Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Đoàn Thị Điểm

TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 6

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Trình bày diễn biến cuộc khánh chiến chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ.

Câu 2: Họ Khúc dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào?

Câu 3: Cho biết tình hình nước ta sau năm 937. Kế hoạch chuẩn bị đánh giặc của Ngô Quyền như thế nào?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:Trình bày diễn biến cuộc khánh chiến chống quân Nam Hán xâm lược của Dương Đình Nghệ?

- Năm 917, Khúc Hạo mất , con là Khúc Thừa Mĩ lên thay.

- Mùa thu năm 930, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta. Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi, bị bắt đem về Trùn Quốc.

- Nhà Nam Hán thiết lập ách thống trị nước ta, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình.

- năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân từ Thanh Hóa tấn công và chiếm được Tống Bình.

- Quân tiếp viện của Nam Hán vừa đến đã bị đánh tan tác, tướng chỉ huy bị giết tại trận.

- Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng đất nước tự chủ.

Câu 2: Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước như thế nào và làm được những việc gì để củng cố quyền tự chủ?

- Khúc Thừa Dụ quê ở Hồng Châu(Quảng Ninh-Hải Dương), sống khoan hòa, được mọi người mến phục.

- Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ:

+ Từ cuối thế kỉ IX, nhà đường suy yếu bởi các cuộc khỡi nghĩa của nông dân liên tiếp nổ ra (đỉnh cao là cuộc khỡi nghĩa Hoàng Sào).

+ Giữa năm905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức, lợi dụng cơ hội đó, được sự ùng hộ của nhân dân.

+ Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng Tiết Độ Sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ.

+ Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong chức cho Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ ở An Nam đô hộ.

- Những việc làm của họ Khúc:

+ Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được 2 năm thì mất (907). Con trai là Khúc Hạo lên thay.

+ Họ Khúc đã xây dựng đất nước tự chủ:

* Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi mọi việc đến tận xã.

* Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc.

* Lập lại sổ hộ khẩu…

Câu 3: Trình bày tình hình nước ta sau năm 937 và Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?

- Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ.

- Được tn đó, Ngô Quyền liền  kéo quân ra Bắc.

- Ngô Quyền: (898-944), người Đường Lâm- Sơn Tây-Hà Nội, cha là Ngô Mân. Là người có sức khỏe, chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi…

- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. Năm 938 Nam Hán đưm quan sang xâm lược nước ta lần thứ hai.

- Ngô Quyền vào thành Đại La (Tống Bình) bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược.

- Chuẩn bị cho trận chiến trên sông Bạch Đằng: Đóng xuống lòng sông ở những nơi hiểm yếu, gần cửa sông hàng nghìn cọc đẽo nhọn và có bịt sắ, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm...

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Em hiểu như thế nào về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ thứ I đến thế kỉ thứ VI?

Câu 2. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ đối với nước ta như thế nào?

Câu 3. Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc. Chính sách nào thâm hiểm nhất?

Câu 4. Ngô Quyền đã chuẩn bị chống quân xâm lược Nam Hán như thế nào? Tại sao nói chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc? 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Trình bày diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí.

Câu 2: Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?

Câu 3: Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 diễn ra như thế nào? Ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Trình bày những nét diễn biến chính, ý nghĩa của cuộc khỡi nghĩa Lý Bí ?

- Diễn biến:

+ Năm 542, khỡi nghĩa Lý Bí bùng nổ ở Thái Bình (bắc Tây Sơn), hào kiệt kắp nơi kéo về hưởng ứng.

+  Ở Chu Diên có Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục, ở Thanh Triì có Phạm Tu, ở Thái Bình cóTinh Thiều…

+ Chỉ chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiều Tư hoảng sợ, vội bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.

+ Tháng 4 năm 542 nhà Lương kéo quân tưg Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân đan hs bại quân Lương và giải phóng thêm Hoàng Châu.

+ Đầu năm 543 nhà Lương lại kéo quân sang lần thứ hai, ta chủ độn đánh bại chúng ở Hợp Phố và dành thắng lợi.

- Ý nghĩa:

+ Khỡi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, lập ra nước riêng, thể hiện tinh thần ý chí độc lập.

Câu 2: Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?

- Sauk hi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.

-  Các lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xóa thuế hai năm liền cho dân, bãi bỏ luật pháp hà khắc các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ cũ.

Câu 3: Trình bày diễn biến chính và ý nghĩa của trận đánh trên sông Bạch Đằng năm 938?

- Diễn biến:

+ Cuối năm 938, đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoằng Thao chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta.

+ Lúc này, nước triều đang dâng cao quân ta ra đánh nhử quân giặc vào cửa sông Bạch Đằng, quân giặc kéo quân qua trận địa bãi cọc ngầm mà không biết.

+ Khi nước thủy triều bắt đầu rút, quân ta dốc toàn lực lượng tấn công, quan Nam Hán phải rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn…

+ Lưu Hoằng Thao bị giết tại trận. Trận Bạch Đằng vủa Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

- Ý nghĩa:

+ Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc.

+ Khẳng định nền độc lập lâu dài của tổ quốc.

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa  của cuộc  khởi nghĩa Bà Triệu?

Câu 2: Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I – thế kỉ VI có gì thay đổi?

Câu 3: Theo em, sau hơn 1000 năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta đã để lại cho chúng ta những gì? Nhân dân ta giữ được những phong tục, tập quán gì? Ý nghĩa của điều này ?

Câu 4: Lịch sử nước ta  từ khi hình thành đến thế kỉ X đã trải qua những giai đoạn nào?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Trình bày nguyên nhân, diễn biến và kết quả của trận Rạch Gầm – Xoài Mút (năm 1785).

Câu 2: Nhà Nguyễn làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?

Câu 3: Luật pháp thời Lê sơ có điểm nào giống và khác luật pháp thời Lý – Trần?

Câu 4: Em hãy nêu những đóng góp to lớn của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 – 1789.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1:

* Nguyên nhân: Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm.

* Diễn biến:

- Giữa 1784, 5 vạn quân thủy và bộ Xiêm tiến vào chiếm đánh miền tây Gia Định.

- 1/1785, Nguyễn Huệ tiến vào Gia Định, khúc sông Tiền từ Rạch Rầm – Xoài Mút làm trận địa.

- Sáng 19/1/1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục. Khi quân Xiên đến, quân ta từ nhiều phía tấn công.

* Kết quả: Quân Xiêm bị đánh tan. Nguyễn Ánh trốn sang Xiêm.

Câu 2: Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn.

- Năm 1806, Nguyễn ánh lên ngôi Hoàng đế- trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815, ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long)

- Các năm 1831-1832, nhà Nguyễn chia nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

- Quân đội: gồm nhiều binh chủng, xây thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.

Câu 3:

* Giống nhau:

- Pháp luật bảo vệ quyền lợi của vua và các quan đại thần.

- Cấm giết mổ trâu, bò.

* Khác nhau:

+ Thời Lý- Trần

- Bảo vệ quyền lợi tư hữu.

- Chưa bảo vệ quyền lợi của  phụ nữ.

+ Thời Lê Sơ

- Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

- Hạn chế phát triển nô tì.

- Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở bộ luật Hồng Đức.

Câu 4: Những đóng góp to lớn của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 - 1789:

- Lật đổ các tập đoàn phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền móng thống nhất quốc gia….

- Đánh tan các cuộc xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ độc lập và lãnh thổ tổ quốc.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Đoàn Thị Điểm. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?