọt Vedan (Công ty TNHH Vedan Việt Nam).

Theo đó thì công ty Vedan đã hằng ngày xả nước thải bẩn (chưa qua xử lý) trực tiếp ra sông Thị Vải (Đồng Nai) suốt 14 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động (1994): khoảng 45.000m3/tháng. 
- Hỏi :  Công ty Vedan có vi phạm pháp luật hay không ? (1 điểm). Vì sao? (2 điểm)

ĐÁP ÁN

Câu 1 :

Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng cách :

Gián tiếp : Tham gia thông qua đại biểu của nhân dân (ví dụ : đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp) để họ kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền giải quyết . (1 điểm)

Câu 2:

Mỗi ví dụ đúng : 0,5 điểm.

Câu 3 :

Công ty Vedan đã vi phạm pháp luật. (1 điểm)

Giải thích đúng : (2 điểm) (Gợi ý : Hành động này gây ô nhiễm nặng cho dòng sông Thị Vải, gây chết các sinh vật sống ở sông này và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân ven sông...)

5. Đề số 5

Câu 1: Vi phạm pháp luật hình sự là:

A..hành vi xâm hại đến các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự .

B.hành vi gây nguy hiểm cho xã hội,được qui định trong bộ luật hình sự.

C.hành vi xâm hạicác qui tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm.

D.hành vi vi phạm pháp luật,xâm hại các quan hệ lao động,công vụ nhà nước.

Câu 2: Vi phạm pháp luật dân sự là:

A..hành vi gâynguy hiểm cho xã hội,được qui định trong bộ luật hình sự

B..hành vi xâm hạicác qui tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm.

C..hành vi xâm hại đến các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự .

D.hành vi xâm hại các quan hệ lao động,công vụ nhà nước.

Câu 3: Vi phạm pháp luật hành chính là:

A. hành vi xâm hạicác qui tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm

B.hành vi xâm hại đến các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác.

C.hành vi gây nguy hiểm cho xã hội,được qui định trong bộ luật hình sự

D.hành vi xâm hại các quan hệ lao động,công vụ nhà nước.

Câu 4: Vi phạm kỉ luật là:

A.hành vi xâm hại các quan hệ lao động,công vụ nhà nước.

B.hành vi gây nguy hiểm cho xã hội,được qui định trong bộ luật hình sự

C.hành vi vi xâm hạicác qui tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm.

D.hành vi xâm hại các quan hệ lao động,công vụ nhà nước.

Câu 5. Nhà nước ta quy định cấm nhận trẻ em ở độ tuổi nào dưới đây vào làm việc ?

A.Dưới 16tuổi.

B.Dưới 15tuổi.

C.Dưới 17 tuổi.

D.Dưới 18 tuổi.

Câu 6. Nhà nước ta quy định độ tuổi tối thiểu được phép kết hôn là:

A.Nam ,nữ 18 tuổi.

C.Nam 20 tuổi,nữ 22 tuôi.

B.Nam nữ 20 tuổi

D.Nam 20 tuổi,nữ 18 tuổi.

Câu 7. Hôn nhân hợp pháp được nhà nước thừa nhận là cuộc hôn nhân

A.có tổ chức hôn lễ..

C.nam nữ kết hôn đúng độ tuổi.

B.có giấy chứng nhận kết hôn.

D.nam ,nữ tự nguyện

Câu 8. Kéo dài thời gian thử việc là hành vi vi phạm luật lao động của :

A.Người sử dụng lao động

C.Người quá tổi lao động

B.Người lao động.

D.Người chưa đến độ tuổi lao động.

Câu 9.Câu ca dao, tục ngữ,quan điểm nào sau đây vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày

A.chồng chúa vợ tôi.

C.đàn ông năm thê bảy thiếp

B.đỉa đeo chân hạc.

D.môn đăng hậu đối.

Câu 10. Có mấy loại vi phạm pháp luật?

