Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Hiền

TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 7

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (2 điểm):

Chuyển câu chủ động sau thành hai câu bị động (theo hai cách).

“Các công nhân lành nghề xây dựng ngôi trường này vào năm 2015”.

Câu 2 (3 điểm):

Đọc những câu văn sau và trả lời câu hỏi:

“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.”

a) Những câu văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Viết đoạn văn (5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống của con người.

Câu 3 (5 điểm):

Suy nghĩ của em về câu tục ngữ:“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Cho 1 điểm khi trả lời đúng 2 cách sau:

- Cách 1: Ngôi trường này được các công nhân lành nghề xây dựng năm 2015

- Cách 2: Ngôi trường này xây dựng năm 2015.

Câu 2:

a.

- Những câu văn trích từ văn bản: “Ý nghĩa văn chương”.

- Tác giả: Hoài Thanh.

b.

-Viết đúng cấu trúc đoạn văn

- Nội dung: ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống của con người.

Câu 3:

* Mở bài:

- Giới thiệu câu tục ngữ.

- Khái quát nội dung của câu tục ngữ: Đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Tình cảm ấy xuất phát từ tình thương, niềm đồng cảm, biết lo lắng cho nhau giữa những người trong cùng một gia đình, một tập thể.

* Thân bài:

* Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ” Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”:

- Nghĩa đen: “tàu”: máng đựng thức ăn trong chuồng ngựa, cũng dùng để gọi chuồng ngựa. Nghĩa của cả câu: một con ngựa ốm, không ăn cỏ, cả đàn ngựa cũng không thiết đến việc ăn uống, không để ý đến bản thân mình.

- Nghĩa bóng: trong gia đình, trong một tập thể có người gặp chuyện không may thì những người khác cũng lo lắng.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm): Chọn đáp án đúng

Câu 1. Tục ngữ là thể loại của bộ phận văn học nào?

A. Văn học viết

B. Văn học dân gian

C. Văn học thời kháng chiến chống Pháp

D. Văn học thời kháng chiến chống Mĩ

Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có nghĩa trái ngược với các câu còn lại?

A. Uống nước nhớ nguồn

B. Ăn cháo đá bát

C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

D. Uống nước nhớ người đào giếng

Câu 3. Dẫn chứng trong văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được lựa chọn và sắp xếp theo trình tự nào?

A. Từ hiện tại đến tương lai

B. Từ hiện tại trở về quá khứ

C. Từ quá khứ đến hiện tại

D. Từ quá khứ đến hiện tại, tới tương lai

Câu 4. Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, vì sao tác giả nói Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết?

A. Vì Bác có năng khiếu văn chương

B. Vì Bác sinh ra ở nông thôn

C. Vì thói quen diễn đạt ngôn ngữ của Bác.

D. Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được

Câu 5. Trong văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, tác giả đã không chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên những phương diện nào?

A. Từ vựng

B. Các phương tiện liên kết liên câu của tiếng Việt

C. Ngữ âm

D. Ngữ pháp

Câu 6. Dòng nào sau đây không nói về đặc trưng của nghệ thuật chèo?

A. Chèo là loại sân khấu kể chuyện để khuyến giáo đạo đức

B. Chèo là loại sân khấu tổng hợp các yếu tố nghệ thuật

C. Chèo là loại sân khấu có tính ước lệ và cách điệu cao

D. Chèo là loại sân khấu hiện đại của Việt Nam

Câu 7. Dấu chấm lửng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

“Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiêc thương ai oán… Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.”

A. Nói lên sự ngập ngừng, đứt quãng

B. Nói lên sự bí từ của người viết

C. Tỏ ý còn nhiều cung bậc chưa kể ra hết

D. Tỏ ý người viết lấp lửng hàm ý một vấn đề gì đó

Câu 8. Câu nào là câu đặc biệt trong các câu sau?

A. Mẹ đi làm

B. Hoa nở

C. Bạn học bài chưa?

D. Tiếng sáo diều!

Câu 9. Trong câu văn: “Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vã, ngón bấm, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.”, tác giả dùng biện pháp gì?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Liệt kê

D. Điệp ngữ

Câu 10. Đọc câu văn sau đây: “Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn”. Cụm chủ vị làm thành phần câu trong câu văn trên là:

A. Trung đội trưởng Bính

B. Khuôn mặt đầy đặn

C. Bính khuôn mặt đầy đặn

D. Trung đội trưởng đầy đặn

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm).

a) Thế nào là câu chủ động? Câu bị động?

b) Chuyển đổi các câu chủ động sau thành câu bị động:

- Thầy hiệu trưởng vào thăm lớp 7A chúng em.

- Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.

Câu 2 (5 điểm). Giải thích câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm".

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

1. B

2. B

3. C

4. D

5. B

6. D

7. C

8. D

9. C

10. B

PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1:

a) Nêu được khái niệm câu chủ đông, câu bị động

- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).

b) Chuyển đổi được các câu chủ động thành câu bị động

- Lớp 7A chúng em được thầy hiệu trưởng vào thăm.

- Con ngựa bạch bị chàng kị sĩ buộc bên gốc đào.

---(Để xem tiếp đáp án phần Tự luận vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (2,0 điểm)

a) Cho biết nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

b) Tìm thêm ít nhất một câu tục ngữ cùng chủ đề.

Câu 2: (3,0 điểm)

Viết đoạn văn (từ 6-8 câu) kể về hoạt động giữ gìn vệ sinh trường lớp, trong đó có sử dụng một phép liệt kê và một câu đặc biệt.

Câu 3: (5,0 điểm)

Nhân dân ta muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hãy viết bài văn giải thích những điều em hiểu được trong câu ca dao trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (2,0 điểm)

a) Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

- Nghệ thuật: ẩn dụ, ngắn gọn (0.5 đ)

- Nội dung: nhắc nhở lòng biết ơn (0.25đ)

- Khi ăn một quả ngọt phải nhớ đến người có công trồng cây. (0.25 đ)

- Khi được hưởng một thành quả nào đó phải nhớ đến người đã có công gây dựng: Con cháu biết ơn ông bà cha mẹ; học sinh biết ơn thầy cô; nhân dân nhớ ơn anh hùng liệt sĩ… (0.5 đ)

b) Câu tục ngữ cùng chủ đề: Uống nước nhớ nguồn, Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng (0.5đ)

Câu 2: (3,0 điểm)

Hs viết được đoạn văn đủ số câu theo yêu cầu (6-8 câu): 0,5 đ

- Thiếu hoặc thừa 1 câu trở lên: -0,25 đ

- Đúng đề tài: Hoạt động giữ vệ sinh trường lớp (0,5 đ)

- Có sử dụng đúng:

- Liệt kê: 0,5 đ – có gạch dưới xác định: 0,25 đ

- Dấu chấm lửng: 0,5 đ – có gạch dưới xác định: 0,25 đ

- Diễn đạt liên kết, mạch lạc, trình bày cẩn thận, chữ viết rõ: 0,5đ

Đoạn văn tham khảo:

Chúng em nhận thấy sân trường đã sạch và đẹp, vườn cây trong trường thật sự xanh tốt. Nói chung các bạn học sinh đều có ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường ở những khu vực này. Tuy nhiên, phía sau các phòng học vẫn còn bẩn do có một số bạn vẫn còn vứt rác, do vậy, chúng em cần phải tiến hành dọn vệ sinh ở những nơi đó, đồng thời nhắc nhở các bạn không được vứt rác ra phía sau mà đem bỏ vào sọt rác ở phía trước sân trường. Những trường hợp vi phạm cần phải nhắc nhở hoặc báo lên trường để có hình thức kỉ luật. Chúng em đã phân công: bạn Lan, bạn Hà quét phần có rác; bạn My, bạn Thảo nhặt túi nilong và một số rác có thể tái chế để riêng,... Sau khi làm xong, chúng em cứ hùa nhau ra xem thành quả. "Ồ! Sạch quá!". Mọi người đều rất vui mừng khi nhìn thấy quang cảnh sân trường đâu đâu cũng sạch đẹp.

- Phép liệt kê: Chúng em đã phân công: bạn Lan, bạn Hà quét phần có rác; bạn My, bạn Thảo nhặt túi nilong và một số rác có thể tái chế để riêng,...

- Câu đặc biệt: Ồ ! Sạch quá!.

Câu 3: (5,0 điểm)

Dàn ý:

1. Mở bài:

- Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

- Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao.

2. Thân bài:

Giải thích ý nghĩa của câu ca dao

- Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương.

- Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.

- Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?

- Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán….

- Để cùng chống giặc ngoại xâm…

- Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư… (có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự)

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Đọc đoạn trích sau: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.” (Văn 7 – tập 2, NXBGD).

a) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b) Nêu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đó?

Câu 2.

a) Thế nào là câu chủ động?

b) Hãy chuyển câu chủ động sau đây thành câu bị động: Một họa sĩ nổi tiếng đã vẽ bức tranh này vào thế kỉ XV.

Câu 3. Em hãy viết bài văn giải thích câu nói của Lê - nin: Học, học nữa, học mãi

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Học sinh cần nêu được đúng tên tác giả, tác phẩm và nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đó.

a,

- Đoạn văn được trích từ tác phẩm “Sống chết mặc bay”.

- Tác giả: Phạm Duy Tốn.

b, Nội dung, nghệ thuật:

- Nội dung: Qua cảnh hộ đê, tác phẩm “Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. 

- Nghệ thuật: Lời văn cụ thể, sinh động. Sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật.

Câu 2.

a, Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

b, Học sinh chuyển được câu chủ động thành câu bị động: Ví dụ: Bức tranh này được một họa sĩ nổi tiếng vẽ vào thế kỉ XV.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. Đọc - hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

"Những buổi sáng, chú chích choè lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,... mà người ta gọi là loài chim giang hồ".

(Nguyễn Quỳnh)

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.

Câu 2: Tác dụng của dấu ba chấm trong câu: Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,... mà người ta gọi là loài chim giang hồ".

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

II. Làm văn (7 điểm)

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. Đọc - hiểu (3 điểm)

Câu 1:

Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là: Miêu tả kết hợp tự sự.

Câu 2:

Tác dụng của dấu ba chấm: đánh dấu phần chưa liệt kê hết.

Câu 3:

Đoạn văn là một bức tranh thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống qua đó tác giả bộc lộ và tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên.

II. Làm văn (7 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc kiểu bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận đực vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: truyền thống ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Hiền. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?