TRƯỜNG THCS ĐỊNH HÒA | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. (Trắc nghiệm - 2,0 đ)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất?
1. Trường hợp nào sau đây không phải là câu trần thuật đơn?
A. Hoa cúc nở vàng vào mùa hè.
B. Tôi đi học còn bé em đi nhà trẻ.
C. Chim én về theo mùa gặt.
D. Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
2. Phát hiện lỗi trong câu sau:
Năm 1945, với sự thành công của Cách mạng tháng Tám, đã được đổi tên thành cầu Long Biên.
A. Sai về nghĩa
B. Thiếu chủ ngữ
C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
D. Thiếu vị ngữ
3. Trong các từ sau đây, từ nào viết đúng?
A. Xum xuê
B. Sum xuê
C. Xum suê
D. Xum xê
4. Trong những câu sau, câu nào mắc lỗi thiếu chủ ngữ?
A. Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.
B. Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”, cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
C. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
D. Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể.
5. Câu văn: “Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước” có chủ ngữ cấu tạo như thế nào?
A. Danh từ.
B. Cụm danh từ.
C. Đại từ.
D. Động từ.
6. Phép tu từ nổi bật trong câu văn: “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.” là gì?
A. So sánh.
B. Nhân hóa.
C. Ẩn dụ.
D. Hoán dụ.
7. Từ “mồ hôi” trong câu ca dao sau được dùng để chỉ cho sự vât gì?
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
A. Chỉ người lao động.
B. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.
C. Chỉ công việc lao động.
D. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả.
Câu 8. Bộ phận vị ngữ trong câu“Buổi sáng, sương muối lạnh buốt, phủ kín trên từng con đường dẫn vào bản nhỏ.”là:
A. trên từng con đường dẫn vào bản nhỏ
B. lạnh buốt, phủ kín trên từng con đường
C. phủ kín trên từng con đường dẫn vào bản nhỏ
D. lạnh buốt phủ kín trên từng con đường dẫn vào bản nhỏ
II. PHẦN ĐỌC- HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
(Ngữ văn 6- Tập 2)
Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?
---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. Trắc nghiệm: (3đ) (Học sinh làm bài trong thời gian 15 phút)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở câu trả lời đúng
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.”
(Trích Bài học đường đời đầu tiên, Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự kết hợp với nghị luận.
B. Tự sự kết hợp với miêu tả.
C. Tự sự kết hợp với biểu cảm.
D. Miêu tả kết hợp với biểu cảm.
Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A. Tô Hoài.
B. Đoàn Giỏi.
C. Võ Quảng.
D. Nguyễn Tuân.
Câu 3: Nhận xét nào phù hợp với đoạn trích?
A. Tái hiện được ngoại hình của nhân vật Dế Mèn
B. Tái hiện được ngoại hình và nội tâm của nhân vật Dế Mèn
C. Tái hiện được ngoại hình và hành động của nhân vật Dế Mèn
D. Tái hiện được hành động và nội tâm của nhân vật Dế Mèn
Câu 4: Phép tu từ nổi bật trong câu văn: Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua là gì?
A. So sánh.
B. Nhân hóa.
C. Ẩn dụ.
D. Hoán dụ.
Câu 5: Chủ ngữ của câu: Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. trả lời câu hỏi gì?
A. Ai?
B. Con gì?
C. Cái gì?
D. Là gì?
Câu 6: Trong truyện Bức tranh của em gái tôi, khi tài năng hội hoạ của em được khẳng định, người anh có tâm trạng như thế nào?
A. Chê bai và không muốn xem tranh của em.
B. Ghét bỏ và luôn mắng em vô cớ.
C. Buồn bã, khó chịu hay gắt gỏng và không thân với em như trước.
D. Vui mừng vì em mình có tài.
Câu 7: Trình tự nào thể hiện đúng diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh của em gái vẽ mình?
Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện.
B. Ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ.
C. Ngạc nhiên, tức tối, xấu hổ.
D. Tức tối, xấu hổ, hãnh diện.
Câu 8: Em hiểu như thế nào về nhan đề “Buổi học cuối cùng”?
A. Buổi học cuối cùng của học kỳ.
B. Buổi học cuối cùng của năm học.
C. Buổi học cuối cùng của môn học tiếng Pháp.
D. Buổi học cuối cùng của cậu Phrăng.
Câu 9: Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và ““Sông nước Cà Mau” là:
A. Tả cảnh sông nước.
B. Tả cảnh sông nước miền Trung.
C. Tả người lao động.
D. Tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc
Câu 10: Chủ ngữ trong câu nào sau đây có cấu tạo là động từ?