A.2

B.3

C. 4

D.5

Câu 11. Năng lực trách nhiệm pháp lí của mỗi người được nhà nước quy định phụ thuộc vào mấy yếu tố?

A.5

C.3

B. 4

D.2

Câu 12: Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử khi có ngày sinh là?

A. 21/5/1990

B. 21/4/1991

C. 21/5/1994.

D. 21/5/1993.

Câu 13: Hiến pháp 2013 quy định mọi công dân?

A. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

B. Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

C. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.

D. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử.

Câu 14: Nhận định nào sai: Dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt

A. Giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. Tình trạng pháp lý.

C. Trình độ văn hoá, nghề nghiệp.

D. Thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử

Câu 15: Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền ứng cử

A. Người bị khởi tố dân sự.

B. Người đang chấp hành quyết định hình sự của Toà án.

C. Người đang bị xử lý hành chính về giáo dục tại địa phương.

D. Người đã chấp hành xong bản án hình sự nhưng chưa được xoá án.

Câu 16: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

A. Quyền ứng cử.

B. Quyền kiểm tra, giám sát.

C. Quyền đóng góp ý kiến.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 17: Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền bầu cử

A. Người đang bị quản thúc.

B. Người đang bị tạm giam.

C. Người bị tước quyền bầu cử theo bản án của Toà án.

D. Người mất năng lực hành vi dân sự.

Câu 18: Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng

A. 1 con đường duy nhất.

B. 2 con đường.

C. 3 con đường.

D. 4 con đường.

Câu 19: Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư .... là

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp

C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu 20: Ở phạm vi cơ sở, chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.

C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu 21 : Những hành vi nào dưới đây được cho là bảo vệ tổ quốc ?

A. Tham gia nghĩa vụ quân sự đúng kỳ hạn.

B. Bảo vệ an ninh trật tự thôn, xóm.

C. Vận động bạn bè tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự.

D. Cả A,B, C.

Câu 22 : Những hành động nào được cho là trái với pháp luật ?

A. Kích động người dân biểu tình.

B. Đập phá tại các cơ quan hành chính.

C. Lừa đảo chiếm đoạt tiền của dân nghèo.

D. Cả A,B,C, D.

Câu 23 : Bảo vệ Tổ quốc bao gồm?

A. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.

B. Thực hiện nghĩa vụ quân sự.

C. Bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.

D. Cả A,B, C.

Câu 24: Độ tuổi nhập ngũ là?

A. 17 tuổi.

B. Đủ 17 tuổi.

C. 18 tuổi.

D. Đủ 18 tuổi.

Câu 25: Có một số thanh niên phát tán các tài liệu nói xấu Đảng và Nhà nước và kích động người dân đi biểu tình. Hành vi đó là?

A. Phá hoại nhà nước.

B. Bảo vệ nhà nước.

C. Hành động yêu nước.

D. Hành động khiêu khích chính quyền.

Câu 26: Trên các trang facebook xuất hiện các đoạn clip nói không đúng sự thật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Kêu gọi mọi người chia sẻ bài.

B. Kêu gọi mọi người không chia sẻ bài vì đó là những tin phản động.

C. Coi như không biết gì.

D. Tham gia các nhóm phản động đó.

Câu 27: Cùng với việc bảo vệ Tổ quốc chúng ta cần phải làm gì?

A. Xây dựng Tổ quốc.

B. Phá hoại Tổ quốc.

C. Ngoại giao với các nước khác.

D. Trang bị vũ khí hiện đại.

Câu 28: Khi đang đi học đại học, việc nhập ngũ sẽ được hoãn đến năm bao nhiêu tuổi?

A. 22 tuổi.

B. 24 tuổi.

C. 25 tuổi.

D. 27 tuổi.

Câu 29: Nếu trốn tránh nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?

A. Từ 1,5 - 2 triệu.

B. Từ 2 – 3 triệu.

C. Từ 3 – 5 triệu.

D. Từ 5 – 7 triệu.

Câu 30: Mức hình phạt cao nhất khi công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự là?

A. Phạt tiền.

B. Cảnh cáo.

C. Kỉ luật.

D. Truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu 31 : Những hành vi nào dưới đây cho là sống có đạo đức ?

A. Giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

B. Chăm sóc ông bà, cha mẹ những lúc ốm đau.

C. Tham gia hiến máu nhân đạo.

D. Cả A,B, C.

Câu 32 : Trong các hành vi dưới đây , hành vi nào vi phạm lối sống đạo đức ?

A. giúp kẻ xấu làm việc trái với pháp luật

B. Thăm hỏi gia đình liệt sỹ

C. Tàng trữ vận chuyển, sử dụng ma túy

D. Cả A,C

Câu 33: suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó được gọi là?

A. Sống có đạo đức.

B. Sống có kỉ luật.

C. Đạo đức.

D. Pháp luật.

Câu 34: Luôn sống và hành động theo những qui định của pháp luật được gọi là?

A. Tuân theo pháp luật.

B. Pháp luật.

C. Sống có đạo đức.

D. Đạo đức.

Câu 35: Các việc làm: Giúp đỡ gia đình khó khăn, ủng hộ trẻ em vùng sâu vùng sa được gọi là?

A. Sống có đạo đức.

B. Sống có kỉ luật.

C. Sống có trách nhiệm.

D. Sống có văn hóa.

Câu 36: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là biểu hiện hình thức dân chủ nào sau đây?

A. Dân chủ công khai.

B. Dân chủ đa số.

C. Dân chủ gián tiếp.

D. Dân chủ trực tiếp.

Câu 37: Chính quyền xã H đã không tiếp nhận đơn tố cáo của người dân về việc ông trưởng thôn X tham ô công quỹ trong việc làm đường giao thông nông thôn mới. Hành động của chính quyền xã H đã vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội nào sau đây?

A. Quyền dân biết về các công việc chung.

B. Quyền dân bàn về các công việc chung.

C. Quyền dân làm và thực hiện các công việc chung.

D. Quyền dân kiểm tra, giám sát các công việc chung.

Câu 38: Vừa qua, trường THCS Tân Phú tổ chức cho giáo viên và học sinh đóng góp ý kiến vào việc làm thế nào để thực hiện tốt cuộc vận động "Trường học thân thiên, học sinh tích cực" Theo em, đây là biểu hiện quyền gì của công dân?

A. Quyền bình đẳng trước pháp luật.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tự do dân chủ.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

Câu 39: Nội dung nào sau đây không đúng về trách nhiệm của học sinh trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc?

A. Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức.

B. Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự.

C. Tham gia biểu tình ủng hộ khủng bố.

D. Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh.

Câu 40. Trong cuộc họp tổ dân phố, chị Lan yêu cầu ông tổ trưởng dân phố công khai các khoản đã chi tiêu về việc làm đường của phố để mọi người được biết. Hành động của chị Lan thể hiện quyền gì của công dân?

A. Quyền kiểm tra, giám sát của công dân đối với các công việc chung của xã hội.

B. Quyền tố cáo của công dân.

C. Quyền khiếu nại của công dân.

D. Quyền tham gia bàn bạc và thực hiện của công dân đối với các công việc chung của xã hội.

ĐÁP ÁN

1

B

21

D

2

C

22

D

3

A

23

D

4

A

24

D

5

B

25

A

6

D

26

B

7

B

27

A

8

C

28

D

9

C

29

A

10

C

30

D

11

D

31

D

12

D

32

D

13

D

33

A

14

B

34

A

15

A

35

D

16

D

36

D

17

A

37

B

18

B

38

A

19

C

39

A

20

B

40

A

---

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 5 đề thi HK2 năm 2021 môn GDCD lớp 9 Trường THCS Ngô Mây. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?