A. Bàn tay ta làm nên tất cả.
B. Em đang học bài.
C. Xanh biếc là màu của nước biển.
D. Đi học là hạnh phúc của trẻ em
Câu 11: Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ nào sau đây được dùng theo lối ẩn dụ?
A. Mặt trời mọc ở đằng đông.
B. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh.
C. Thấy anh như thấy mặt trời.
Chói chang khó ngó, trao lời khó trao.
D. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim.
Câu 12: Trong các câu duới đây, câu nào không phải là câu trần thuật đơn có từ là?
A. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh
B. Sáng mai, tôi đi học.
C. Quê hương là chùm khế ngọt
D. Cây tre là nguời bạn thân của nông dân Việt Nam.
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: Trình bày những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật văn bản Cây tre Việt Nam của tác giả Thép Mới (1đ)
Câu 2: Thế nào là ẩn dụ? Nêu tác dụng của ẩn dụ? Cho ví dụ. (1đ)
Câu 3: (5 điểm) Hãy tả lại ngôi trường hiện nay em đang học. (5đ)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I – PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3đ) Đúng mỗi câu (0,25đ)
1. B
2. A
3. C
4. A
5. C
6. C
7. B
8. C
9. D
10. D
11. D
12. D
II. PHẦN TỰ LUẬN (7đ)
Câu 1:
Yêu cầu: nêu được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật
a. Nội dung: Cây tre là bạn thân thiết lâu đời của nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.
b. Nghệ thuật:
- Kết hợp giữa chính luận và trữ tình.
---(Để xem tiếp đáp án phần tự luận vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Đọc kỹ câu hỏi và chọn phương án theo em là đúng nhất.
Câu 1: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng nghệ thuật hoán dụ?
A. Áo chàm đưa buổi phân ly.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Ngày Huế đổ máu.
D. Bàn tay ta làm nên tất cả.
Câu 2: Trong câu: “Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng” có mấy phó từ?
A. Một.
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn
Câu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải nhân hóa?
A. Cây dừa sải tay bơi
B. Cỏ gà rung tai
C. Bố em đi cày về
D. Kiến hành quân đầy đường
Câu 4: Dòng nào thể hiện đúng và đủ cấu trúc phép so sánh?
A. Sự vật được so sánh- từ so sánh – sự vật so sánh
B. Từ so sánh- sự vật so sánh- phương diện so sánh.
C. Sự vật được so sánh- phương diện so sánh- từ so sánh-sự vật so sánh.
D. Sự vật được so sánh- phương diện so sánh- từ so sánh- sự vật dùng để so sánh.
Câu 5. Câu thơ nào sau đây có sử dụng nghệ thuật ẩn dụ:
A. Người Cha mái tóc bạc
B. Bóng Bác cao lồng lộng
C. Bác vẫn ngồi đinh ninh
D. Chú cứ việc ngủ ngon
Câu 6. Nếu viết: “ Buổi sáng, khi mặt trời lên cao” thì câu trên mắc lỗi nào?
A. Thiếu chủ ngữ
B. Thiếu vị ngữ
C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
D. Đủ các thành phần câu
Câu 7. Nghĩa của từ “tung hoành” được giải thích dưới đây theo cách nào?
“Tung hoành”: Thỏa chí hành động không gì cản trở được.
A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị
C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích
D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích
Câu 8: Trong hai dòng thơ sau dòng nào viết đúng chính tả:
A. Ca nô đội lệch
B. Ca lô đội lệch
PHẦN II: ĐỌC- HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
(SGK Ngữ văn 6 - NXB Giáo dục 2018)
1. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào ? Ai là tác giả bài thơ ?
2. Đoạn thơ viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”
(Ngữ Văn 6- tập 2)
Câu 1. (1điểm) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (1điểm) Nêu nội dung đoạn trích trên?
Câu 3. (2điểm) Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Xác định kiểu so sánh trong các câu văn vừa tìm?
Câu 4. (1điểm) Câu văn sau: "Thuyền cố lấn lên".
a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ?
b) Xác định kiểu câu và cho biết câu văn trên dùng để làm gì?
II. PHẦN LÀM VĂN (5 điểm) Con đường đến trường đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Hãy tả về con đường thân thuộc ấy.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5điểm)
Câu 1:
Đoạn trích được trích trong văn bản Vượt Thác. Tác giả: Võ Quảng
Câu 2:
Nội dung đoạn trích: Hình ảnh quả cảm của dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Qua đó làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên, hùng vĩ.
Câu 3:
Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh:
- Những động tác thả sào ..... nhanh như cắt.
- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc
- Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
- Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà.
* So sánh ngang bằng:
- Những động tác thả sào ..... nhanh như cắt.
- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc
- Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
* So sánh không ngang bằng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà.
---(Để xem đầy đủ đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Đọc kỹ và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất.
1) Vị trí của người miêu tả trong đoạn trích “Sông nước Cà Mau” là:
A. Trên đường bộ bám theo các kênh rạch.
B. Trên con thuyền xuôi theo kênh rạch.
C. Từ trên cao nhìn bao quát toàn cảnh.
D. Ngồi một nơi mà tưởng tượng ra.
2) Trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi”, diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh em gái vẽ là:
A. Ngỡ ngàng → xấu hổ → hãnh diện.
B. Hãnh diện → ngỡ ngàng → xấu hổ.
C. Ngỡ ngàng → hãnh diện → xấu hổ.
D. Xấu hổ → ngỡ ngàng → hãnh diện.
3) Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của văn bản” Vượt thác” là:
A. Làm rõ cảnh thiên nhiên trải dọc theo hai bờ sông.
B. Khái quát được sự dữ dằn và êm dịu của dòng sông.
C. Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động.
D. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với tả hoạt động con người.
4) Dòng nào nêu không đúng ý nghĩa của khổ thơ cuối bài” Đêm nay Bác không ngủ”?
A. Đêm nay chỉ là một đêm trong nhiều đêm Bác không ngủ.
B. Cả cuộc đời Bác dành trọn cho dân, cho nước.
C. Là Hồ Chí Minh thì không có thời gian để ngủ.
D. Đó chính là lẽ sống” Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác.
5) Ý nghĩa của khổ thơ cuối bài thơ “Lượm”:
A. Hướng người đọc suy nghĩ nhiều hơn về sự sống mãi của Lượm trong lòng mọi người.
B. Khẳng định rằng tác giả vẫn nhớ mãi hình ảnh đáng yêu của Lượm
C. Nhắc mọi người đừng quên một chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi
D. Khẳng định sự thật đau lòng: Lượm không còn nữa
6) Thế nào là vần lưng?
A. Vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ.
B.Vần được gieo ở cuối dòng thơ.
C. Vần được gieo ở giữa dòng thơ.
D. Vần được gieo thường cách ra một dòng thơ.
7) Câu văn: “Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước” có chủ ngữ cấu tạo như thế nào?
A. Danh từ.
B. Cụm danh từ.
C. Đại từ.
D. Động từ.
8) Trong những câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn?
A. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.
B. Tre giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
C. Tre là người nhà, tre khắng khít với đời sống hằng ngày.
D. Ngày mai trên đất nước này, tre vẫn là bóng mát.
9) Trong những câu sau, câu nào mắc lỗi thiếu chủ ngữ?
A. Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.
B. Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”, cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
C. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
D. Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể.
10) Phép tu từ nổi bật trong câu văn: “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.” là gì?
A. So sánh.
B. Nhân hóa.
C. Ẩn dụ.
D. Hoán dụ.
11) Từ “mồ hôi” trong câu ca dao sau được dùng để chỉ cho sự vât gì?
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
A. Chỉ người lao động.
B. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.
C. Chỉ công việc lao động.
D. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả.
12) Mục đích của văn bản miêu tả là gì?
A. Tái hiện sự vật, hiện tượng, con người.
B. Trình bày diễn biến sự việc.
C. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
D. Nêu nhận xét đánh giá.
II. TỰ LUẬN ( 7 Điểm )
Câu 1: (3 điểm) Em hãy nêu ý nghĩa của mỗi đại từ nhân xưng mà tác giả dùng để gọi Lượm:
- “Chú bé”:
- “Cháu”:
- “Lượm”:
- “Chú đồng chí nhỏ”:
Câu 2: (4 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết câu nào là câu miêu tả và câu nào là câu tồn tại?
“Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắc như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy”
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
I. Phần trắc nghiệm:12 câu (3 điểm) (mỗi câu đúng đạt 0.25 đ)
1. B
2. C
3. D
4. C
5. C
6. C
7. A
8. C
9. B
10. B
11. D
12. A
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 Trường THCS Định Hòa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !